Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/01/2014 07:01 # 1
sat_thu_nikita
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 88/90 (98%)
Kĩ năng: 29/50 (58%)
Ngày gia nhập: 27/09/2011
Bài gởi: 448
Được cảm ơn: 129
KIỂM SOÁT VIỆC TIÊU THỤ ĐƯỜNG


KIỂM SOÁT VIỆC TIÊU THỤ ĐƯỜNG
Tại Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong 10 năm qua có xu hướng gia tăng. Một nghiên cứu của bệnh viện Nội Tiết Trung Ương vào năm 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh từ 2,7% (năm 2001) lên 5% (năm 2008), trong đó có tới 65% người bị bệnh không biết mình đang mắc bệnh, đến khi phát hiện bệnh thì chi phí điều trị cũng khá cao, vì đái tháo đường phải điều trị suốt đời.
 
Cách tốt nhất để phát hiện bệnh đái tháo đường là thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu. Với người bình thường, chỉ số đường huyết lúc đói có giá trị từ 4 - 6 mmol/l. Sau khi ăn từ 1 - 2 giờ, chỉ số này dao động trong khoảng 5 - 7 mmol/l. Với người bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường), chỉ số đường huyết sẽ vượt qua các giá trị trên.
 
Bệnh đái tháo đường khi mắc phải sẽ gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng như: các bệnh về tim mạch, giảm thị lực dẫn đến mù mắt, viêm nhiễm chân tay, tăng nguy cơ ung thư... Các biến chứng của bệnh thường bắt đầu âm thầm, đến lúc có triệu chứng thì đã quá muộn. Do đó, việc phòng ngừa các biến chứng phải áp dụng ngay sau lần khám bệnh đầu tiên, bạn nên chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống và vận động như: giảm cân, ăn ít chất béo, nhiều chất xơ từ rau quả, tập thể dục thể thao...
 
Theo các nghiên cứu khoa học trên thế giới, việc sử dụng đường trong ăn uống với số lượng lớn và thường xuyên sẽ gây ra những vấn đề bất lợi cho sức khỏe như nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và tim mạch...
 
Kiểm soát việc tiêu thụ đường
Dưới đây là những cách hạn chế tiêu thụ đường rất đơn giản và hiệu quả.
 
Không thêm đường vào thức ăn
 
Không thêm đường khi chế biến thức ăn cũng như các loại thức uống như cà phê, trà, nước ép trái cây…Đây cách làm dễ dàng và đơn giản nhất để giảm thiểu khối lượng đường mà bạn ăn mỗi ngày.
 
Hạn chế uống nước giải khát đóng hộp
 
Đa phần các loại thức uống giải khát đóng hộp như nước ngọt, nước tăng lực, sô đa và nước trái cây… đều có chứa một khối lượng lớn đường ở bên trong. Do vậy, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thức uống đóng hộp này. Thay vào đó, bạn nên uống các loại nước ép trái cây nguyên chất để hạn chế tiêu thụ đường ở mức thấp nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống các loại trà thảo dược như trà xanh, trà đen, trà cam, trà đào…vì những loại thức uống này có vị ngọt thanh tự nhiên và chứa nhiều chất chống ôxy hóa có lợi cho sức khỏe.
 
Tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều đường
 
Bánh quy, bánh ngọt, bánh rán, kẹo… là những loại thực phẩm chứa nhiều đường không có lợi cho sức khỏe. Do đó, bạn không nên dự trữ nhiều loại thực phẩm này ở trong nhà để tránh việc bạn cứ vô tư ăn mà không để ý đến lượng đường trong chúng. Thay vì mua những gói bánh kẹo to hãy mua những gói nhỏ hơn để ăn ít hơn và do đó lượng đường vào cơ thể bạn cũng giảm đi. Dần dần, bạn có thể bỏ hẳn thói quen ăn bánh kẹo này hoặc chỉ thỉnh thoảng mới ăn một vài cái.
 
Đọc kĩ thành phần dinh dưỡng
 
Để hạn chế việc vô tình nạp đường vào cơ thể, cách tốt nhất là trước khi chọn mua một loại thực phẩm nào đó, bạn hãy đọc kĩ thành phần dinh dưỡng được in trên bao bì sản phẩm để nắm rõ được lượng đường có trong đó.

(Nguồn suckhoevang24h.vn)




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024