Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/09/2011 23:09 # 1
s2_kiss
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 18/50 (36%)
Kĩ năng: 10/50 (20%)
Ngày gia nhập: 23/07/2011
Bài gởi: 118
Được cảm ơn: 110
Bí quyết kinh doanh tại Việt Nam


Bí quyết kinh doanh tại Việt Nam

Sau đây là những chỉ dẫn thực tế khi kinh doanh tại Việt Nam Kinh doanh tại các nước chưa phát triển hoặc đang phát triển thường gặp nhiều rủi ro. Nhưng trên thực tế thì kinh doanh ở nơi đâu cũng có thể gặp rủi ro, ngay cả ở các nước phát triển. Sau đây là một số lưu ý mà bạn có thể áp dụng khi kinh doanh tại các nước chưa phát triển hoặc đang phát triển tại khu vực châu Á cũng như tại Việt Nam:

1. Đừng phí thời gian và tiền bạc để tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam nếu bạn chưa có kinh nghiệm kinh doanh ở một hoặc một số quốc gia Đông Nam Á khác hoặc bạn không có đối tác nước ngoài.

2. Đừng mặc định là kinh doanh tại Việt Nam cũng giống như kinh doanh tại bất cứ quốc gia Đông Nam Á nào khác.

3. Nếu bạn thuê một người hỗ trợ bạn kinh doanh tại Việt Nam thì phải chắc chắn rằng đây là một người đáng tin và chứng minh được họ có những mối quan hệ hữu ích mà bạn cần. Phải nêu đầy đủ các điều khoản lao động trong hợp đồng trước khi người lao động làm việc cho bạn, để tránh trường hợp khi hết hạn hợp đồng, công việc họ làm bị trễ nải, làm việc không đúng thời hạn, không đạt yêu cầu…

4. Đừng trả lương theo cam kết mà phải trả lương theo kết quả công việc thực tế.

5. Đừng cho rằng luật pháp hay quy định hiện hành tại Việt Nam sẽ không thay đổi và không gây phương hại đến bạn trước hoặc sau khi dự án đã được bắt đầu hoặc hoàn tất.

6. Đừng cho rằng việc không tuân theo những quy định, luật pháp có vẻ không hợp lý và mang tính hình thức tại Việt Nam sẽ không khiến bạn bị tổn thất hoặc mất quyền đầu tư vào một dự án.

7. Đừng cho rằng tất cả các đối tác Việt Nam của bạn đều có cùng quan điểm về sự công bằng trong kinh doanh như bạn đã/sẽ mong đợi ở những nước khác.

8. Hãy chuẩn bị tâm lý trước rằng luật pháp, quy định của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện, còn nhập nhằng và gây ra nhiều cách hiểu, tuỳ thuộc vào những cách diễn giải khác nhau - lắm lúc đến mâu thuẫn - của những cơ quan chính phủ khác nhau.

9. Tham nhũng là một thực trạng tại Việt Nam. Bạn phải chuẩn bị trước cách đối phó với tình trạng này và tránh không để mình bị vướng vào những rắc rối pháp lý.

10. Nếu bạn dự định có một cộng sự Việt Nam thì phải chắc chắn rằng người cộng sự của mình phải có trách nhiệm về phương diện đạo đức, đạo lý, tài chính và đừng tiếc công sức, chi phí để xem xét thật kỹ những điều này trước khi bạn đặt bút ký/đồng ý bất cứ điều gì với người cộng sự như thế.

11. Đừng loại trừ khả năng là dự án có thể yêu cầu thêm vốn chủ sở hữu hoặc vốn mượn nợ và/hoặc vốn vay thế chấp nhiều hơn vốn ban đầu được các bên góp vào, và đối tác liên doanh Việt Nam không thể nâng cổ phần của họ lên như mong đợi thì đòi hỏi bạn phải có một sự điều chỉnh dự phòng đối với lợi tức vốn chủ sở hữu của bạn và/hoặc lợi nhuận cho những đóng góp của bạn nếu bạn được yêu cầu rót thêm vốn chủ sở hữu, vốn mượn nợ hoặc vốn vay thế chấp.

12. Đừng loại bỏ bất kỳ yếu tố cần thiết nào dẫn đến thành công của giao dịch, và cũng đừng hốt hoảng với những hợp đồng dài lê thê và rắc rối. Nguyên tắc hàng đầu cần nhớ là: Liệu hợp đồng có bao gồm một cách đầy đủ, rõ ràng tất cả các điều khoản bảo vệ quyền lợi cho những gì bạn đã đầu tư cũng như lường trước cách giải quyết những hậu quả có thể xảy ra do sai phạm trong giao dịch.

13. Ngay khi đặt chân đến Việt Nam, hãy chọn một luật sư giỏi, dày dặn kinh nghiệm và phải đảm bảo là người này được hậu thuẫn bởi một công ty luật danh tiếng. Tương tự như vậy, hãy chọn một kế toán giỏi được bảo đảm bởi môt công ty kế toán. Tất cả những điều đề cập bên trên được gọi là "bảo hiểm".

14. Nếu bạn không muốn vốn liếng đầu tư của mình trở thành tiền từ thiện thì đừng cho rằng đối tác Việt Nam của bạn sẽ chọn luật sư hay một người am hiểu các cách thức kinh doanh quốc tế, và đừng để bản thân phải e dè sợ làm đối tác của mình phật lòng khi bạn dùng một luật sư riêng.

15. Cho dù các quan chức hay doanh nhân Việt Nam có vẻ nói và hiểu được tiếng Anh tốt thì bạn cũng đừng cho là bạn và họ có thể hiểu nhau. Khi sử dụng người biên dịch cũng hãy áp dụng ghi nhớ này.

 
Theo www.myoverseasassistant.com

(Người đăng: Bùi Văn Đa - buida76@yahoo.com)






 
Các thành viên đã Thank s2_kiss vì Bài viết có ích:
19/09/2011 07:09 # 2
style_men
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 19/50 (38%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 05/03/2011
Bài gởi: 119
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Bí quyết kinh doanh tại Việt Nam


 đọc  mà đau đầu hhihi



(\_/)___*_*_____(\_/)
(*_*)nguyen_vu (*_*)
(")(")___*_*____(")(")

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024