Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/02/2012 10:02 # 1
sevenrock
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 13

Kinh nghiệm: 139/140 (99%)
Kĩ năng: 78/130 (60%)
Ngày gia nhập: 13/10/2010
Bài gởi: 1049
Được cảm ơn: 858
Bài tập môn Vật lý đại cương


 
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN:
VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG
( Dành cho sinh viên hệ vừa làm vừa học )
 
Câu 1: Khi ôtô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ôtô chuyển động chậm dần đều sau 100m ôtô dừng hẳn. Gia tốc a của ôtô là:
            A). 0,2 m/s2                B). 0,5 m/s2       C). -0,5 m/s2       D). -0,2 m/s
Câu 2: Vật rơi tự do từ độ cao h =80m. vận tốc khi chạm đất là:
           A). 800 m/s                    B). 0 m/s                         C). 40 m/s                       D). 1600 m/s
Câu 3: Trong chuyển động tròn đều:
           A). Gia tốc có phương trùng với phương tiếp tuyến                                   
           B). Vận tốc có phương trùng với phương tiếp tuyến                                  
           C). Vận tốc có phương trùng với phương hướng tâm                                
           D). Gia tốc có phương trùng với phương chuyển động
Câu 4: Phương trình chuyển động của chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x =4t - 10 (km, h)
           Độ dời của chất điểm trong thời gian từ 2h đến 4h là:
           A). -4 km                       B). 8 km                          C). 4 km                          D). -8 km
Câu 5: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều theo chiều ngược chiều dương của trục Ox. Gia tốc và vận tốc có giá trị:
           A). v > 0 , a > 0             B). v < 0 , a < 0              C). v < 0 , a > 0               D). v > 0 , a < 0
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng.1hòn sỏi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc đầu bằng 9,8m/s từ độ cao 39,2m.
Lấy g = 9,8m/s2.Bỏ qua lực cản của không khí.Hỏi vận tốc của hòn sỏi khi chạm đất bằng bao nhiêu?
    a     19,6m/s.                   b     38,2m/s.                                   c        9,8m/s.                             d     29,4m/s.
Câu 7: Chọn câu trả lời đúng.1 chất điểm đang chuyển động với vận tốc 12km/h thì chuyển động thẳng chậm dần đều,sau 1phút thì dừng lại.Gia tốc của chất điểm là a       0,055m/s2.          b    200m/s2       c          0,5m/s2                   d 2m/s2
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng.1vật được ném lên thẳng đứng từ mặt đất với tốc độ 20m/s.Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí.Độ cao cực đại vật lên được là     a        25m.              b 30m.              c 20m.                     d    15m.
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng.Thả 2 viên bi rơi tự do từ cùng 1độ cao,bi B thả sau bi A 1 khoảng thời gian bằng Δt.Khi bi A rơi được 4s thì nó thấp hơn bi B 1 khoảng là 35m.Cho g=10m/s2.Tìm Δt
    a     Δt = 1,0s.                          b   Δt = 1,2s.                              c Δt = 2,0s.                          d   Δt = 0,5s.
Câu 10: Chọn câu trả lời đúng.1 vật rơi tự do từ 1 độ cao nào đó,khi chạm đất nó có vận tốc là 30m/s; cho g=10m/s2.Thời gian vật rơi và độ cao lúc thả vật là a        2s và 20m.          b    3,5s và 52m.       c 3s và 45m.             d 4s và 80m.
Câu 11: Chọn câu trả lời đúng.1vật được ném lên thẳng đứng từ mặt đất với tốc độ 20m/s.Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí.Vận tốc của vật khi rơi chạm đất và khoảng thời gian từ lúc ném đến khi chạm đất là
    a     20m/s và 4s.                  b        10m/s và 2s.                      c       20m/s và 2s.                  d.10m/s và 4s.
Câu 12: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 15m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh cho ô tô chạy chậm dần đều. Sau khi chạy thêm được 125m thì vận tốc ô tô chỉ còn bằng 10m/s. Gia tốc của ô tô là:
A. a = -0,5 m/s2.
B. a = 0,2 m/s2.
C. a = -0,2 m/s2.
D. a= 0,5 m/s2.
 
 
Câu 13: Câu nào đúng?
Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống tới đất. Công thức tính vận tốc V của vật rơi tự do phụ thuộc độ cao h là:
A. .
B. .
C. .
D.
Câu 14: Câu nào sai?
Chuyển động tròn đều có
A. Qũy đạo là đường tròn.
B. Tốc độ dài không đổi.
C. Tốc độ góc không đổi.
D. Vectơ gia tốc không đổi.
Câu 15: Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc với tốc độ dài và giữa gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều là gì?
A. .
B. .
C. .
D.
Câu 16: Tốc độ góc của một điểm trên Trái Đất đối với trục Trái Đất là bao nhiêu?
A.  rad/s.
B.  rad/s.
C.  rad/s.
D.  rad/s.
Câu 17: Chọn đáp án đúng.
Trong chuyển động thẳng đều :
A. Quãng đường đi được s tỷ lệ thuận với tốc độ V.
B. Tọa độ x tỷ lệ thuận với tốc độ V.
C. Tọa độ x tỷ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
D. Quãng đường đi được s tỷ lệ thuận với thơi gian chuyển động t.
Câu 18: Một người bơi dọc theo chiều dài 50m của bể bơi hết 20s, rồi quay lại về chỗ xuất phát trong 22s. Vận tốc trung bình và tốc độ trung bình của người đó trong suốt quãng đường đi và về là:
A. 2,5 m/s và 2,5 m/s
B. -2,27m/s và 2, 27m/s
C. 0 và 2, 4 m/s
D. 2,4 m/s và 0.
Câu 19: Lúc 6h sáng, một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ đã đi được 8km/h. cả hai chuyển động thẳng đều với các vận tốc 12km/h và 4km/h. thời gian người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ là:
A. 0,5 h.
B. 1h.
C. 1.5 h.
D. 2h.
Câu 20: Chọn câu sai.
Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều thì nó:
A. có gia tốc không đổi.
B.. có gia tốc trung bình không đổi.
C. chỉ có thể chuyển động nhanh dần đều hoặc chậm dần đều.
D. có thể lúc đầu chuyển động chậm dần đều, sau đó chuyển động nhanh dần đều.
Câu 21: Chọn đáp án đúng.
Trong chuyển động thẳng đều.
A. quãng đường đi được tỉ lệ thuận với tốc độ V.
B. tọa độ tỉ lệ thuận với tốc độ V.
C. tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
D. quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
Câu 22: Công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng và độ cao cực đại đạt được là
a.       v02 = gh
b.      v02 = 2gh
c.       v02 = gh
d.      v0= 2gh
Câu 23: Một người thợ xây ném một viên gạch theo phương thẳng đứng cho một người khác ở trên tầng cao 4m. Người này chỉ việc giơ tay ngang ra là bắt được viên gạch. Lấy g = 10m/s2. Để cho viên gạch lúc người kia bắt được bằng không thì vận tốc ném là
a.       v = 6,32m/s2.
b.      v = 6,32m/s.
c.       v = 8,94m/s2.
d.      v = 8,94m/s.
Câu 24: Công thức tốc độ dài; tốc độ góc trong chuyển động tròn đều và mối liên hệ giữa chúng là
a.       A. ; ; v = wR
b.      B. ; ; w = vR
c.       C. ; ; w = vR
d.      D. ; ; v = wR
Câu 25: Chon câu sai
Công thức tính gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều
a.       aht = v2/R.
b.      aht = v2R.
c.       aht = w2R.
d.      aht = 4p2f2/R.
Câu 26: Biết khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng là 3,84.108m, chu kỳ của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất là 27,32ngày. Gia tốc của Mặt Trăng trong chuyển động quay quanh Trái Đất là
a.       aht = 2,72.10-3m/s2.
b.      aht = 0,20. 10-3m/s2.
c.       aht = 1,85.10-4m/s2.
d.      aht = 1,72.10-3m/s2.
Câu 27: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6N, 8N và 10N. Hỏi góc giữa hai lực 6N và 8N bằng bao nhiêu?
A. 30o.
B. 60o.
C. 45o.
D. 90o.
Câu 28: Một vật khối lượng 1kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10N. Khi chuyển động tới một điểm cách tâm trái đất 2R (R là bán kính Trái Đất ) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu Niutơn?
A. 1N.
B. 2,5N.
C. 5N.
D. 10N.
Câu 29: Trong môn trượt tuyết, một vận động viên sau khi trượt trên đoạn đường dốc thì trượt ra khỏi dốc theo phương ngang ở độ cao 90m so với mặt đất. Người đó bay xa được 180m trước khi chạm đất. Hỏi tốc độ của vận động viên đó khi rời khỏi dốc là bao nhiêu? Lấy g = 9,8m/s2.
A. 42m/s.
B. 43m/s.
C. 44m/s.
D. 45m/s.
Câu 30: Một lực F truyền cho vật có khối lượng m1 một gia tốc bằng 8m/s2, truyền cho một vật khác có khối lượng m2 một gia tốc bằng 4m/s2. Nếu đem ghép hai vật đó lại thành một vật thì lực đó truyền cho vật ghép một gia tốc bằng bao nhiêu ?
A. 2,60m/s2.
B. 2,67m/s2.
C. 2,70m/s2.
D. 2,77m/s2.
Câu 31 : Một vật nhỏ khối lượng 2kg, lúc đầu đứng yên. Nó bắt đầu chịu tác dụng đồng thời của hai lực F1=4N và F2= 3N. Góc giữa  là 30o. Quãng đường vật đi được sau 1,2s là bao nhiêu ?
A. 2,30m.
B. 2,35m.
C. 2,40m.
D. 2,45m.
Câu 32: Một quả bóng ném theo phương ngang với vận tốc đầu vo=25m/s và rơi xuống đất sau t =3s. Hỏi quả bóng đã được ném từ độ cao nào?
A. 32,5m.
B. 44,1m.
C. 51,2m.
D. 67,9m.
Câu 33: Hình nào dưới đây minh hoạ cho định luật III Niutơn ?
       A.                   B.                   C.                    D.
Câu 34 : Câu nào sau đây nói về tác dụng của lực là đúng ?
       A. Vận tốc của vật chỉ thay đổi khi có những lực không cân bằng tác dụng lên nó.
       B. Vật chỉ chuyển động được khi có lực tác dụng lên nó.
       C. Khi các lực tác dụng lên vật đang chuyển động trở nên cân bằng thì vật dừng lại.
       D. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật đều đứng yên.
Câu 35: Dưới tác dụng của một lực 20N, một vật chuyển động với gia tốc 0,4m/s2. Hỏi vật đó chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu lực tác dụng bằng 50N?
     A.) a = 0,5m/s2     B.)   a = 1m/s2             C.) a = 2m/s2               D.) a = 4m/s2.
Câu 36: ở độ cao nào sau đây gia tốc rơi tự do chỉ bằng phân nửa gia tốc rơi tự do trên mặt đất ? ( cho bán kính trái đất là R )
A.            B.            C.                      D.
Câu 37: Một ô tô đang chạy với tốc độ 60km/h thì người lái xe hãm phanh,xe đi tiếp được quãng đường 50m thì dừng lại .Hỏi nếu ô tô chạy với tốc độ 120km/h thì quãng đường từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại là bao nhiêu ?Giả sử lực hãm trong 2 trường hợp là như nhau.
A. 100m                B. 141m                      C. 70,7m                     D. 200m
Câu 38: Chọn đáp số đúng. Một vật có khối lượng m1 va chạm trực diện với vật m= , m1 đang nằm yên. Trước va chạm, vật 1 có vận tốc la v. Sau va chạm hoàn toàn không đàn hồi, cả hai vật chuyển động với cùng vận tốc v. Tỉ số giữa tổng động năng của hai vật trước và sau va chạm là:  
A.                  B.                    C.                   D.            
Câu 39: Một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất, nó trượt xuống vị trí ban đầu. Trong quá trình chuyển động trên:
A. công của trọng lực đặt vào vật bằng 0                  B. Công của lực ma sát đặt vào vật bằng 0 
C. xung lượng của lực ma sát đặt vào vật bằng 0     D. Xung lượng của trọng lực đặt vào vật bằng 0  
Câu 40: Một hòn đá được ném xiên một góc 30o so với phương ngang với động lượng ban đầu có độ lớn bằng 2 kgm/s từ mặt đất. Độ biến thiên động lượngkhi hòn đá rơi tới mặt đất có giá trị là (Bỏ qua sức cản) :
A. 3 kgm/s                                B.  4 kgm/s                     C. 1 kgm/s                      D. 2 kgm/s     
Câu 41: Bắn một hòn bi thủy tinh (1) có khối lượng m với vận tốc 3 m/s vào một hòn bi thép (2) đứng yên có khối lượng 3m. Tính độ lớn các vận tốc của 2 hòn bi sau va chạm? Cho là va chạm trực diện, đàn hồi 
A. V1=1,5 m/s ;V2=1,5 m/s.              B. V1=9 m/s;V2=9m/s       
C. V1=6 m/s;V2=6m/s                       D. V1=3 m/s;V2=3m/s.
Câu 42: Một vật rơi tự do từ độ từ độ cao 120m. Lấy g=10m/s2 .Bỏqua sức cản. Tìm độ cao mà ở đó động năng của vật lớn gấp đôi thế năng:
A. 10m                                     B. 30m                            C. 20m                            D. 40 m 
Câu 43: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng 1 dây hợp với phương ngang góc 30o. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó khi hòm trượt 20m bằng:
A. 2866J                                   B. 1762J                         C. 2598J                         D. 2400J 
Câu 44: Người ta ném một hòn bi theo phương ngang với vận tốc ban đầu là 15m/s và nó rơi xuống đất sau 4s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g=10m/s2. Hỏi hòn bi được ném từ độ cao nào và tầm xa của nó là bao nhiêu?
A. 80m và 80m                       B. 80m và 60m            C. 60m và 60m           D. 60m và 80m
Câu 45: Búa máy khối lượng 500kg rơi từ độ cao 2m và đóng vào cọc làm cọc ngập thêm vào đất 0,1m. Lực đóng cọc trung bình là 80000N. Tính hiệu suất của máy
A. 60%                                     B. 70%                            C. 80%                            D. 50%
Câu 46: Một vật ban đầu nằm yên, sau đó vỡ thành hai mảnh có khối lượng M và 2M. Biết tổng động năng của hai mảnh là Wđ. Động năng của mảnh nhỏ là bao nhiêu?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 47: Bắn một hòn bi thép với vận tốc V vào một hòn bi thủy tinh đang nằm yên. Sau khi va chạm, hai hòn bi cùng chuyển động về phía trước, nhưng bi thủy tinh có vận tốc gấp 3 lần vận tốc của bi thép. Vận tốc của hòn bi thép và hòn bi thủy tinh sau va chạm lần lượt là bao nhiêu?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 48: Hệ thứ­c liên hệ giữa động năng Wđvà động l­uợng p của vật khối l­uợng m là
           A. 4mWđ=p2                 B. Wđ=mp2                    C. 2Wđ=mp2                  D. 2mWđ=p2
Câu 49: Vật m= 1kg đang chuyển động với v =5m/s thì chịu tác dụng của lực F =5N không đổi ng­ụơc h­ớng chuyển động. sau khi đi thêm đ­ợc 1m nữa vận tốc của vật là:
           A. 15m/s                        B. m/s                      C. 5m/s                            D. 25m/s
Câu 50: Một lực F không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc v theo hướng của lực F. Công suât của lực F là :
           A. Fv2                            B. Fvt                             C. Ft                                D. Fv
Câu 51: Để ném một vật 2kg từ mặt đất thẳng đứng lên cao ng­uời ta cung cấp cho vật một động năng bằng 100J. Hỏi vật đạt đến độ cao bao nhiêu
           A. ~5m                           B. ~50m                          C. ~20m                          D. ~100m
Câu 52: Một quả cầu rắn có khối lượng m = 0,1kg chuyển động với vận tốc v = 4m/s trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi va chạm vào vách cứng, nó bất trở lại với cùng vận tốc 4m/s, thời gian va chạm là 0,05s. Độ biến thiên động lượng của quả cầu sau va chạm và xung lực của vách tác dụng lên quả cầu là:
A. 0,8kg.m/s & 16N.   B. – 0,8kg.m/s & - 16N.          C. – 0,4kg.m/s & - 8N.                        D. 0,4kg.m/s & 8N.
Câu 53: Trên mặt phẳng ngang, một hòn bi thép nặng 15g chuyển động sang phải với vận tốc 22,5cm/s va chạm trực diện đàn hồi với một hòn bi nặng 30g đang chuyển động sang trái với vận tốc 18cm/s. Sau va chạm, hòn bi nhẹ hơn chuyển động sang phái (đổi hướng) với vận tốc 31,5cm/s. Vận tốc của hòn bi nặng sau va chạm là:
A. 3cm/s.               B. 6cm/s.                     C. 12cm/s.                               D. 9cm/s.
Câu 54: Một ôtô A có khối lượng m1 đang chuyển động với vận tốc đuổi theo một ôtô B có khối lượng m2 chuyển động với vận tốc . Động lượng của xe A đối với hệ quy chiếu gắn với xe B là:
A.           B.                     C.                   D.
Câu 55: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của động năng?
A. J                                        B. kg.m2/s2                                    C. N.m                                             D. N.s
Câu 56: Một người có khối lượng 50 kg, ngồi trên ôtô đang chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của người đó với ô tô là:
A. 0 J                                 B. 50 J                                             C. 100 J                                       D. 200 J
Câu 57: Hơ nóng đẳng tích một khối khí chứa trong một bình lớn kín. Độ biến thiên nội năng của khối khí là
A. DU = A, A>0.           B. DU = Q, Q>0.           C. DU = Q, Q<0.           D. DU = 0.
Câu 58: Khi cung cấp nhiệt lượng 2J cho khí trong xilanh đặt nằm ngang, khí nở ra đẩy pittông di chuyển đều đi được 5cm . Cho lực ma sát giữa pittông và xilanh là 10N. Độ biến thiên nội năng của khí là?
A. -0,5J.                         B. -1,5J                          C. 1,5J.                           D. 0,5J.
Câu 59: Một bình nhôm khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ 200C. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nó tăng lên 500C. Biết nhiệt nhung của nhôm là 0,92.103J/kg.K
A. 13,8. 103J                  B. 9,2. 103J                    C. 32,2. 103J                  D. 23,0. 103J
Câu 60: Một lượng khí có thể tích 2lít ở nhiệt độ 270C và áp suất 2at. Người ta nén đẳng nhiệt tới khi áp suất chỉ còn bằng phân nửa áp suất lúc đầu. Hỏi thể tích của khí lúc đó là bao nhiêu?
            A. 6 lít                    B. 3 lít                   C. 2 lít                       D. 4 lít.
Câu 61; Một bình đựng khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 105Pa. Khi áp suất trong bình tăng lên gấp 2 lần thì nhiệt độ khối khí là bao nhiêu:
            A. 6300C                     B. 6000C                     C. 540C                       D. 3270C
Câu 62 : Hai vật lần lượt có khối lượng m1 = 2 kg; m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 2 m/s, v2 = 4 m/s. Biết . Tổng động lượng của hệ là
A. 16 kg.m/s                B. 160 kg.m/s              C. 40 kg.m/s                            D. 12,65 kg.m/s
Câu 63: Một tên lửa có khối lượng M = 5 tấn đang chuyển động với vận tốc v = 100 m/s thì phụt ra phía sau một lượng khí mo = 1 tấn. Vận tốc khí đối với tên lửa lúc chưa phụt khí là v1 = 400 m/s. Sau khi phụt khí, vận tốc của tên lửa có giá trị là
A. 200 m/s                   B. 180 m/s                   C. 225 m/s                               D. 250 m/s
Câu 64: Viên bi A có khối lượng 300g chuyển động trên mặt phẳng ngang với vận tốc 5m/s đến va chạm vào viên bi B có khối lượng 100g đang đứng yên. Cho biết va chạm của hai viên bi là va chạm đàn hồi và các vec-tơ vận tốc cùng phương, ma sát không đáng kể. Vận tốc của viên bi A sau va chạm là
A. 5 m/s                                   B. 2,5 m/s                    C. 4 m/s                                               D. 10 m/s
Câu 65: Một bánh xe có đường kính 50cm, khi quay được một góc là  quanh trục thì một điểm trên vành bánh xe đi được đoạn đường là:
A. 13,1 cm.
B. 26,2 cm.
C. 6,28 cm.
D. 3,14 cm.
Câu 66: Một bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ ( quanh trục cố định ), sau 4s đầu tiên, nó đạt tốc độ góc 20 rad/s. Trong thời gian đó, bánh xe quay được một góc có độ lớn bằng:
A. 20 rad.
B. 80 rad.
C. 40 rad.
D. 160 rad.
Câu 67: Một momen lực 120N.m tác dụng vào bánh xe, làm cho bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ với gia tốc góc là 8rad/s2. Momen quán tính của bánh xe có giá trị nào sau đây?
A. 15 kg.m2.
B. 0,667 kg.m2.
C. 7,5 kg.m2.
D. 1,5 kg.m2.
Câu 68: Hai chất điểm có khối lượng 200g và 300g gắn ở hai đầu của một thanh cứng, nhẹ, có chiều dài 1,2m. Momen quán tính của hệ đối với trục quay đi qua trung điểm của thanh và vuông góc với thanh có giá trị nào sau đây?
A. 1,58 kg.m2.
B. 0,18 kg.m2.
C. 0,09 kg.m2.
D. 0,36 kg.m2.
Câu 69: Tại thời điểm t = 0, một bánh xe đạp bắt đầu quay quanh một trục với gia tốc không đổi. Sau 5s, nó quay được một góc 25rad. Tính tốc độ góc và gia tốc góc của bánh xe tại thời điểm t=5s.
A. 5 rad/s và 1 rad/s2.
B. 10 rad/s và 2 rad/s2.
C. 15 rad/s và 3 rad/s2.
D. 20 rad/s và 4 rad/s2.
Câu 70: Hai chất điểm có khối lượng 1kg và 2kg được gắn ở hai đầu của một thanh nhẹ có chiều dài 1m. Momen quán tính của hệ đối với trục quay đi qua trung điểm của thanh và vuông góc với thanh có giá trị
A. 1,5 kg.m2.
B. 0,75 kg.m2.
C. 0,5 kg.m2.
D. 1,75 kg.m2.
Câu 71: Một cậu bé đẩy một chiếc đu quay có đường kính 4m với một lực 60N đặt tại vành của chiếc đu theo phương tiếp tuyến. Momen lực tác dụng vào đu quay có giá trị
A. 30 N.m.
B. 15 N.m.
C. 240 N.m.
D. 120 N.m.
Câu 72: Một bánh xe có momen quán tính đối với trục quay cố định là 6kg.m2, đang đứng yên thì chịu tác dụng của một momen lực 30 N.m đối với trục quay. Bỏ qua mọi lực cản. Sau bao lâu, kể từ khi bắt đầu quay, bánh xe đạt tới tốc độ góc 100rad/s?
A. 10 s.
B. 20 s.
C. 30 s.
D. 40 s.
Câu 73: Một bánh đà quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ và sau 5s thì có tốc độ góc 200rad/s và có động năng quay là 60kJ. Tính gia tốc góc và momen quán tính của bánh đà đối với trục quay.
A. 20 rad/s2 và 1 kg.m2.
B. 30 rad/s2 và 2 kg.m2.
C. 40 rad/s2 và 3 kg.m2.
D. 50 rad/s2 và 4 kg.m2.
Viên đạn khối lượng m =0,8kg đang bay ngang với vận tốc Vo= 12,5m/s ở độ cao H=20m thì vỡ thành hai mảnh. Mảnh I có khối lượng m1=0,5 kg, ngay sau khi nổ bay thẳng đứng xuống và khi sắp chạm đất có vận tốc V’1= 40m/s. Tìm độ lớn và hướng vận tốc mảnh đạn II ngay sau khi vỡ. Bỏ qua sức cản của không khí.
Câu 74: Hòn bi thép m=100g rơi tự do từ độ cao h=5m xuống mặt phẳng ngang. Tính độ biến thiên động lượng của bi nếu sau va chạm:
a. Viên bi bật lên với vận tốc cũ.
b. Viên bi dính chặt với mặt phẳng nằm ngang.
c. Trong câu a, thời gian va chạm t=0,1s. Tính lực tương tác trung bình giữa bi và mặt phẳng ngang.
Câu 75: Từ một đỉnh tháp cao h = 25 m ta ném một hòn đá theo phương nằm ngang với vận tốc Vo = 15 m/s . Hãy xác định:
a. Thời gian chuyển động của hòn đá?
A. 1,26 s.
B. 2,26 s.
C. 3,26 s.
D. 4,26 s.
b. Khoảng cách từ chân tháp đến điểm hòn đá chạm đất là bao nhiêu?
A. 13,9 m.
B. 23,9 m.
C. 33,9 m.
D. 43,9 m.
c. Vận tốc toàn phần của hòn đá tại điểm nó chạm đất là bao nhiêu?
A. 16,7 m/s2.
B. 26,7 m/s2.
C. 36,7 m/s2.
D. 46,7 m/s2.
Câu 76: Một bánh xe quay chậm dần đều, sau một phút vận tốc của nó giảm từ 300 vòng/phút xuống 180 vòng/phút. Tìm gia tốc góc của bánh xe và số vòng mà bánh xe đã quay được trong phút ấy?
A. + 0,11 rad/s2 và 140 vòng.
B. + 0,21 rad/s2 và 240 vòng.
C. – 0,11 rad/s2 và 140 vòng.
D. – 0,21 rad/s2 và 240 vòng.
Câu 77: Một bánh xe có bán kính R = 10 cm lúc đầu đứng yên, sau đó quay xung quanh trục của nó với gia tốc góc bằng 3,14 rad/s2. Hỏi, sau giây thứ nhất:
a. Vận tốc dài của một điểm trên vành bánh là bao nhiêu?
A. 0,314 m/s.
B. 3,14 m/s.
C. 31,40 m/s.
D. 314,0 m/s.
b. Gia tốc toàn phần của một điểm trên vành bánh?
A. 0,312 m/s2.
B. 1,03 m/s2.
C. 2,52 m/s2.
D. 3,12 m/s2.
Câu 78: Tác dụng lên một bánh xe bán kính R = 0,5m và có mômen quán tính I = 20kg.m2, một lực tiếp tuyến với vành bánh Ft = 100N. Tìm:
a. Gia tốc của bánh xe?
A. 0,5rad/s2.
B. 1,5rad/s2.
C. 2,5rad/s2.
D. 3,5rad/s2.
b. Vận tốc dài của một điểm trên vành bánh sau khi tác dụng lực trong 10 giây biết rằng lúc đầu bánh xe đứng yên?
A. 2,5m/s.
B. 12,5m/s.
C. 22,5m/s.
D. 32,5m/s.
Câu 79: Một ô tô có khối lượng m = 1000kg chạy với vận tốc không đổi V = 36km/h. Tính công suất của động cơ ô tô trong ba trường hợp (Biết hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường trong cả ba trường hợp là k = 0,07 ):
a. Ô tô chạy trên quãng đường nằm ngang.
A. 4860W.
B. 5860W.
C. 6860W.
D. 7860W.
b. Ô tô chạy xuống dốc có độ dốc là 5%.
A. 1960W.
B. 2960W.
C. 3960W.
D. 4960W.
c. Ô tô chạy lên dốc có độ dốc là 5%.
A. 1760W.
B. 11760W.
C. 21760W.
D. 31760W.
Câu 80:Một chiếc xe khối lượng 20000kg chuyển động chậm dần đều dưới tác dụng của lực ma sát bằng 6000N. Sau một thời gian xe dừng lại. Vận tốc ban đầu của xe là 54km/h. Tính:
a. Công của lực ma sát?
A. 1,25.106 J.
B. 2,25.106 J.
C. 3,25.106 J.
D. 4,25.106 J.
b. Quãng đường mà xe đã đi được kể từ lúc có lực ma sát tác dụng cho tới khi xe dừng hẳn ?
A. 175m.
B. 275 m.
C. 375m.
D. 475m.
Câu 81 : Một quả cầu khối lượng 2kg, chuyển động với vận tốc 3m/s, va chạm xuyên tâm với một quả cầu thứ hai khối lượng 3kg đang chuyển động cùng chiều với quả cầu thứ nhất với vận tốc 1m/s. Tìm vận tốc của các quả cầu sau va chạm nếu:
a. Va chạm là hoàn toàn đàn hồi.
A.
B.
C.
D.
b. Va chạm là không đàn hồi ( mềm ).
A.
B.
C.
D.
Câu 82 : Có 10kg khí đựng trong một bình, áp suất 107N/m2. Người ta lấy ở bình ra một lượng khí cho tới khi áp suất của khí còn lại trong bình bằng 2,5.106 N/m2. Coi nhiệt độ của khối khí không đổi. Tìm lượng khí đã lấy ra?
A. 5,5 kg.
B. 6,5 kg.
C. 7,5 kg.
D. 8,5 kg.
Câu 83: Có 12g khí chiếm thể tích 4 lít ở nhiệt độ 7oC. Sau khi hơ nóng đẳng áp, khối lượng riêng của nó bằng 6.10-4g/cm3. Tìm nhiệt độ của khối khí sau khi hơ nóng?
A. 400 K.
B. 1400 K.
C. 2400 K.
D. 3400 K.
Câu 84: Có 10g khí ôxy ở nhiệt độ 10oC, áp suất 3at. Sau khi hơ nóng đẳng áp, khối khí chiếm thể tích 10 lít. Tìm:
a. Thể tích khối khí trước khi giãn nở?
A. 1,4 lít.
B. 2,4 lít.
C. 3,4 lít.
D. 4,4 lít.
b. Nhiệt độ khối khí sau khi giãn nở?
A. 170 K.
B. 1170 K.
C. 2170 K.
D. 3170 K.
Câu 85:Nhiệt độ của hơi nước từ lò hơi vào máy hơi nước là t1= 227oC; nhiệt độ của bình ngưng là t2= 27oC. Hỏi khi tốn một nhiệt lượng Q = 1 kcal thì ta thu được một công cực đại theo lý thuyết là bao nhiêu?
A. 1,7 kJ.
B. 3,7 kJ.
C. 5,7 kJ.
D. 7,7 kJ.
Câu 86: Một động cơ nhiệt làm việc theo chu trình Cácnô, sau mỗi chu trình sinh một công A =7,35.104 J. Nhiệt độ của nguồn nóng là 100oC, nhiệt độ của nguồn lạnh là 0oC. Tìm:
a. Hiệu suất của động cơ?
A. 20,8%.
B. 26,8%.
C. 32,8%.
D. 38,8%.
b. Nhiệt lượng nhận được của nguồn nóng sau một chu trình?
A. 17,4.104 J.
B. 27,4.104 J.
C. 37,4.104 J.
D. 47,4.104 J.
c. Nhiệt lượng nhả cho nguồn lạnh sau một chu trình?
A. 10.104 J.
B. 20.104 J.
C. 30.104 J.
D. 40.104 J.
Câu 87: Hai quả cầu giống nhau được treo ở đầu hai sợi dây có độ dài l = 10cm đặt trong chân không. Hai sợi dây này cùng buộc vào một điểm O ở đầu trên. Mỗi quả cầu mang một điện tích q bằng nhau và có khối lượng 0,1kg. Do lực đẩy giữa hai quả cầu, hai sợi dây treo tạo nên một góc . Hãy tính trị số của điện tích q. Cho biết g = 10m/s2.
Câu 88: Tại các đỉnh A, B, C của một hình tam giác người ta lần lượt đặt các điện tích điểm: q1= 3.10-8C; q2 = 5.10‑8 C; q3 = -10.10-8 C. Xác định lực tác dụng tổng hợp lên điện tích đặt tại A. Cho biết AC = 3cm, AB = 4cm, BC = 5cm. Các điện tích đều được đặt trong không khí.
Câu 89: Xác định cường độ điện trường ở tâm một lục giác đều cạnh a, biết rằng ở sáu đỉnh của nó có đặt:
a. 6 điện tích bằng nhau và cùng dấu.
b. 3 điện tích âm và 3 điện tích dương về trị số đều bằng nhau.
Câu 89: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn vuông góc với nhau và nằm trong hai mặt phẳng vuông góc. Trên các dây dẫn có các dòng điện I1= 2A, I2= 3A chạy qua. Xác định vectơ cường độ từ trường tại các điểm M1 và M2. Cho biết khoảng cách giữa hai dây dẫn AB = 2cm, AM1=AM2= 1cm.
Câu 90: Xác định lực từ do một dòng điện thẳng dài vô hạn tác dụng lên một khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 40cm. Biết rằng cường độ dòng điện thẳng I1= 10A, cường độ dòng điện chạy trong khung I2= 2,5A. Dây dẫn thẳng nằm trong mặt phẳng của khung dây, song song với một cạnh của khung và cách cạnh gần nhất một đoạn d= 0,02m. Khung dây không bị biến dạng.
Câu 91: Tính cường độ từ trường của một dòng điện thẳng dài vô hạn tại một điểm cách dòng điện 2cm. Biết cường độ dòng điện I = 5A.
Câu 92: Một đoạn dây dẫn dài 5cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện qua dây có cường độ 0,75A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-3N. Xác định cảm ứng từ của từ trường?
A. 0,05 T.
B. 0,06 T.
C. 0,07 T.
D. 0,08 T.
Câu 93: Chọn câu đúng.
Đường sức từ của từ trường gây ra bởi
A. Dòng điện thẳng là những đường thẳng song song với dòng điện.
B. Dòng điện tròn là những đường tròn.
C. Dòng điện tròn là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
D. Dòng điện trong ống dây đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam của ống dây đó.
Câu 94: Hai dây dẫn thẳng, dài, song song với nhau và cách nhau d = 10 cm đặt trong không khí. Dòng điện trong hai dây đó có cường độ là I1= 2A, I2 = 5A. Tính lực từ tác dụng lên một đoạn có chiều dài 0,20 m của mỗi dây dẫn?
A. 1.10-6 T.
B. 4.10-6 T.
C. 16.10-6 T.
D. 64.10-6 T.
Câu 95: Hai dây dẫn thẳng, dài, song song được đặt trong không khí. Cường độ dòng điện trong hai dây dẫn đó bằng nhau và bằng I = 1A. Lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị chiều dài của mỗi dây bằng 2.10-5N. Hỏi hai dây đó cách nhau bao nhiêu?
A. 0,01m.
B. 0,02m.
C. 0,03m.
D. 0,04m.

Nguồn:thuvienvatly.com
 
 
 
 
 
 
 
 


Nguyễn Vĩnh Trọng-K16DCD3
Smod Góc Học Tập
Yahoo:trong_nguyen15
Phone:0905360491

Punish is my wish
destroy is my will

 
Các thành viên đã Thank sevenrock vì Bài viết có ích:
16/03/2013 20:03 # 2
hakimtung
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 3/20 (15%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 14/10/2012
Bài gởi: 13
Được cảm ơn: 0
Bài tập môn Vật lý đại cương


có thêm phần đáp án thì hay hơn đó



love nhìu người


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024