Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/09/2011 19:09 # 1
linhkute92
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 19/20 (95%)
Kĩ năng: 9/20 (45%)
Ngày gia nhập: 03/03/2011
Bài gởi: 29
Được cảm ơn: 19
Vì sao Hollywood không có phim “bom tấn” về bóng đá?


Ở Hollywood, người ta có thể tạo ra những siêu phẩm màn bạc về bất cứ đề tài nào. Vậy mà, chưa có nổi một phim “bom tấn” về bóng đá ra đời ở đó...
Truy cập để biết thêm về  12BET, M88, M88BET các bạn nhé
Phim bóng đá không nhiều
Hơn nửa thế kỷ sau khi xảy ra thảm họa nổi tiếng nhất trong lịch sử bóng đá thế giới, tai nạn hàng không làm thiệt mạng 8 cầu thủ Manchester United tại Munich vào năm 1958 mới xuất hiện lần đầu tiên trên màn bạc. Phim do kênh truyền hình BBC trình chiếu cách đây vài tháng. Diễn viên David Tennant đóng vai HLV phó Jimmy Murphy, còn Dougray Scott thì thủ vai Matt Busby. Điểm đặc biệt về bộ phim mang tên “United” này là người ta cố gắng thể hiện mọi chi tiết sao cho giống với sự thật đến mức tối đa có thể.

Chuyện Manchester United gặp nạn tại Munich khi đang trên đường trở về từ một trận đấu thuộc cúp C1 châu Âu mùa bóng 1957/58, không ai không biết. Các thế hệ CĐV bóng đá cũng đều biết rõ Manchester United vươn lên từ đống tro tàn ra sao, trở thành CLB Anh đầu tiên đoạt cúp C1 châu Âu vào năm 1968 như thế nào… Chỉ có một điều ít biết: vì sao “thảm họa Munich” của M.U nổi tiếng như vậy mà hơn 50 năm qua, không có bất kỳ một cuốn phim hay vở kịch nào lấy sự kiện ấy làm đề tài? Chính đạo diễn James Strong nói rằng ông lấy làm lạ trước vấn đề này.

Không riêng gì thảm họa Munich, bóng đá thế giới còn có hàng trăm sự kiện đặc biệt đáng nhớ khác. Vậy mà xưa nay, chẳng thấy vụ nào được đưa lên phim một cách đình đám.

Mà cũng chẳng cần phải có những chuyện đã xảy ra thật. Bóng đá nói chung đã là cả một kho đề tài vĩ đại. Nó chứa đựng không biết bao nhiêu cảm xúc. Bóng đá cũng chẳng khác gì cuộc sống. Sách “best-seller” viết về bóng đá xưa nay có đến hàng trăm quyển. Từ các nghệ sĩ vĩ đại trong âm nhạc như Sir Elton John hoặc Freddy Mercury đến những tên tuổi lớn trên chính trường như Silvio Berlusconi, xem ra lĩnh vực nào cũng đều có thể kết hợp “ngon lành” với bóng đá. Bây giờ, người ta còn nói bóng đá là thương mại, là chính trị, là đủ mọi chuyện trên đời. Duy có điện ảnh là thứ mà bóng đá gần như không thể kết hợp. Nói chính xác là những câu chuyện bóng đá thường rất khó chuyển tải thành những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng, theo quan điểm của Hollywood.

Và xa lạ với Hollywood
Nói cho đúng hơn thì cũng đã có đến hàng trăm (hoặc hàng ngàn, không biết chừng) bộ phim nói về bóng đá. Chỉ có điều, đa số là những tác phẩm tồi. Có thể khẳng định: mối duyên giữa bóng đá và điện ảnh là một trong những mối lương duyên… vô duyên nhất trên đời!

Tác phẩm “United” nêu trên được biết đến chẳng qua vì nó được chiếu trên kênh truyền hình của BBC. Còn trên màn bạc, ngay cả các đạo diễn của kinh đô điện ảnh Hollywood cũng chẳng làm nổi được một bộ phim về bóng đá đáng gọi là “bom tấn”. Phim ăn khách nhất về bóng đá cho đến lúc này là “Bend it likes Beckham” cũng chỉ thu về được hơn 20 triệu USD tiền lãi. Không lớn, thậm chí có thể nói là quá ít, nếu so với những bộ phim nổi tiếng về chiến tranh, mafia hay cao bồi của Hollywood.

Poster của “United”, phim đầu tiên về vụ tai nạn thảm khốc của M.U năm 1958

Đáng kể hơn, những bộ phim mà đạo diễn cố mời những siêu sao bóng đá vào vai thì rất dễ trở thành thảm họa. Cách đây hai thập kỷ, đạo diễn nổi tiếng John Huston từng cho ra đời bộ phim về bóng đá với tựa đề “Escape To Victory” (1981) trong đó ngoài các ngôi sao điện ảnh như Michael Caine, Silvester Stallone, Max von Sydow, còn có sự tham gia của những huyền thoại túc cầu như Pele, Bobby Moore, Osvaldo Ardiles, Kazimierz Deyna, Paul Van Himst. Rút cuộc, bộ phim bị đánh giá rất thấp cả về bóng đá lẫn điện ảnh. Trong số những bộ phim làm nên tên tuổi của John Huston, chắc chắn người ta không dám kể ra “Escape To Victory”, vì sợ… ông buồn. Mà John Huston đâu phải đạo diễn hạng xoàng. Ông đã 2 lần giật giải Oscar, mãi đến 79 tuổi vẫn còn được đề cử Oscar.

Ngoài “Escape To Victory”, Pele còn xuất hiện trong “Hotshot” (1987). Những ai từng hâm mộ George Best thì có thể gặp lại ngôi sao này trong “Yesterday’s Hero” (1979). Với ca sĩ nổi tiếng người TBN Julio Iglesias, một số người biết ông từng là thủ môn của Real Madrid, nhưng rất ít ai biết Julio Iglesias từng chơi bóng… trên màn bạc. Đấy là phim buồn “Life Goes On The Same” (1969). Rất ít người biết thì càng tốt, nhưng tốt nhất là đừng ai biết đến phim này.

Điểm chung của tất cả những phim vừa nêu là rất xoàng. Ngược lại, tìm ra một phim xem được liên quan đến môn thể thao vua, đặc biệt các phim do Hollywood sản xuất, lại khó như mò kim đáy biển. Hãy hỏi Phil Crossley. Nhân vật này có 2 phẩm chất đủ để nói một cách tự tin về mối duyên giữa bóng đá và điện ảnh. Thứ nhất, ông là CĐV trung thành của Blackburn Rovers, có thể giải thích đến nơi đến chốn vì sao NHM phải đứng bật dậy vỗ tay tiễn biệt khi Blackburn rớt hạng ở Premiership hồi năm 1999. Thứ hai, ông là nhà nghiên cứu ở Học viện Điện ảnh Anh (British Film Institute).

Crossley đã xem khoảng 500 phim liên quan đến bóng đá, thuộc đủ mọi thể loại. Xem nhiều như thế, với mục đích nghiên cứu hẳn hoi (nghĩa là phải xem rất kỹ), nhưng Crossley hầu như chẳng tìm được phim nào đáng khen.

Vì sao như thế?
Sở dĩ bóng đá và Hollywood không thể kết hợp thành công trước tiên là vì thực tế đáng buồn: hầu hết diễn viên giỏi đều không giỏi chơi bóng đá (dù chỉ bàn về đẳng cấp nghiệp dư). Ngược lại, ngôi sao bóng đá không thể diễn xuất như một nghệ sĩ trung bình. Vấn đề không chỉ là các ngôi sao điện ảnh phải đá quả bóng sao cho giống như cầu thủ chuyên nghiệp. Phải hiểu về bóng đá, biết cách thưởng thức bóng đá sao cho trùng khớp với dân mê bóng đá đích thực nữa.

Ở một mức độ cao hơn, các tình huống hay nhất trong môn bóng đá đều là các tình huống hầu như không bao giờ lặp lại (do vậy, bóng đá mới hay). Đấy có thể là kịch tính cao độ từ một cú sút trúng xà ngang, khi dội xuống mặt cỏ lại trúng vạch vôi. Đấy có thể là một thoáng gian lận xuất thần như pha bóng “Bàn tay của Chúa”, nếu không chiếu đi chiếu lại hoặc không có ảnh chụp để chứng minh thì chẳng ai dám khẳng định là Diego Maradona dùng tay ghi bàn. Về mặt bản chất: những tình huống như thế là hay, là đáng nhớ, vì người ta dù có muốn cũng không lặp lại được, hoặc nếu muốn diễn lại (như chuyện đóng phim chẳng hạn), cũng chẳng bao giờ còn nét tự nhiên. Trên nguyên tắc, điện ảnh không giải quyết được một vấn đề quá lớn là làm sao tạo ra được những hình ảnh có thể xảy ra thật trên sân. Người ta đành phải lồng hình ảnh bóng đá thật vào phim là vì rắc rối này. Nhưng như thế là hạ sách. Quá hạ sách!

Phim về bóng đá mà lại không thể hiện được những hình ảnh “đúng chất bóng đá” thì còn nói làm gì nữa. Phải thất bại thôi. Những vấn đề khác, như cốt truyện, nội dung mà Hollywood nói về bóng đá thường… quá tầm thường. Một bé gái trốn sự ngăn cấm của gia đình để giải quyết niềm đam mê bóng đá, tù binh chiến tranh nhân cơ hội có trận bóng đá quan trọng trong tù để tìm cách vượt ngục, một cầu thủ giỏi từ chối hợp đồng bộn bạc, tiếp tục gắn bó với đội bóng nhỏ của mình để được ở gần người yêu… Đại khái chỉ là những chuyện như thế. Cũng vì cái hay trong môn bóng đá không phải là cái hay có thể viết lên thành truyện, dựng thành phim, như cái hay của chiến tranh, của lịch sử miền Viễn Tây, của mafia… 
Nguồn: Cát Phương - Bongdaplus »



M88 - Khẳng định đẳng cấp phái mạnh...
hơn phái yếu được bao nhiêu

 
16/09/2011 20:09 # 2
Sky Stalker
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 35/50 (70%)
Kĩ năng: 28/60 (47%)
Ngày gia nhập: 22/09/2010
Bài gởi: 135
Được cảm ơn: 178
Phản hồi: Vì sao Hollywood không có phim “bom tấn” về bóng đá?


Tự thân bóng đá đã là "bom tấn" rồi. Thừa hơi đi làm lại bom tấn à?  


Phong bì đâu mà xin chữ ký?
xnano.net

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024