Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/09/2012 09:09 # 1
ohayogozaimasu
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 47/100 (47%)
Kĩ năng: 106/110 (96%)
Ngày gia nhập: 17/10/2010
Bài gởi: 497
Được cảm ơn: 656
8 điều bạn nên biết khi đi thực tế


 

Từ cách xưng hô, những đòi hỏi hay gặp,... cho đến việc học cách năng động hay cầu tiến trong công việc nữa cơ đấy!

1. Lựa chọn cách xưng hô thích hợp nhất
 
Khi bạn đi thực tế, bạn cũng tầm 21-22 tuổi, với độ tuổi này bạn được coi như là đã trưởng thành và có trách nhiệm phải biết những quy luật bất thành văn về xưng hô xã hội. 
 
Với những người dưới 40 tuổi, bạn vẫn nên gọi là anh/chị. Đây chỉ là những xưng hô trong công việc mang tính chất tương đối và tôn trọng. Tạo cảm giác bình quyền cho cả hai bên. Hơn nữa, ai không muốn mình trẻ trung trong mắt đàn em chứ? 
 
Tất nhiên bạn vẫn có thể gọi một số người là cô, chú nếu độ tuổi quá chênh lệch giữa hai người.
 
2. Đừng đòi hỏi bạn được đi vào thực tiễn ngay lập tức
 
Bạn nên nhớ, ở Việt Nam hàng năm mất hàng chục tỷ đồng cho việc đào tạo lại nhân lực tốt nghiệp đại học. Những kiến thức bạn học so với những đòi hỏi thực tế không sát như bạn vẫn nghĩ. Hơn nữa, bạn không được phân công nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức của cơ quan, vậy nên đừng vội vàng, cau có khi bạn chỉ được đọc tài liệu. 
 
Một vài hôm sau khi đã quen hơn nếu các anh chị trong cơ quan thấy thái độ của bạn tốt, sẽ dần dần giao việc thôi. Ấn tượng ban đầu bao giờ cũng ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác về sau. Vậy nên thái độ cầu thị và tập trung làm việc ngay từ những ngày đầu tiên rồi sẽ giúp ích cho bạn nhiều. 
 
8-dieu-ban-nen-biet-khi-di-thuc-te
Độ vênh từ trường học đến thực tế là khá lớn (Ảnh minh họa)
 
3. Thực hiện tốt theo nội quy của tổ chức
 
Mặc dù bạn không phải là thành viên chính thức của tổ chức nhưng bạn vẫn cần thực hiện đúng và đủ tất cả mọi nội quy ở đó. Bạn muốn làm tốt công việc của mình? Muốn nhanh chóng hòa nhập? Muốn có kết quả tốt nhất thì bạn hãy hòa nhập và trở thành một thành viện của tổ chức đó. 
 
Và cách bạn thực hiện tốt nội quy cũng đã là một cách để bạn không tự khu biệt mình với những người khác. Đừng đi làm muộn, đừng tự ý nghỉ việc không xin phép, đừng làm việc riêng ở cơ quan… nếu bạn muốn có một đợt thực tập suôn sẻ và đáng nhớ.
 
4. Đừng khó chịu khi bạn bi sai vặt
 
Khi bạn đi thực tế ở bất cứ tổ chức nào thì cũng sẽ có những công việc lặt vặt không tên như: Mang tài liệu từ phòng này qua phòng kia, xin dấu, mua vài vật dụng cần thiết của văn phòng… những công việc này không nhiều và đa phần các nhân viên sẽ không nhờ bạn nếu họ không bận. 
 
Vậy nên hãy vui vẻ nhận lấy những công việc vặt vãnh mà họ giao cho, bạn sẽ học hỏi được khối điều hay ho. Nhưng hãy khéo léo thể hiện cho họ biết mình cũng đang có những công việc riêng và đừng nhiệt tình làm tất cả nếu bạn không muốn biến những công việc vặt thành công việc chính của bạn ở tổ chức mà bạn đang thực tập.
 
5. Giữ thái độ trung lập với những câu truyện riêng tư ngoài công việc
 
Trong công việc ngoài những nụ cười và những cái bắt tay thì sẽ luôn có những tồn tại, những khúc mắc ẩn sau. Thậm chí còn có những phe phái, con người xung đột và đối đầu một cách rõ rệt. Hãy luôn giữ trạng thái trung lập. Đừng hùa theo hay thể hiện thái độ mình ở bên nào nến bạn không muốn bị lôi kéo vào những luồng sóng ngầm. 
 
Hãy nhớ! Quãng thời gian ít ỏi mà bạn xuất hiện ở tổ chức sẽ chẳng đủ niềm tin để những người bạn hùa theo tin tưởng, còn những người mà bạn quay lưng sẽ càng ác cảm với một đứa sinh viên thực tập không – biết – điều.
 
8-dieu-ban-nen-biet-khi-di-thuc-te
Cuộc sống đi làm rất khác so với cuộc sống sinh viên.
 
6. Dám nhận việc mà cấp trên giao cho
 
Vẫn biết bạn đi thực tế thì công việc của bạn sẽ là quan sát công việc và viết báo cáo. Nhưng khi cấp trên đã tin tưởng giao cho bạn những công - việc - có – tên thì bạn hãy nhận lấy nó. Dám nhận việc cũng là một cách để bạn thể hiện rõ năng lực của mình. 
 
Bạn ơi đừng lo mình sẽ làm hỏng việc hay không có kết quả cao. Khi cấp trên đồng ý giao việc cho bạn thì hãy hiểu đó là những công việc cần hoàn thành nhưng mức độ quan trọng không quá cao. Nếu bạn làm nó bung bét thì họ hoàn toàn có thể sửa chữa lại nó. Hơn nữa, bạn có một đội ngũ cố vấn hùng hậu phía sau nữa đấy!
 
7. Thiết lập tốt những mối quan hệ công sở 
 
Bạn đi làm. Phải dần quen với những mối quan hệ công sở. Nó rất khác những mối quan hệ của sinh viên. Đi làm đồng nghĩa với việc cạnh tranh tăng lên, những khuôn mẫu, nhưng cạnh tranh ngầm. Ở nơi thực tập. Bạn không cần thiết phải quan hệ quá tốt đẹp với tất cả mọi người. Nhưng bạn nên chọn lấy một vài người để có thể thiết lập những mối quan hệ thân thiết hơn. Nên nhớ. Mối quan hệ chiếm một phần không hề nhỏ trong thành công của bạn.
 
8. Học cách năng động và thích ứng với mọi tình huống trong thực tế
 
Đi thực tế là lúc bạn bắt đầu bước vào một môi trường hoàn toàn mới, một môi trường làm việc chuyên nghiệp với những anh chị có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn.  
 
Vì vậy, một điều cơ bản là khi bắt thực tế bạn nên học cách linh hoạt trong việc ứng xử cũng như xử lý công việc. Hãy học cách thích ứng với những tình huống thực tế mà bạn gặp phải để có thể rút ra được một chút kinh nghiệm cho mình. Ngoài ra, chăm chỉ và ham học hỏi sẽ luôn là các yếu tố được nhà tuyển dụng mong muốn.
 
Cuối cùng, khi bạn đi thực tế. Sẽ là khi bạn đang tập lớn. Trong môi trường công việc bạn sẽ phải học rất nhiều ngoài kiến thức chuyên môn. Học cách ăn nói nhỏ nhẹ nhưng phải tự tin, học cách cất đi cảm xúc, học cách thiết lập các mối quan hệ, học cách chi tiêu, học cách làm những gì bạn không thích… Và đặc biệt đối với nữ bạn hãy học cách đi giày cao gót.
 
Đi làm là cách nhanh nhất để bạn học làm người lớn
 

                                                                                                                                                        Nguồn: Kenh14.vn             





email: quynhlandtu@gmail.com
 
 
Tôi là ngày hôm nay

 
Các thành viên đã Thank ohayogozaimasu vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024