Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/03/2010 11:03 # 1
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga






TẶNG BORIS KORNILOV(1)

(hoặc: BÀI THƠ CUỘC ĐỜI)

… Và tất cả đổi thay, em bây giờ đã khác
Em hát khác rồi, khóc cũng khác ngày xưa…
B. Kornilov.


1

Ồ vâng, em khác hẳn ngày xưa!
Sao cuộc đời kết thúc nhanh quá vậy…
Em đã già mà anh đâu nhận thấy
Mà, có thể là anh vẫn nhận ra?

Em sẽ chẳng cầu xin sự tha thứ đâu mà
Hay thề thốt, cũng là vô ích vậy
Nhưng nếu em tin rằng anh còn quay trở lại
Nhưng nếu như anh còn có thể nhận ra.

Thì sẽ quên hết giận hờn, ta lại cùng ta
Ta lại cùng ta, như ngày xưa, sánh bước
Hai chúng mình sẽ khóc và chỉ khóc
Về điều gì ư – chỉ ta biết thôi mà.
1939

2

Em bây giờ lục tìm trong ký ức
Em nhớ về những câu hát đầu tiên:
“Ngôi sao trên sông Nêva cháy lên
Và hoạ mi miền ngoại ô đang hót…”

Nhưng cay đắng và ngọt ngào hơn, năm tháng đã qua
Trái đất này mênh mông bát ngát, bao la
Anh có lý – bây giờ em mới biết
Anh – người đầu tiên của em và anh đã mất
“Em hát khác rồi, khóc cũng khác ngày xưa…”

Lớp trẻ lớn lên, lại vẫn giống như ta
Lại vẫn sông Nêva, ánh chiều tà, sóng nước
Vẫn hồi hộp, say mê trong từng câu hát
Và tuổi thanh xuân vẫn có lý như xưa.
1940
______________
(1)Kornilov, Boris Petrovich (1907-1938) – nhà thơ Nga Xô-viết, người yêu, chồng đầu của Olga Berggolts, bị xử bắn năm 1938.


EM KHÔNG THỂ GIẤU

Em không thể giấu được anh nỗi buồn
Cũng như niềm vui em không giấu được.
Con tim mình em mở ra đầu tiên
Giống như câu chuyện của anh đích thực.

Không trong đài kỷ niệm hay bia cột
Không trong những lâu đài bằng kính – bê tông
Anh hiện ra không nhìn thấy, rất gần
Trong những con tim ta cổ xưa khao khát.

Anh hiện ra tự nhiên hơn thổn thức
Lặng im và rạo rực dòng máu của em
Và em trở thành thời đại – trở thành anh
Qua trái tim của em anh nói được.

Em không thể giấu được anh nỗi buồn
Và không giấu đi điều sâu kín nhất
Con tim mình em mở ra đầu tiên
Giống như câu chuyện của anh thú thật…
1937


NGƯỜI TA SẼ HIỂU

Tôi sợ rằng tất cả những người tôi yêu
sẽ để mất đi lần nữa…
Tôi bây giờ gom góp và ấp ủ
tình yêu của mọi người.

Và nếu ai đó cười – tôi không sợ
rồi sẽ đến một ngày
khi mối lo ngại tiên tri của tôi
người ta sẽ hiểu.
1939



LỜI THỈNH CẦU

Không nước mắt hay thương xót gì đâu
không điều gì còn chờ đợi.
Chỉ mong được ngủ mà không mơ tới
ngủ thật lâu, thật lâu, thật lâu.
Nếu đã không còn thiêm thiếp khổ đau
đang nhắc lại và dập dồn máu nóng
thì chớ mơ về ly biệt u sầu
và tình yêu của chúng mình cay đắng.
Giấc mơ về gặp gỡ và vui sướng
hãy bỏ lại phía sau.
Và dù anh không còn mơ nữa, chẳng cần đâu
người duy nhất, người yêu thương ạ…
Dù với đầm bạch dương
em mơ về đôi khi, thỉnh thoảng.
Và trong thành giếng đêm bằng ván
một ngôi sao cô đơn…
7-1939


VÌ MỘT LỜI HAY NHẤT

Vì một lời hay nhất ấy
của một người trong hai đứa chúng ta
anh cần đi yêu lại
nói với em điều ấy bây giờ.

Anh đã bỏ qua thời gian!
Cái gánh nặng hạnh phúc và kiêu hãnh
của tình em to lớn
anh hãy gọi về, chớ dềnh dang.

Và anh chớ tìm kiếm cái phần
của chiều cao không tìm ra người khác
vì trong đó – là ý thích sau chót
và bầu không khí cuối của hai người chung.
1949


HY VỌNG

Tôi vẫn tin rằng sẽ quay lại cuộc đời
một lần trong buổi bình minh thức dậy.
Trong buổi sớm, nhẹ nhàng, trong giọt sương mai
bao trùm lên những lá cành – hết thảy
còn tôi cúi gương mặt còn tươi trẻ
nhìn vào nước như điều lạ kỳ
những giọt nước mắt sung sướng trào ra
và nhẹ nhàng nhìn thấy cuộc đời xa thẳm…
tôi vẫn hãy còn tin rằng trong buổi sớm
từng rét run, lấp lánh rồi lại quay về
với tôi – cuộc đời nghèo khó chẳng hề vui
không dám thổn thức nức nở và sung sướng…
1949


KHÔNG ĐẾN ĐÁM CƯỚI BẠC

Không đến đám cưới bạc, chẳng đến đám cưới vàng
Tất cả đã rõ ràng, với anh không sống hết.
Nhưng ta đã từng sống qua đám cưới sắt
Bên bờ cái chết trong cuộc chiến tranh.
Tôi sẽ không nhường nó cho tất cả bạc vàng
Cũng như vẫn yêu thứ chỉ làm bằng sắt.
1949


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 2
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga




Aleksandr Aleksadrovich Blok (tiếng Nga: Алекса́ндр Алекса́ндрович Блок)(16/11/1880--7/8/1921) – nhà thơ trữ tình Nga. Là nhà thơ hàng đầu của trường phái hình tượng Nga, A. Blok cùng với những nhà thơ lớn khác làm nên một “Thế kỷ bạc” của thơ ca Nga.

Tiểu sử:
Aleksandr Aleksadrovich Blok sinh ra trong một gia đình trí thức. Bố là một luật sư Ba Lan gốc Đức, mẹ là con gái của hiệu trưởng Đại học Saint-Petersburg. Lên 5 tuổi đã biết làm thơ. Tuổi nhỏ thường đến sống ở điền trang Shakhmatovo của ông ngoại vào những tháng hè. Những bài thơ về phong cảnh thiên nhiên Nga in trong tập “Thơ tuổi thiếu niên”( Отроческие стихи, 1922). Blok học khoa luật (1898-1901), sau đó học khoa ngôn ngữ (tốt nghiệp năm 1906) ở Đại học Saint-Petersburg. Năm 1903 Blok cưới Lyubov Mendeleeva, con gái của nhà bác học vĩ đại D. I. Mendeleev. Kết quả của cuộc hôn nhân này là hơn 800 bài thơ viết về người phụ nữ này. Phong cách thơ của A. Blok hình thành trong sự phát triển mạnh mẽ của trường phái thơ hình tượng, mà Blok là chủ soái. Thơ của Blok được dịch ra nhiều thứ tiếng và được dịch nhiều sang tiếng Việt.

Tác phẩm:
*Стихи о Прекрасной Даме (Thơ về người đàn bà tuyệt vời, 1904), thơ
*Город (Thành phố, 1904-1908), thơ
*Роза и крест (Hoa hồng và thập ác, 1912), kịch
*Родина (Tổ quốc, 1907-1916), thơ
*Возмездие (Trừng phạt, 1910-1921), thơ
*Двенадцать (Mười hai chiến sĩ, 1918), thơ


NƯỚC NGA

Bây giờ lại như những tháng năm vàng
Ba vòng đai lưng đã mòn đang run rẩy
Những nan hoa của bánh xe kết lại
Những bức tranh trong những bánh xe lăn.

Ôi nước Nga, ôi nước Nga nghèo khó
Nhà gỗ của Người màu xám thương sao
Những bài ca của Người trong gió
Đối với ta như nước mắt tình đầu!

Xót thương Người ta không biết làm sao
Cây thập ác của mình ta vẫn vác…
Người muốn để cho kẻ làm bùa phép
Thì vẻ tuyệt vời cướp bóc hãy trao!

Mặc cho ai dụ dỗ, dối lừa
Không quì gối, nước Nga không thể chết
Duy chỉ có điều lo lắng làm mờ
Những đường nét của Người tuyệt đẹp.

Thôi đành thế. Một nỗi lo nhiều hơn
Thêm giọt nước mắt, sông thêm ầm ĩ
Còn Người vẫn thế – rừng và cánh đồng
Và tấm khăn thêu trên đầu – vẫn thế.

Thành có thể cả điều không thể tưởng
Con đường dài lâu bỗng hoá nhẹ nhàng
Khi ánh lên ở miền xa thẳm
Ánh mắt nhìn dưới tấm khăn vuông
Khi bài hát người xà ích cẩn trọng
Đang vang lên thấm đượm một nỗi buồn.
1908.
(Xem thêm: 100 bài thơ Aleksandr Blok)


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 3
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga






Joseph Brodsky (1940-1996) - nhà thơ Mỹ gốc Nga, giải Nobel Văn học năm 1987, sinh ngày 24-5-1940 tại Leningrad (Liên bang Nga). Cuộc đời của nhà thơ này từ nhỏ đã có những chi tiết thú vị. Thời thơ ấu Brodsky sống trong một căn hộ nhỏ của ngôi nhà mà trước cách mạng tháng Mười đã từng sống hai nhà thơ Nga sau đó cũng ra sống ở nước ngoài: Merezhkovsky và Zinaida Gippius. Học ở trường phổ thông mà ngày trước Afred Nobel đã từng học và năm 1987 được trao giải Nobel Văn học…
Thuở nhỏ Brodsky mơ ước trở thành bác sĩ nhưng 15 tuổi đã phải nghỉ học vì mưu sinh. Sau đó, tự học tiếng Anh, tiếng Ba Lan, nghiên cứu truyền thuyết, tôn giáo và triết học; 16 tuổi bắt đầu làm thơ; 17 tuổi hoàn thành tập thơ nổi tiếng Vĩnh biệt, hãy quên, đừng trách cứ gì nhau... và được công nhận là một nhà thơ, một dịch giả tài năng . Năm 1963 J. Brodsky bị kết tội "ăn bám xã hội" và gửi đi cải tạo 5 năm ở miền bắc Nga. Nhờ sự phản đối của các nhà văn trong và ngoài nước hai năm sau ông được trở về Leningrad. Năm 1972, ông lại bị trục xuất, phải sang Vienna, London và cuối cùng là Hoa Kỳ. Từ đây, Brodsky sáng tác bằng cả tiếng Nga và tiếng Anh. Năm 1977, ông nhập quốc tịch Mỹ và làm giáo sư văn học cho trường Cao đẳng Five College ở Mount Holyoke, bang Massachusetts. Năm 1978, Đại học Yale trao cho J. Brodsky bằng tiến sĩ văn học danh dự. Năm 1979, ông trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Nghệ thuật - Văn chương Mỹ. Năm 1981, ông được Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur trao tặng giải thưởng cho các tác phẩm thiên tài. Năm 1986, cuốn tiểu luận về nghệ thuật và chính trị Ít hơn một của ông được giải thưởng của Nhóm các nhà phê bình sách Quốc gia (Mỹ).
Brodsky sáng tạo nên một thế giới thơ ca độc đáo được thể hiện bằng những quan niệm của nghệ thuật hậu hiện đại. Các nhà phê bình coi ông “là người tổng kết thơ ca thế kỷ XX”. Joseph Brodsky mất ở Mỹ ngày 28-01-1996.

Tác phẩm:
- Vĩnh biệt, hãy quên, đừng trách cứ gì nhau... (Прощай, позабудь и не обессудь, 1957), thơ.
- Khúc bi ca lớn gửi Donne John (Большая элегия Джону Донну, 1963).
- Thơ và trường ca (Стихотворения и поэмы, 1965), thơ.
- Trạm dừng trong sa mạc (Остановка в пустыне, 1970), thơ.
- Kết thúc thời tốt đẹp. Thơ những năm 1964-71 (Конец прекрасной эпохи. Стихотворения 1964-71, 1977), thơ.
- Một phần của lời nói. Thơ những năm 1972-76 (Часть речи. Стихотворения 1972-76, 1980), thơ và bài viết.
- Những khúc bi ca La Mã (Римские элегии, 1982), thơ.
- Những bài tứ tuyệt mới gửi Augusta (Новые стансы к Августе, 1983), thơ.
- Сẩm thạch (Мрамор, 1984), kịch.
- Ít hơn một (Меньше одиницы, 1986), tiểu luận.
- Lịch sử thế kỉ hai mươi (History of the twentieth century, 1986), thơ.
- Urania (Урания, 1988), thơ.
- Bút kí dương xỉ (Заметки папоротника, 1990).
- Trên các nẻo Atlantida (На околицах Атлантиды, 1992).
- Bờ sông của những kẻ vô phương cứu chữa (Набережная неисцелимых, 1992), thơ.
- Hoa văn mờ trên giấy (Watermark, 1992), tiểu luận.
- Nỗi đau và lí trí (Скорбь и разум, 1995), tiểu luận.


VĨNH BIỆT, HÃY QUÊN

Vĩnh biệt
Hãy quên
Đừng trách cứ gì nhau.
Còn những bức thư
Em hãy đốt
Như cầu.
Con đường của em
Sẽ trở thành can đảm
Con đường thẳng
Và sẽ giản đơn.
Rồi đây trong màn sương
Sẽ cháy lên cho em
Một vì sao ngời sáng
Và một niềm hy vọng
Của bàn tay sưởi ấm
Bên bếp lửa nhà em.
Rồi sẽ có bão tuyết, mưa giông
Và tiếng gào điên cuồng của lửa
Sẽ có những thành công rực rỡ
Phía trước đợi chờ em
Sẽ tuyệt vời và mạnh mẽ vô cùng
Một trận đánh
Sẽ vang lên trong lồng ngực của em.

Anh hạnh phúc và xin chúc mừng
Cho người, mà có thể
Sẽ đi cùng em
Trên một con đường.
1957.
(Xem thêm: Các nhà thơ đoạt giải Nobel).......................


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 4
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga





Valery Yakovlevich Bryusov (tiếng Nga: Валерий Яковлевич Брюсов, 13 tháng 12 năm 1873 – 9 tháng 10 năm 1924) là nhà văn, nhà viết kịch, nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
Valery Bryusov sinh ở Moskva, trong gia đình một thương gia. Từ nhỏ đã say mê đọc sách văn học. Năm 1893 học xong trường gymnazy, Valery Bryusov vào học lịch sử và ngôn ngữ ở Đại học Moskva. Thời kỳ này ông đã say mê các nhà thơ Pháp: Paul Verlaine, Arthur Rimbaud, Maurice Maeterlinck, Stéphane Mallarmé… Năm 1899, tốt nghiệp Đại học, Valery Bryusov làm thư ký tòa soạn của tạp chí Русский архив, sau đấy thành lập nhà xuất bản Scorpion. Năm 1900 in quyển Третья стража, năm 1903 in Граду и миру, năm 1906 in Венок, được thừa nhận là một nhà thơ lớn. Những năm Thế chiến I, ông là phóng viên mặt trận của báo Русские ведомости, viết nhiều bài báo và phóng sự về chiến tranh. Thời kỳ tiếp theo, ông dành cho thơ và dịch thuật. Từ năm 1920 ông dạy môn làm thơ ở nhiều trường Đại học, một số giáo án của ông về cách làm thơ được xuất bản thành sách.

Valery Bryusov là người có những đóng góp lớn trong việc phát triển hình thức thơ, sáng tạo ra thể loại thơ tự do, chịu ảnh hưởng của Emile Verhaeren. Ông cũng là người có nhiều thể nghiệm cách tân thơ, được coi là một trong những người sáng lập trường phái ấn tượng trong thơ ca Nga. Ngoài sáng tác, Valery Bryusov còn là một trong những người đầu tiên dịch các nhà thơ Paul Verlaine, Edgar Allan Poe, Romain Rolland, Maurice Maeterlinck, Victor Hugo, Jean Racine, Ausonius, Molière, Byron, Oscar Wilde, Johann Goethe, Virgil… ra tiếng Nga. Ông mất ở Moskva, chưa sống hết 51 tuổi.

Tác phẩm:
*«Декаденты. (Конец столетия)». Драма, 1893.
*«Juvenilia» — «Юношеское», 1894
*«Chefs d’oeuvre» — «Шедевры», 1895
*«Me eum esse» — «Это я», 1897
*«Tertia Vigilia» — «Третья стража», 1900
*«Urbi et Orbi» — «Граду и Миру», 1903
*«Stephanos» — «Венок», 1906
*«Земная ось», 1907
*«Все напевы», 1909
*«Огненный ангел» (исторический роман), 1908
*«Ф. И. Тютчев. Смысл его творчества», 1911. Текст: Брюсов В. Я. Ф. И. Тютчев. Смысл его творчества.
*«Зеркало теней», 1912
*«Семь цветов радуги», 1912
*«Алтарь победы», 1913
*«Юпитер поверженный», 1916
*«Рея Сильвия», 1916
*«Опыты по метрике и ритмике, по евфонии и созвучиям, по строфике и формам», 1918
*«Последние мечты», 1920
*«В такие дни», 1921
*«Дали», 1922
*«Кругозор», 1922
*«Миг», 1922
*«Mea» — «Спеши!», 1924
Автобиография // Русская литература XX века. 1890—1914 / Под ред. С. А. Венгерова. — М., 1914. — Т. 1.
Các tuyển tập:
*Полное собрание сочинений и переводов, не оправдавшее, увы, своё название — увидели свет только тт. 1—4, 12, 13, 15, 21 — вышло в Санкт-Петербурге в 1913—1914 (издательство «Мусагет»).
*Избранные сочинения в 3-х тт., М. — Л., Гослитиздат, 1926.
*Избранные сочинения в 2-х тт., М., Гослитиздат, 1955.
*Собрание сочинений в 7-ми тт., М., 1973—1975 (наиболее полное в данный момент).
*Неизданные стихотворения, М., ГИХЛ, 1935.
*Стихотворения и поэмы, Л., «Советский писатель», 1961.
*Творческое наследие Брюсова до сих пор ещё окончательно не собрано. В настоящее время (2006) полное собрание сочинений готовится издательством «Наука».


Anh gặp gỡ với em rất vô tình

Anh gặp gỡ với em rất vô tình
Rồi ước mơ về em rất thầm lặng
Nhưng mà rất lâu cái điều thầm kín
Đã tan vào trong đau khổ của anh.

Nhưng nếu như trong cái khoảnh khắc vàng
Anh đã từng nói ra điều bí ẩn
Đã nhìn thấy gương mặt hồng luống cuống
Và đã nghe trong lời đáp “yêu anh”.

Đã bừng lên run rẩy ánh mắt nhìn
Và những bờ môi đã hoà làm một
Và tất cả đã như câu cổ tích
Mà trong đời còn trẻ đến muôn năm.


Gửi người phụ nữ

Em là phụ nữ, cuốn sách giữa muôn cuốn sách
Em – gập vào là một cuộn niêm phong
Thừa ngôn từ, ý nghĩ trong những dòng
Trong những trang điên cuồng từng khoảnh khắc.

Em là phụ nữ, nước yêu tinh giải khát
Cháy bằng lửa, khó nhọc đến bờ môi
Nhưng uống lửa, kìm lại tiếng kêu trời
Tâng bốc điên cuồng giữa bao hình phạt.

Em là phụ nữ, và điều này em đúng
Giấu vương miện của sao tự bao đời nay
Em là bóng dáng thiên thần trong vực thẳm!

Chúng tôi vì em mê hoặc bờ vách sắt
Thờ phụng em, thề khổ đau đập nát
Và cầu nguyện cho em đến muôn đời.


 Cả ghét và yêu

Odi et amo.
Catullus.


Vâng, có thể vừa yêu vừa ghét
Yêu với một tâm hồn tối tăm
Nhìn thấy cả lời nguyền rủa cuối cùng
Cùng với hạnh phúc cuối cùng – trong một.

Chao ôi, những bờ môi khắc nghiệt
Và ánh mắt nhìn lôi cuốn, dối gain
Cả hình thể, thô lỗ và dịu dàng
Như bóng đêm, chuyện trò rất cuốn hút!

Ai người đã gắn mình vào ma lực
Ai cận kề với quyền lực u buồn
Ai từng uống say, ai từng ôm ấp
Thuốc độc của niềm say đắm yêu thương?

Tôi vẫn muốn nguyền rủa, nhưng vô tình
Tôi cầu nguyện về âu yếm đã quen
Tôi khó thở, kinh hoàng, tôi đau đớn
Nhưng mà tôi nhắc lại: “anh yêu em!”

Tôi đọc ra trong ánh mắt giễu cợt
Vẻ bán mua, đểu giả, vẻ dối gian
Nhưng có say mê trong điều sỉ nhục
Và vẻ hân hoan trong sự hạ mình!

Khi những nụ hôn ở trong màn đêm
Đâm vào tôi giống như là dao sắc
Tôi giống như chàng Odysseus
Mơ về ngày thiếu vắng Ithaca.

Nhưng hễ tôi từ giã Calypso
Là tôi lại buồn nhớ về một kẻ.
Khổ thân tôi! Tôi bốc thăm, rút thẻ
Số định cho tôi đường nét tối mù!  


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 5
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga




Ivan Bunin (1870-1953) - nhà văn, nhà thơ Nga, giải Nobel Văn học 1953.

Tiểu sử:
Sinh ngày 22-10-1870 ở vùng trung Nga, tuổi thơ sống ở miền quê tĩnh lặng của tỉnh Orlov. Thời trẻ làm thợ sửa bản in, viết báo. Năm 1891 in tập thơ đầu tay Dưới bầu trời rộng mở, năm 1897 xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên Nơi cuối trời và các truyện ngắn khác, được giới phê bình đánh giá cao. Năm 1889 I. Bunin rời quê, làm nhiều nghề kiếm sống như thợ sửa bản in thử, thủ thư, làm báo... Niềm đam mê hội họa và âm nhạc đã ảnh hưởng tới sáng tác văn học sau này của ông. I. Bunin làm thơ, viết văn khá sớm, sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu nổi tiếng về văn xuôi với các truyện ngắn và truyện vừa.
Tác phẩm đầu tiên của ông là bài thơ Bên mộ Nadson - tên một nhà thơ Nga - (1863-1887). Năm 1891 ông xuất bản tập thơ trữ tình đầu tiên Những bài thơ (1891) ở Orlov. Thơ đã mở đầu văn nghiệp và còn đeo đẳng mãi ngòi bút của ông đến tận cuối đời. Năm 1894 ông in truyện ngắn đầu tay Tanka. Năm 1897, xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên Nơi cuối trời và các truyện ngắn khác, viết về sự suy tàn của tầng lớp quý tộc và cảnh sống cơ cực của người nông dân Nga, được giới phê bình khen ngợi.
Tác phẩm của ông không đề cập đến các vấn đề chính trị. Ông không theo một trường phái nào như Suy đồi, Tượng trưng, Lãng mạn hay Tự nhiên chủ nghĩa. Ông sống chủ yếu ở nông thôn, đi du lịch nhiều nơi ở Nga và các nước trên thế giới như Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hi Lạp, Palestin, Tunisia, Ai Cập và các vùng nhiệt đới... Ông quan tâm nhiều đến các vấn đề về tâm lý, tôn giáo, đạo đức và lịch sử.
Năm 1909 I. Bunin được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Năm 1910 ông xuất bản thiên truyện Làng, một bức tranh chân thực về cuộc sống nông thôn nước Nga; tác phẩm trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi của giới trí thức Nga về thực chất xã hội Nga và chỉ trong một thời gian rất ngắn đã khiến I. Bunin nổi tiếng; thành công này được tiếp tục phát huy ở các tác phẩm tiếp theo.
Bunin đi du lịch nhiều nơi, làm quen với nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Năm 1909 được bầu làm Viện sĩ danh dự của Viện hàn lâm Khoa học Nga. Sau cách mạng tháng Mười ông di cư sang Pháp và tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Tập truyện Những con đường rợp bóng được tặng giải Nobel được viết trong thời kỳ này. Ngoài văn, thơ Bunin còn nổi tiếng là một dịch giả thơ bậc thầy. Bản dịch Bài ca về Hiawatha (The Song of Hiawatha) của Henry Wadsworth Longfellow được tặng Giải thưởng Puskin. Những năm cuối đời, I. Bunin viết một số truyện ký độc đáo và sâu sắc về các danh nhân Nga như L. Tolstoi, A. Sekhov... Năm 1951 ông được bầu là Hội viên danh dự số một của Hội Văn bút quốc tế.
Ivan Bunin là nhà văn Nga đầu tiên được nhận giải Nobel Văn học. Ông mất ngày 8-11-1953 ở Pháp.

Tác phẩm:
- Dưới bầu trời rộng mở (Под открытым небом, 1891), tập thơ.
- Nơi cuối trời và các truyện ngắn khác (На край света и другие рассказы, 1897), tập truyện.
- Những quả táo Antonov (Антоновские яблоки, 1900), truyện ngắn.
- Lá rụng (Листопад, 1901), tập thơ.
- Làng (Деревня, 1910), truyện vừa.
- Sukhodol (Суходол, 1911), truyện vừa.
- Quý ông từ San Francisco (Господин из Сан-Франциско, 1915), truyện vừa.
- Hơi thở nhẹ (Легкое дыхание, 1916), truyện ngắn.
- Hoa hồng Jericho (Роза Иерихона, 1924), tập truyện.
- Tình yêu của Mitia (Митина любовь, 1926), truyện vừa.
- Những ngày đáng nguyền rủa (Окаянные дни, 1926), nhật kí.
- Cuộc đời Arseniev (Жизнь Арсеньева, 1930), tiểu thuyết.
- Giải phóng Tolstoi (Освобождение Толстого, 1937), tiểu luận.
- Những con đường rợp bóng (Темные аллеи, 1943), tập truyện.
- Hồi tưởng (Воспоминания, 1950), tập kí.



KHI ĐÔI MẮT MÀU XANH

Anh hạnh phúc khi đôi mắt màu xanh
Mắt màu xanh em ngước nhìn anh đó
Niềm hy vọng trong mắt em rạng rỡ
Bầu trời trong veo của một ngày xanh.

Và đắng cay khi đôi mắt màu xanh
Rủ hàng mi đen và em im bặt
Yêu anh không, tự mình, em chẳng biết
Còn tình yêu e ấp, cố giấu mình.

Nhưng ở khắp nơi và chung thuỷ, thường xuyên
Khi gần em tâm hồn anh toả sáng…
Người yêu ơi hãy mãi là cao thượng
Sắc đẹp tuyệt vời và tuổi trẻ của em!
1896.



HOA HỒNG JERICHO

Để thể hiện lòng tin vào cuộc sống bất tử, sự hồi sinh từ cõi chết, ở phương Đông từ xa xưa người ta đặt hoa hồng Jericho vào quan tài, vào mộ.
Thật lạ lùng rằng người ta gọi là hoa hồng, lại còn hoa hồng Jericho – một bó cọng gai giống như cỏ lông chông ở ta đây. Loài cây sa mạc này chỉ mọc trên cát sỏi ở vùng biển Chết, ở miền đồi núi Sinai không có người ở. Nhưng có huyền thoại rằng chính Ngài Savva khả kính đã chọn cho dân mình thung lũng Lửa, một thung lũng chết trơ trụi trong sa mạc Do Thái. Biểu tượng của sự hồi sinh đối với Ngài là hình một chó sói dữ, nó tô điểm cho Ngài hơn tất cả mọi thứ trên đời này.
Bởi vì con chó sói này quả là kì diệu. Bỏ xứ sở của mình chạy đi xa hàng nghìn dặm, rồi trong nhiều năm nó có thể nằm chết, có màu xám và khô. Nhưng khi đặt nó vào nước thì ngay lập tức nở ra, có nhiều lá nhỏ, có màu hồng. Và con tim người trần tội nghiệp sẽ hân hoan và được an ủi: trên đời này không có cái chết, không chết những gì một thời đã có! Không có sự chia lìa và mất mát cho đến một khi hãy còn sống tâm hồn ta, Tình yêu và Ký ức của ta!
Ta tự an ủi mình như vậy, sống lại trong ta những miền đất cổ xưa, nơi một thuở đã từng in dấu chân ta, ta sống lại những ngày hạnh phúc, nơi buổi trưa có mặt trời của cuộc đời ta đứng bóng. Khi hãy còn tràn đầy hy vọng và sức lực tràn đầy, khi tay trong tay với người con gái mà Chúa Trời sai làm người bạn đời của ta cho đến ngày xuống mộ. Lần đầu tiên ta đi về nơi xa lạ, cuộc du lãm của hôn nhân và chuyến hành hương về miền đất Thánh của Chúa Giê-su. Trong vẻ im lặng vô bờ của sự lãng quên và lặng yên muôn thuở, trước mặt ta là xứ sở Palestin – thung lũng Galilaia, những ngọn đồi Do Thái, là muối và vạc dầu của Pentapolis*. Nhưng khi đó mùa xuân, và trên tất cả mọi con đường của ta âm thầm nở hoa những bụi cây anh túc, những bông hoa đã từng nở thuở Rachel**, từng khoe vẻ đẹp những cánh đồng và những con chim nơi thiên đàng từng hót, một niềm vô tư khoái lạc qua câu ngụ ngôn trong Kinh Thánh đã dạy ta…
Hoa hồng Jericho. Vào trong nước sống của con tim, vào trong hơi mát thanh sạch của tình, ta đắm chìm trong ngọn nguồn của sự dịu dàng và buồn đau xưa cũ – và lại một lần nữa, lại một lần nữa ngọn lúa của ta kỳ lạ sống vất vưởng qua ngày. Hãy đi khỏi nơi đây, cái giờ khắc sẽ đến, khi nước sẽ khô khan, con tim sẽ héo hon – thì tro tàn của sự lãng quên sẽ bao trùm lêm hoa hồng Jericho của ta muôn thuở.
________________
Jericho – thành phố ở thung lũng Gioóc-đa-ni, phía bắc biển Chết.
*Pentapolis – vùng đất của năm thành phố: Sodom, Gomorrah, Admah, Zeboiim, Zoar.
**Rachel: vợ của Jacob.
 
 



Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 6
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga





Anton Antonovich Delvig (tiếng Nga: Анто́н Анто́нович Де́львиг, 6 tháng 8 năm 1798 – 14 tháng 1 năm 1831) là nhà thơ Nga, bạn thân của Aleksandr Pushkin.

Tiểu sử:
Anton Delvig sinh ở Moskva trong một gia đình quí tộc. Đầu tiên học ở trường pansion, sau đó học Tsarskoye Selo Lyceum cùng với Pushkin. Anton Delvig lười học nhưng biết làm thơ từ rất sớm và năm 1814 đã in thơ ở tạp chí Вестник Европы. Ông từng làm việc ở Bộ tài nguyên, Bộ tài chính, sau đó làm ở Thư viện Hoàng gia và cuối cùng làm ở Bộ nội vụ nhưng ở đâu ông cũng nổi tiếng là một người không yêu thích công việc của mình. Năm 1825 ông cưới vợ, trong gia đình thường tổ chức những buổi dạ hội văn thơ và âm nhạc mà những bạn bè của ông, là những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thường góp mặt. Cũng trong thời gian này ông tham gia hoạt động xuất bản, in nhiều hợp tuyển văn thơ có giá trị.

Di sản văn học của ông không lớn, cũng như trong mọi công việc, trong thơ ca ông cũng nổi tiếng là một người lười viết, tuy nhiên, nhiều bài thơ trữ tình của ông dành cho ông một vị trí trong các nhà thơ lớn của thế kỷ vàng của thơ Nga. Đối với những người nghiên cứu lịch sử văn học thì ông là người bạn thân của Aleksandr Pushkin mà trong một bức thư Pushkin viết: “… Chẳng có ai trên đời này thân thiết hơn với tôi bằng Delvig… Thiếu Delvig thì chúng tôi chắn chắn là những kẻ mồ côi”.
Anton Delvig mất ở Sankt-Peterburg.

Tác phẩm:
*Полное собрание сочинений — в «Библиотеке Севера» за июль 1893 г., под ред. В. В. Майкова.
*Полн. собр. стихотворений. Вступ. ст. Б. Томашевского, 2 изд., Л., 1959 *Стихотворения, М. - Л., 1963.
*Дельвиг А.А. Сочинения. Л., 1986.


 Tình yêu

Yêu là gì? Một giấc mơ rời rạc.
Là sự hòa nhập quyến rũ, say mê
Và khi ta ôm ấp những ước mơ
Thì sẽ thốt ra những lời thổ thức.

Rồi mơ màng trong say sưa ngọt lịm
Đưa bàn tay để nắm bắt ước mơ
Còn khi giấc mộng bắt đầu giã từ
Để lại cái đầu đớn đau và nặng.


Bài ca chúc rượu

Không có gì bất tử hay vững chãi
Dưới ánh trăng này muôn thuở đổi thay
Vì tất cả nở hoa rồi tàn lụi
Những gì sinh ra trên mặt đất này.

Và trước chúng ta đã từng vui vẻ
Đã từng yêu nhau, từng uống rượu say
Sẽ tốt lành, ta uống cốc rượu này
Chúc những ai đã từng trong quá khứ.

Rồi sau ta sẽ còn nhiều vui nữa
Còn yêu nhau và còn uống rượu vang
Và người ta lại nâng cốc chúc mừng
Cho những ai đã từ lâu yên ngủ.

Ta bây giờ cả tin và vui vẻ
Và quây quần bên chén rượu ta ngồi
Ôi tình bạn, cháy lên bằng ngọn lửa
Đốt ta bằng vẻ bất tử của ngươi.


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 7
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga



 
Andrei Dmitryevich Dementiev (tiếng Nga: Андрей Дмитриевич Дементьев, sinh ngày 16 tháng năm 1928) là nhà thơ, nhà báo Nga.

Tiểu sử:
Andrei Dementiev sinh ở Tver. Tốt nghiệp phổ thông năm 1946. Bắt đầu hoạt động văn học từ năm 1948, in thơ ở các báo và tạp chí. Năm 1948 – 1949 học năm thứ nhất ở Đại học Kalinin. Những năm 1948 – 1952 học ở trường viết văn Maxim Gorky.

Andrei Dementiev là cộng tác viên của báo “Sự thật Kalinin” (những năm 1953 – 1955), trưởng ban đời sống thanh niên của báo “Smena” (những năm 1955 – 1958). Từ năm 1967 ông sống ở Moskva, biên tập thơ của nhà xuất bản “Đội cận vệ trẻ”. Biên tập của tạp chí “Tuổi trẻ” (những năm 1981 – 1992). Những năm 1990 được cử làm đại diện của Đài truyền hình ORT (kênh 1 truyền hình Nga) ở Israel. Năm 2000 bị miễn nhiệm vì những bài thơ đăng ở báo “Thanh niên Moskva” phê phán những nhà lãnh đạo Nga sau thời cải tổ.

Andrei Dementiev là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của Nga nửa cuối thế kỷ XX. Ông được tặng giải thưởng của Đoàn thanh niên Komsomol năm 1981, và Giải thưởng Nhà nước Liên Xô năm 1985.

Tác phẩm:
*Лирические стихи. Калинин. 1955
*Родное: Стихи. Калинин. 1958
*Дорога в завтра: поэма о Валентине Гагановой. Калинин. 1960
*Глазами любви: стихи. Калинин. 1962
*Про девочку Марину и про смешную птицу: Стихи. Калинин. 1963
*Солнце в доме: Стихи. М. 1964
*Наедине с совестью: Стихи. М. 1965
*Штрихи большой жизни: М. И. Калинин в родных местах. М. 1965
*Август из Ревеля: рассказы о М. И. Калинине. М. 1970
*Избранная лирика: Стихи. М. 1970
*Боль и радость: Стихи и поэма. М. 1973
*Первый ученик: рассказ о М. И. Калинине. М. 1973
*Рядом ты и любовь. М. 1976
*Азарт. М. 1983.
*Стихотворения. М. 1988.
*Снег в Иерусалиме. М. 1995.
*У судьбы моей на краю. М. 2002.
*Я живу открыто. М. 2003.
*Виражи времени. М. 2004.
*Избранное. М. 2004.
*Нет женщин нелюбимых. М. 2006.
*Новые стихи. М. 2006.


ĐỪNG BAO GIỜ TIẾC THƯƠNG MỘT ĐIỀU GÌ

Đừng bao giờ tiếc thương một điều gì
Điều xảy ra, thay đổi là không thể
Vò nỗi buồn như bức thư ngày cũ
Quá khứ này bạn đừng tiếc thương chi.

Điều đã xảy ra đừng bao giờ tiếc thương
Hoặc cả với điều không bao giờ còn xảy
Chỉ mong sao cõi lòng đừng tê tái
Hy vọng như chim bay lượn trong hồn.

Với số phận mình cũng đừng tiếc thương
Ngay cả khi đầy mỉa mai, chua chát…
Mặc ai lên cao, mặc ai xuống thấp
Đừng tiếc thương, mặc thiên hạ vui buồn.

Đừng bao giờ thương tiếc một điều gì
Dù bắt đầu muộn hay ra đi quá sớm
Dù ai đó chơi đàn rất ấn tượng
Nhưng bài ca từ hồn bạn lấy về.

Đừng bao giờ thương tiếc một điều gì
Không ngày đã mất, không tình đã chết
Mặc cho ai đó chơi đàn rất tuyệt
Nhưng tuyệt vời hơn là bạn biết nghe!




KHI TÌNH RA ĐI

Khi tình ra đi, không về nữa
Em hãy chia tay vui vẻ với tình.
Vì, em tự do với quá khứ
Nhưng không với ký ức của mình.

Anh xin em
Hãy là người cao thượng
Bỏ qua những dối lừa, láu lỉnh.
Khi tình ra đi không về
Hãy đàng hoàng tiễn biệt tình đi.

Em hãy xứng với hạnh phúc ngày cũ
Thừa nhận những giận hờn.
Ta phải trả nợ cho quá khứ
Trong hiện tại của em và anh.

Em hãy xứng với tình yêu của mình
Dù tình đi, tình đến
Vì, cho hạnh phúc của mình
Cả hai ta đều đang đứng
Bên sự khổ đau
Mà cái giá khác nhau.


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 8
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga




 
BÀI BALLAD VỀ TÌNH YÊU

– Em không thể nào sống thiếu anh
Từ ngày đầu tiên em đã hiểu…
Giống như con ngựa phi nước kiệu
Vừa từ dưới vực thoát lên.

– Và em không thể thiếu anh
Em đợi chờ bao nhiêu. Mỏi mệt.
Giống như giữa trời trắng tuyết
Lòng em bỗng gặp cơn giông.

Gặp rồi tách, những con đường
Nhưng chàng gọi cho nàng khắp mọi chốn
Chàng lặng lẽ nói: “Em đừng buồn…”
Và nàng nghe ra: “Anh sẽ đến…”

Một lần con ngựa phi nhanh
Chàng ngã xuống từ con ngựa ấy…
– Em không thể nào sống thiếu anh
Nàng thì thầm với chàng trong bóng tối.

Chàng mê sảng… nhưng sức mạnh của tình
Lại trả chàng về cuộc sống
Và cái chết khuyên rằng: “Cứ sống!”
Tất cả bắt đầu như buổi đầu tiên.

– Em không thể nào sống thiếu anh…
Chàng mỉm cười có phần mệt mỏi
– Thế em có nhớ ngày tuyết ấy
Lòng em từng gặp cơn giông?

Những bông tuyết bám vào thái dương
Và những giọt sương trên khóe mắt…
Em không thể nào thiếu anh được
Nghĩa là, điều xảy ra, chưa từng.
1947


XIN CÁM ƠN VÌ EM CÓ TRÊN ĐỜI

Xin cám ơn, vì em có trên đời
Vì giọng nói của mùa xuân tươi mát
Như một tin vui tốt đẹp đến đây
Trong những phút giây giận hờn, ngờ vực.

Xin cám ơn, vì ánh mắt chân thành
Vì cái điều mà anh luôn khao khát
Trong lòng anh còn đau nỗi đau em
Trong lòng anh sức lực em tích góp.

Xin cám ơn, vì em có trên đời
Xuyên qua mọi dòng thơ và khoảng cách
Và những dòng điện nào đang lẩn quất
Bỗng nhắc cho anh nhớ – em ở đây.

Em ở đây, trên đời, khắp mọi ngả
Anh nghe ra giọng nói và tiếng cười.
Anh bước vào tình, như điều kỳ lạ
Và anh vui trước tất cả mọi người.
1970

 
 


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 9
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga



 
Andrei Dmitryevich Dementiev (tiếng Nga: Андрей Дмитриевич Дементьев, sinh ngày 16 tháng năm 1928) là nhà thơ, nhà báo Nga.

Tiểu sử:
Andrei Dementiev sinh ở Tver. Tốt nghiệp phổ thông năm 1946. Bắt đầu hoạt động văn học từ năm 1948, in thơ ở các báo và tạp chí. Năm 1948 – 1949 học năm thứ nhất ở Đại học Kalinin. Những năm 1948 – 1952 học ở trường viết văn Maxim Gorky.

Andrei Dementiev là cộng tác viên của báo “Sự thật Kalinin” (những năm 1953 – 1955), trưởng ban đời sống thanh niên của báo “Smena” (những năm 1955 – 1958). Từ năm 1967 ông sống ở Moskva, biên tập thơ của nhà xuất bản “Đội cận vệ trẻ”. Biên tập của tạp chí “Tuổi trẻ” (những năm 1981 – 1992). Những năm 1990 được cử làm đại diện của Đài truyền hình ORT (kênh 1 truyền hình Nga) ở Israel. Năm 2000 bị miễn nhiệm vì những bài thơ đăng ở báo “Thanh niên Moskva” phê phán những nhà lãnh đạo Nga sau thời cải tổ.

Andrei Dementiev là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của Nga nửa cuối thế kỷ XX. Ông được tặng giải thưởng của Đoàn thanh niên Komsomol năm 1981, và Giải thưởng Nhà nước Liên Xô năm 1985.

Tác phẩm:
*Лирические стихи. Калинин. 1955
*Родное: Стихи. Калинин. 1958
*Дорога в завтра: поэма о Валентине Гагановой. Калинин. 1960
*Глазами любви: стихи. Калинин. 1962
*Про девочку Марину и про смешную птицу: Стихи. Калинин. 1963
*Солнце в доме: Стихи. М. 1964
*Наедине с совестью: Стихи. М. 1965
*Штрихи большой жизни: М. И. Калинин в родных местах. М. 1965
*Август из Ревеля: рассказы о М. И. Калинине. М. 1970
*Избранная лирика: Стихи. М. 1970
*Боль и радость: Стихи и поэма. М. 1973
*Первый ученик: рассказ о М. И. Калинине. М. 1973
*Рядом ты и любовь. М. 1976
*Азарт. М. 1983.
*Стихотворения. М. 1988.
*Снег в Иерусалиме. М. 1995.
*У судьбы моей на краю. М. 2002.
*Я живу открыто. М. 2003.
*Виражи времени. М. 2004.
*Избранное. М. 2004.
*Нет женщин нелюбимых. М. 2006.
*Новые стихи. М. 2006.


ĐỪNG BAO GIỜ TIẾC THƯƠNG MỘT ĐIỀU GÌ

Đừng bao giờ tiếc thương một điều gì
Điều xảy ra, thay đổi là không thể
Vò nỗi buồn như bức thư ngày cũ
Quá khứ này bạn đừng tiếc thương chi.

Điều đã xảy ra đừng bao giờ tiếc thương
Hoặc cả với điều không bao giờ còn xảy
Chỉ mong sao cõi lòng đừng tê tái
Hy vọng như chim bay lượn trong hồn.

Với số phận mình cũng đừng tiếc thương
Ngay cả khi đầy mỉa mai, chua chát…
Mặc ai lên cao, mặc ai xuống thấp
Đừng tiếc thương, mặc thiên hạ vui buồn.

Đừng bao giờ thương tiếc một điều gì
Dù bắt đầu muộn hay ra đi quá sớm
Dù ai đó chơi đàn rất ấn tượng
Nhưng bài ca từ hồn bạn lấy về.

Đừng bao giờ thương tiếc một điều gì
Không ngày đã mất, không tình đã chết
Mặc cho ai đó chơi đàn rất tuyệt
Nhưng tuyệt vời hơn là bạn biết nghe!




KHI TÌNH RA ĐI

Khi tình ra đi, không về nữa
Em hãy chia tay vui vẻ với tình.
Vì, em tự do với quá khứ
Nhưng không với ký ức của mình.

Anh xin em
Hãy là người cao thượng
Bỏ qua những dối lừa, láu lỉnh.
Khi tình ra đi không về
Hãy đàng hoàng tiễn biệt tình đi.

Em hãy xứng với hạnh phúc ngày cũ
Thừa nhận những giận hờn.
Ta phải trả nợ cho quá khứ
Trong hiện tại của em và anh.

Em hãy xứng với tình yêu của mình
Dù tình đi, tình đến
Vì, cho hạnh phúc của mình
Cả hai ta đều đang đứng
Bên sự khổ đau
Mà cái giá khác nhau.



 
BÀI BALLAD VỀ TÌNH YÊU

– Em không thể nào sống thiếu anh
Từ ngày đầu tiên em đã hiểu…
Giống như con ngựa phi nước kiệu
Vừa từ dưới vực thoát lên.

– Và em không thể thiếu anh
Em đợi chờ bao nhiêu. Mỏi mệt.
Giống như giữa trời trắng tuyết
Lòng em bỗng gặp cơn giông.

Gặp rồi tách, những con đường
Nhưng chàng gọi cho nàng khắp mọi chốn
Chàng lặng lẽ nói: “Em đừng buồn…”
Và nàng nghe ra: “Anh sẽ đến…”

Một lần con ngựa phi nhanh
Chàng ngã xuống từ con ngựa ấy…
– Em không thể nào sống thiếu anh
Nàng thì thầm với chàng trong bóng tối.

Chàng mê sảng… nhưng sức mạnh của tình
Lại trả chàng về cuộc sống
Và cái chết khuyên rằng: “Cứ sống!”
Tất cả bắt đầu như buổi đầu tiên.

– Em không thể nào sống thiếu anh…
Chàng mỉm cười có phần mệt mỏi
– Thế em có nhớ ngày tuyết ấy
Lòng em từng gặp cơn giông?

Những bông tuyết bám vào thái dương
Và những giọt sương trên khóe mắt…
Em không thể nào thiếu anh được
Nghĩa là, điều xảy ra, chưa từng.
1947


XIN CÁM ƠN VÌ EM CÓ TRÊN ĐỜI

Xin cám ơn, vì em có trên đời
Vì giọng nói của mùa xuân tươi mát
Như một tin vui tốt đẹp đến đây
Trong những phút giây giận hờn, ngờ vực.

Xin cám ơn, vì ánh mắt chân thành
Vì cái điều mà anh luôn khao khát
Trong lòng anh còn đau nỗi đau em
Trong lòng anh sức lực em tích góp.

Xin cám ơn, vì em có trên đời
Xuyên qua mọi dòng thơ và khoảng cách
Và những dòng điện nào đang lẩn quất
Bỗng nhắc cho anh nhớ – em ở đây.

Em ở đây, trên đời, khắp mọi ngả
Anh nghe ra giọng nói và tiếng cười.
Anh bước vào tình, như điều kỳ lạ
Và anh vui trước tất cả mọi người.
1970

 
 




Gavrila Romanovich Derzhavin (tiếng Nga: Гаври́ла Рома́нович Держа́вин, 14 tháng 7 năm 1743 – 20 tháng 7 năm 1816) là nhà thơ Nga thế kỷ Ánh sáng, một đại diện của Chủ nghĩa cổ điển. Derzhavin là nhà thơ lớn của Nga trước Aleksandr Pushkin.

Tiểu sử:
Derzhavin sinh ở Kazan (nay là Cộng hòa Tatar thuộc Liên bang Nga) trong một gia đình quí tộc đã sa sút. Từ năm 1762 phục vụ trong quân đội Nga hoàng ở Sankt-Peterburg, tham gia cuộc đảo chính mà sau đó Nữ hoàng Ekaterina II lên ngôi. Những năm 1776-1777 tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa nông dân của Pugachev. Sau khi viết bài thơ Оды к Фелице, 1782 về Nữ hoàng Ekaterina II được phong làm tỉnh trưởng tỉnh Olonetsky (từ năm 1784), tỉnh Tambov (1785 –1788). Ở các tỉnh này Derzhavin đã đấu tranh với nạn tham nhũng dẫn đến xích mích với tầng lớp quí tộc địa phương và đành quay lại thủ đô năm 1789. Thời kỳ này ông được giữ nhiều chức vụ cao trong chính phủ. Năm 1802 – 1803 giữ chức Bộ trưởng Tư pháp. Từ năm 1803 ông xin từ chức về sống ở trang trại Zvanka ở Novgorod. Những năm cuối đời ông chỉ tập trung cho sáng tác văn học.

Gavrila Derzhavin có sự ảnh hưởng đến nhiều nhà thơ lớn của Nga thế kỷ XIX và thế kỷ XX. Aleksandr Pushkin gọi Gavrila Derzhavin là “nhà thơ vĩ đại”, là bậc tiền bối của mình. Nhiều nhà tư tưởng, nhà phê bình cho rằng nền văn học Nga vĩ đại được bắt đầu từ bài thơ Thượng Đế (Бог) của Gavrila Derzhavin. Dưới đây là mấy câu trích trong bài thơ nổi tiếng ấy:

Ta là vua – là nô lệ - là Thượng Đế - là giun
Nhưng trong người ta thật vô cùng kỳ lạ
Ta đến từ đâu? Không ai hay biết cả
Và tự ta không thể trở thành chính mình.

Gavrila Derzhavin mất năm 1816 ở tu viện Khutyn Monastery gần Novgorod.


DÒNG SÔNG THỜI GIAN

Dòng sông thời gian trong dòng chảy
Sẽ cuốn đi bao sự nghiệp theo dòng
Và sẽ dìm những vương quốc, ông hoàng
Những dân tộc vào lãng quên, cát bụi.
Và nếu như có chút gì còn lại
Sau tiếng ngân vang của những cây đàn
Thì cũng sẽ bị cuốn vào vĩnh hằng
Đấy là số phận chung không thoát khỏi.


GIÁ MÀ NHỮNG THIẾU NỮ

Giá mà những thiếu nữ
Có thể bay được như chim
Rồi đậu trên cành
Thì tớ xin làm cây gỗ
Để cho cả nghìn thiếu nữ
Sẽ đậu trên cành.
Để cho họ hát lên
Hót líu lo và làm tổ
Và nở ra những con chim nhỏ
Không bao giờ tớ chịu ngả nghiêng
Muôn thuở sẽ ngắm nhìn
Và sẽ hạnh phúc hơn tất cả.




RƯỢU ĐA DẠNG

Đây là rượu màu hồng
Ta uống mừng sức khoẻ
Con tim âu yếm quá
Ta hôn những môi hồng!
Em cũng hồng cũng đẹp
Thì em hãy hôn anh!

Đây là rượu màu đen
Ta uống mừng sức khoẻ
Con tim âu yếm quá
Đỏ thắm những môi hôn!
Em cũng giòn cũng đẹp
Thì em hãy hôn anh!

Đây là rượu màu vàng
Ta uống mừng sưc khoẻ
Con tim âu yếm quá
Tuyệt đẹp những môi hôn!
Em cũng xinh cũng đẹp
Thì em hãy hôn anh!

Đây nước mắt thiên thần
Ta uống mừng sưc khoẻ
Con tim âu yếm quá
Yêu lắm những môi hôn!
Em cũng hiền cũng đẹp
Thì em hãy hôn anh!


NGÀY HẠ THỦY CON TÀU “ORLOV”

Khi ngươi lướt đi trên những ngọn sóng dưới trời cao
Nhìn thấy trí tuệ con người và quyền lực trên biển cả
Nhưng nếu rơi xuống vực – sẽ nhìn ra kiếp phù vân của họ.
Ngươi hãy bay lên để muôn đời sống giữa những vì sao.

(trả lời: cacbac)


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 10
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga




Yulia Vladimirovna Drunina (tiếng Nga: Юлия Владимировна Друнина, 10 tháng 5 năm 1924 – 21 tháng 11 năm 1991) – nữ nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
Yulia Vladimirovna Drunina sinh ở Moskva. Bố là giáo viên dạy lịch sử, mẹ là nhân viên thư viện trường. Học ở trường bố dạy. Năm 17 tuổi tình nguyện ra mặt trận làm y tá chiến trường. Hai lần bị thương. Năm 1947 tham gia Đại hội các nhà văn trẻ toàn liên bang, được kết nạp vào Hội nhà văn Liên Xô. Năm 1952 tốt nghiệp trường viết văn Maxim Gorky. Yulia Vladimirovna Drunina từng được bầu là thư ký Hội nhà văn Liên Xô, được tặng nhiều huân, huy chương. Năm 1990 được bầu vào Xô viết Tối cao. Khi báo chí hỏi “vào Xô viết Tối cao để làm gì?”, Yulia Drunina trả lời: “Tôi muốn bảo vệ quyền lợi của quân đội, bảo vệ quyền lợi của những người tham gia chiến tranh Vệ quốc và những người tham gia chiến đấu ở Afghanistan”. Sau đó, khi cảm thấy bất lực, Yulia Drunina đã tự rút lui khỏi Xô viết Tối cao. Năm 1991, bà tự vẫn ở Moskva do không thừa nhận những nguyên tắc của công cuộc cải tổ (Perestroyka).
Thơ của Yulia Drunina viết về tình yêu, tình bạn, tình đồng đội và tình yêu Tổ quốc.

Tác phẩm:
*Разговор с сердцем, (Trò chuyện với trái tim, 1955), thơ
*Ветер с фронта (Gió từ chiến trường, 1958), thơ
*Современники, (Những người đương thời, 1960), thơ
*Тревога (Nỗi lo, 1965), thơ
*Страна Юность, (Đất nước tuổi trẻ, 1966), thơ
*Ты вернешься, (Anh sẽ trở về, 1968), thơ
*В двух измерениях, (Hai cách đo, 1970), thơ
*Не бывает любви несчастливой (Không có tình yêu nào bất hạnh, 1973), thơ
*Окопная звезда (Ngôi sao nơi chiến hào, 1975), thơ
*Бабье лето (Hè muộn, 1980), thơ
*Алиска (Aliska, 1973), truyện
*С тех вершин (Từ những đỉnh cao ấy, 1979), tự truyện
Các tuyển tập:
*Есть время любить (Một thời để yêu, 2004)
*Память сердца. Стихотворения (Ký ức của trái tim, 2002)
*Неповторимый звёздный час. — Эксмо-Пресс, 2000.
*Мир до невозможности запутан. Стихотворения и поэмы (Thế giới rối bời. Thơ và trường ca, 1997)
*Юлия Друнина. Избранное. В двух томах (Tuyển tập tác phẩm. 2 tập, 1981)


BIẾT LÀM SAO GIẢI THÍCH

Biết làm sao giải thích cho người mù
Từ lúc sinh ra đã như đêm mờ mịt
Vẻ đẹp của mùa xuân ngang tàng bạo ngược
Hay sắc cầu vồng không thể hình dung ra?
Biết làm sao giải thích cho người điếc
Từ lúc sinh ra đã điếc lặng như đêm
Vẻ dịu êm của tiếng viôlôngxen
Hay cơn giông khi giữa trời sấm sét?
Biết làm sao giải thích cho người tội nghiệp
Sinh ra trên đời với máu cá lạnh tanh
Vẻ bí ẩn của sự diệu kỳ trên mặt đất
Có tên gọi là TÌNH???
1959


ANH BÊN EM

Anh bên em – tất cả đều tuyệt vời
Và mưa rơi, và cơn gió lạnh
Em cám ơn anh, nguồn ánh sáng
Xin cám ơn vì anh có trên đời.

Xin cám ơn vì những bờ môi
Cám ơn những bàn tay âu yếm
Cám ơn anh, người em yêu mến
Xin cám ơn vì anh có trên đời.

Anh bên em – vì có một điều này
Đã có thể hai chúng mình không gặp…
Cám ơn anh, người yêu duy nhất
Xin cám ơn vì anh có trên đời.
1959





ĐEM CHÔN TÌNH YÊU

Tình yêu của mình
Hai đứa đem chôn
Và cây thánh giá
Ta đặt trên ngôi mộ.
– Lạy Chúa! –
Cùng nói lời hai đứa…
Chỉ tình yêu của ta
Đứng dậy từ nấm mồ
Quở trách hai đứa:
– Các người đã làm gì thế?
Ta vẫn sống đây mà!…
1960


ĐỪNG GẶP LẠI

Đừng gặp lại
Với tình yêu đầu tiên
Hãy cứ để cho tình mãi mãi
Là nguồn hạnh phúc vô biên
Hay là nỗi đau buốt nhói
Hay là bài ca tê tái
Đã ngừng lại bên sông.

Đừng nhớ về ký ức
Không đáng mà –
Tất cả đều đã khác
Ta cảm thấy bây giờ…
Hãy cứ để cho
Điều thiêng liêng nhất
Sẽ bất di bất dịch
Ở trong ta.
1969


EM KHÔNG HỀ QUEN

Em không hề quen
Để cho người ta xót thương mình
Và em tự hào rằng trong khói lửa
Những người đàn ông trong máu lửa
Đã gọi người giúp đỡ
Người đó là em…

Nhưng trong buổi chiều nay hòa bình
Buổi chiều tuyết trắng xóa mùa đông
Em không muốn nhớ về quá khứ
Và người phụ nữ –
Vẻ luống cuống, ngỡ ngàng
Em ngã xuống bờ vai anh.


THỜI BUỔI NI KHÔNG AI CHẾT VÌ TÌNH

Thời buổi ni không ai chết vì tình
Thời đại nay buồn cười và tỉnh táo
Chỉ huyết cầu tố giảm đi trong máu
Chỉ người buồn mà không có nguyên nhân.

Thời buổi ni không ai chết vì tình
Chỉ con tim cứ mỏi mệt hằng đêm.
Nhưng “xe cấp cứu”, mẹ ơi đừng gọi
Kẻo bác sĩ thất vọng nhún vai và nói:
“Thời buổi ni không ai chết vì tình …”


CÓ MỘT THỜI ĐỂ YÊU

Có một thời để yêu
Có một thời về tình yêu sẽ viết
Tại sao anh cứ yêu cầu:
“Thư của anh hãy đốt!”
Em rất vui mừng
Rằng có một người ở chốn trần gian
Người này không hề biết
Rằng tuyết của thời gian
Từ lâu trên đầu tóc
Của cô gái đã mang
Rằng cô đã từng
Nếm trải niềm vui và nước mắt…
Anh chớ yêu cầu:
“Thư của anh hãy đốt!”
Có một thời để yêu
Có một thời về tình yêu sẽ viết.


TÌNH YÊU ĐI QUA

Tình yêu đi qua.
Nỗi đau đi qua.
Và lòng hận thù tàn tạ.
Chỉ sự hững hờ –
Đấy là điều tai họa –
Như tảng băng cứng đờ.


TRONG TÌNH YÊU KHÔNG CÓ KẺ ĐÚNG, SAI

Trong tình yêu không có kẻ đúng, sai
Chẳng lẽ hiện tượng tự nhiên này là rượu?
Tình yêu cũng giống như lò lửa cháy
Bay trên số phận mọi người.

Trong tình yêu không có kẻ đúng, sai
Trong tình yêu không một ai có lỗi
Chỉ tiếc thay cho dại dột cái người
Từng cố tình dập tắt lò lửa cháy…


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 11
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga




Sergei Aleksandrovich Esenin (3/10/1895 – 28/12/1925) – nhà thơ trữ tình Nga, là một trong những nhà thơ được yêu thích nhất của thế kỷ XX.

Tiểu sử:
Esenin sinh ở làng Konstantinova, tỉnh Ryazan trong một gia đình nông dân. Bố là Aleksandr Nikitich, mẹ là Tatyana Fyodorovna. Bố mẹ lấy nhau theo ý của ông bà chứ không phải vì tình nên sau một thời gian, mẹ đưa Esenin về sống nhà ông bà ngoại. Sau đó, mẹ đi tìm kế mưu sinh, Esenin được ông bà ngoại nuôi dạy. Ông ngoại là người sùng đạo và rất hiểu sách Thánh, bà ngoại là người thuộc nhiều chuyện cổ tích và những bài hát dân gian. Theo lời Esenin thì chính bà ngoại là người gợi cho ông những cảm xúc để viết những bài thơ đầu tiên. Esenin đầu tiên học ở trường làng, sau đó học ở trường của nhà thờ. Năm 1912, Esenin lên Moskva, nơi bố đang làm việc cho một thương gia. Năm 1913 vào học khoa sử-triết ở Đại học nhân dân Moskva và học ở đây trong một năm rưỡi. Thời gian này Esenin đã có con với Anna Izryadnova (hôn nhân không đăng ký). Năm 1914, tạp chí Mirok in những bài thơ đầu tiên của Esenin. Năm 1915, Esenin đến Petrograd gặp Aleksandr Blok và làm quen với nhiều nhà thơ nổi tiếng khác. Năm 1917, ông kết hôn lần thứ hai với nữ diễn viên Zinaida Raikh, họ có hai đứa con. Những năm 1918 – 1920, Esenin kết bạn với Anatoly Mariengof và tích cực tham gia vào nhóm hình tượng. Năm 1921, Esenin đi về vùng Ural và trung Á. Mùa thu năm 1921, Esenin làm quen với Isadora Duncan, hai người làm đám cưới vào năm 1922 và sau đó đi du lịch sang nhiều nước châu Âu và Mỹ. Năm 1923, Esenin lại say sưa với nữ nghệ sĩ Augusta Miklashevskaya, kết quả của cuộc tình này là tập thơ “Mối tình của tên du đãng”. Những năm 1924 – 1925, Esenin đi về vùng Kapkage (Azerbajan, Gruzia). Cảm xúc trước vẻ đẹp của vùng này cùng với ấn tượng về các nhà thơ Ba Tư cổ là nguồn cảm hứng cho ông viết tập thơ “Những mô-típ Ba Tư” – đỉnh cao trong sáng tạo của ông. Tháng 6 năm 1925, Esenin kết hôn với Sofia Tolstaya, cháu gái của đại văn hào Lev Tolstoy nhưng cuộc hôn nhân này cũng không mang lại cho ông hạnh phúc. Cuối năm 1925 ông đi về Leningrad, không cho vợ biết và tự kết thúc cuộc đời mình vào năm 30 tuổi ở khách sạn Anglettere. Về cái chết của Esenin, có nhiều giả thiết cho rằng không phải ông tự tử mà bị giết. Năm 1989 một hội đồng về cái chết của Esenin do Yuri Prokushev làm chủ tịch được thành lập và kết luận cũng không có gì mới.





NƯỚC NGA YÊU DẤU

Ôi nước Nga yêu dấu của tôi ơi
Nhà gỗ thông của Người mang tượng Chúa
Một màu xanh tít tắp tận chân trời
Cho đôi mắt được ngắm nhìn thuê thỏa.

Giống như kẻ hành hương mùa trẩy hội
Tôi ngắm nhìn đồng ruộng của nước Nga
Bên bờ giậu quanh làng thấp te tái
Những cây dương gầy guộc vẫn vui đùa.

Hương táo chín và mật thơm lan tỏa
Trong nhà thờ ca tụng Đức Chúa Trời
Có tiếng kêu vù vù sau làng nhỏ
Rồi trên đồng là điệu nhảy vui tươi.

Tôi chạy theo lối mòn hoa cỏ nát
Ra bao la đồng ruộng trải ngát xanh
Đón chào tôi – như vành khuyên lúc lắc
Là tiếng cười các cô gái vang lên.

Nếu thiên thần đồng thanh cất tiếng gọi:
“Bỏ nước Nga lên sống ở thiên đường!”
Tôi sẽ nói: “Thiên đường tôi chẳng lấy
Hãy trao cho tôi tổ quốc yêu thương!”
1914


THẰNG NGÔNG

Cơn mưa nhỏ như những chiếc chổi ướt
Đang quét phân dương liễu vãi trên đồng.
Gió hãy làm cho lá kêu sột soạt
Ta cũng như mày, gió ạ, thằng ngông.

Ta mến yêu những khi rừng xanh thắm
Giống như đàn bò rảo bước nặng nề
Thở bằng lá phì phò trong những bụng
Một phần cây, đến đầu gối, bùn dơ.

Này đây mi, đàn bò vàng ta ơi!
Còn ai hát về rừng hay hơn thế?
Ta nhìn thấy buổi hoàng hôn đang ghé
Liếm dấu chân bỏ lại của con người.

Ôi nước Nga bằng gỗ của ta ơi
Một mình ta – người đưa tin, thi sĩ.
Thơ ta – nỗi buồn của loài muông thú
Ta nuôi chúng bằng những cỏ và cây.

Lúc nửa đêm cái gàu trăng hãy ngó
Rồi múc vào dòng sữa của bạch dương!
Có vẻ như muốn bóp cổ ai đó
Bằng bàn tay của thập ác nghĩa trang!

Trên ngọn đồi thơ thẩn một bóng đen
Đổ vào vườn vẻ dữ dằn tên trộm
Ta tự mình cũng là tay lỗ mãng
Một máu cùng tên trộm ngựa thảo nguyên.

Ai nhìn ra đang sôi sục trong đêm
Rặng anh đào dại rì rầm sôi động?
Giá mà trong đêm trên thảo nguyên xanh
Ở đâu đó cầm dùi cui ta đứng.

Đã khô bụi cây trên mái đầu ta
Vòng tù hãm của thơ ca cuốn hút.
Ta khổ sai trong mạch nguồn cảm xúc
Buộc xoay vòng cái cối của thơ ca.

Đừng sợ chi, hỡi ngọn gió điên cuồng
Lá trên đồng cứ cuốn vào lặng lẽ
Ta chẳng sợ mất cái tên “thi sĩ”
Ta trong thơ, cũng như gió, thằng ngông.
1919


TÔI – NHÀ THƠ CUỐI CÙNG CỦA NÔNG THÔN
Tặng A. Mariengof

Tôi – nhà thơ cuối cùng của nông thôn
Cây cầu gỗ khiêm nhường trong bài hát.
Tôi đứng sau lễ mi-xa tiễn biệt
Lá bạch dương vẫn lắc những bình hương.

Sẽ cháy hết màu vàng trong ngọn lửa
Từ xác thân ngọn nến, sẽ tàn thôi
Và mặt trăng đồng hồ quê giục giã
Sẽ gióng lên giờ phút cuối cho tôi.

Trên lối nhỏ của ruộng đồng xanh thắm
Sẽ bước ra vị khách thép và gang.
Lúa kiều mạch bằng ban mai rót xuống
Sẽ gom về lúa mạch cánh tay đen.

Những bàn tay chết, bàn tay xa lạ
Những bài ca không sống với ngươi đâu!
Chỉ tội những bông lúa mì cho ngựa
Về người chủ xưa buồn bã u sầu.

Ngọn gió làm đau tiếng hý vang trời
Điệu nhảy lồng lên cầu siêu cho ngựa.
Sắp tới đây đồng hồ quê giục giã
Sẽ gióng lên giờ phút cuối cho tôi.
1920


THẾ GIỚI CỦA TA CỔ XƯA, BÍ ẨN

Thế giới của ta cổ xưa, bí ẩn
Còn ngươi lặng im như gió ngồi lên
Đưa bàn tay ra bóp cổ ngôi làng
Bàn tay đá của những con đường lớn.

Giữa trời tuyết thật vô cùng khiếp đảm
Vẻ kinh hoàng đang giãy giụa, kêu la
Ta chào ngươi, cái chết đen của ta
Bước ra đường ta cùng ngươi chào đón!

Đô thị hỡi, ngươi trong cơn giao chiến
Đặt tên ta như rác bẩn, xác chôn
Đồng ruộng tái tê trong đôi mắt buồn
Vẻ sững sờ như những dòng điện tín.

Bắp thịt gân trên cổ bầy quỉ ác
Tấm lót bằng gang lên đó đặt vào
Đành chịu chăng? Bởi không phải lần đầu
Ta từng chịu lung lay và mất mát.

Thôi con tim đớn đau thì cứ mặc
Bài ca này của sự thật thú muông
… Kẻ đi săn đuổi theo chó sói rừng
Rồi vòng vây cứ dần dần siết chặt.

Con thú né… và từ nơi mai phục
Có ai người lúc ấy bóp cò nhanh
Bỗng chồm lên… và địch thủ hai chân
Bị xé ra từng phần vì nanh vuốt.

Ta chào con thú yêu thương của ta!
Chẳng vô tình mi nhảy vào dao sắt.
Ta cũng thế – bị khắp nơi đuổi bắt
Giữa những kẻ thù sắt thép ta qua.

Cũng như mi – ta sẵn sàng chờ đợi
Dù nghe tiếng kèn chiến thắng hoan ca
Nhưng sẽ thử thách máu thịt kẻ thù
Bằng cú nhảy chết người trong lần cuối.

Dù trên tuyết, rồi đây ta sẽ đổ
Sẽ chôn mình trong tuyết trắng quê hương…
Nhưng bài ca về cái chết đau buồn
Sẽ hát ta nghe ở bờ bến nọ.
1921


TẶNG CHÚ CHÓ NHÀ KACHALOV

Jim, hãy đưa ta bàn chân lấy may
Bàn chân thế chưa bao giờ được ngắm.
Nào, hai ta cùng sủa dưới trăng này
Trong tiết trời lặng yên và thanh vắng
Jim, hãy đưa ta bàn chân lấy may.

Nào, Jim yêu, đừng liếm ta rối rít
Hiểu cùng ta một điều tối giản đơn
Bởi đời là gì Jim đâu có biết
Có biết đâu đáng sống lắm trên trần.

Chủ của Jim đáng yêu và danh tiếng
Khách khứa thường hay lui tới đầy nhà
Ai cũng cố mỉm cười và âu yếm
Vuốt ve bộ lông Jim mượt như tơ.

Trong loài chó, quả là Jim tuyệt đẹp
Với vẻ đáng yêu, tin cậy, dịu dàng
Jim chẳng thèm hỏi han chi ai hết
Như người say, cứ sấn đến đòi hôn.

Jim yêu dấu, giữa bao nhiêu khách đấy
Có đủ hạng người thế nọ thế này.
Nhưng một nàng buồn, lặng hơn hết thảy
Có bỗng tình cờ từng ghé đến đây.

Nếu nàng đến, giao phó cho Jim đấy
Dù vắng ta, hãy đắm đuối nhìn nàng
Thay ta hôn bàn tay thật dịu dàng
Vì tất cả, có và không có lỗi.
1925


NHỮNG CON NGỰA VÀ NHỮNG XE TRƯỢT TUYẾT

Những con ngựa và những xe trượt tuyết
Rõ một điều quỉ mang xuống trần gian.
Trên thảo nguyên phi nước đại ngang tàng
Tiếng nhạc ngựa cười vang, trào nước mắt.

Không trăng sáng, chẳng còn nghe tiếng chó
Phía ngoài rìa chốn hoang mạc xa xăm
Hãy gắng giữ, cuộc đời ta điên cuồng
Đến muôn thuở ta đã già đâu chứ.

Mặc đêm tối, hãy hát lên xà ích
Nếu ngươi cần ta sẽ hát cùng ngươi
Hát về một thời tuổi trẻ vui tươi
Về ánh mắt những cô nàng tinh nghịch.

Có nhiều khi mũ lông ngươi đội lệch
Rồi gióng ngựa vào giữa hai càng xe
Chỉ người ta kêu tên, hãy nhớ về
Khi đè trên lớp cỏ khô, ghì chặt.

Và phong thái lấy từ đâu chẳng biết
Khi giữa đêm hôm khuya khoắt vắng tanh
Đã từng rủ rê không chỉ một nàng
Sau tiếng đàn ta-lin-ka khoan nhặt.

Tất cả đi qua, tóc ta giờ thưa bớt
Ngựa không còn, sân nhà rộng thênh thang
Tiếng đàn nay đã chùng xuống, u buồn
Quên hết mất những điều xưa đã học.

Nhưng dù sao, lửa lòng đâu đã tắt
Ta vẫn còn yêu tuyết với giá băng.
Về tất cả những gì đã xa xăm
Tiếng nhạc ngựa cười vang trào nước mắt.
19-9-1925.


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 12
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga



 
 
LỜI KÊU GỌI

Hãy vui lên!
Mặt đất đã đệ trình
Một cái chậu nhà thờ mới nhất!
Đã cháy hết
Những cơn bão tuyết màu xanh
Và con rắn đã mất
Cái nọc đọc của mình.

Ôi tổ quốc
Cánh đồng nước Nga của tôi
Và các anh, những đứa con của Người
Hãy dừng lại đây
Bên bờ giậu
Hãy ca tụng mặt trăng, mặt trời
Mặt trăng, mặt trời của Chúa!

Còn trong những vườn trẻ
Một ngọn lửa hồi sinh
Của khắp mọi nơi trên trái đất
Thành phố mới Nazareth(1)
Trước mặt các anh.
Và những mục sư ca tụng
Một buổi sáng
Ánh sáng sau những ngọn đồi…

Điều kỳ diệu của nước Anh hãy cúi xuống
Và hãy tung ra trên biển!
Sự thần kỳ phương bắc của ta
Những đứa con nước Anh không thể nhận!

Và ngươi sẽ không nhận ra thần tượng
Không nghe ra tiếng gọi kín thầm
Vì ánh mắt nhìn mờ sương
Và trên đôi môi của ngươi – tấm thảm.

Tất cả ngang bướng hơn, tất cả phí hoài
Cái miệng ngươi bóng tối không nắm bắt.
Không, trong vườn trẻ ngươi không nói ra sự thật
Cho Chúa Jêsus Christ của ngươi!

Nhưng hãy biết điều này
Những kẻ đang ngủ say:
Có một ngôi sao từng sáng rực
Ngôi sao của Phương Đông!(2)
Và vua Herod không thể dập tắt
Bằng máu của những đứa bé con…

“Nàng Salome hãy nhảy cẫng lên!”
Đôi chân của nàng nhẹ nhàng như đôi cánh.
Và hãy hôn bằng đôi môi vô hồn
Nhưng giờ đóng đinh của nàng sắp đến!
Và đã đứng dậy Ngài Giăng
Kiệt sức vì vết thương
Nâng lên từ dưới đất
Cái đầu lâu bị cắt
Và đôi môi của Ngài
Lại vang lên lời
Lại dọa dẫm
Cả thành phố Sodom:
“Hãy hồi tâm lại!”

Ôi những con người, những anh em của tôi
Các anh ở đâu? Đáp lời tôi nhé
Tôi không cần người tráng sĩ
Không biết gì sợ hãi trên đời.

Tôi không cần chiến thắng của ngươi đâu
Tôi không cần cống phẩm!
Tất cả chúng tôi là táo và anh đào
Của khu vườn xanh thắm.

Tất cả chúng tôi – những chùm nho trĩu nặng
Của mùa hè vàng
Chúng tôi có đầy đủ đến ngày tận cùng
Cả ấm áp và ánh sáng!

Ai đó khôn ngoan không thể tả
Tất cả đều giống như mình
Cho người sống – bằng bài ca hát lên
Cho người chết – giấc ngủ trong ngôi mộ.

Ai đó dạy chúng tôi và yêu cầu
Đo đếm và nhận thức.
Chúng tôi sinh ra đời đâu phải vì giết chóc
Mà để tin và để yêu nhau!
1917
___________
(1)Nazareth – thành phố quê hương của Chúa Giê-su Christ.
(2)Ngôi sao Phương Đông: ngôi sao báo tin Chúa Giê-su ra đời (Tân Ước_Ma-thi-ơ 2:1-12).
–Vua Herod (73-4 tr CN) – vị vua tàn bạo, thích quyền lực, giết hết những ai là đối thủ. Theo truyền thuyết đã giết hết bé trai từ 2 tuổi trở xuống khi nghe tin Chúa Giê-su ra đời. (Tân Ước_Ma-thi-ơ 2:16).
–Salome: con gái của Herodias, là một cô gái xinh đẹp và quyến rũ. Trong ngày sinh nhật vua Herod nàng đã nhảy múa giữa những người dự tiệc làm vua rất thích và hứa sẽ cho nàng điều chi nàng muốn. Nàng Salome, theo lời xui của mẹ, bảo vua rằng nàng muốn cái đầu của Giăng Báp-tít (John the Baptist). Vua rất buồn nhưng vẫn sai chém đầu Giăng như nàng yêu cầu… (Tân Ước_Ma-thi-ơ 14: 6-11).
–Thành phố Sodom (Sodom and Gomorah) – là thành phố trong Kinh Thánh (Tân Ước_Ma-thi-ơ 10:15; 11: 20-24).
Hai khổ thơ trên đây của Esenin nói về một sự tích trong Kinh Thánh. Trước Esenin, sự tích này cũng đã từng được nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch Oscar Wilde (1854-1900) chuyển thành vở kịch Salome nổi tiếng thế giới. Trong vở kịch này nàng Salome có phần đam mê mãnh liệt hơn, mọi tình tiết cũng phức tạp và gay cấn hơn. Giăng là một vị Thánh, xa lạ với những quyến rũ thân xác của phụ nữ nên ông thẳng thừng từ chối… Nhưng Salome không chịu đầu hàng: đã không chiếm đoạt được người tình bằng xương bằng thịt thì vẫn có được người tình, dù là xác chết… Vở kịch này cho thấy một sự ghen tuông, thói đỏng đảnh tai ác của phụ nữ trong tình yêu. Chính nàng Salome của Wilde (chứ không phải của Kinh Thánh) trong suốt hơn một trăm năm nay là nguồn cổ vũ cho rất nhiều nhà đạo diễn, nhiều họa sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn trong sáng tạo của mình.




Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 13
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga





NGƯỜI ĐÁNH TRỐNG TRỜI

1

Ê, những kẻ tôi đòi
Bụng bám vào mặt đất
Bây giờ mắt trăng từ dưới nước
Ngựa đã uống hết rồi.

Những ngôi sao như lá vàng đang rót
Xuống những dòng sông trên đồng.
Cách mạng muôn năm
Cả trên trời, dưới đất!

Ta ném hồn như bom
Vãi ra tiếng còi bão tuyết.
Ta sợ gì nước bọt
Nhổ vào cánh cổng trời xanh?

Có phải ta sợ những thống soái
Của bầy khỉ trắng kia chăng?
Thế giới này như đội kỵ binh
Khát khao những bờ bến mới.

2

Nếu đây là mặt trời
Trong âm mưu cùng với chúng
Thì ta giương súng
Cả hàng ngũ hướng vào.

Nếu đây là mặt trăng
Người bạn của thế lực kia đen tối
Thì ta sẽ từ trời xanh
Ném đá ào ào vào gáy.

Ta xua hết mây đen
Những con đường nhào đất
Quả đất như lục lạc
Lên cầu vồng treo lên.

Còn ngươi hãy ngân vang
Mẹ – mặt đất ẩm ướt
Về rừng, về cánh đồng
Của mền quê xanh mướt.

3

Hỡi những người lính, những người lính
Chiếc roi da lấp lánh trên vòi rồng
Ai tình hữu ái và tự do mong muốn
Người đó coi cái chết tựa lông hồng.

Hãy đoàn kết chặt chẽ như bức tường!
Những ai căm ghét màn sương và khói
Bằng bàn tay đã chai sần người ấy
Giật mặt trời làm một chiếc trống vàng.

Giật mặt trời và bước đi trên đường
Rót lời gọi trên những hồ sức mạnh
Trong bóng tối của nhà thờ và đinh
Thành màu trắng của một bầy khỉ trắng.

4

Hãy vững tin rằng chúng ta sẽ thắng!
Rằng bến bờ mới mẻ chẳng xa xăm
Móng vuốt trắng tinh của từng ngọn sóng
Sẽ cào cấu lên những bãi cát vàng.

Sắp tới đây một đợt sóng cuối cùng
Sẽ vẩy lên mặt trăng nhiều vô kể
Và con tim – ngọn nến sau ngày lễ
Của công xã và quần chúng nhân dân.

Da sạm đen, đoàn kết một đoàn quân
Ta đi lên đoàn kết toàn thế giới
Ta đi lên bằng nhiệt tình sôi nổi
Và đám mây của bầy khỉ sẽ tan.

Ta đi lên, còn ở sau rừng cây
Xuyên qua màn sương, xuyên qua màu trắng
Người đánh trống trời của ta sẽ đánh
Sẽ đánh vào chiếc trống – mặt trời.
1918-1919.


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 14
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga





SOROKOUST

(Những lời cầu nguyện cho người chết trong 40 ngày)
Tặng A. Mariengof

1

Tù và chết đang thổi!
Còn ta biết làm sao được bây giờ
Trên những con đường lầy lội?

Các ngươi, những kẻ yêu bọ chét
Các ngươi có muốn chăng……..

Đầy ắp vẻ dịu dàng trên gương mặt
Yêu hoặc không yêu – cứ nhận lấy cho mình.
Thật dễ chịu khi hoàng hôn trêu chọc
Và trút vào những đôi mông chắc nịch
Cái chổi nào thấm máu của bình minh.

Sắp tới đây giá lạnh bằng bụi vôi nhuộm trắng
Ngôi làng này và những đồng cỏ kia.
Sẽ không còn nơi để ẩn náu kẻ thù
Sẽ không còn nơi lẩn tránh.
Và đây, kẻ thù với cái bụng
Bằng sắt, và sẽ xoè rộng bàn tay.

Chiếc cối xay gió cũ sẽ vểnh đôi tai
Cối xay gió nghe hơi và tiên đoán
Và con bò trong sân im lặng
Vì đầu óc của mình đã rót hết cho bê con
Bên bờ giậu cọ cái lưỡi của mình
Cảm nhận ra trên cánh đồng có điều chi tai họa.

2

Phía sau làng, có phải là vì thế
Mà tiếng phong cầm nức nở khóc than:
Ta-li-a-la-la, ti-li-gôm
Treo trên khung cửa sổ trắng.
Và ngọn gió mùa thu màu vàng
Có phải vì thế mà chạm vào mặt nước màu xanh
Như chiếc bàn chải ngựa kia bằng sắt
Chải sạch lá vàng từ những cây phong.
Đang bước đi một người đưa tin khủng khiếp vô cùng
Bước chân khệnh khạng đập vỡ những cánh rừng.
Và tất cả những bài ca đều trở nên buồn bã
Sau tiếng kêu của ễnh ương trong rơm chí choé.
Ô, bình minh điện khí hoá
Bằng dây đai và vẻ ôm choàng
Lên bụng những mái nhà con
Đang thức dậy một cơn sốt bằng gang thép!

3

Các ngươi có nhìn thấy chăng
Đang chạy trên thảo nguyên
Trong sương hồ đang cắt
Thở phì phò bằng lỗ mũi sắt
Một con tàu trên bàn chân gang?

Còn sau lưng
Trên hoa cỏ rậm
Như trong cuộc đua tuyệt vọng
Vắt đôi chân nhỏ lên đến tận đầu
Con ngựa nhỏ tung bờm đang phóng?

Kẻ khờ khạo dễ thương
Nó về đâu cố theo cho kịp?
Chẳng lẽ nó không biết rằng con ngựa bằng da bằng thịt
Đành chịu thua ngựa bằng thép bằng gang?
Chẳng lẽ nó không biết rằng trên những cánh đồng
Bước chân xưa đã không còn quay trở lại
Khi mà hai cô gái Nga xinh đẹp nơi đồng nội
Bị đem dâng để lấy ngựa – một kẻ mục cư?
Số phận nơi bán mua đã khác hẳn bây giờ
Lạch nước sâu thức dậy bằng tiếng kêu cót két
Dùng hàng nghìn pút da ngựa và cả thịt
Người ta đem mua đầu máy bây giờ.

4

Vị khách kinh tởm kia, quỉ hãy bắt mi đi!
Bài hát của ta và mi không thể nào quen nổi.
Ta chỉ tiếc rằng từ cái thời ta hãy còn nhỏ tuổi
Đã không phải dìm mi như cái xô xuống đáy giếng sâu.
Giờ chúng vẫn đứng và nhìn ngó mà chẳng u sầu
Tô những bờ môi trong những nụ hôn bằng sắt
Chỉ có ta, như người hát thánh ca, đành phải hát
Lời nguyện cầu cho tổ quốc yêu thương.
Chính vì thế mà trong tháng chín u buồn
Trên mặt đất khô và lạnh lẽo
Đập đầu vào bờ giậu
Quả thanh lương trà đỏ như máu đang tuôn.
Chính vì thế mà đâm rễ nỗi buồn
Trong tiếng đàn ta-lian-ka thành chuỗi
Và chàng thợ cày mê mải
Đắm chìm trong “nước mắt quê hương”.
1920
________________
*Phần 3 của tác phẩm nói về một biến cố hiện thực. Trong bức thư gửi Livshits E. N. , Esenin viết: “Điều này đã làm tôi cảm kích… chỉ nỗi buồn thú vật thân thương đã mất và sức mạnh khủng khiếp, chết chóc của cơ giới. Một ví dụ về điều này. Chúng tôi đi tàu từ Tikhoretskaya đến Piattigorsk, bỗng nghe thấy tiếng kêu và chúng tôi ngó qua cửa sổ thấy một con ngựa non chạy đuổi theo con tàu và không hiểu sao nó lại nghĩ rằng sẽ vượt con tàu. Con ngựa chạy đuổi rất lâu nhưng cuối cùng đã đuối sức và đến một ga nào đấy người ta đã bắt lấy nó. Sự kiện này với ai đó thì không có gì nhưng với tôi nó nói lên rất nhiều điều. Con ngựa sắt đã thắng con ngựa bằng xương thịt. Và con ngựa non, đối với tôi, là hình ảnh về làng quê đang dần chết…” Những bài thơ “Tôi – thi sĩ cuối cùng của nông thôn”; “Thế giới của ta cổ xưa, bí ẩn”… cũng đều về đề tài này.
Nguyễn Bính của Việt Nam đã từng rất khổ sở khi thấy cô em đi tỉnh về mặc áo cài khuy bấm nhưng sợ mất lòng em ông đã không dám nói ra chỉ thầm van xin cô hãy giữ lấy cái vẻ quê mùa với quần nái đen, khăn mỏ quạ. Còn Esenin của nước Nga đã phát khóc lên khi thấy con ngựa bằng xương bằng thịt đành chịu thua ngựa bằng thép bằng gang… Ta thấy hai nhà thơ này có những nét thật giống nhau.



LỜI TỰ THÚ CỦA TÊN DU ĐÃNG

Không phải ai cũng biết hát
Không phải người nào cũng được trời cho
Quả táo rơi dưới chân người khác.

Này là lời thú nhận lớn nhất
Do một tên du đãng xưng lời.

Tôi cố ý để đầu tóc rối bời
Với cái đầu như cây đèn trên vai.
Mùa thu lụi tàn của tâm hồn người khác
Tôi thích trong bóng tối soi lên.
Tôi thích những hòn đá sỉ nhục
Ném vào tôi như mưa đá cơn giông
Khi đó tôi chỉ nắm tay thật chặt
Cái bong bóng nghiêng của mái tóc mình.

Rất dễ chịu tôi nhớ về khi đó
Cái đầm rêu, giọng khản của cây sồi
Bố mẹ tôi hiện sống ở đâu đó
Bố mẹ chẳng hề cần đến thơ tôi
Như máu thịt, ruộng đồng, tôi quí họ
Và như mưa xuân tưới xuống cỏ cây.
Họ lấy cào đánh vào các ngươi đó
Vì mỗi tiếng kêu các người ném vào tôi.

Những người nông dân tội nghiệp!
Bố mẹ, có lẽ, đã không còn đẹp
Và vẫn hay sợ Chúa, sợ đầm lầy
Ôi, giá mà bố mẹ hiểu con đây
Rằng con trai bố mẹ ở nước Nga này
Là nhà thơ ưu tú nhất!
Có phải con tim bố mẹ đã từng lạnh ngắt
Khi con nhúng đôi chân trần vào vũng nước mùa thu
Thế mà bây giờ con đi ngao du
Mũ cao sang, giày bóng mượt.

Nhưng trong hắn vẫn còn vẻ ham mê ngày trước
Của cái dòng ngổ ngáo nông thôn.
Với mỗi con bò đeo tấm biển của quầy hàng thịt
Hắn đã cúi chào từ chốn xa xăm.
Và khi gặp những người xà ích
Hắn lại nhớ mùi phân của ruộng đồng
Hắn sẵn sàng nâng đuôi từng con ngựa
Như váy cưới nàng dâu trong lễ tân hôn.

Tôi yêu quê hương
Tôi yêu quê hương mình tha thiết!
Dù quê hương có nỗi buồn da diết
Cái miệng lem luốc của con ngựa làm cho tôi thích
Và trong đêm khuya tiếng ếch nhái dặt dìu.
Tôi đau đớn ngọt ngào bằng hoài niệm ấu thơ
Mơ về khói sương của những chiều tháng tư.
Có vẻ như đang ngồi sưởi ấm
Cây phong nhà trước đống lửa bình minh
Trên cây phong có biết bao nhiêu là trứng quạ khoang
Và tôi đã từng trèo lên ăn cắp trứng!
Không biết bây giờ có còn xanh trên ngọn?
Và có như xưa, chắc chắn lớp vỏ bì?

Còn con chó thân yêu kia
Con chó trung thành và loang lổ?!
Mày già trở nên mù và kêu the thé
Kéo cái đuôi lòng thòng mày chạy quanh sân
Không còn đánh hơi ra đâu bánh mì, đâu cửa.
Những trò nghịch ngợm kia tao quí hóa
Khi mẹ sắp những mẩu bánh mì tròn
Tao cùng với mày, theo lượt cắn ăn
Không xâm phạm của nhau dù một chút.

Tôi giờ vẫn như ngày trước
Tấm lòng tôi vẫn như xưa.
Như cây thỉ xa, nở hoa trên gương mặt.
Trải chiếc chiếu thơ
Tôi muốn nói ra những lời dịu ngọt.

Chúc ngủ ngon!
Chúc tất cả ngủ ngon!
Giọt sương reo vang trên hoa cỏ hoàng hôn
Và hôm nay tôi vô cùng muốn
Đái từ cửa sổ vào trăng…

Ánh sáng màu xanh, ôi ánh sáng màu xanh!
Trong màu xanh này chết đi không thấy tiếc.
Nhưng mà tôi nghĩ rằng trơ trẽn thật
Gắn mình vào cái đuôi của ngọn đèn!
Chòm sao Phi mã xưa tốt bụng ghé thăm
Nhưng liệu ta có cần nước kiệu ngươi chầm chậm?
Ta đến đây như bậc thầy cứng rắn
Để hát ngợi ca những chú chuột đồng
Cái đầu ta tựa như ngày tháng tám
Rót rượu nho của mái tóc măng.

Tôi muốn làm một cánh buồm màu vàng
Về xứ sở mà chúng ta muốn đến.
1920


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 15
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga




Evgeny Aleksandrovich Evtushenko (tiếng Nga: Евге́ний Алекса́ндрович Евтуше́нко – tên khai sinh: Евгений Александрович Гангнус)(sinh ngày 18 tháng 7 năm 1933) – nhà thơ Nga. Ông còn nổi tiếng là đạo diễn và diễn viên điện ảnh, là một trong những nhà thơ lớn nhất của Nga thế kỉ XX.

Tiểu sử:
Yevgeny Aleksandrovich Yevtushenko sinh ở thị trấn Zima, tỉnh Irkutsk, vùng Siberia, Nga. Bố là Aleksandr Rudolfovich Gangnus, mẹ là Zinaida Ermolaevna Evtushenko, khi lớn lên Yevtushenko lấy họ mẹ. Bắt đầu in thơ từ năm 16 tuổi. Năm 1951-1954 học ở trường viết văn Maxim Gorky. Hội viên Hội nhà văn Liên Xô từ năm 1952. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của Yevtushenko có thể kể đến các tập thơ: “Con đường của những người nhiệt tâm”, 1956; “Thủy điện Brat”, 1965; “Đằng sau tượng Nữ thần tự do”, 1970; “Thơ tâm tình”, 1973; tiểu thuyết: “Đừng chết trước cái chết”, 1994… Ngoài thơ và văn xuôi, ông còn là đạo diễn của hai bộ phim theo kịch bản của mình: “Vườn trẻ”, 1984; “Lễ mai táng Stalin”, 1991. Năm 1979 ông đóng vai Sionkovsky trong bộ phim “Cất cánh” của đạo diễn Kulik. Năm 1986-1991 ông là thư kí của Hội nhà văn Liên Xô. Năm 1983 được bầu làm Đại biểu Quốc hội Liên Xô của tỉnh Kharkov. Từ năm 1991 ông kí hợp đồng với Đại học Oklahoma (Mỹ) dạy văn học Nga ở trường này.

Sự đánh giá:
Nhà văn, nhà phê bình Yevgeny Rein – người được coi là người bạn, vừa là người thầy của Joseph Brodsky (giải Nobel Văn học 1986) viết: “Nước Nga là một xứ sở đặc biệt, quả quyết trong tất cả mọi mặt, thậm chí dưới góc nhìn của gương mặt thơ ca. Đã 200 năm nay thơ ca Nga chỉ có một nhà thơ vĩ đại. Vẫn như vậy trong thế kỷ 18, trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20. Chỉ có điều, nhà thơ vĩ đại này với nhiều khuôn mặt. Đấy là một dây xích liền mạch. Xin đưa ra một thứ tự: Derzhavin – Pushkin – Lermontov – Nekrasov – Blok – Mayakovsky – Akhmatova – Yevtushenko. Đấy là nhà thơ vĩ đại duy nhất với nhiều gương mặt khác nhau. Đấy là số phận thơ ca của nước Nga”.
Cho đến đầu thế kỷ 21 này, đối với Yevgeny Yevtushenko, thứ tự này xem ra vẫn đúng.

Giải thưởng:
Yevgeny Yevtushenko được tặng rất nhiều giải thưởng của Liên Xô và các nước. Đáng kể nhất có thể kể đến: Huân chương Lao động cờ đỏ, 1983; Giải thưởng Sư tử vàng (Italia); Giải thưởng Quốc gia của Gruzia, Latvia, Ukraina…, Giải thưởng Walt Whitman. Năm 1995, tiểu thuyết “Đừng chết trước cái chết” được công nhận là tiểu thuyết nước ngoài hay nhất của Italia. Năm 2002 được tặng giải quốc tế Aquila của Italia. Ông là thành viên danh dự của Viện hàn lâm Nghệ thuật Mỹ, Tây Ban Nha, Giáo sư danh dự của Đại học mới New York, là công dân danh dự của nhiều thành phố ở Nga và Mỹ. Năm 1994 Bảo tàng Bách khoa Moskva ký với Yevtushenko hợp đồng nhận quyền tổ chức sinh nhật của ông trong vòng 25 năm, đến năm 2019. Hằng năm, cứ đến dịp sinh nhật của mình, ông lại từ Mỹ trở về Nga đọc thơ cho người hâm mộ. Thơ của Yevgeny Yevtushen ko được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt.

Tác phẩm:
*Шоссе энтузиастов (Con đường của những người nhiệt tâm, 1956), thơ
*Братская ГЭС (Thủy điện Brat, 1965), thơ
*Под кожей статуи Свободы (Đằng sau tượng Nữ thần tự do, 1970), thơ
*Интимная лирика (Thơ tâm tình, 1973), thơ
*Не умирай прежде смерти (Đừng chết trước cái chết, 1994), tiểu thuyết
*Ягодные места (Những miền quả mọng, 1981), tiểu thuyết
*Взлет (Cất cánh, 1979), phim
*Детский сад (Vườn trẻ, 1984), phim
*Похороны Сталина (Lễ mai táng Stalin, 1991), phim


LUÔN LUÔN TÌM MỘT BÀN TAY PHỤ NỮ

Luôn luôn tìm một bàn tay phụ nữ
Một bàn tay rất mát mẻ, nhẹ nhàng
Một chút yêu yêu, một chút thương thương
Như một người em bàn tay ấp ủ.

Luôn luôn tìm một bờ vai phụ nữ
Để trong bờ vai hơi thở nóng bừng
Để khi mái đầu phóng đãng ấp lên
Sẽ tin tưởng trao bờ vai giấc ngủ.

Luôn luôn tìm một đôi mắt phụ nữ
Để làm tiêu tan đau khổ của mình
Nếu không tất cả, thì dù một phần
Những con mắt sẽ nhìn ra đau khổ.

Nhưng cũng có một bàn tay phụ nữ
Một bàn tay đặc biệt, rất ngọt ngào
Khi lên vầng trán mệt mỏi chạm vào
Giống như vĩnh hằng, giống như phận số.

Nhưng cũng có một bờ vai phụ nữ
Một bờ vai không hiểu tại vì đâu
Không cho một đêm, không cho dài lâu
Và điều này từ lâu anh đã rõ.

Nhưng cũng có một đôi mắt phụ nữ
Một đôi mắt luôn nhìn ngó rất buồn
Và chuyện này cho đến ngày cuối cùng
Con mắt của tình, của lương tâm anh đó.

Còn anh sống trái ngược với đời anh
Và ít ỏi một bàn tay phụ nữ
Một bờ vai, một đôi mắt buồn bã
Mà trong đời, anh phụ bạc bao lần!

Thì sự trừng phạt sẽ đến với anh
“Kẻ phụ tình!” – mưa vào anh sẽ đập
“Kẻ phụ tình!” – cành lá quất lên mặt
“Kẻ phụ tình!” – tiếng vọng giữa rừng xanh.

Anh trằn trọc, anh đau khổ, anh buồn
Và tất cả cho mình không tha thứ.
Nhưng chỉ bàn tay của người phụ nữ
Tha thứ cho anh, dù có phật lòng.

Và chỉ bờ vai mòn mỏi chờ trông
Tha thứ bây giờ và còn tha thứ nữa
Và chỉ có đôi mắt ai buồn bã
Tha thứ cho anh cả những thứ không nên…
1961


EM TO LỚN TRONG TÌNH

Em to lớn trong tình.
Em gan dạ.
Còn anh rụt rè sau mỗi bước chân.
Điều tồi tệ cho em anh chẳng làm
còn tốt đẹp chắc gì anh có thể.
Tất cả như trong rừng
anh cứ ngỡ
em dẫn anh đi không theo một lối mòn.
Trong hoa cỏ ngập đến tận thắt lưng.
Anh không hiểu hoa có tên gì vậy.
Không dùng được những thói quen ngày ấy.
Anh không biết rằng anh phải làm sao.
Em mỏi mệt.
Cần bàn tay trao nhau.
Và ngã vào trong lòng anh khi đó.
“Anh có thấy,
trời hôm nay xanh thế?
Và có nghe
chim hót ở trong rừng?
Nào anh yêu?
Nào anh?
Hãy bế em!”
Bế em đi đâu anh không biết?…
1953


KHI GƯƠNG MẶT CỦA EM XUẤT HIỆN

Khi gương mặt của em xuất hiện
trước cuộc đời rất nhàu nát của anh
khi đó, đầu tiên anh chỉ nghĩ rằng
những gì anh có, tất cả đều thiếu thốn.

Nhưng những cánh rừng, dòng sông và biển
gương mặt em đặc biệt chiếu sáng lên
màu sắc cuộc đời gương mặt hiến dâng
chỉ riêng anh thì không hề dâng hiến.

Anh sợ lắm, lúc này anh sợ lắm
sợ vầng đông không đợi sẽ tận cùng
tận cùng mở đầu, nước mắt, hân hoan
nhưng nỗi sợ không thể nào kìm nén.

Anh nhớ lại – chính cái điều khiếp đảm
là tình yêu. Và nỗi sợ nâng niu
dù anh không biết rằng phải chiều theo
và tình yêu canh chừng không cẩn thận.

Bằng nỗi sợ anh cầm lên chiếc nhẫn.
Khoảnh khắc này – anh biết – ngắn ngủi thôi
với anh biến mất màu sắc cuộc đời
khi gương mặt em trước anh xuất hiện…
1960


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 16
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga



  TƯỞNG NHỚ AKHMATOVA

Akhmatova là người của hai thời
Có vẻ như về nàng không nên khóc
Nàng đã sống, có vẻ không tin được
Lại không thể tin nàng đã qua đời.

Nàng ra đi, giống như một bài ca
Đi vào sâu thẳm của khu vườn tối
Nàng ra đi, có vẻ như mãi mãi
Từ Leningrad trở về Pê-téc-bua.

Nàng gắn chặt với cả hai thời gian
Giữa tâm điểm của sương và của bóng
Nếu Puskin là mặt trời, thì nàng
Trong thơ ca – sẽ mãi là đêm trắng.

Trên cái chết, bất tử, ngoài tất cả
Nàng đã nằm – có lẽ nói thế này:
Không phải trong hiện tại, mà trên nó
Nàng đã nằm giữa quá khứ, tương lai.

Và quá khứ bên quan tài im lặng
Không như của người sống hợp ý trời.
Bờm tóc bạc sáng sủa và kiêu hãnh
Lấp lánh từ những chíêc mũ lỗi thời.

Vâng, thời gian làm đổi thay đường nét
Những con người thời đó ở nước Nga
Nhưng đôi mắt họ – ánh sáng nhân từ –
Chẳng gió xoáy hay sương nào dập tắt.

Tương lai yếu đuối trên những đôi vai
Những cậu bé đi đến trường đã đốt
Ngọn lửa học trò trong từng đôi mắt
Những cuốn vở con nắm chặt trong tay.

Và những cô bé trong cặp của mình
Có lẽ mang nhật ký và danh mục
Họ vẫn thế – thiêng liêng và hạnh phúc
Vẫn ngây thơ như ngày ấy nữ sinh.

Sự sụp đổ toàn cầu, xin đừng để
Mất đi mối liên hệ của thời gian
Vì không thể hai nước Nga – điều giản đơn
Cũng như hai Akhmatova, không thể.


NHỮNG CON NGƯỜI

Người tẻ nhạt trên đời không hề có
Số phận như lịch sử những hành tinh.
Mỗi hành tinh có đặc điểm của mình
Và chẳng có hành tinh nào giống nó.

Nếu như ai đấy sống đời lặng lẽ
Với vẻ ít ai để ý của mình
Thì người này với những kẻ xung quanh
Hay ở cái không có gì đáng nhớ.

Mỗi con người bí ẩn và riêng lẻ.
Có trong đời một khoảnh khắc tuyệt vời.
Có một giờ phút khủng khiếp trong đời.
Nhưng chúng ta đều không ai biết rõ.

Và nếu con người trần gian từ giã
Bông tuyết đầu của người ấy đi theo
Trận đánh đầu tiên và nụ hôn đầu…
Con người này mang theo mình tất cả.

Chỉ còn lại những cây cầu, sách vở
Những máy móc và cả những bức tranh
Có nhiều thứ phải bỏ lại sau mình
Nhưng vẫn mất đi một điều gì đó.

Luật trò chơi không tiếc thương như thế
Không phải người, mà thế giới mất đi.
Ta nhớ người trần lầm lỗi thế kia
Nhưng sâu xa ta biết gì về họ?

Và cả bạn bè, cả anh em nữa?
Ta biết về người duy nhất của mình?
Và ngay người cha ruột thịt của mình
Ta biết hết, mà không hề biết rõ.

Người ra đi… không còn quay về nữa
Không hồi sinh những thế giới bí huyền.
Cứ mỗi lần tôi lại muốn kêu lên
Vì cuộc đời chỉ đi về một phía…


Anh đã hết yêu em

Anh đã hết yêu em… một kết cục tầm thường
Vô vị như cuộc đời, vô vị như cái chết
Anh làm cho đứt dây khúc tình cay nghiệt
Vờ vĩnh để làm chi – một nửa cây đàn!

Chỉ con chó không hiểu – nó què quặt, xù lông
Em và anh cứ vẽ vời để làm chi không biết.
Anh kéo về mình – nó kêu bên cửa nhà em thút thít
Còn em thả nó ra – nó rên ừ ừ bên cửa nhà anh.

Có lẽ sẽ cuồng điên rồi sẽ chạy loăng quăng
Con chó đa cảm đa sầu, mi quả là trẻ lắm
Nhưng ta không cho phép mình làm người đa cảm
Hễ tiếp tục đớn đau – sẽ kéo đến cuối cùng.

Làm người đa cảm không phải yếu hèn, mà tội lỗi
Khi lại vẫn mềm lòng thì lại vẫn hứa suông
Rên ư ử, khừ khừ rồi lại hình dung
Với tên gọi dại khờ rằng “Tình cứu rỗi”.

Cứu tình yêu là trong những ngày đầu tiên, với
“Không bao giờ!” của nhiệt huyết, “mãi mãi!” của trẻ con.
“Không cần hứa!” – tiếng những con tàu vang lên
“Không cần hứa!” – tiếng những dây diện thoại.

Cành chớm gãy và u ám giữa trời xanh
Cảnh báo cho ta, những con người ít học
Rằng lạc quan tràn đầy là do không hiểu biết
Rằng vô vọng mới là điều hy vọng đáng tin.

Nhân đạo hơn là làm người tỉnh táo và cân
Và hỏi kỹ trước khi đeo vào – đó là qui luật
Đừng hứa gì trời xanh, nhưng hãy trao dù chút đất
Không đến ngày xuống mồ, nhưng dù khoảnh khắc rất cần.

Nhân đạo hơn là đừng nói “em yêu…” khi yêu anh
Kẻo rồi thật nặng nề, từ những bờ môi ấy
Nghe những lời trống không, buồn cười, giả dối
Và nghe dối gian như cả thế giới hoang tàn.

Không cần hứa… Tình – là không thể thi hành
Gian dối để làm chi, cũng giống như vương miện
Ảo ảnh là hay, một khi ảo ảnh chưa tan biến
Nhân đạo hơn là đừng yêu, kẻo sau đấy – cuối cùng.

Con chó kêu rên đến rối loạn tâm thần
Đập cửa nhà anh, rồi bên cửa nhà em ư ử.
Vì đã hết yêu, anh không hề xin em tha thứ
Chỉ tha thứ cho anh vì một thuở đã yêu em.


Về những bản dịch

Bạn đừng sợ gì bản dịch tự do
Không gì tự do, nếu như yêu mến.
Nhưng nếu như nhạc của thơ làm hỏng
Thì bạn làm đứt đoạn cả ý thơ.

Tôi không khen vẻ khôn khéo dối lừa
Mà tôi khen những nhà thơ được phép
Có sự chính xác ngây thơ tội nghiệp
Và chi ly của sáng tạo thơ ca.

Đừng tự gò mình, những kẻ ngây thơ
Hãy để cho nhiều tự do và nhạc
Tôi đơn giản không tin vào bản dịch
Mà tôi chỉ tin ở những bài thơ.


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 17
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga




Afanasy Afanasievich Fet (tiếng Nga: Афанасий Афанасьевич Фет, họ thật là Shenshin, Fet là họ mẹ - tiếng Đức: Foeth – đọc là Phớt, 5 tháng 12 năm 1820 – 3 tháng 12 năm 1892) – nhà thơ Nga, một trong những nhà thơ lớn nhất của Nga thế kỉ XIX.

Cuộc đời:
Fet là con ngoài giá thú của địa chủ Afanasy Ivanovich Shenshin và Charlotta Foeth, một phụ nữ người Đức. Đến cuối đời ông mới giành được quyền lợi về tầng lớp xuất thân và họ thật nhưng trong thơ ca mãi mãi gọi là Fet. Sinh ở tỉnh Orlov, từ năm 1835 – 1837 học ở trường tư thục. Những năm 1838 – 1844 học Đại học Moskva. Năm 1840 in tập thơ đầu tiên, năm 1850 in tập thơ đầu tiên và bắt đầu được chú ý. Những năm 1845 – 1858 Fet phục vụ trong quân đội. Thời gian đóng quân ở Ukraina Fet yêu cô Maria Lazich, là một cô gái có học, xinh đẹp và tài năng. Maria Lazich yêu Fet đến quên mình nhưng hai người không đi đến hôn nhân vì Fet cảm thấy chưa đủ điều kiện để lập gia đình. Maria Lazich chết vì quần áo cháy do nến đốt. Người đời nói về vụ tử tử vì tình do sự “tính toán” của Fet. Thực hư không ai biết chính xác nhưng sau đó hình bóng Maria luôn xuất hiện trong thơ Fet. Năm 1857 Fet lấy vợ, là con gái của một người bạn. Sau khi giải ngũ, Fet mua được rất nhiều đất và trở thành một địa chủ giàu có. Fet mất ở Moskva, mai táng tại nghĩa trang dòng họ Shenshin ở Orlov.

Thơ ca:
Fet làm thơ từ thời trẻ cho đến những năm tháng cuối đời. Thơ của Fet thể hiện sự lẩn tránh đời thường để đi vào “vương quốc xán lạn của ước mơ”. Chủ đề chính của thơ Fet là tình yêu và thiên nhiên. Fet là một bậc thầy ngôn ngữ, đại diện tiêu biểu của trường phái “thơ tinh khiết”, cả đời tranh luận với Nicolay Nekrasov, người đại diện tiêu biểu của trường phái “thơ xã hội”. Đặc điểm của thơ Fet là nói về cái cốt lõi nhất, tránh những ám chỉ thừa. Dưới đây là một bài thơ tiêu biểu được nhiều người biết:

Шёпот, робкое дыханье,
Трели соловья.
Серебро и колыханье
Сонного ручья.
Свет ночной, ночные тени.
Тени без конца,
Ряд волшебных изменений
Милого лица,
В дымных тучках пурпур розы,
Отблеск янтаря,
И лобзания, и слёзы,
И заря, заря!..

Thì thầm, hơi thở nhẹ
Tiếng ngân của họa mi.
Ánh bạc, tiếng thầm thì
Của dòng sông ngái ngủ.
Ánh sáng đêm, bóng đêm.
Bóng không có tận cùng
Những đổi thay kỳ diệu
Của gương mặt thân thương.
Trong khói, hoa hồng nhung
Ánh sáng màu hổ phách
Nụ hôn và nước mắt
Và bình minh, bình minh!..


Cả bài thơ này không có một động từ nào cả. Tuy nhiên sự mô tả không gian chuyển tải sự vận động tự thân của thời gian. Fet có sự ảnh hưởng lớn đến các nhà thơ phái hình tượng, đặc biệt là Innokenty Annensky và Aleksandr Blok. Ngoài sáng tác, Fet còn dịch Goethe và nhiều nhà thơ La Mã cổ đại.


ANRUF AN DIE GELIEBTE BETHOVEN

Em hãy tin sự thừa nhận đau buồn
Dù một lần, nghe hồn anh năn nỉ
Anh đứng trước em – hình hài tuyệt mĩ
Sức mạnh nào trong hơi thở trào dâng.

Trước ngày xa em, anh bắt gặp bóng hình
Tràn ngập hồn anh, đắm say, ngây ngất
Không có em, anh rã rời muốn chết
Anh quí nỗi buồn như hạnh phúc của anh.

Gọi tên em, dù chết, anh sẵn sàng
Em đứng trước mặt anh như thần thánh
Trong nỗi buồn của mình, anh vui sướng
Với vẻ đẹp tuyệt vời anh nhìn thấu vinh quang.


HẠNH PHÚC BIẾT BAO

Hạnh phúc biết bao: đêm, và ta hai đứa!
Dòng sông như gương phản chiếu những vì sao
Em hãy nhìn kia, hãy ngẩng cao đầu
Trời trên đầu ta sạch sẽ và sâu thế!

Cứ gọi anh là điên, gọi là điên
Hay thế nào… lúc này anh mất trí
Và trong tim cảm thấy cơn đau tình
Rằng không thể lặng im, anh không thể.

Anh đau, anh yêu, nhưng yêu và đau khổ
Anh chẳng giấu đam mê, em hãy hiểu cho anh
Và anh muốn nói rằng anh yêu em –
Yêu em, một mình em, anh yêu và muốn có!


VƯƠNG MIỆN TRAO AI

Vương miện trao ai: cho nữ thần sắc đẹp
Hay cho gương phản chiếu bóng hình nàng
Nhà thơ bối rối khi em kinh ngạc
Rằng sự hình dung giàu có gấp nhiều lần.

Không phải anh, mà trần gian giàu có
Trong cát bụi trần, đời cứ thế nhân lên
Rằng chỉ một ánh mắt nhìn của em
Nói lại điều này thì nhà thơ không thể.


NHƯ ĐÊM KHÔNG MÂY

Như đêm không mây, rất rõ rành
Như những ngôi sao không tắt
Đôi mắt của em cháy lên
Niềm hạnh phúc bí huyền, ẩn ước.

Cho tất cả, bằng ánh sáng vô tình
Xa hay gần đều toả sáng
ánh lên vẻ hạnh phúc bí ẩn
Cho con người, vách đá, cho thú và chim.

Chỉ mình anh, nữ hoàng trẻ trung
Không cho yên, không cho hạnh phúc
Và trong tim, như con chim trong ngục
Một bài ca không cánh, khổ vô cùng.


CHỈ CẦN TRỜI HƠI TỐI MỘT CHÚT THÔI

Chỉ cần trời hơi tối một chút thôi
Là anh chờ, ngóng chừng chuông rung động
Đến với anh, con mèo của anh ơi
Đến với anh trong buổi chiều thanh vắng.

Anh thổi tắt những ngọn nến trước gương
ánh sáng và hơi ấm từ lò sưởi
Sẽ nghe những lời vui vẻ, dễ thương
Để cho cõi lòng anh tê tái lại.

Anh sẽ nghe những giấc mộng ấu thơ
Nơi tất cả đều ánh lên phía trước
Cứ mỗi lần như thế những ước mơ
Lại sôi lên dạt dào trong lồng ngực.

Đến sáng ngày bằng bàn tay cẩn thận
Anh vân vê, thắt lại chiếc khăn tay
Rồi dọc tường, ánh trăng còn chiếu sáng
Anh tiễn em ra đến tận cổng ngoài.
1856.


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 18
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga




Gamzatov, Rasul (1923-2003)
(Xem: 500 bài thơ Rasul Gamzatov)

************************





Zinaida Nikolaevna Gippius (tiếng Nga: Зинаида Николаевна Гиппиус, 8 tháng 11 năm 1869 – 9 tháng 9 năm 1945) là nữ nhà thơ, nhà văn Nga, vợ của nhà thơ Dmitriy Sergeyevich Merezhkovsky.

Tiểu sử:
Zinaida Nikolaevna Gippius sinh ở Belev, tỉnh Tula trong gia đình một luật sư gốc Đức. Gippus không học trường Đại học nào, mặc dù thời trẻ là một cô gái rất thông minh. Năm 1889 lấy chồng – là nhà thơ, nhà văn, nhà triết học Merezhkovsky và theo chồng về Sankt-Peterburg. Hai người sống với nhau, theo lời của Gippus, suốt 52 năm không một ngày xa nhau.

Bắt đầu in thơ năm 1888 ở tạp chí Северном вестнике (Người đưa tin phương bắc). Gippus là một gương mặt tiêu biểu của trường phái ấn tượng. Năm 1900 cùng chồng và một số nhà thơ thành lập “Hội Triết học và Tôn giáo” ở Sankt-Peterburg. Tuyển tập thơ 1889 – 1903 (xuất bản năm 1904) trở thành một sự kiện của thơ ca Nga đương thời. Nhà thơ Innokentiy Annensky gọi tác phẩm của Gippus là “tất cả lịch sử 15 năm của thơ hiện đại”. Ngoài thơ, Gippus còn nổi tiếng là nhà phê bình thường xuyên đăng bài trên các tạp chí nổi tiếng đương thời trong những năm từ 1899 – 1914. Tác phẩm Литературный дневник, (Nhật ký văn học, 1908) được đánh giá là một tác phẩm phê bình xuất sắc.

Gippus không thừa nhận Cách mạng tháng Mười. Điều này được phản ánh trong tập Последние стихи. 1914-1918 (Những bài thơ cuối cùng, 1918) và Петербургские дневники (Nhật ký Peterburg). Năm 1920 bà cùng chồng sang Ba Lan rồi sang Pháp. Những năm 1925 – 1940, Gippus thành lập hội Зеленая лампа (Ngọn đèn xanh), nhằm thống nhất các nhóm văn học Nga ở nước ngoài, tuy nhiên, hội này không có được sự thống nhất thường xuyên như người sáng lập mong muốn. Năm 1941, sau khi chồng mất Gippus tập trung những năm cuối đời viết tiểu sử của chồng nhưng dang dở dang thì bà mất ngày 9 tháng 9 năm 1945 ở Paris.

Tác phẩm:
*Собрание стихов. 1889 - 1903" (Москва, 1904),
*Собрание стихов. Кн. 2. 1903 - 1909" (Москва, 1910),
*Новые люди (Петербург, 1896; 1907),
*Зеркала (Петербург, 1898),
*Алый меч (Петербург, 1906)
*Маков цвет (1908; совместно с Д. С. Мережковским и Д. В. Философовым),
*Чёртова кукла (1911),
*Роман-царевич (1913),
*Зеленое кольцо (1916).
*Последние стихи. 1914-1918 (1918)
*Живые лица" (1925)
Các tuyển tập xuất bản ở Nga sau cải tổ:
*Гиппиус З. Пьесы. Л., 1990
*Гиппиус З. Живые лица, тт. 1-2. Тбилиси, 1991
*Гиппиус З. Сочинения. Ленинградское отд. Худож. лит. 1991
*Гиппиус З. Стихотворения. СПб, 1999
*Гиппиус З. Дневники, тт. 1-2. М., 1999
******************

Đơn vị đo lường

Luôn luôn thế, một điều gì không có
Và một điều gì đó cần nhiều hơn
Dường như có câu trả lời cho tất cả
Nhưng dù sao, thiếu âm tiết cuối cùng.

Liệu làm xong một điều gì – không phải thế
Không đúng lúc, không chắc chắn, tròng trành…
Và mỗi dấu hiệu đều không chung thủy
Và trong từng quyết định – vẫn sai lầm.

Mặt trăng uốn khúc, ngoằn ngoèo trong nước
Nhưng con đường vàng ánh và dối gian
Khắp mọi nơi đều có sự mất mát
Chỉ Thượng Đế có đơn vị đo lường.


Tình chỉ một

Chỉ một lần sôi lên ngầu bọt
Và con sóng tung lên
Con tim không thể sống bằng dối gian
Không hề có dối gian – tình chỉ một.

Ta đùa chơi hay là ta cáu gắt
Hay dối gian – nhưng tĩnh lặng trong tim
Ta không bao giờ thay đổi gì hơn:
Hồn chỉ một – và tình yêu chỉ một.

Rất đơn điệu, hoang vu như sa mạc
Tình mạnh mẽ nhờ đơn điệu mà thôi
Đi qua đời… trong cuộc đời rất dài
Tình chỉ một, và luôn luôn chỉ một.

Chỉ trong sự thủy chung – và vô cực
Chỉ trong sự thường xuyên – có độ sâu
Gần vĩnh hằng, và con đường tiếp theo
Sẽ càng rõ ràng hơn: tình chỉ một.

Ta trả giá cho tình bằng máu huyết
Tâm hồn thủy chung thì vẫn thủy chung
Và ta yêu chỉ bằng một mối tình
Tình chỉ một, chỉ một như cái chết.


Tiếng kêu

Tôi cảm thấy mệt nhoài vì kiệt sức
Và tâm hồn này trong máu bị thương
Chẳng lẽ cho ta không một chút tình
Chẳng lẽ Chúa Trời không hề thương xót?

Ta thi hành ý muốn rất nghiêm ngặt
Như bóng đêm, không dấu vết, lặng im
Bằng con đường nghiệt ngã, chẳng xót thương
Nhưng ta đi về đâu – không biết được.

Gánh nặng cuộc đời, gánh nặng cây thập ác
Càng đi xa, càng thấy nặng nề hơn…
Đang chờ ta – kết cục không rõ ràng
Ở những cánh cửa muôn đời đóng chặt.

Không hề ngạc nhiên và không than khóc
Ta làm điều mong muốn của Chúa Trời.
Ngài tạo ra ta thiếu hứng khởi tràn đầy
Tạo ra ta, nhưng yêu không thể được.

Và ta rơi xuống, đám đông bất lực
Bất lực và tin vào sự diệu kỳ
Như nắp mộ chí – từ trên cao kia
Những bầu trời mù quáng đang đè chặt.


Nếu

Nếu đèn tắt – thì tôi chẳng thấy gì.
Nếu người là thú – thì tôi căm ghét.
Nếu người tệ hơn thú – thì tôi giết đi.
Nếu không còn nước Nga – thì tôi chết.


Bất lực

Tôi nhìn biển bằng ánh mắt khao khát
Nhìn dải đất bao bọc ở trên bờ
Tôi đứng đây – trên trời, trên bờ vực
Không thể bay vào màu xanh ước mơ.

Tôi không biết, đứng lên hay phủ phục
Tôi không dám chết, nhưng sống cũng không…
Không thể cầu nguyện – dù Chúa rất gần
Tôi muốn tình yêu – nhưng không yêu được.

Tôi đưa bàn tay hướng về mặt trời
Và tôi nhìn thấy màn mây xám ngắt
Tôi cứ ngỡ mình hiểu ra sự thật
Nhưng dành cho sự thật chẳng có lời.


Tình yêu

Trong hồn tôi không còn chỗ cho đau khổ
Tâm hồn của tôi là tình.
Tình đập vỡ những mong ước của mình
Để hồi sinh những ước mong lần nữa.

Khởi thủy là Lời. Hãy đợi chờ Lời
Lời sẽ mở.
Điều gì đã làm xong – sẽ còn làm nữa
Bạn và Ngài – chỉ một mà thôi.

Ánh sáng cuối, cho tất cả mọi người
Dấu hiệu là chỉ một.
Hãy bước đi, dù ai cười, ai khóc
Hãy bước đi – hãy đi đến với Ngài.

Đến với Ngài trong giải thoát đất đai
Và sẽ có những điều kỳ lạ.
Và sẽ ở trong sự thống nhất tất cả -
Mặt đất và bầu trời.


Niềm vui

Những nghi ngờ làm phiền tôi bạn ạ
Đã từ lâu cảm tháy cái chết gần.
Trong nấm mồ mà tôi sẽ ngủ yên
Tôi biết rằng tối tăm và oi ả.

Nhưng tôi vẫn ở đây, cùng bạn đó
Trong hơi thở gió, trong ánh mặt trời
Tôi sẽ làm con sóng trên biển cả
Và đám mây bay lượn giữa bầu trời.

Tôi xa lạ với ngọt ngào trần thế
Và con tim, ngay cả với buồn thương
Như sao xa lạ hạnh phúc, vui mừng
Nhưng cho tôi bạn đừng thương xót nhé.

Tôi đợi lặng yên… hồn tôi mệt lử
Mẹ - thiên nhiên cất tiếng gọi tôi về
Thật nhẹ nhàng, gánh nặng đời yên ngủ
Bạn tôi ơi, chết sung sướng nhường kia!


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 19
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga


Apollon Aleksandrovich Grigoryev (Аполлон Александрович Григорьев, 20 tháng 7 năm 1822 - 25 tháng 9 năm 1864) là nhà thơ, nhà phê bình, dịch giả người Nga.

Tiểu sử:
Apollon Grigoryev sinh ở Moskva. Ông nội là một nông dân tỉnh lẻ lên Moskva làm công chức và phấn đấu lên tầng lớp quí tộc. Bố từng làm thư ký tòa thị chính thành phố. Apollon Grigoryev có được sự giáo dục tốt của gia đình, không cần học gymnazy (như trường phổ thông bây giờ) mà vào thẳng Đại học Moskva học khoa luật. Ông là người bảo vệ luận án tiến sĩ đầu tiên của khoa luật trường này. Những năm 1842-1843 làm việc ở thư viện trường, cuối năm 1843 làm thư ký Hội đồng Đại học Moskva, kết bạn với Fet, Polonsky, Solovyov. Họ thành lập nhóm văn học trong trường và thường xuyên đọc tác phẩm của mình trước công chúng.

Apollon Grigoryev bắt đầu in thơ từ năm 1843. Thời kỳ này ông viết nhiều thơ tình về một tình yêu không được đáp lại. Thất tình ông bỏ về Sankt-Peterburg làm việc 2 năm ở Nghị viện. Từ năm 1848 – 1857 ông dạy luật ở một số trường Đại học, năm 1850 tham gia tạp chí Москвитянин (Moskvityanin), trở thành nhà phê bình sân khấu nổi tiếng. Năm 1856 tạp chí này bị đóng cửa, ông được mời cộng tác với các tạp chí Русскую беседу vа Современник. Những năm 1852 – 1857 фng lại đau khổ vм một tмnh yкu khфng được đбp lại. Thời kỳ nаy фng viết được nhiều bаi thơ mа Aleksandr Blok gọi lа “những viкn ngọc của thơ trữ tмnh Nga”. Những năm 1857 – 1858 фng ra nước ngoаi, sống ở Phбp, Э. Trở về Nga, tiếp tục cộng tбc với cбc tờ tạp chн Время vа Эпоха do Mikhail Dostoevsky lаm chủ bъt. Thời kỳ nаy фng viết nhiều hồi kэ theo lời khuyкn của Mikhail Dostoevsky. Những năm cuối đời фng sống trong cảnh nợ nần vа nghiện rượu. Фng mất ở Sankt-Peterburg năm 1864.


************

Anh hành hạ, khổ sở vì nỗi buồn

Anh hành hạ, khổ sở vì nỗi buồn
Nhưng với em, thiên thần, anh chẳng nói
Không bao giờ em biết vì sao vậy
Anh lang thang, thơ thẩn giống người điên.

Có những phút giây mà những lời em
Mang lại cho anh một niềm hạnh phúc
Anh trao tất cả, những gì quí nhất
Đổi lấy bàn tay và ánh mắt nhìn.

Có những phút giây giận dữ điên cuồng
Và hằng đêm anh thở than nức nở
Có trời biết, anh xin làm tất cả
Chỉ để được nằm ở dưới chân em.

Có những phút giây, mà anh thấy không
Biết cách dìm nỗi cuồng điên khao khát…
Anh van em – cho dù em lạnh ngắt
Hãy thương anh và thương bản thân mình!


Gửi

“Anh có tin sự thật, có tin luật pháp
Anh hãy nói với em, chớ có đùa?
-“Em ơi, tình yêu là luật pháp
Còn sự thật, đó là
Anh yêu em, em yêu ạ”.

-“Nhưng mà những ước mơ cao cả
Anh có tin hay không?
-“Em ơi, em còn cao cả hơn
Cả ước mơ, và còn gì cao cả hơn vẻ đẹp?
Câu trả lời em tìm trong chính mình!”

-“Thế vào cái Thiện
Và tự do, anh có tin?”
-“Để làm gì, em yêu? Khi đó
Anh không hạnh phúc, không nô lệ
Của sắc đẹp, của tình”.

-“Thế tình yêu muôn thuở
Anh có tin không?
-“Em ơi! Con sóng là tình
Sóng và sóng có còn gặp nữa –
Chỉ có trời biết được thôi em!”

-“Nếu thế thì – anh hãy tin sự mê say
Anh hãy trao hết mình cho nó!”
-“Liệu em có biết anh tin sự mê say?
Nhưng mà anh giữ quyền cho lý trí
Và sẽ hạnh phúc gấp đôi!” 


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
04/03/2010 11:03 # 20
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: 108 nhà thơ Nga




Vera Mikhaylovna Inber (tiếng Nga: Ве́ра Миха́йловна И́нбер, 28 tháng 6 năm 1890 – 11 tháng 11 năm 1972) là nữ nhà văn, nhà thơ Nga.

Tiểu sử:
Vera Inber sinh ở Odessa (nay là Ukraina), bố là chủ một nhà xuất bản, mẹ là giáo viên dạy tiếng Nga. Học xong gymnazy, Vera Inber vào học khoa lịch sử và ngôn ngữ ở trường Đại học nữ Odessa. Bắt đầu in thơ từ năm 1910 ở các báo địa phương, sau đó in ở tạp chí Солнце России (1912). Từ 1910 đến 1914 sống ở Pháp và Thụy Sĩ, năm 1914 in tập thơ đầu tiên Печальное вино ở Paris. Trở về Odessa năm 1914 tiếp tục sáng tác thơ, viết kịch và thử sức trong lĩnh vực biểu diễn sân khấu. Năm 1917 in tập thơ thứ hai Горькая услада ở Petrograd. Năm 1922 bà chuyển về Moskva, cộng tác với các tờ tạp chí ОгонекКрасная нива. Nghề báo không cản trở bà in thơ thường xuyên: Цель и путь (1925), Мальчик с веснушками (1926), Сыну, которого нет (1927), Избранные стихи (1933). Thời kỳ Thế chiến II bà sống ở thành phố Leningrad bị bao vây. Trường ca Пулковский меридиан (1941-1943) của bà sáng tác trong thời kỳ này được tặng giải thưởng Stalin (giải thưởng Nhà nước) năm 1946. Bà cũng là tác giả của các cuốn sách Душа Ленинграда, О ленинградских детях, О Ленинграде, được viết trong thời kỳ này.

Những năm sau chiến tranh bà tiếp tục làm thơ, viết văn và dịch thơ Taras Shevchenko, Paul Eluard, Sándor Petőfi ra tiếng Nga. Những năm cuối đời bà vào Hội Nhà văn và tham gia ban biên tập của tạp chí Знамя. Vera Inber mất ở Moskva năm 1972.

Tác phẩm:
*Сборник стихов «Печальное вино» (1914)
*Сборник стихов «Горькая услада» (1917)
*Сборник стихов «Бренные слова» (1922)
*Сборник стихов «Цель и путь» (1925)
*Рассказы «Уравнение с одним неизвестным» (1926)
*Сборник стихов «Мальчик с веснушками» (1926)
*Рассказы «Ловец комет» (1927)
*Сборник стихов «Сыну, которого нет» (1927)
*Сборник стихов «Избранные стихи» (1933)
*Путевые записки «Америка в Париже» (1928)
*Автобиография «Место под солнцем» (1928)
*Сборник стихов «Вполголоса» (1932)
*Комедия в стихах «Союз матерей» (1938)
*Поэма «Путевой дневник» (1939)
*Поэма «Овидий» (1939)
*Поэма «Весна в Самарканде» (1940)
*Сборник стихов «Душа Ленинграда» (1942)
*Поэма «Пулковский меридиан» (1943)
*Дневник «Почти три года» (1946)
*Очерки «Три недели в Иране» (1946)
*Сборник стихов «Путь воды» (1951)
*Книга «Как я была маленькая» (1954)
*Статьи «Вдохновение и мастерство» (1957)
*«Апрель» (1960)
*Сборник стихов «Книга и сердце» (1961)
*Книга «Страницы дней перебирая» (1967)
*Сборник стихов «Анкета времени» (1971)

Tất cả dưới sao trời

Tất cả dưới sao trời
Chờ đến lượt.
Và thời tan của tuyết
Sẽ đến nơi.
Và mây đen lên đá granit
Sẽ rót nỗi buồn.
Và ánh trăng mạ bạc
Lên bụi hạnh nhân.
Và nước sẽ có mùi hương
Và tiếng vỗ bờ sẽ khác.
Và em ra đi, như mọi lúc
Vào mùa xuân.
Và hai chúng mình giã biệt
Anh yêu của em
Và liệu ta có còn
Gặp lại nhau không biết?


Một tình yêu

Tôi quên hết: ánh mắt và dáng đi
Mái tóc, nụ cười, trước khi đi ngủ
Nhưng dù sao, còn đấy, một tình yêu
Giống như bông lúa.

Nhưng dù sao tôi cúi xuống. Kẻ qua đường
Đi cho nhanh, và đừng quay trở lại
Một tình yêu không thể nào quên
Trong tôi còn đấy.


  Người chiến thắng

Tuyết, đường xấu, bụi nóng, khô hanh
Trận đánh, bãi mìn và gió kẽm
Trong quân phục của mình, em đã nếm
Em, người lính trở về từ chiến tranh.

Em theo nhà máy về miền Ural
Bỏ ngôi nhà, chưa mọt lần khóc lóc
Bàn tay phụ nữ làm ngạc nhiên sắt thép
Nhưng mà qui phục, tuy nhiên.

Ta là người chiến thắng. Tiếng súng đã im
Đã qua thời kỳ chiến tranh khó nhọc
Em nhớ lại, qua nghề của đàn ông
Nhưng phụ nữ là em, trước hết.

Ngày tháng ba. Một giọt nước màu xanh
Rơi lên mái nhà, xuyên qua khe hở.
Phòng lặng lẽ. Một chiếc nôi bên tường
Trên cốc nước màu trắng từ hoa quả.

Đứa bé nằm ngủ ôm chiếc gối mềm
Mặt trời dịu dàng xuyên vào mái tóc.
Em giơ tay, thì thầm: “Xin lặng yên
Kẻo bé con thức giấc”.
1946
 


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024