Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/07/2011 08:07 # 1
dootrungxdd
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 6/50 (12%)
Kĩ năng: 18/60 (30%)
Ngày gia nhập: 01/03/2011
Bài gởi: 106
Được cảm ơn: 168
Khi cửa nhà khóa cũng như không "Chú Ý tEEn ơi !?"


Nhiều teen ngã ngửa khi biết có người dùng tài khoản email, nick YM của mình để "xin đẹp" bạn bè trong friendlist.

Kiểu "ăn xin" thông dụng nhất là những tin nhắn "cứu bồ" năn nỉ người nhận nạp thẻ điện thoại, thẻ game khiến không ít bạn bè tốt bụng của bạn sập bẫy. Trước khi vội vã lập nick mới dùng, bạn hãy dành chút thời gian xem lại có phải mình đã "khóa của nhà" hờ hững quá không?

 

Cuộc tấn công mới nhất của nhóm tin tặc LulzSec đã cho thấy phần lớn nạn nhân sử dụng mật khẩu email quá đơn giản và dễ dàng bị giải mã. Một mật khẩu đủ mạnh không quá khó nhớ đâu.

Hãy xem những gì nhóm tin tặc LulzSec có được: Sau khi tấn công vào trang web của CIA, PBS và Sony, 62.000 địa chỉ email cùng mật khẩu được dán công khai trên mạng.

Lướt nhanh danh sách bị hại, có thể thấy phần lớn mật khẩu thuộc loại dễ nhớ - đồng nghĩa với việc dễ bị "chôm" hơn. Ví dụ như: iloveyou, coffee, alexwu hay ebooks.

Dĩ nhiên, một mật khẩu lý tưởng hẳn là phải dài, khó hiểu và gần như không thể đoán biết. Chẳn hạn như cái này: !mo4E4)f%d. Vấn đề là làm sao mà nhớ nổi, và thế là rất nhiều người chọn mật khẩu đơn giản dễ nhớ và trang bị chìa khóa dùng chung cho tất cả các tài khoản. Nhẹ thì bạn có thể bị mất email, nặng thì tài khoản ngân hàng thanh toán trực tuyến của bạn đột nhiên cạn tới đáy.

Những cách sau đây có thể giúp bạn gia cố ổ khóa của mình:

 

• Mật khẩu "xương" mà vẫn dễ nhớ đây: Chọn một câu riêng bạn biết, kiểu như: "Tớ là một sinh viên FDTU!?" và sau đó lấy chữ cái đầu tiên của tất cả các từ trong câu tạo thành mật khẩu Tl1SvFDtU!?(Có một con số trong mật khẩu thay vì toàn chữ giúp tăng tính bảo mật hơn nhiều đấy).

• Mật khẩu dài tất nhiên là tốt, nhưng không phải tuyệt đối. Mật khẩu chỉ với 6 ký tự tối thiểu kiểu như 6aY&!f an toàn hơn là mật khẩu dài thoòng mà là một câu dễ đoán "kinh điển" như iloveyou.

• Với tài khoản ngân hàng, nên thay mật khẩu thường xuyên, ít nhất là mỗi tháng một lần.

• Viết ra danh sách mật khẩu nhưng không kèm tên tài khoản. Giữ nó cùng những tài liệu quan trọng khác để đảm bảo bạn không đánh rơi đâu đó.

• Nếu bạn không thể nhớ hết các mật khẩu mình đặt ra và có thể đánh mất mảnh giấy quan trọng trên, hãy sử dụng phần mềm quản lý mật khẩu như LastPass hay KeePass - giúp mã hóa và lưu giữ tất cả mật khẩu của bạn. Thông thường bạn được dùng miễn phí hoặc chỉ phải nộp một khoản tiền rất nhỏ để được sử dụng những tiện ích tốt hơn.

• Nếu bạn có trí nhớ khủng, thử dùng phần mềm tạo mật khẩu ngẫu nhiên. Nó sẽ gợi ý những kiểu mật khẩu hóc búa nhất có thể.

Một vài điều tối kỵ:

 

• Đừng bao giờ dùng những câu từ đơn giản, thậm chí nếu bạn có viết ngược hay thêm số. Những phần mềm xâm nhập có thể đoán biết những câu từ hay được sử dụng.

• Đừng bao giờ dùng một mật khẩu chung cho tất cả tài khoản bạn có, đặc biệt với tài khoản ngân hàng và những trang mua bán trực tuyến như Amazon, nơi lưu trữ thông tin thẻ tín dụng của bạn.

• Đừng bao giờ tự gửi mật khẩu lưu trên email của bạn. Nếu tin tặc có thể đột nhập vào email của bạn thì đúng là: mía ngọt đánh cả cụm.

• Tránh dùng thông tin cá nhân đặt mật khẩu: như tên bạn, ngày sinh, địa chỉ nhà... những ai biết bạn đều nắm rõ những thông tin này.

• Không tiết lộ mật khẩu.

• Không truy cập vào những tài khoản quan trọng của bạn khi đang dùng Wi-Fi công cộng.

Và cuối cùng, hãy nhớ là chẳng có mật khẩu nào là bất khả xâm phạm, cách tốt nhất là bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường mạng để giảm thiểu thiệt hại khi bạn không may trở thành nạn nhân của những cuộc tấn công cực kỳ tinh vi.

HOÀNG HÀ (theo Los Angeles Times)
Bổ sung



Với thế giới, bạn chỉ là một hạt cát nhỏ - nhưng với một người nào đó, bạn là cả thế giới của họ.!!!!!!


 
Các thành viên đã Thank dootrungxdd vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024