Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/08/2013 12:08 # 1
k15cmu
Cấp độ: 23 - Kỹ năng: 24

Kinh nghiệm: 104/230 (45%)
Kĩ năng: 207/240 (86%)
Ngày gia nhập: 05/01/2010
Bài gởi: 2625
Được cảm ơn: 2967
Công nghệ mạng tích cực và ứng dụng trong việc giải quyết bài toán tác nghiệp quản lý sản xuất chương trình truyền hình


Thạc sỹ: Công nghệ mạng tích cực và ứng dụng trong việc giải quyết bài toán tác nghiệp quản lý sản xuất chương trình truyền hình
Nội dung:
Phần mở đầu
Mạng tích cực [7, 8, 10] là hướng tiếp cận mới mang tính sáng tạo trong việc xây dựng các kiến trúc mạng. Trong hướng tiếp cận này, các thiết bị dẫn đường và thiết bị chuyển mạch trên mạng có thể thực hiện một số tính toán trên các thông điệp được truyền qua chúng. Hướng tiếp cận mạng tích cực có thể thực hiện được do (i) việc các ứng dụng người dùng hiện nay cho phép thực hiện các tính toán trên các nút mạng và (ii) sự phát triển công nghệ mã di chú cho phép sửa đổi động các dịch vụ mạng.
Bắt đầu luận văn, chúng tôi trình bày tổng quan một số hướng tiếp cận mạng tích cực [7,http://www.securityưforum.comhttp://www.cs.utah.edu/flux/janos/].
Thông qua việc khảo sát các vấn đề đang được giải quyết và các vấn đề mới đặt ra trong quá trình nghiên cứu về mạng tích cực, chúng tôi định hướng tới việc đề xuất giải pháp cho một số vấn đề đang được nhiều nhà nghiên cứu về mạng tích cực quan tâm đến. Một số nội dung đề xuất trong luận văn này đã được chúng tôi trao đổi, chia xẻ cùng với các nhà nghiên cứu khác (George Carlin, Mongrel .) trên thế giới trong nhóm tin http://www.securityưforum.com. Phương pháp nghiên cứu chính của luận văn là (i) khảo sát các bài báo khoa học được xuất bản trong một vài năm gần đây về mạng tích cực, (ii) tham gia các nhóm tin trao đổi ý kiến với các tác giả của một số bài báo, để từ đó (iii) đề xuất một số cải tiến cho các mô hình đã và đang được xây dựng. Nội dung của luận văn bao gồm (i) Phần mở đầu, (ii) Bốn (4) chương nội dung, (iii) Phần kết luận (iv) cuối cùng là phần tài liệu tham khảo. Nội dung chính của các chương như sau:
Chương một "Giới thiệu mạng tích cực" cung cấp một cái nhìn bao quát về các hoạt động nghiên cứu mạng tích cực đang diễn ra trên thế giới, mô tả tác dụng của mạng tích cực tới việc tăng tốc quá trình đổi mới kiến trúc mạng và việc những ứng dụng mới có thể được xây dựng dựa trên đó. Phần cuối cùng của chương mô tả những tìm hiểu, khảo sát về các công việc, các hướng nghiên cứu của các nhóm nghiên cứu mạng tích cực, để từ đó lựa chọn vấn đề và định hướng việc giải quyết vấn đề đó.

Chương hai "Kiến trúc mạng tích cực và bộ công cụ ANTS" trình bày về kiến trúc mạng tích cực được xây dựng ban đầu bởi bộ quốc phòng Mỹ; Các thành phần cơ bản của bộ công cụ ANTS (Active Network Transport Toolkit), việc cài
đặt các phương thức trong bộ công cụ và phân tích khả năng của bộ công cụ ANTS trong việc xây dựng các ứng dụng.
Chương ba "An toàn thông tin trên mạng và việc xây dựng mô hình an toàn cho mạng tích cực". Chương này tập trung vào việc phân tích vấn đề an toàn trong mạng tích cực nhằm đề xuất việc xây dựng một kiến trúc an toàn cho cách tiếp cận mạng tích cực như một mô hình tham chiếu cho việc xây dựng một mạng tích cực an toàn. Phần đầu của chương sẽ đi sâu phân tích vấn đề (giải pháp giải quyết bài toán và những vấn đề liên quan) an toàn trong liên mạng máy tính nói chung với một số ví dụ dẫn chứng trong mạng Internet. Tiếp đó, chúng tôi phân tích mạng tích cực và những cơ chế có thể gây ra những vấn đề liên quan đến an toàn thông tin. Phần cuối sẽ trình bày đề xuất của luận văn về phương thức xây dựng kiến trúc an toàn dựa trên mô hình xoắn ốc và một kiến trúc an toàn cho cách tiếp cận mạng tích cực có thể được sử dụng làm mô hình tham chiếu cho việc xây dựng mạng tích cực an toàn. Chúng tôi đã trình bày quan điểm về vấn đề về an toàn mạng (security problem or issue) trên trang www.securityưforum.com và nhận được nhiều ý kiến đồng tình của những người tham gia diễn đàn như George Carlin, Mongrel .
Chương bốn "ứng dụng công nghệ mạng tích cực trong việc xây dựng hệ thống tác nghiệp quản lý việc sản xuát chương trình truyền hình" sử dụng những công nghệ mạng tích cực và mô hình an toàn thông tin đã trình bày trong
các chương trước để đưa ra một đề xuất cho việc xử lý hai vấn đề mấu chốt trong hệ thống tác nghiệp quản lý việc sản xuất chương trình truyền hình là truyền thông hình ảnh và xác thực người sử dụng. Đây là một trong những hệ thống quan trọng nhất trong các hệ thống tác nghiệp của Đài truyền hình Việt Nam đã được nêu ra trong “Kế hoạch tổng thể về phát triển công nghệ thông tin của ngành truyền hình Việt Nam giai đoạn 1996ư2000” và nêu lại trong [1 ư “Đề án tin học hoá cải cách hành chính Đài truyền hình Việt Nam giai đoạn 2001ư2005”]. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, dự án xây dựng hệ thống tác nghiệp quản lý việc sản xuất chương trình truyền hình vẫn chưa được thực hiện vì nhiều lý do trong đó có lý do công nghệ. Chúng tôi đã lựa chọn và đề xuất một số công nghệ sử dụng mạng tích cực để giải quyết vấn đề của hệ thống trên, từ đó có thể làm tiền đề cho việc xây dựng hệ thống trong tương lai. Các trao đổi của chúng tôi tại http://www.cs.utah.edu/flux/janos/ tập trung vào giải quyết các vấn đề về công nghệ trong việc cài đặt và sử dụng các công cụ để xây dựng các ứng dụng mạng tích cực đã được trình bày ở đây.
Cuối mỗi chương là phần kết luận chương tóm tắt những nội dung chính yếu được trình bày trong chương. Phần kết luận của luận văn tổng kết những nội dung đạt được của luận văn và định hướng việc phát triển tiếp theo của các nội dung trong luận văn đặc biệt là giải quyết vấn đề công nghệ cho bài toán “Xây dựng hệ thống tác nghiệp quản lý việc sản xuát chương trình truyền hình”. Đây là một bài toán thực tế đang cần được giải quyết, mục tiêu chính của tác giả là phát triển những đề xuất trong luận văn thành một dự án khả thi và cài đặt tại Đài Truyền Hình Việt Nam.

Link download:



Thông tin liên hệ:
Cần hỗ trợ trực tuyến (skype): Phong.D.NGUYEN
Nick yahoo: conspeed_dark1991
Email: herodark191@gmail.com

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024