Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/03/2015 14:03 # 1
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Tin tức chuyên ngành Giao thông


Vụ tai nạn ở Kontum: Đường thiết kế không chuẩn?

tienphong.vn

Vụ tai nạn làm 31 người chết, trong đó có 16 cựu chiến binh ở Kontum hồi tháng Tư được kết luận là do lỗi của lái xe và xe. Nhưng nhiều cán bộ khoa học về cầu đường cho rằng đường sá cũng là yếu tố cần xem xét.

Vừa qua, Công an tỉnh Kon Tum có báo cáo kết quả điều tra số 77/PC14 xác định nguyên nhân chính, chủ yếu dẫn đến xe 29M 6472 gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 31 người chết, 2 người bị thương tại km 442+346 đường Hồ Chí Minh trên đèo Lò Xo ngày 21/4/2005 là do lái xe Nguyễn Việt Hùng xử lý tình huống kém, đạp nhả phanh liên tục làm cho hệ thống phanh chính mất hiệu lực.

Theo kết luận của CA Kon Tum, nguyên nhân tai nạn hoàn toàn do lái xe và xe. Song vấn đề nguyên nhân tai nạn đang được nhiều người, trong đó có nhiều cán bộ khoa học về cầu đường nêu ý kiến, ngoài nguyên nhân trên, yếu tố đường sá liệu có thể là một trong những nguyên nhân tác động, dẫn đến TNGT trên?

Việc xem xét, thẩm định yếu tố đường sá liên quan đến TNGT hay không, có nhiều chỉ tiêu kỹ thuật, yếu tố hình học khác và công trình phòng hộ... Cụ thể tại quãng đường đèo Lò Xo xảy ra vụ TNGT có độ dốc dọc thẳng xuống 10%. Bên phải dốc có ta - luy dương (vách núi); bên trái dốc là ta - luy âm xuống vực sâu. Cuối đoạn đường dốc là “khúc cua”  bán kính hẹp, kiểu “cua tay áo” R= 60 m.

Lưng “khúc cua” này ở bên bờ vực thẳm, ô tô xuống dốc tốc độ cao sẽ bị lực ly tâm đẩy ra phía lưng đường cong, rồi có thể bị lao xuống vực. Để khắc phục lực ly tâm khi ô tô đi vào đoạn đường “ cua” hẹp, ôm núi ( R= 60 m ) này, hồ sơ thiết kế quy định thi công siêu cao isc= 6%.

Siêu cao là độ nghiêng mặt cắt ngang đường, từ mép ta luy âm (phía vực thẳm) dốc xuống mép ta luy dương (vách núi) để hạn chế tác động của lực ly tâm, giữ cho phương tiện giao thông được an toàn. Nhưng thực tế thi công, siêu cao tại “cua” này chỉ đạt isc trên 3% ở làn xe ngoài.

Mặt đường đoạn “chêm” - (thuật ngữ chuyên môn, chỉ đoạn đường chuyển tiếp giữa đường thẳng và đường cong), phải thi công đủ siêu cao, nhưng lại có xu hướng hơi bị dốc ra ngoài vực...

Về phòng hộ, đoạn đường dốc đứng, vực thẳm có cua hẹp nguy hiểm thế này lẽ ra phải thiết kế tường hộ lan, hay ít ra là lan can rào ray ở phía ta-luy âm toàn bộ đoạn dốc thẳng và lưng đường cong bên bờ vực. Nhưng ở đây, công trình phòng hộ chỉ là hàng cọc tiêu.

Hiện tại lưng đường cong cũng chỉ có lan can rào ray nửa vời, phần đường cong nguy hiểm còn lại chỉ trồng cọc tiêu sơ sài. Bỏ tường phòng hộ quãng đường đèo Lò Xo này là tước bỏ cơ may cuối cùng cứu giúp người và phương tiện hạn chế thiệt hại khi lâm nạn.

Nhân dân địa phương và công nhân ở đây cho biết, ô tô 29M 6472 bị lao xuống vực tại đoạn đường “cua” (đánh dấu X trong ảnh), chứ không phải ở trên đoạn dốc đường thẳng.

Như vậy đã rõ, thiết kế công trình phòng hộ bằng cọc tiêu bên ta - luy âm là không phù hợp, việc bớt siêu cao khi thi công khiến đoạn đường này không bảo đảm ATGT, đặc biệt đối với những trường hợp phương tiện lưu thông gặp sự cố khi đổ đèo. Đây chính là “điểm đen” về ATGT và có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến vụ TNGT thảm khốc làm chết 31 người.

Căn cứ theo Luật hình sự và quyết định của Thủ tướng phê duyệt dự án đường Hồ Chí Minh, cộng với tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054 - 85... đề nghị các cơ quan chức năng: Viện Kiểm sát, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng nghiệm thu nhà nước về cầu đường kiểm tra, xác minh, đo đạc hiện trường vụ TNGT, thẩm định lại một cách khách quan, toàn diện các yếu tố đường sá có liên quan TNGT, kịp thời khắc phục những thiếu sót, khiếm khuyết để bảo đảm ATGT, phù hợp với ý nghĩa phục vụ của tuyến đường Hồ Chí Minh. 

 



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
23/03/2015 13:03 # 2
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Tin tức chuyên ngành Giao thông


Nút giao thông khác mức ngã ba Huế đã về đến đích Những ngày cuối tháng Ba lịch sử hào hùng của TP Đà Nẵng anh dũng, trở lại khu vực Ngã ba Huế, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự hoành tráng và kỳ vỹ của công trình Nút giao thông khác mức cầu vượt Ngã Ba Huế (NGTKMNBH) trong thời khắc chuẩn bị khánh thành và đưa vào sử dụng. Càng ngỡ ngàng bao nhiêu, chúng tôi càng cảm phục bấy nhiêu trước đôi bàn tay và khối óc kỳ diệu của những người thợ Trung Nam đã tạc vào không gian một công trình kiến trúc ấn tượng, độc đáo và đẹp mắt này chỉ sau 16 tháng thi công. Phối cảnh công trình NGTKMNBH về đêm. NHỮNG CỘT MỐC QUAN TRỌNG CỦA DỰ ÁN: - 28/9/2013    : Khởi công dự án - 26/11/2013 : Thi công cọc nhồi đầu tiên C3T9. - 31/1/2014    : Đổ bê-tông nhịp đầu tiên T10-T11 - 23/11/2014 : Hợp long trụ tháp - 19/12/2014 : Hợp long vòng xuyến cầu tầng 1 - 12/2/2015   : Hợp long cầu tầng 2 - 29/3/2015   : Khánh thành và đưa dự án vào sử dụng Cầu vượt nút giao thông 3 tầng lớn nhất trong cả nước Công trình NGTKMNBH được xây dựng tại khu vực Ngã ba Huế trước đây là đầu mối giao thông quan trọng, giao cắt đồng mức giữa Quốc lộ 1A với trục đường chính Điện Biên Phủ dẫn vào trung tâm TP và đường sắt Bắc Nam đi qua nên thường xuyên xảy ra tai nạn và ùn tắc giao thông, số vụ tai nạn giao thông tại khu vực này chiếm hơn 30% tổng số vụ TNGT của toàn TPĐN, đặc biệt, có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đau lòng. Vì vậy, để xóa “điểm đen” về ách tắc và tai nạn giao thông này, công trình được thiết kế thành một nút giao thông khác mức, lập thể hình xuyến với cầu vượt 3 tầng cùng phương án phân luồng giao thông khoa học, đồng bộ và hiện đại. Trong đó, tầng mặt đất dành cho các nhánh rẽ đường bộ không giao với đường sắt, cho phép tất cả các loại xe cơ giới lưu thông theo hướng đường Trường Chinh đi vào và ra khỏi TP kết hợp với cầu bộ hành vượt đường sắt; cầu vượt tầng 1 là vòng xuyến trên cao có đường kính 150m với các nhánh rẽ cho phép tất cả các loại xe cơ giới và xe máy lưu thông theo 4 hướng ra vào TP; cầu vượt tầng 2 với nhịp dây văng và cầu dẫn dành cho các loại xe cơ giới lưu thông từ Thừa Thiên – Huế vào TP Đà Nẵng và ngược lại. Đây là nút giao thông kết hợp cầu vượt 3 tầng hiện đại và có quy mô lớn nhất trong cả nước hiện nay được đầu tư theo hình thức BT (Xây dựng – Chuyển giao) do Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) làm Nhà đầu tư (NĐT). TỔ CHỨC CHO NGƯỜI DÂN VÀ DU KHÁCH THAM QUAN TRƯỚC NGÀY KHÁNH THÀNH Công trình NGTKMNBH sẽ được hoàn thiện vào ngày 24/3/2015 và khánh thành, đưa vào sử dụng vào ngày 29/3/2015. Từ 8 giờ 30 đến 20 giờ 30 các ngày từ 24/3 đến ngày 26/3/2015, Trungnam Group sẽ tổ chức cho người dân và du khách tham quan cây cầu vượt có kiến trúc ấn tượng và độc đáo này. Trungnam Group có bố trí nơi giữ xe miễn phí tại các đầu cầu cho người dân và du khách đến tham quan. Kiến trúc độc đáo Do công trình nằm tại cửa ngõ lớn dẫn vào trung tâm TP, giáp ranh 3 quận Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ nên lãnh đạo và nhân dân TP mong muốn, kỳ vọng NGTKMNBH không chỉ giải quyết vấn đề giao thông mà quan trọng hơn là trở thành một điểm nhấn kiến trúc, góp phần xây dựng đô thị Đà Nẵng hiện đại, văn minh, năng động và không ngừng phát triển, vươn lên. Trên cơ sở đó, trong quá trình thiết kế, các nhà tư vấn đã lấy nguồn cảm hứng từ hình ảnh Linga và Yoni – một biểu tượng văn hóa của đồng bào Chăm với ý nghĩa tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của loài người để làm ý tưởng thiết kế kiến trúc công trình này. Trong đó, điểm nhấn kiến trúc của toàn bộ công trình là trụ tháp Linga cao 65m kết hợp với hệ cầu dây văng parabol 2 mặt phẳng nằm giữa vòng xuyến Yoni nhằm gợi lên hình ảnh về một cửa ngõ mà ở đó dòng chảy cuộc sống không bao giờ ngơi nghỉ. Đó cũng chính là sự hòa hợp của âm – dương, của thiên thời – địa lợi – nhân hòa để đưa Đà Nẵng lên những tầm cao mới… Công trình NGTKMNBH sắp được khánh thành và đưa vào sử dụng. Kỳ tích thi công  Với quy mô xây dựng vĩnh cửu và thiết kế hiện đại, công trình NGTKMNBH có tổng chiều dài hơn 2,5km, gồm có 50 nhịp cầu, cống hộp và tường chắn đường dẫn đầu cầu. Toàn công trình có tổng cộng 491 cọc khoan nhồi có đường kính 1m, 1,2m, 2m; 57 trụ và mố cầu, 1 trụ tháp cao 65m, hệ dây văng 2 mặt phẳng, vòng xuyến có đường kính rộng 150m… với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Với quy mô và mức đầu tư như vậy, khối lượng thi công công trình NGTKMNBH nhiều hơn một số công trình cầu đã được xây dựng trước đó như: cầu Rồng (tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng), cầu Trần Thị Lý (tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng). Đặc biệt là điều kiện thi công công trình NGTKMNBH phức tạp hơn do vừa thi công vừa đảm bảo giao thông cho cả đường bộ và đường sắt, di dời công trình ngầm nổi và đền bù giải tỏa GPMB với khoảng 450 hộ dân, có mặt bằng tới đâu thi công tới đó. Do vậy, nhiều lúc phải điều chỉnh hồ sơ thiết kế thay đổi biện pháp thi công cho phù hợp… Thế nhưng, đội ngũ cán bộ, quản lý, kỹ sư, công nhân xây dựng NGTKMNBH đã tạo ra một kỳ tích thi công, lập nên kỷ lục về thời gian thi công công trình này trong vòng 16 tháng (riêng hạng mục nhánh thứ 4 nối với Dự án trục I Tây Bắc được Bộ GTVT bổ sung sau này, đến tháng 12/2014 mới cơ bản có mặt bằng để thi công, NĐT cùng các nhà thầu đã quyết tâm thực hiện cho đến nay đã làm xong các hạng mục chính như: cầu dẫn, cống hộp cộng tường chắn đường đầu cầu… và sẽ hoàn thiện các hạng mục còn lại vào cuối tháng 4/2015 để nối vào Dự án trục I Tây Bắc sẽ được khởi công vào ngày 29/3/2015). Như vậy, thời gian thi công NGTKMNBH chưa tới 1/2 so với thời gian thi công cầu Rồng (44 tháng) và  cầu Trần Thị Lý (36 tháng). Mặc dù tiến độ thi công vượt trội nhưng chất lượng và yếu tố kỹ mỹ thuật công trình vẫn đảm bảo, được các bộ, cơ quan chuyên ngành của Trung ương đến kiểm tra đánh giá NGTKMNBH là công trình có chất lượng, tiến độ, kiến trúc cần được nhân rộng và áp dụng cho các dự án cũng như các TP lớn khác trong cả nước Để làm nên kỳ tích đó, ròng rã trong suốt 16 tháng, công trình NGTKMNBH được biệt danh là “công trình không ngủ”, đã huy động nguồn nhân lực phục vụ thi công lên mức kỷ lục là 480.000 công lao động kỹ sư và công nhân, tương đương 11.520.000 giờ lao động. Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư và công nhân của Trungnam Group và các đơn vị bạn, vào những thời điểm cao điểm tập trung lên đến hơn 1.000 người cùng với hàng trăm máy móc thiết bị, phương tiện đã hăng say thi công 24/24 giờ mỗi ngày kể cả những ngày lễ, tết với tất cả sức trẻ, tâm huyết, sáng tạo và khí thế lao động nhộn nhịp, khẩn trương. Nhiều giải pháp quản lý và thi công sáng tạo của NĐT và các đơn vị thi công (ĐVTC) đã góp phần đẩy nhanh được tiến độ thi công và tăng năng suất lao động như: tất cả các đơn vị từ NĐT, ĐVTC, tư vấn thiết kế (TVTK), tư vấn giám sát (TVGS), v.v… cùng làm việc tại một trụ sở để phối hợp xử lý công việc 24/24 giờ tại văn phòng và công trường; thực hiện giao ban đều đặn vào đầu giờ hàng ngày giữa CĐT, ĐVTC, TVGS, TVTK và đơn vị thẩm tra nhằm đôn đốc, xử lý các vướng mắc để công tác thi công được liên tục, đáp ứng chất lượng và tiến độ cấp bách của dự án. Song song với việc huy động nguồn nhân lực đông đảo, hàng loạt sáng kiến về yếu tố kỹ thuật đã được các ĐVTC áp dụng cho phép tiết kiệm thời gian và đẩy nhanh tiến độ thi công như: cho thí nghiệm chuẩn bị trước hàng trăm thành phần cấp phối bê tông; đề xuất khoan đối chứng địa chất tại trụ tháp T6 và kiểm tra tính toán lại giảm được chiều dài cọc đường kính 2m để đẩy nhanh tiến độ thi công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng; sử dụng hệ thống ván khuôn leo cho trụ tháp nhịp dây văng thay ván khuôn truyền thống rút ngắn thời gian thi công từng đốt trụ tháp, đề xuất thiết kế thân trụ tròn tăng tính mỹ quan và đẩy nhanh được tiến độ thi công…; đặc biệt là tổ chức và phát động các đợt thi đua thi công hoàn thành các hạng mục công trình như: hoàn thành hạng mục thi công cọc khoan nhồi có đường kính 2m (NĐT đã thưởng đến 1 tỷ đồng cho đợt thi đua này), nhất là chiến dịch 20 ngày đêm bắt đầu từ ngày 1/3/2015 đến 20/3/2015 để cơ bản hoàn thành các hạng mục cuối cùng như: thảm nhựa, lát vỉa hè, lắp lan can và điện chiếu sáng, trang trí, trồng cây xanh… Ngoài ra, trong quá trình thi công, sự quan tâm, hỗ trợ, động viên sâu sắc và kịp thời của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, của lãnh đạo TP Đà Nẵng, các cấp chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành hữu quan; đặc biệt sự đồng thuận, ủng hộ, thông cảm của nhân dân TP, nhất là 450 hộ dân thuộc diện giải tỏa đã chấp hành chủ trương tháo dỡ nhà cửa, thực hiện giải tỏa, bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công cũng góp phần làm nên kỳ tích thi công NGTKMNBH.

Đọc thêm tại : http://danangplus.net/2015/03/nut-giao-thong-khac-muc-nga-ba-hue-da-ve-den-dich.html



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
30/03/2015 08:03 # 3
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Tin tức chuyên ngành Giao thông


Dự án cầu vượt ngã ba Huế được thi công trong 16 tháng. Đây là kỳ tích tiến độ đối với cầu vượt 3 tầng lớn nhất Việt Nam.

(baogiaothong.vn)

_DSC0093
Cầu vượt 3 tầng ngã ba Huế chính thức được đưa vào sử dụng 

Sáng nay (29/3), trong không khí tưng bừng chào mừng kỷ niệm 40 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng, UBND, Sở GTVT thành phố Đà Nẵng và Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) đã tổ chức khánh thành, chính thức thông xe nút giao thông khác mức ngã ba Huế (Đà Nẵng), đồng thời khởi công đường trục 1 Tây – Bắc và 2 khu dân cư số 2, số 7.

_DSC0455
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng; Phó Chủ tịch UB Trung ương Mặt trận TQVN Vũ Trọng Kim; Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng Trần Thọ; Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ... cắt băng khánh thành nút giao thông khác mức ngã ba Huế.

Bộ trưởng Thăng: "Đà Nẵng đã chủ động, sáng tạo trong xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông"

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng hoan nghênh và biểu dương nhà đầu tư, các đơn vị tham gia thực hiện dự án đã hoàn thành đúng tiến độ đảm bảo đưa công trình vào sử dụng đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng.  

Bộ trưởng cám ơn và đánh giá rất cao sự chủ động, sáng tạo của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng trong việc đi đầu triển khai thực hiện xã hội hóa, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. 

Bộ trưởng đề nghị sau lễ khánh thành, thành phố Đà Nẵng sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, chủ đầu tư, các đơn vị liên quan tiếp tục hoàn thiện các hạng mục còn lại cũng như chỉ đạo các cơ quan chức năng bàn giao vận hành khai thác công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế hiệu quả và đảm bảo an toàn.

_DSC0429
Bộ trưởng Đinh La Thăng phát biểu tại lễ khánh thành, thông xe nút giao thông khác mức ngã ba Huế.

Dự án nút giao thông khác mức ngã ba Huế có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức BT (Đầu tư – chuyển giao) do Trung Nam Group làm nhà đầu tư, được khởi công vào cuối tháng 9/2013.

Dự án được thi công trong vòng 16 tháng. Đây được xem là kỳ tích về tiến độ đối với cầu vượt 3 tầng khác mức lớn nhất Việt Nam. Trong thời gian thi công ngắn, chất lượng và các yếu tố kỹ thuật, mỹ thuật công trình đáp ứng tốt các yêu cầu.

_DSC0413
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ phát biểu tại lễ khánh thành

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng: Cầu vượt ngã ba Huế là dự án 5 nhất

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ nhấn mạnh: “Công trình như một món quà tri ân mà cán bộ, chính quyền và nhân dân TP Đà Nẵng dành để mừng 40 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước".

"Đây là công trình có nhiều cái nhất: thủ tục được giải quyết nhanh chóng nhất, công trình nút giao thông lớn nhất, thi công trong điều kiện mặt bằng phức tạp nhất, hoàn thành trong thời gian nhanh nhất và cuối cùng chúng ta đã giải tỏa một nút giao thông bức xúc nhất về TTATGT”, đồng chí Huỳnh Đức Thơ nói.

Trong dịp này, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT, UBND thành phố Đà Nẵng đã tặng nhiều Bằng khen cho nhà đầu tư, các đơn vị thi công và các cơ quan, đơn vị, địa phương có thành tích trong việc việc tham gia thực hiện dự án nút giao thông khác mức ngã ba Huế.

_DSC0444
Bộ trưởng Đinh La Thăng cùng lãnh đạo thành phố Đà Nẵng thị sát cầu vượt 3 tầng ngã ba Huế trước giờ chính thức thông xe.

Dự án nút giao thông khác mức ngã ba Huế gồm cầu vượt 3 tầng với nhiều nhánh cầu dẫn giải quyết triệt để xung đột giữa các làn xe tại một điểm giao cắt như trước đây. Tầng 1 bố trí đường gom rộng 7 mét cho 2 làn xe chạy không giao cắt đường sắt để phục vụ giao thông đi lại theo hướng đường Tôn Đức Thắng về hướng Tây – Bắc và ngược lại; Hướng từ đường Điện Biên Phủ về Trường Chinh và ngược lại. Tầng này cho phép tất cả các loại xe cơ giới lưu thông một chiều trên mỗi hướng xe chạy. Người đi bộ đi trên vỉa hè và cầu đi bộ vượt qua đường sắt (dành cho người đi bộ và xe đạp).

cau vuot

Các em học sinh và người dân nô nức tham quan cầu vượt

Tầng 2 là tầng vòng xuyến có bề rộng cầu 15 mét, đường kính vòng xuyến 150 mét, gồm 3 làn xe chạy. Xe cơ giới lưu thông 2 làn trong, xe thô sơ lưu thông làn ngoài cùng, tốc độ thiết kế là 40 Km/h. Tầng này gồm 1 cầu vòng xuyến, và 4 nhánh cầu dẫn nối tầng mặt đất với vòng xuyến.

Cầu vòng xuyến có bề rộng 15 mét, đường kính 150m gồm 3 làn xe chạy (Xe cơ giới lưu thông 2 làn trong, xe thô sơ lưu thông làn ngoài cùng) với tốc độ thiết kế 40 Km/h tất cả các loại  xe cơ giới và xe thô sơ được lưu thông. Đây là cầu vượt đi được tất cả các hướng (Tôn Đức Thắng, Điên Biên Phủ, Trường Chinh và Trục 1 Tây - Bắc). Cầu dẫn có ở tất cả các hướng lên và xuống cầu vòng xuyến. Bề rộng cầu nhánh là 8 mét, gồm 2 hướng lên và xuống với vận tốc thiết kế 40km/h dành cho tất cả các loại xe cơ giới và xe thô sơ.

_DSC0469
Múa lân mừng ngày khánh thành, chính thức thông xe cầu vượt 3 tầng ngã ba Huế.

Tầng 3 là cầu vượt dây văng có bề rộng cầu 17 mét, tốc độ thiết kế 60Km/h dành cho 4 làn xe chạy. Mỗi hướng xe chạy gồm 2 làn xe, cho phép tất cả các loại phương tiện xe cơ giới lưu thông qua cầu từ đường Tôn Đức Thắng đến đường Điện Biên Phủ và ngược lại.

_DSC0456
Các đại biểu bấm nút khởi công dự án đường trục 1 Tây - Bắc tại ngã ba Huế

Ngay sau lễ khánh thành, cũng tại nút giao thông khác mức ngã ba Huế, UBND và Sở GTVT thành phố cũng tiến hành lễ khởi công xây dựng trục 1 Tây – Bắc. Dự án này do Sở GTVT Đà Nẵng làm chủ đầu tư, kết nối với dự án nút giao thông khác mức ngã ba Huế thông qua nhánh thứ 4, bắt đầu từ đường Nguyễn Như Hạnh đến Bệnh viện Ung thư.

Sau khi Trục I Tây Bắc được hoàn thành thì nút giao thông khác mức ngã ba Huế sẽ được lưu thông theo 4 hướng là Điện Biên Phủ, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh và hướng Trục I Tây - Bắc. Dự kiến dự án này sẽ hoàn thành vào ngày 30/06/2015.

cau vuot nga ba hue
Nút giao khác mức sẽ khắc phục triệt để điểm ùn tắc tại ngã  ba Huế trước đây

Trần Trình Lãm

 
 

 



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
Các thành viên đã Thank Chaudmce vì Bài viết có ích:
11/05/2015 09:05 # 4
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Tin tức chuyên ngành Giao thông


540 tỷ đồng cho một km đường cao tốc Bến Lức - Long Thành 

(http://vnexpress.net/)

Dài gần 58 km, tổng vốn giai đoạn một lên đến 31.320 tỷ đồng (1,6 tỷ USD), cao tốc Bến Lức - Long Thành đang là tuyến đường có suất đầu tư lớn nhất Việt Nam.
ben-luc-long-thanh-5223-139686-5939-1997

Sơ đồ tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành (đường màu xanh).

Theo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), suất đầu tư của Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành cao là do phải đi qua vùng địa chất, thủy văn rất phức tạp thuộc vùng ven biển, cửa sông ở khu vực Đông Nam Bộ. Nhất là khu sinh quyển rừng Cần Giờ với nền địa chất rất yếu, nhiều sông ngòi, vùng sình lầy nên phải xây dựng hơn 20 km cầu và cầu cạn (cầu đôi).

Trên tuyến cao tốc có 3 cầu lớn, trong đó cầu Bình Khánh (qua sông Soài Rạp; dài 2,76 km nối huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ của TP HCM) có nhịp chính dài 375 m, trụ chính cao 155m và cầu Phước Khánh (qua sông Lòng Tàu, dài 3,18 km nối huyện Cần Giờ - TP HCM - với huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) có nhịp chính dài 300 m, trụ chính cao 135 m. Cả 2 cầu đều có kết cấu dây văng quy mô tương tự cầu Cần Thơ với khổ tĩnh không thông thuyền cao 55 m nhằm đảm bảo cho tàu biển trọng tải trên 50.000 DWT qua lại.

caotoc-1-1128-1431141811.jpg

Hạng mục cầu vượt sông Chà đang được các nhà thầu thi công. Ảnh: Hữu Công.

Bên cạnh đó, một phần dự án đi qua đường vành đai 3 của TP HCM nên cần đến 6 nút giao (chi phí đầu tư mỗi nút giao từ 500 tỷ đồng đến cả nghìn tỷ đồng), hàng trăm cống hộp dân sinh, cống thoát nước cùng các công trình phụ trợ để đảm bảo vận hành khai thác như: trung tâm điều hành giao thông, trung tâm vận hành, bảo trì, trạm dịch vụ, trạm dừng xe, trạm thu phí… và hệ thống giao thông thông minh (ITS). Ngoài ra, 47 km của Dự án đi qua địa bàn TP HCM và Đồng Nai thuộc khu đông dân cư nên chi phí giải phóng mặt bằng rất lớn.

Trong giai đoạn một, cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ xây dựng 4 làn xe tương đương tuyến TP HCM - Trung Lương hay TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Giai đoạn 2 sẽ mở rộng thêm vào thời điểm thích hợp, song riêng khâu giải phóng mặt bằng đã làm luôn cho toàn dự án nên sẽ không tốn thêm kinh phí khi triển khai giai đoạn 2. Đồng thời, các gói thầu của dự án cao tốc này đều được tổ chức đấu thầu quốc tế cạnh tranh, chứ không phải chỉ định thầu. "Gói thầu dài 19 km vừa tổ chức đấu thầu, giá trúng thầu đã giảm 25-30% so với dự toán", phía chủ đầu tư cho biết.

caotoc3-2847-1431141812.jpg

Gói thầu J2: Cầu vượt sông Chà và cầu cạn nối hai cầu dây văng Bình Khánh và Phước Khánh) đã đạt giá trị 193,15/2.050 tỷ đồng, tương đương 9,42% giá trị theo kế hoạch.  

Cũng theo VEC, việc so sánh suất đầu tư đường cao tốc tại Việt Nam với một số nước trong khu vực chỉ là tương đối. Bởi suất đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm của sản phẩm xây dựng (mỗi công trình có một giá riêng); thông tin về các dự án đường cao tốc triển khai tại các nước trong khu vực thu thập còn ít; Việt Nam mới triển khai xây dựng đường cao tốc, trong khi các nước trong khu vực đã có nhiều kinh nghiệm triển khai xây dựng; Ngoài ra, thời điểm thực hiện dự án khác nhau, trong khi mặt bằng giá của Việt Nam chịu nhiều biến động...

Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh khởi công tháng 7/2014. Theo đánh giá của VEC, cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP HCM, tuyến đường sẽ nối trực tiếp với mạng lưới cao tốc - quốc lộ, hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải, Sao Mai Bến Đình và sân bay quốc tế Long Thành. Đồng thời, dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên quốc lộ 1, 51 và rút ngắn thời gian đi từ tỉnh Long An đến TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

* Xem thêm: So sánh chi phí đầu tư đường cao tốc ở VN và các nước

Cao tốc Bến Lức - Long Thành có tổng mức đầu tư (giai đoạn I) là 31.320 tỷ đồng (tương đương 1,6 tỷ USD); Trong đó vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là 636 triệu USD, vốn vay của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 635 triệu USD và vốn đối ứng ngân sách Nhà nước là 337 triệu USD.

Gói thầu J2 được khởi công sáng 19/7 có tổng chiều dài hơn 4,7 km gồm cầu sông Chà và cầu cạn qua huyện Cần Giờ. Giá trúng thầu là hơn 1,4 tỷ Yen và hơn 2.457 tỷ đồng. Thời gian thực hiện gói thầu này là 32 tháng. Liên danh nhà thầu Công ty Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) - Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (CIENCO 4 - Việt Nam) là đơn vị trúng thầu thực hiện gói thầu J2. Đơn vị tư vấn giám sát là liên danh tư vấn KEI-NE-OC-TEDI.

Các gói thầu xây lắp trị giá 636 triệu USD từ nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) xây dựng 3 nút giao liên thông (nút giao với đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, giao quốc lộ 1 và quốc lộ 50) cũng đã được khởi công vào cuối tháng 3 vừa qua.

Hữu Công

 



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
26/05/2015 07:05 # 5
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Tin tức chuyên ngành Giao thông


10 con đường đắt nhất hành tinh

(Tinmoi.com)

<>1. Đường Severn, Hồng Kông

Hình ảnh 10 con đường đắt nhất hành tinh số 1

Giá nhà: 54.523 Euro/m2.

Nhờ vào hàng loạt các dinh thự đắt giá, con đường Severn đã được tạp chí Wall Stress Journal bình chọn là một trong số những nơi đắt đỏ nhất để mua nhà. Hiện tại, con đường này đang có khoảng 60 dinh thự tư nhân tọa lạc.

<>2. Kensington Palace Gardens, London

Hình ảnh 10 con đường đắt nhất hành tinh số 2

Giá nhà: 55.000 Euro/m2

Kensington Palace Gardens là một địa chỉ vô cùng đắt giá tại London. Con đường này là nơi tụ hội của những đại gia có đời sống vương giả. Căn nhà mới của Nữ công tước Duke xứ Cambridge cũng nằm ở đây. Ngoài ra, người đàn ông giàu nhất nước Anh, ông Lakshmi Mittal cũng sắm cho mình một dinh thự tại đây.

<>3. Đại lộ Princesse Grace, Monaco

Hình ảnh 10 con đường đắt nhất hành tinh số 3

Giá nhà: 50.000 Euro/m2

Đường phố bé nhỏ này được đặt theo tên của công chúa Monaco, Grace Kelly. Trong thời kỳ 2008 - 2009, con đường này liên tiếp đứng đầu danh sách đường phố đắt nhất hành tinh. Tại quốc gia ven biển nhỏ bé Monaco, đây là địa điểm thu hút nhất. Nếu bạn có cơ hội sống tại đây, bạn chỉ có thể chạm mặt với những tỷ phú Trung Đông hay với gia đình hoàng gia Monaco mà thôi.

<>4. Chemin de Saint-Hospice, Saint-Jean-Cap-Ferrat, Pháp

Hình ảnh 10 con đường đắt nhất hành tinh số 4

Giá nhà: 45.000 Euro/m2

Vị trí thứ tư thuộc về con đường Chemin de Saint-Hospice, Saint-Jean-Cap-Ferrat ở Pháp. Con đường này là địa điểm nghỉ dưỡng ưa thích của giới quý tộc Châu Âu và một số tỷ phú trên thế giới. Rất nhiều ngôi sao Holywood có biệt thự tại đây và để cho thuê. Điển hình là Jack Nichison, Elton John, Brad Pitt và Angelina jolie.

<>5. Đại lộ số 5, New York

Hình ảnh 10 con đường đắt nhất hành tinh số 5

Giá nhà: 45.000 Euro/1 m2

Đây là nơi tụ hội của những cửa hàng thời trang danh tiếng và đắt đỏ nhất thế giới, từ Gucci, Prada, Versace, đến hãng trang sức Tiffany’s….. Nó được xem như thiên đường mua sắm của giới thượng lưu. Và tất nhiên, giá nhà tại đây thì không hề rẻ.

<>6. Quai Anatole, Paris

Hình ảnh 10 con đường đắt nhất hành tinh số 6

Giá nhà: 32.000 Euro/ m2

Con đường này nằm ở quận số 7 của thành phố Paris. Quang cảnh tuyệt đẹp nhìn ra sông Seine đã đẩy giá bất động sản tại đây lên cao và lần đầu tiên lọt vào top 10 con đường đắt đỏ nhất thế giới.

<>7. Rue Bellot, Geneva, Thụy Sỹ

Hình ảnh 10 con đường đắt nhất hành tinh số 7

Giá nhà: 31.000 Euro/m2

Nhu cầu mua nhà ở Rue Bellot ngày càng tăng cao, tuy nhiên, số lượng lại có hạn. Chính vì vậy đã đẩy giá nhà ở đây lên đến đỉnh điểm.

<>8. Via Romazzino, Porto Cervo, Sardinia, Italia

Hình ảnh 10 con đường đắt nhất hành tinh số 8

Giá nhà: 15.000 Euro/m2

Đây là nơi tụ hội của rất nhiều người nổi tiếng, trong đó, ông chủ đội bóng Arsenal, Alisher Usmanov cũng sở hữu một dinh thự tại đây. Nửa cuối năm 2010, giá nhà tại đây bất ngờ giảm tới 30%, đẩy nó xuống vị trí thứ 8 trong danh sách.

<>9. Đường Wolsele, Point Piper, Australia

Hình ảnh 10 con đường đắt nhất hành tinh số 9

Giá nhà: 15.000 Euro/m2

Con đường đắt giá thứ 9 này nằm tại thành phố Sydney. Vào năm ngoái, tại đây chứng kiến 2 vụ mua bán nhà kỷ lục. Một là của nhà đồng sáng lập ngân hàng Morgan, Andrew Banks khi ông này mua căn nhà trị giá tới 53 triệu bảng. Thương vụ kỷ lục còn lại thuộc về nhà nghiên cứu, nha sỹ nổi tiếng David Penn khi mua căn nhà tại con đường này với giá 44 triệu bảng.

<>10. Ostozhenka, Moscow, Nga

Hình ảnh 10 con đường đắt nhất hành tinh số 10

Giá nhà: 13.000 Euro/m2

Đây được coi là một trong những địa điểm vàng của thành phố Moscow. Với lối kiến trúc cổ, từ thời trước cách mạng đã mang đến một giá trị vô cùng lớn cho con đường này.

Theo Yeudulich

 



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
26/05/2015 07:05 # 6
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Tin tức chuyên ngành Giao thông


Hà Nội thêm con đường đắt đỏ: Gần một tỷ mỗi mét

http://baodatviet.vn/

Ngày 20/5, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng chủ trì cuộc họp với các sở liên ngành liên quan đến Dự án nghiên cứu tuyến đường nối từ cầu Nhật Tân đến đường Thanh Niên. Lãnh đạo thành phố cho biết, dự án này triển khai nhằm phát huy hiệu quả của các công trình cầu Nhật Tân, đại lộ Võ Nguyên Giáp và tạo trục đường khép kín từ sân bay quốc tế Nội Bài về trung tâm thành phố.

Cầu Nhật Tân, Hà Nội
Cầu Nhật Tân, Hà Nội

Tờ Zing dẫn thông tin từ Sở GTVT TP Hà Nội, tuyến đường dự kiến dài khoảng 5,53 km, mặt đường rộng 60m. Điểm đầu tuyến tại cầu Nhật Tân, điểm cuối cùng tuyến đường Thanh Niên. Tổng đầu tư hơn 4.700 tỷ đồng.

Với mức đầu tư trên, mỗi mét đường này sẽ có giá gần 1 tỷ đồng, chỉ kém hơn con đường đắt nhất hành tinh đoạn Ô Chợ Dừa-Hoàng Cầu chút đỉnh. Cách đây vài năm, Hà Nội đã gây chấn động khi chi 642 tỷ đồng từ ngân sách để làm 547m đường, trung bình hơn 1,1 tỷ đồng mỗi mét đường.

Có thể thấy, Hà Nội đang tiếp tục nối dài danh sách những con đường đắt đỏ của mình. Tuy nhiên, không riêng gì Hà Nội, nhìn rộng ra trên cả nước có rất nhiều tuyến đường đắt đỏ chẳng kém.

Đơn cử như dự án đầu tư đường cao tốc Bến Lức-Long Thành có suất đầu tư bình quân lên tới 25,8 triệu USD/km, khoảng 554 tỷ đồng. Trong dự án này, suất đầu tư lại tiếp tục có sự chênh lệch cực lớn. Cụ thể, gần 11km đường cao tốc có suất đầu tư là 60,7 triệu USD/km, trong khi hơn 46,9km còn lại có suất đầu tư 17,84 triệu USD/km.

Ngoài ra, cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình có suất đầu tư gần 8,6 triệu USD/km; cao tốc Nội Bài-Lào Cai là gần 6 triệu USD/km, cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi là hơn 12 triệu USD/km, cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây là xấp xỉ 18 triệu USD/km.

An Nhiên (Tổng hợp)



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
28/07/2015 15:07 # 7
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Tin tức chuyên ngành Giao thông


10 cây cầu nổi tiếng ở Việt Nam

Cầu Nhật Tân Hà Nội, cầu Rồng Đà Nẵng hay cầu Phú Mỹ ở TP HCM... được đánh giá là những công trình kiến trúc độc đáo và trở thành biểu tượng cho sự phát triển của các thành phố.

Nhật Tân

nhat-tan.jpg

Cầu Nhật Tân được xây để trở thành biểu tượng mới của thủ đô với 5 nhịp tháp tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội. Ảnh: Giang Chinh.

Nhật Tân là cầu dây văng dài nhất bắc qua sông Hồng (nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ) có tổng vốn đầu tư 13.626 tỷ đồng. Cầu được khởi công năm 2009 và hoàn thành sau 5 năm. Phần cầu chính dài 3,7 km với thiết kế dây văng liên tục 5 trụ tháp (tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội), phần đường dẫn dài 5,1 km và rộng 60 m với 4 làn xe.

Được khánh thành hồi đầu năm, Nhật Tân là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục, nhiều nhịp trên thế giới áp dụng công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép… được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam. Cầu không chỉ phục vụ các phương tiện giao thông mà còn trở thành điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan khu vực cửa ngõ phía bắc thủ đô Hà Nội.

Pá Uôn 

cau-pa-uon-1287-1437491337.jpg

Cầu Pá Uôn được xác lập kỷ lục có trụ cao nhất Việt Nam.

Cầu Pá Uôn nằm trên quốc lộ 279 bắc qua hồ sông Đà (thuộc xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La), cách TP Sơn La khoảng 70 km. Đây là tuyến giao thông huyết mạch nối Sơn La với các tỉnh Tây Bắc khác như Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai.

Năm 2012 cầu được khánh thành, tổng mức đầu tư 528 tỷ đồng. Cầu dài hơn 1,4 km, trong đó phần cầu chính dài gần một km; rộng 9 m. Cầu gồm hai mố và 11 trụ, trong đó trụ chính cao hơn 98 m. Nếu tính từ cao độ đáy sông lên đến cao độ mặt cầu là gần 104 m. Đây cũng là cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam.

Phú Mỹ

cpm-4048-1389666327.jpg

Cầu Phú Mỹ được xem là cầu biểu tượng của TP HCM. Ảnh: Hữu Công.

Được đầu tư 2.077 tỷ đồng, cầu Phú Mỹ nối quận 2 và 7 của TP HCM khởi công tháng 2/2005. Tại thời điểm khánh thành vào lễ Quốc khánh năm 2009, Phú Mỹ là cầu dây văng có quy mô lớn nhất nước với chiều dài hơn 2 km, tĩnh không thông thuyền cao 45 m và được xem là cây cầu biểu tượng của TP HCM. 

Theo chủ đầu tư đây cũng là công trình cầu dây văng hiện đại nhất thế giới ở phần kỹ thuật dây văng, trên thế giới chỉ có vài cây cầu như thế.

Cầu Rồng 

13-JPG-2590-1403602940-8165-1437470727.j

Thiết kế chiếu sáng mỹ thuật cho cầu Rồng đạt nhiều giải thưởng quốc tế. 

Hoàn thành đầu năm 2013 sau gần bốn năm thi công với vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng, cầu Rồng ở TP Đà Nẵng dài 666 m, rộng 37,5 m; mỗi chiều có 3 làn xe và vỉa hè dành cho người đi bộ.

Cầu mô phỏng hình dáng con rồng thời Lý bay ra biển Đông với nhịp thép có tổng chiều dài 568 m, nặng gần 9.000 tấn. Đây là cầu có kiến trúc độc đáo được Tập đoàn Louis Berger (Mỹ) thiết kế dạng vòm thép đơn duy nhất tại khu vực Đông Nam Á, tính đến nay.

Thiết kế chiếu sáng mỹ thuật cho Cầu Rồng (Đà Nẵng) đạt được hai giải thưởng quốc tế danh giá là FX Design Awards 2013 và Lighting Design Awards 2014 bầu chọn vào danh sách Các công trình thiết kế chiếu sáng xuất sắc thế giới. Ngoài ra, công trình chiếu sáng Cầu Rồng ở Đà Nẵng cũng nhận giải Biểu dương đặc biệt của Hiệp hội các nhà thiết kế chiếu sáng chuyên nghiệp thế giới (IALD Awards), bên cạnh nhiều công trình nổi danh khác ở nhiều châu lục.

Cầu quay Sông Hàn

cau-quay-4832-1437491337.jpg

Cầu quay sông Hàn. Ảnh: Mạc Bảo Khánh.

Cầu quay sông Hàn là cầu quay duy nhất ở Việt Nam thiết kế, thi công trong các năm 1998-2000.

Dài gần 500 m và rộng 12 m, cầu nối liền hai tuyến đường trung tâm giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng). Hàng ngày, cứ đến 1h sáng, phần giữa của cầu lại quay 90 độ để mở đường cho tàu thuyền lớn qua lại. Điều này đem lại sự tò mò cho người dân và du khách đến thành phố này.

Thuận Phước

thuan-phuoc-2-6615-1437491337.jpg

Cầu treo dây võng Thuận Phước. Ảnh: Mạc Bảo Khánh.

Thuận Phước là cầu treo dây võng hiện đại dài nhất Việt Nam. Tổng chiều dài cây cầu nối 2 bờ vịnh Đà Nẵng là 1,8 km; rộng 18 m với mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Cầu được khánh thành vào ngày 19/7/2009 sau 6 năm thi công.

Bãi Cháy

cbc.jpg

Cầu Bãi Cháy được ví là "Cây đàn Hạ Long". Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Với tổng kinh phí xây dựng hơn 2.100 tỷ đồng, cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18 dài hơn 900 m, rộng hơn 25 m nối Hòn Gai với Bãi Cháy qua eo Cửa Lục, ngăn cách vịnh Cửa Lục với vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). 

Cầu được khánh thành cuối năm 2006 sau hơn 3 năm thi công. Đây là cây cầu có kết cấu dây văng một mặt phẳng đầu tiên của Việt Nam. Đồng thời, cầu Bãi Cháy cũng lập kỷ lục thế giới về chiều dài nhịp chính (435 m). 

Cần Thơ

cau-ctho-3498-1437470727.jpg

Cầu Cần Thơ. Ảnh: Gia Bảo.

Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu nối TP Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long là cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á (550 m).

Cầu được khởi công vào tháng 9/2004 và hoàn thành sau 6 năm với tổng số vốn đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng. Toàn bộ công trình dài 15 km, riêng cầu chính dài 2,7 km, rộng 23 m; tĩnh không thông thuyền cao 39 m, đảm bảo cho tàu trọng tải 10.000 DWT qua lại.

Mỹ Thuận

my-thuan-5340-1437491338.jpg

Cầu Mỹ Thuận nối 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long là cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam.

Là cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam bắc qua sông Tiền, Mỹ Thuận nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, nằm trên trục giao thông chính của đồng bằng sông Cửu Long.

Cầu được khởi công tháng 7/1997 và khánh thành 3 năm sau đó. Cầu dài hơn 1,5 km, rộng gần 24 m, hai cầu dẫn mỗi bên 11 nhịp, mỗi nhịp 40 m. Độ cao thông thuyền là 37,5 m.

Thị Nại

thi-nai-3527-1437491338.jpg

Cầu Thị Nại - cầu vượt biển dài nhất Việt Nam. Ảnh: Panoramio.

Dài gần 7 km nối TP Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội), Thị Nại là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội.

Công trình được khởi công tháng 11/2002 và hoàn thành sau đó 4 năm với tổng số vốn 582 tỷ đồng. Phần chính của cầu dài 2,4 km; rộng 14,5 m gồm 54 nhịp có khẩu độ mỗi nhịp là 120 m.

Hữu Nguyên

 



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024