Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/06/2011 23:06 # 1
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Chuẩn bị và trình bày bài thi vấn đáp

Bài thi vấn đáp là một dịp để bạn thể hiện những kiến thức bạn có, cách trình bày/kĩ năng diễn thuyết, cũng như là khả năng giao tiếp của bạn.
Đó cũng là sự luyện tập rất tốt cho những lần phỏng vấn việc làm sau này của bạn

Bài kiểm tra có thể diễn ra một cách nghiêm trang hay có phần thoải mái, nhưng bạn cần coi tất cả các bài thi vấn đáp là rất nghiêm túc để tạo ấn tượng tốt.
Đối với cả hai loại, bạn cần thật chú ý lắng nghe câu hỏi và trả lời mạch lạc đúng câu hỏi.

Những bài thi chuẩn theo một loạt những câu hỏi đã được soạn trước.
Phương thức đánh giá thường được bố trí theo kiểu đúng/sai, và mang tính cạnh tranh cao.
Với loại kiểm tra này, bạn nên hỏi ý kiến trước nếu bạn muôn đưa thêmvào những thông tin liên quan hay đã được kiểm chứng.

Những bài thi có phần thoải mái, thân mật, những câu hỏi thường mở hơn và câu trả lời của bạn có thể dài hơn, và những đánh giá bạn đưa ra có thể chủ quan hơn. Câu trả lời thương không hoàn toàn chính xác(đúng hoặc sai), và giá trị của câu trả lời sẽ được nâng lên nếu bạn đưa ra được phương hướng giải quyết, cũng như là một chút những giao tiếp ngoài lề giữa ban giám khảo và thí sinh.

Có ba yếu tố để có được một bài thi vấn đáp hoàn chỉnh

Chuẩn bị

Hỏi thầy cô của bạn, bài thi gồm những phần nào
Học. Nếu bạn không học thì bạn sẽ không thể làm tốt được
Xem hướng dẫn
Chuẩn bị cho bài kiểm tra
Xem hướng dẫn
Dự đoán nội dung của bài kiểm tra

Viết ra những câu hỏi bạn mong là sẽ có

Thảo luận với những người trong nghề hoặc đã từng thi
Tập trả lời với các bạn cùng lớp
Tập trả lời trước gương theo đúng cách mà bạn định trả lời khi đi thi, để xem xem cách ứng xử như vậy đã được chưa

Ghi nhớ rõ ngày thi, thời gian địa điểm,
kiểm tra lại tất cả những thông tin này với người hướng dẫn

Nếu bạn sử dụng máy tính, máy chiếu, hay các phương tiện truyền thông tin,
luyện tập với các dụng cụ ấy trước ngày thi, và kiểm tra lại khoảng trước một tiếng trong ngày thi nếu có thể.

Bài thi

Hãy ăn mặc và ứng xử thật lành nghề.Tạo một ấn tượng tốt.
Ăn mặc đẹp và phù hợp, tắt máy di động hoặc máy nhắn tin

Đến sớm một chút
để có thể giải quyết những vấn đề mới phát sinh, nhưng phải đợi đến đúng giờ của cuộc hẹn thì mới vào.
Đây là lúc để tập trung thư giãn chứ không phải là nhồi nhét hay cố xem lại.

Khi bài thi bắt đầu ngay phút mà bạn bước vào:
Ngay lập tức giới thiệu bạn là ai
Tập trung tối đa theo người hướng dẫn viên, hãy tỏ ra hững thú và cười tươi!
Giữ một thái độ tốt và tăng cường giao tiếp bằng mắt
Nếu có những tác nhân gây sao nhãng (tiếng ồn, …) bạn có thể đề cập tới sự sao nhãng hay hồi hộp của mình

Luôn tập trung trong suốt buổi phỏng vấn
Hãy là một người biết lắng nghe và trả lời thật thông minh

Đừng nói luyên thuyên nếu như bạn không biết câu trả lời
Trình bày rõ ràng rằng bạn không có câu trả lời và hỏi xem bạn có thể vạch ra những ý chính để trả lời, để giải quyết vấn đề, hoặc cách thức mà bạn định thực hiện được không.

Luôn giữ bình tĩnh và tự tin
Nếu bạn cảm thấy buổi phỏng vấn không tốt. Có thể là người phỏng vấn đang thử bạn đó thôi.

Hãy trả lời các câu hỏi nhiều hơn là chỉ nói “có” hoặc “không”
Nhấn mạnh vào phần tích cực chứ không phải tiêu cực
Sử dụng hai hoặc ba ý hay ví dụ để thể hiện những hiểu biết của bạn

Chú ý đến những tín hiệu báo buổi phỏng vấn sắp kết thúc
(chẳng hạn như người phỏng vấn nhìn đồng hồ, kéo ghế ra đằng sau, hoặc hoàn tất một loạt các câu hỏi)

Hỏi xem bạn có thể trả lời thêm để được đánh giá tốt hơn hay không

Cám ơn người hướng dẫn

Tiếp theo

Tóm tắt lại những gì bạn đã thể hiện; bạn làm tốt và không tốt ở chỗ nào
Ghi chép lại tất cả

Chú ý xem bạn có thể làm gì để lần sau sẽ tốt hơn

Chú ý xem có một “sự kiện” nào đặc biệt trong lúc phỏng vấn hay không

Nếu bạn có câu hỏi hay nhận xét về tài liệu hoặc cách trình bày của bạn, đừng chần chừ, hãy nói cho người hướng dẫn của bạn. Đừng thử thách thầy cô, mà hãy cố gắng nắm rõ cách trình bày của bạn.

Nếu bạn có bất kì một thắc mắc nào về sự đánh giá không hợp lí sau khi đã nói với thầy cô, hãy trao đổi với trung tâm tư vấn hay những người có vị thế cao hơn trong trường, hoặc cơ sở đó.

 

 



 
12/06/2011 23:06 # 2
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Bài kiểm tra viết
Biết cách bố cục và trình bày sạch đẹp sẽ rất có lợi

Trước khi đặt bút làm bài

Bố trí thời gian
để trả lời tất cả các câu hỏi và có thời gian quay lẹi kiểm tra và chỉnh sửa

·         Nếu bạn phải trả lời sáu câu hỏi trong vòng sáu mươi phút, bạn chỉ được cho phép mình làm mỗi câu trong vòng bảy phút

·         Nếu những câu hỏi phức tạp, hãy đánh dấu ưu tiên cho chúng trong lúc phân bố thời gian

·         Khi hết thời gian cho một câu hỏi, hãy ngừng viết, để cách ra, và tiếp tục với câu hỏi sau. Câu trả lời dang dở sẽ được hoàn thành trong khoảg thời gian bạn dành để xem lại bài

·         Sáu câu trả lời dang dở vẫn sẽ có lợi hơn là chỉ có ba câu hoàn tất

Đọc trước tất cả các câu hỏi để xem bạn có thể có những cách giải quyết nào

·         Chú ý đến cách mà câu hỏi được đặt ra, hoăc tới những hướng dẫn, hoặc những từ như là “so sánh”, “đối chiếu”, “bình luận” ..v.v… Xem định nghĩa của những khái niệm này trong mục “Thuật ngữ trong bài luận

·         Có một vài câu hỏi mà câu trả lời sẽ đến với bạn ngay lập tức

Vạch ra những ý chính,
trong khi chúng còn rất rõ trong đầu bạn. Nếu không, những ý này có thể bị cản lại (hoặc không sẵn sàng để sử dụng) khi bạn cần phải viết chúng ra. Như vậy bạn sẽ không phải ngồi cắn bút hay hoang mang (sự hồi hộp chính là cảm giác khi bạn lo sợ vì bị cắt ngang)

Trước khi trả lời một câu hỏi, hãy cố thử trình bày chúng theo ngôn ngữ của bạn

·         Bây giờ hãy so sánh những gì bạn nghĩ với bản gốc
Chúng có cùng mang một ý nghĩa hay không? Nếu không thì có nghĩa là bạn đã hiểu sai câu hỏi. Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi mà chúng thường không trùng khớp với nhau.

Nghĩ kĩ trước khi bạn viết:
Vạch ra các ý chính cho mỗi câu trả lời
Đánh số các ý theo đúng thứ tự mà bạn sẽ trình bày

·         Đi thẳng vào vấn đề
Nêu ý chính của bạn ngay từ câu đầu tiên
Sử dụng đoạn văn đầu tiên để đưa ra một cái nhìn tổng quát cho toàn bài luận của bạn
Sử dụng những đoạn còn lại để làm rõ hơn những ý chính mà bạn đã nêu ở trên
Củng cố những ý của bạn với các thông tin cụ thể, ví dụ, hoặc những trích dẫn từ sách vở của bạn

·         Thầy cô thường bị thuyết phục bởi sự cô đọng, hoàn tất và rõ ràng của một bài làm được bố cục thích hợp

·         Nếu bạn cứ viết với hi vọng những gì mình đang viết có thể đúng là một sự lãng phí thời gian và thường vô ích

·         Việc biết chút ít và trình bày cái điều ít ỏi ấy một cách thành công, rốt cuộc lại còn tốt hơn là biết nhiều mà trình bày nghèo nàn – khi được thầy cô chấm

Viết và trả lời câu hỏi

Bắt đầu bằng một câu mang sức nặng
để chỉ rõ ý chính của bài luận.
Tiếp tục đoạn văn mở đầu này bằng việc nêu ra những điểm mấu chốt

Phát triển những nhận định của bạn

·         Bắt đầu mỗi đọan văn
với một ý chính đã nêu ở mở bài

·         Phát triển mỗi ý
thành một đoạn văn hoàn chỉnh

·         Sử dụng những từ nối
để liệt kê và nối các ý lại với nhau

·         Chú ý đến thời gian
cách sắp xếp và bố trí

·         Tránh sử dụng những sự khẳng định quá mạnh
khi cần; một sự khăng định quá chắc chắn và mạnh mẽ là biểu hiện của sự can đảm, là dấu hiệu của một người có học

·         Hãy kiểm tra lại câu trả lời nếu bạn cảm thấy không chắc chắn
Sẽ tốt hơn nếu như bạn viết “vào cuối thế kỷ 19” chứ không phải “vao` nam1894” khi bạn không nhớ thật chính xác nếu đó là năm 1884 hay 1984. Trong nhiều trường hợp, một khoảng thời gian tương đối đã là quá đủ, bởi vì, đáng tiếc thay 1894 là chính xác, nhưng có thể bạn lại đang nhầm và như vậy thì chắc chắn bạn sẽ bị trừ điểm.

Tóm tắt lại trong khổ kết của bạn
Nhắc lại ý quan trọng nhất của cả bài và giải thích vì sao nó lại quan trọng đến vậy.

Xem lại

Hoàn thành nốt những câu trả lời còn đang dang dở,
nhưng phải bố trí đủ thời gian để xem lại tất cả các câu còn lại

Xem lại, chỉnh sửa
các lỗi chính tả, nhưng câu văn chưa đầy đủ, những từ còn để trống, những phần ngày tháng, thời gian, số liệu mà bạn nhầm.

Không đủ thời gian?

Vạch ra các ý chính và chép lại chúng vào bài kiểm tra

Xem thêm:
Thuật ngữ trong bài luận và các hướng dẫn & Xây dựng một bài kiểm tra (English)

 



 
12/06/2011 23:06 # 3
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Các thuật ngữ hoặc chỉ dẫn cho bài luận, bản báo cáo và
cho việc trả lời các câu hỏi

Những từ sau là những “chỉ dẫn”đòi hỏi bạn phải trả lời, cung cấp thông tin theo một cách nhất định. Hãy đọc những điều này và quan trọng nhất là bạn hiểu được rằng có rất nhiều cách để trả lời một câu hỏi hay viết một bài luận.

So sánh:
Đánh giá về chất lượng hoặc tính chất để tìm ra những điểm tương đồng. “So sánh” thường có nghĩa là “so sánh với”: nhiệm vụ của bạn là nhấn mạnh những điểm giống nhau cho dù bạn vẫn có thể nhắc tới những điểm khác nhau.

Đối chiếu:
Nhấn mạnh vào sự khác biệt, không tương đồng của các sự kiện, tính chất hay vấn đề.

Lí luận:
Nêu lên những đánh giá của bạn, những cách sửa đổi hay những lời khen. Bàn về sự hạn chế hay những điểm mạnh hay những đóng góp của kế hoạch được đề ra trong câu hỏi.

Định nghĩa:
Định nghĩa cần phải chính xác, rõ ràng và có cơ sở. Không cần phải quá chi tiết nhưng sự hạn chế của định nghĩa đó cần được nêu ra một cách ngắn gọn. Bạn phải nắm rõ việc một cái gì đó nó nằm trong một nhóm nào và cái gì là cái để phân biệt một thứ xác định với các nhóm khác.

Miêu tả:
Trong khi miêu tả, bạn cần thuật lại chi tiết, phác họa theo một hình thức tường thuật nào đó.

Biểu đồ
Đối với dạng câu hỏi yêu cầu có biểu đồ, bạn nên phác vẽ một sơ đồ, một hình vẽ, hay một hình tượng trưng vào trong bài kiểm tra của bạn.

Liệt kê
Từ “liệt kê” ám chỉ việc trả lời bằng việc nêu ra một dãy, một loạt các ý . Với dạng câu hỏi này, bạn nên nêu từng thứ một theo đúng dạng mà đề bài yêu cầu.

Đánh giá:
Trong một bản đánh giá, bạn cần đưa ra những nhận xét cẩn thận về những vấn đề, quan trọng nhất là những lợi ích và hạn chế của vấn đề đó. Đánh giá cũng cần dựa trên những cơ sở xác định tuy nhiên bạn có quyền đưa thêm những nhận định của cá nhân bạn về ưu và nhược điểm của vấn đề bạn đang đề cập tới.

Giải thích:
Điều mà bạn nhất thiết phải làm khi gặp dạng bài giải thích là phải chỉ ra rõ ràng nguồn gốc của tài liệu mà bạn cần giải thích. Cách tốt nhất để làm dạng bài này là trả lời câu hỏi: “như thế nào và vì sao”, dung hòa những sự khác biệt trong suy nghĩ và kết quả của các thử nghiệm thực tế, và nêu nguyên do ở những chỗ cần thiết. Mục đích là nêu rõ nguyên nhân dẫn đến cái mà bạn đang phải xem xét, nghiên cứu.

Trình bày:
Một câu hỏi yêu cầu bạn trình bày thường đòi hỏi bạn phải giải thích và làm rõ câu trả lời của bạn đối với một vấn đề bằng cách đưa ra những dẫn chứng, tranh ảnh, biểu đồ, hay những ví dụ có cơ sở.

Làm sáng tỏ:
Dạng câu hỏi này cũng tương tự với dạng câu hỏi yêu cầu bạn phải giải thích một vấn đề nào đó. Bạn có nhiệm vụ phiên dich, minh họa, giải quyết hay nhận xét về một vấn đề và thường là đưa ra những đánh giá và phản ứng của bạn đối với điều ấy.

Bào chữa, biện hộ:
Khi bạn được yêu cầu bào chữa, biện luận cho một cái gì đó, bạn cần phải chứng minh hoặc chỉ ra những cơ sở xác đáng cho nhận định của mình. Trong dạng câu hỏi này, những chứng cớ cần được trình bày sao cho thật thuyết phục.

Thống kê:
Thống kê cũng giống với liệt kê. Với dạng bài này, nhiệm vụ của bạn là nêu ra một dãy các mục, hay trình bày thành một bảng. Bạn cần phải trả lời theo một hình thức thật chuẩn.

Thảo những nét chính:
Câu trả lời cho dạng đề bài này là miêu tả một cách có tổ chức. Bạn đưa ra các ý chính và những tài liệu bổ sung cần thiết, bỏ qua những chi tiết nhỏ, và trình bày các ý theo một bố cục hợp lí hoặc phân loại các ý.

Chứng minh:
Dạng bài này yêu cầu bạn phải kiểm tra, xác minh xem một điều gì có đúng hay không. Trong những bài tập như thế này, bạn cần gây dựng ý kiến của mình dựa trên sự chắc chắn bằng cách đánh giá và thuật lại những kinh nghiệm thực tiễn, hoặc bằng những suy luận lôgic.

Liên hệ:
Nếu đề bài yêu càu bạn chỉ ra mối liên quan hay liên hệ, câu trả lời của bạn cần phải nhấn mạnh vào sự kết nối và cần được viết với giọng trần thuật.

Xem lại:
Một bài dạng này có nghĩa là bạn phải kiểm tra một cái gì đó hết sức kĩ lưỡng. Bạn nên phân tích và đánh giá một cách ngắn gọn thành một dãy các ý được sắp xếp dựa trên các ý chính của vấn đề.

Phát biểu:
Với những câu hỏi ngay lập tức yêu cầu bạn phân loại, nêu, phát biểu hay trình bày, bạn cần thể hiện những ý chính một cách ngắn gọn, với giọng văn trần thuật. Bạn có thể bỏ qua các chi tiết cụ thể, ví dụ minh họa.

Tóm tắt:
Khi bạn được yêu cầu tóm tắt hay trình bày một cách vắn tắt, bạn phải trình bày các ý chính một cách thật sự cô đọng. Bạn nhất thiết phải bỏ qua các chi tiết cụ thể, ví dụ minh họa và sự kĩ lưỡng quá mức.

Mô tả sự phát triển:
Nếu bạn được yêu cầu mô tả sự phát triển của một cái gì đó, bạn phải chỉ ra chuỗi những bước phát triển, sự hình thành của cái đó ngay từ lúc ban đầu. Việc tràn thuật như vậy có thể sẽ cần tới sự tìm tòi và suy luận.

Có chỉnh sửa dựa theo Trung tâm phát triển những kĩ năng giao tiếp, hiệp hôi sinh viên, trường Đại học South Carolina, bạn cũng có thể tìm thấy thông tin ở địa chỉ trang web: http://www.history.ohio-state.edu/essayexm.htm January 2002



 
12/06/2011 23:06 # 4
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Những kỹ năng viết cơ bản

Một bài viết thành công là một bài viết

  • Giới hạn cho nhóm người đọc xác định
  • Có nội dung sắp xếp hợp lý
  • Cách trình bày sáng sủa và thuyết phục

Quá trình viết một bài văn được chia làm 4 bước:

  1. Chuẩn bị:xác định đề tài, tính xem là bạn sẽ nhắm vào người đọc như thế nào, tìm kiếm tài liệu, thông tin
  2. Viết nháp: phát triển các ý, chủ điểm xuyên suốt bài, văn phong…
  3. Xem lại một lượt: xem qua chủ điểm
  4. Đọc soát:tập trung vào những lỗi không thuộc về nội dung như chính tả, ngữ, ngắt đoạn…

Chuẩn bị (1):
Tất cả các dạng bài viết (viết luận, bài thi học kỳ, báo cáo thí nghiệm…)đều nên tuân theo quy trình sau:
:

Giới thiệu (mở bài)

  • Xác định chủ đề
    Nêu rõ luận điểm, hoặc mục đích bài viết trong 1 hoặc 2 câu văn.
  • Xác định người đọc và các bạn sẽ viết để tiếp cận họ
    Ai sẽ đọc bài này? Là thầy cô giáo chấm điểm hay sinh viên hướng dẫn? hay là chỉ là bạn cùng lớp? hay những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này?...
    Tạo cho bài viết một văn phong có hiệu quả nhất để tiếp cận người đọc
    Tìm giọng văn phù hợp nhất cho việc diễn đạt ý của bài viết đó. c.f. Capital Community College: Giọng văn: Một vấn đề diễn đạt
  • Phát triển các ý, liệt kê các tài liệu có thể dùng đến
    Thành lập danh sách các ý, từ quan trọng- khoảng 50 từ- những từ, cụm từ là nền tảng giúp bạn nghiên cứu chủ điểm và bắt tay vào viết.
    Lập danh sách từ các tài liệu và bài đánh giá về vấn đề bạn định viết.

Đặt ra các mốc thời gian để hoàn thành bài viết
Cân nhắc cả công đoạn biên tập, chỉnh sửa và thời gian phát sinh khác

  • Thời gian lấy cảm hứng:
    Không nên ngắt quãng bước này vì rất dễ mất mạch ý và cảm hứng
    Giữ danh sách các cụm từ, ý, sự kiện… để sau này có thể dùng tới
  • Tìm ý, thu thập thông tin, và ghi chép:
    Tư liệu, bài phỏng vấn, bài đọc, thí nghiệm, thông số, trang web, báo cáo….
    Những người có thể giúp đỡ: người hướng dẫn, trợ giảng, thủ thư tìm tài liệu, gia sư, chuyên gia hoặc người có nhiều kiến thức trong lĩnh vực này.
    Nguồn tài liệu: sách giáo khoa, tài liệu bổ sung, trang web, nhật kí, các bản báo cáo.

·         Sắp xếp
với sơ đồ định nghĩa, dàn ý, suy nghĩ…
Quyết định xem bạn sẽ lập bối cảnh cho câu chuyện, hoặc bài tranh luânj ra sao….
Xem thêm các định nghĩa ở mục một số thuật ngữ khi viết

Viết nháp (2):

Đoạn mở bài

  • Giới thiệu chủ đề, xác định rõ người đọc (ghi nhớ: khán giả!)
  • Thiết lập quan điểm hoặc ý kiến!
  • Tập trung vào 3 ý chính

Lập mạch diễn đạt từ đoạn này sang đoạn khác

  • Câu chủ đề của từng đoạn
    xác định vị trí của ý đó trong tổng thể toàn bài
  • Những câu chuyển, cụm, hoặc từ ngữ ở đầu hoặc cuối đoạn để nối các ý với nhau
    (Xem thêm trang giới thiệu các từ hoặc cụm từ chuyển ý)
  • Không nên để đoạn văn chỉ có 1 hoặc 2 câu
    vì điều đó có thể tạo cảm giác bạn chưa đi sâu phân tích
  • Liên tục chứng minh quan điểm của mình trong suốt cả bài
    • Đừng xao nhãng hoặc viết lệch trọng tâm chủ điểm
    • Đừng vội tóm tắt ở đoạn thân bài, tóm tắt là phần của đoạn kết bài!
  • Thể của động từ phải ở thể chủ động
    • “Ban giám hiệu đã quyết định…" chứ không nên viết "Điều đó đã được quyết định bởi..."
    • Hạn chế dùng động từ “thì, là, mà…” (“to be”) để giọng văn nghe rõ ràng và hiệu quả hơn.
      (Hạn chế dùng động từ “thì, là, mà…” (“to be”) để giọng văn sẽ là hiệu quả, rõ ràng hơn)
    • Hạn chết dùng động từ “to be” cũng giúp bạn hạn chế dùng thể bị động
  • Sử dụng các đoạn trích dẫn, thông tin… để hỗ trợ việc trình bày các luận cứ, luận điểm.
    • Giới thiệu rõ ràng, và giải thích các câu trích dẫn
    • Không nên dùng quá nhiều trích dẫn dài vì có thể, đoạn trích dẫn dài có thể ngắt quãng mạch ý của bài viết

Kết luận

  • Đọc lại đoạn mở bài, thân bài và bỏ ra một chỗ
  • Tóm tắt, rồi kết luận quan điểm của bạn
  • Nhắc qua ý của mở bài và thân bài
    • Cân nhắc xem những đoạn ở cuối đã trình bày ngắn gọn các ý cần có chưa?
    • Xem sự liên tiếp và quan trọng của các luận điểm
    • Từ đó, kết luận một cách hợp lý và lôgíc
  • Sửa/viết lại đoạn mở đầu
    để hợp với đoạn thân bài và kết luận

Để bài viết như vậy khoảng 1 hoặc 2 ngày!

Xem lại một lượt (3)
Lưu thêm một bản, và chỉnh sửa bài viết với quan điểm khách quan

  • Đọc to bài viết, và giả vờ như bạn đang đọc cho người nghe ngồi dưới.
    Bạn sẽ rất ngạc nhiên vì có thể bạn sẽ tìm thấy nhiều chỗ trong bài bạn muốn thay đổi!
  • Nhờ ai đó đọc và xem qua bài viết
    tốt nhất là người đó tương tự như đối tượng nghe bạn nhắm tới ban đầu, như vậy, bạn có thể kiểm tra xem là bạn đã đi đúng hướng cho đối tượng nghe và rà soát những lỗi trong bài mà bạn không để ý
  • Chỉnh sửa, viết lại đoạn nào đó nếu cần thiết
    Cũng nên đối chiếu với bản đầu tiên để xem các chỉnh sửa bạn vừa làm
  • Nộp bài viết

Đọc soát(4)
tìm lỗi chính tả hoặc ngữ pháp

Bạn nên vui vì đã hoàn thành được bài viết.

Điều cuối cùng này là vô cùng quan trọng đấy!

Lấy một phần từ Mẹo nhỏ khi viết bài văn lịch sử, với sự cho phép của tác giả K. Austin Kerr, Đại học bang Ohio.Gợi ý của Carolla J. Ault, giáo viên dạy viết, Đại học vùng Lake County.



 
12/06/2011 23:06 # 5
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Lập dàn ý và viết nháp

Bản viết nháp là "công đoạn sau của quá trình viết".
Điều đó có nghĩa là bạn cần phải có đầy đủ thông tin, ý tưởng và hiểu rõ về vấn đề trước khi bắt tay vào viết.

Bạn cần có:

  • Một khoảng thời gian cần thiết để tập trung
  • Một không gian yên tĩnh
    tránh sự phân tán tư tưởng, dù đó là các bài tập khác hay là bạn bè, thì bạn cũng nên tập trung vào bài tập này đã.
  • Ghi chép các ý
    bạn sẽ lấy từ những nghiên cứu vừa làm
  • Đối tượng đọc
    nghĩ đến xem bạn đang viết cho ai đọc: giáo sư, người ngang tuổi, bạn hay là một người có kinh nghiệm….
  • Chuẩn bị và tìm thông tin
    về những quan điểm, ý kiến đương đại hoặc trước kia về vấn đề bạn đang nghiên cứu
  • Xem lại
    tất cả những công đoạn trên. Nhưng đừng “học”, chỉ nên để đầu óc thư thái, và tập trung vào ý chính.

Những cái bạn chưa cần ngay:

  • Tiêu đề, hoặc đoạn mở bài:
    khi viết nháp, có thể không cần đến tiêu đề hoặc đoạn mở bài ngay.
  • Tên của các tài liệu tham khảo, câu trích dẫn…
    Nên tập trung vào các ghi chép bạn đã có đã, đừng nên dồn một lúc quá nhiều thông tin chưa cần thiết.
    Chi tiết có thể thêm sau, điều cần làm bây giờ là tập trung vào phát triển ý chính của thân bài
  • Chỉnh sửa!
    Đừng dừng lại để kiểm tra trong khi viết để xem chỉnh tả, hay dấu câu, hãy cứ viết một mạch đã. Vì đây là bản viết nháp đầu tiên, bạn sẽ có thời gian chỉnh sửa và sắp xếp sau.

Trước khi viết:

Các bài tập nhỏ trước khi bạn bắt tay vào viết bao gồm liệt kê các cụm từ quan trọng, nghĩa, và cấu trúc trước khi bạn viết và tạo cảm hứng, tránh bị “tắc ý” Bạn sẽ

  • Tập trung vào vấn đề
    dẹp các nguồn có thể gây mất tập trung, để chỉ nghĩ về vấn đề này thôi.
  • Thu hẹp và xác định rõ chủ để của bài viết
    bắt đầu quá trình bằng việc tự diễn đạt các thông tin, hoặc ý bằng ngôn từ của mình.
  • Phát triển cấu trúc bài
    Điều này giúp bạn hình dung được nhận xét, thắc mắc có thể có, cũng như dễ phát triển bài viết sau này. Tuy nhiên, những mẹo nhỏ như thế này là linh hoạt và hoàn toàn có thể thay đổi tùy theo quá trình viết cụ thể, phụ thuộc vào việc bạn hiểu vấn đề, rồi bắt đầu phát triển nội dung bài viết, xây dựng quan điểm của bài… Có ý sẽ bị cắt bớt, có ý bạn giữ lại, có ý được chỉnh sửa…
  • · Tập lên kế hoạch rõ ràng: xác định mục tiêu, đặt ra thời gian hoàn thành, xem còn phải bổ sung tài liệu, thông tin ở chỗ nào…

Bốn bài tập nhỏ:

Viết tự do một cách tập trung

  1. Lấy một tờ giấy trắng hoặc một trang bản thảo trên vi tính và đặt thời gian từ 5-15 phút
  2. Tóm tắt đề bài bằng một cụm từ hoặc một câu ; hãy để cho đầu óc tự do suy nghĩ.
  3. Viết bất cứ điều gì mà bạn nghĩ đến, liên quan hay không liên quan, sử dụng tối đa khoảng thời gian bạn đã hạn định,
  4. Đừng dừng, nhưng cũng đừng quá cuống, hãy làm việc khẩn trương
  5. Đừng dừng lại để “ngắm”
    những gì bạn viết được, nãy đợi đến khi bạn kết thúc.
  6. Lúc sắp hết thời gian, đọc lại đoạn mở đầu, chỉnh lại câu chủ để, xem lại những ý quan trọng xem đã hợp lý chưa.
  7. Xem lại:
    Có những từ, ý nào bạn có thể sử dụng cho bài viết được không? Giữa những ý bạn vừa viết có một liên quan hoặc ý cơ bản xuyên suốt không?

Nghĩ:

  1. Lấy một tờ giấy trắng hoặc một trang bản thảo trên vi tính và đặt thời gian từ 5-15 phút
  2. Tóm tắt đề bài bằng một cụm từ hoặc một câu ; hãy để cho đầu óc tự do suy nghĩ.
  3. Viết bất cứ điều gì mà bạn nghĩ đến:
    • Nghĩ đến các ý liên quan đến chủ đề, càng khác lạ càng tốt, đừng xóa gì hết.
    • Đặt ra các câu hỏi và câu trả lời về chủ đề, kể cả những câu như:Tại sao mình lại đang làm bài này? Có điều gì hứng thú không? Tại sao mình không thích? Cái này màu gì? Bạn mình xem xong thì sẽ nghĩ gì nhỉ?
  4. Xem lại:
    Có những từ, ý nào bạn có thể sử dụng cho bài viết được không? Giữa những ý bạn vừa viết có một liên quan hoặc ý cơ bản xuyên suốt không?

Sơ đồ định nghĩa

  1. Nghĩ đến các cụm từ, kí hiệu tượng trưng cho các ý, từ
  2. Dùng bút chì (vì bạn sẽ tẩy xoá) và một tờ giấy trắng không dòng kẻ hoặc dùng bảng đen, và phấn màu
  3. Viết những từ, cụm từ quan trọng nhất vào vị trí trung tâm.
    Nghĩ, khoanh tròn.
  4. Viết những từ quan trọng khác xung quanh vòng tròn.
    Vẽ những vòng tròn để nối các từ với nhau, thêm mũi tên chỉ hướng…(tương tự như các trang có đường dẫn trên một trang web)
    Nhớ để chừa một vài khoảng trống để sau này bạn viết thêm:
    • Phát triển ý
    • Giải thích
    • Bạn sẽ làm gì với mục này…
  5. Viết khẩn trường
    chưa cần xem xét kĩ càng vội
  6. Sửa lần một
    Nghĩ đến mối liên quan giữa những mục bên ngoài với mục ở trung tâm. Xóa và thay thế, rút bớt từ ngữ. Đặt lại vị trí những ý quan trọng, để chúng cạnh nhau để tiện sắp xếp. Dùng bút màu để sắp xếp. Ghi các mỗi liên quan với các từ ngữ để làm rõ.
  7. Tiếp tục phát triển sơ đồ theo hướng mở rộng
    Thoải mái và điền nhanh các từ ngữ, ý quan trongk khác (bạn luôn có thể xóa đi bất cứ lúc nào cơ mà!)
    Bạn thử lấy vài tờ giấy, dán lại để làm khổ giấy rộng hơn để mở rộng sơ đồ. Phát triển theo các hướng mà chủ để dẫn dắt, chú đừng bị bó buộc vì khổ giấy. Khi bạn mở rộng sơ đồ, bạn sẽ có xu hướng làm chi tiết hoặc cụ thể hơn

Liệt kê và dàn ý

Đây là cách nhìn bao quát và có hệ thống. Bạn cũng có thể lập dàn ý để sắp xếp các chủ để hình thành từ viết tự do, nghĩ, hay sơ đồ dàn ý:

  1. Sắp xếp các mục, chủ đề, không cần quá chú ý dấu câu hay là phải viết thành câu hoàn chỉnh.
  2. Lên danh sách các chủ điểm và tìm cách diễn đạt bằng các câu có mẫu ngữ pháp giồng nhau (chủ ngữ, động từ…)
  3. Sắp xếp các câu theo mức độ quan trọng, xác định “tầm quan trọng” của chúng. Những câu quan trọng ngang nhau thì để cùng một hàng

Ví dụ (sử dụng cấu trúc trang web này):

Cẩm nang và chiến lược học tập

I. Chuẩn bị

  1. Học cách học
  2. Sắp xếp thời gian
  3. Đặt ra mục tiêu/ Lên kế hoạch

II. Học

  1. Nghĩ theo hướng phê bình
  2. Ghi nhớ
  3. Sắp xếp các dự án

III. Viết luận

  1. Điều cơ bản cần biết
    1. Trước khi viết
      1. Định nghĩa
      2. Điều cơ bản trước khi viết
      3. Bài tập
      4. ...
    2. Viết nháp
      1. Định nghĩa
      2. Điều cơ bản khi viết nháp
      3. Bài tập
      4. ...
    3. ...
  2. Các dạng bài luận
    1. Bài luận có 5 đoạn
    2. Viết cho lớp học văn
    3. Bài viết giải thích
    4. Bài viết thuyết phục
    5. ....

Ban có thể cho phép mình nghỉ một lát!
Thư giãn đầu óc

  • Xem lại các ý tưởng, chủ điểm, mạch ý, các câu hỏi
    mà bạn đã nghĩ tới trong các bài tập nhỏ vừa rồi. Thử đọc thành tiếng những đoạn văn nhỏ bạn vừa viết (một dạng tự đánh giá). Tìm những đoạn nghe thú vị và/hoặc quan trọng. Tóm tắt những đoạn văn đó.
  • Đánh giá các ý tưởng, chủ đề, mạch ý, các câu hỏi
    hoặc là bằng cho điểm các mục theo thang điểm, hoặc đặt mục quan trọng hơn lên trước, hoặc bất cứ phương pháp nào hợp lí.
    Nhớ giữ danh sách phòng trường hợp sự lựa chọn ban đầu không hiệu quả
  • Nhớ làm theo thứ tự những mục bạn vừa liệt kê và sắp xếp theo dàn ý ở trên.


 
12/06/2011 23:06 # 6
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Từ và cụm từ chuyển

Việc dùng từ và cụm từ chuyển tiếp
sẽ giúp bài viết nghe trôi chảy vì bài viết mạch lạc, chặt chẽ hơn nhiều.

Một bài viết chặt chẽ phải là bài viết khiến người đọc
có thể bám sát nội dung từ đầu đến cuối.

Từ nối tạo ra các mối liên quan,
giữa câu này với câu kia, giữa đoạn này và đoạn khác.
Dưới đây là danh sách một số từ chỉ quan hệ có thể có giữa các câu hoặc đoạn văn:

Bổ sung:
cũng, bên cạnh, ngoài ra, thêm vào đó, hơn thế nữa, một lần nữa.

Hệ quả:
theo đó, kết quả là, vì vậy, vì thế, nói cách khác, vì thế nên, do vậy, nên, vì thế suy ra.

Tóm tắt:
sau cùng, nói chung, cân nhắc mọi yếu tố, nói tóm lại, nói chung, trong mọi trường hợp thì, tóm lại một điều, kết luận là, nói chung, nói vắn tắt, tóm tắt lại, phân tích cuối cùng thì, để kết luận, để tóm tắt, cuối cùng.

Khái quát:
theo thói quen, như thường lệ, chủ yếu, bình thường thì, nói chung thì, thường thì, thường thường.

Khẳng định lại:
Thực chất sẽ là, Nói cách khác, Tương tự, Đó là, Nói điều đó để, Nói ngắn gọn thì, Diễn đạt theo cách khác thì

Đối lập và So sánh:
Ngược lại, Mặt khác, Trái lại, Thay vì đó, Tương tự như vậy, Một mặt thì… mà mặt khác thì…, Đúng hơn là, Giống như vậy, Nhưng, Tuy nhiên, Tuy vậy, Ngược lại thì.

Xâu chuỗi:
Đầu tiên, Trước hết, Để bắt đầu, Đồng thời, Trong thời điểm này, Hiện nay, Bước tiếp theo, Đổi lại, Sau này, Trong lúc đó, Tiếp theo, Sau đó, Hiện tại, Sau thì, Trong khi, Trước đó, Đồng thời, Sau khi, Cuối cùng

Chuyển ý:
Mà này, Một cách tình cờ thì.

Minh họa:
Ví dụ, Ví như, Như thế này

Giống nhau:
Giống như vậy, Tương tự như vậy, Hơn thế nữa

Hướng:
Ở đây, Ở đó, Phía đó, Xa hơn, Gần như, Trái lại, Dưới, Trên, Bên trái, Bên phải, Trong tầm mắt

Xin xem thêm các tài liệu (English):
Sách hướng dẫn The Gregg Reference Manual
Sổ tay tiếng Anh rút gọn
Những điều tối thiểu cần biết khi học tiếng Anh

 



 
12/06/2011 23:06 # 7
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Tóm tắt, đạo văn, đoạn văn,
Nguồn tham khảo, ghi chú, chú thích ở cuối trang
ôi rắc rối..!

Đạo văn:

  1. Sử dụng, lấy ý tưởng hoặc văn của người khác thành của mình.
  2. Ghép đoạn văn hoặc lấy ý tưởng của người khác vào bài của mình. 1

Đạo văn:
sao chép một cách vô tình công trình, bài viết của người khác và làm như là bài của mình

Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn tránh được việc đạo văn một cách không cố ý

Tại sao lại cần tham khảo tài liệu đó?
Tại sao phải ghi nguồn tham khảo, ghi chú hay chú thích ở cuối trang?

  • Nghiên cứu của bạn sẽ có chất lượng hơn khi bạn ghi chú, xem xét cụ thể các nguồn thông tin bạn lấy
  • · Tranh luận của bạn sẽ có thuyết phục hơn với dẫn chứng của các nguồn tin cậy, thống kê, đoạn văn bạn trích hay tóm tắt.
  • Văn phong của bạn sẽ trôi chảy hơn nếu người đọc thấy rõ là bạn xây dựng bài viết, luận điểm dựa trên cái gì, đồng tình hay không đồng tình với ý kiến, công trình của các tác giả khác
  • Đôi khi, nguồn thông tin khác giải thích rõ vấn đề hơn, bạn có thể dùng nhưng phải ghi chú rõ ràng.
  • Người đọc có thể muốn xem cụ thể các nguồn thông tin khác nói gì, hay hoàn cảnh của bài viết…
  • Ghi chú các nguồn thông tin sẽ cho thấy có những ý kiến trái ngược, thậm chí con số dữ liệu trái ngược! hoặc để tạo sự chặt chẽ cho tranh luận

Thế nào thì thích hợp cho việc muốn trích dẫn?
Đó là khi

  • Đưa câu trích dẫn trực tiếp
  • Sử dụng các câu nói có một không hai, hay ý tưởng kiểu như vậy của một người khác, từ các giấy tờ in, trên Internet, phỏng vấn hay thậm chí nói chuyện bình thường.
  • Đưa ra các thông tin, hình ảnh được sao chép lại, bảng biểu….
  • Giới thiệu ý kiến của các chuyên gia, cho dù bạn có đồng ý hay không đồng ý với ý kiến đó.
  • Xin sự trợ giúp của ai đó, gia sư, thầy cô, thậm chí bạn cùng phòng hoặc cha mẹ.

Bạn không tham kháo khi:

  • Một việc hoặc ý kiến nào đó đã quá quen thuộc, ai cũng biết
  • Một nghiên cứu nào đó không có tác giả hoặc nguồn
    (ví dụ: cụm "give credit where credit is due" là phổ biến khi nói đến các tài liệu không rõ nguồn gốc, tác giả
  • Những gì bạn trình bày dễ được chấp nhận và không được trích dẫn ở đâu khác.

 

Cách sắp xếp và lưu trữ các nguồn thông tin khi bạn làm nghiên cứu

Sử dụng máy vi tính như thế nào cho hiệu quả

 

Khi bắt đầu làm, lập một tập mới (folder)
Save tất cả các nghiên cứu thành các file riêng trong folder này
Nhớ kèm thông tin về thư mục: như tác giả, dạng nguồn thông tin, địa chỉ trang web, nhà xuất bản, ngày tháng…
Lập một dạng mã ("code") hoặc cách ghi chú sao cho bạn sẽ dễ dàng nhận ra dạng văn bản, người chịu trách nhiệm, ngày tháng.

 

Gộp tất cả cả file nghiên cứu thành một file
Save thành một file trong folder, và giữ riêng
Trong file lớn này, đặt mã hoặc cách đánh dấu vào đầu mỗi trang hoặc đoạn thông tin.
Đừng thay đổi file lớn này, trừ phi lúc bạn thêm thông tin hoặc dữ liệu mới…

 

Lưu thêm một bản của file và làm việc với file đó.
Sử dụng chức năng "save as".
Dùng file thứ 2 này để làm việc, sắp xếp dữ liệu…

Sử dụng bản copy và điền thêm dữ liệu, sắp xếp văn bản, hình minh họa…
Tạo và để đậm các chữ ghi chủ đề, tiêu đề mục nhỏ…
Bôi đậm và/hoặc để gạch chân những cụm từ hay xuất hiện, từ khóa, những ý trùng lặp, tranh luận đồng tình hoặc không đồng tình

Xóa những đoạn không sử dụng được
Lưu và để file này trong folder lớn

Trên một văn bản khác, lập một dàn ý hoặc sơ đồ khái niệm của bài nghiên cứu.

 

Lập (bằng cách Save as...) một bản thứ 3 từ file vừa được sắp xếp, chỉnh sửa
Để một vài trang trống ở đầu file này
Bắt đầu viết nháp;
Dựa vào dàn ý hoặc sơ đồ bài và từ những gì bạn nhớ từ quá trình nghiên cứu và chuẩn bị
Chỉ giở ra xem lại các nghiên cứu và chuẩn bị khi cần thiết
Chỉ copy và dán từ phần thông tin tìm được khi bạn muốn trích dẫn trực tiếp
Lùi đầu dòng nếu bạn đưa phần trích dẫn vào, để tách phần đó với phần bạn viết trong bản nháp.
Nếu bạn cần tóm tắt ý hoặc diễn đạt bằng cách khác ý tham khảo, thì nên ghi chú rõ. (Vi dụ: Theo Joe Landsberger thì...)
Sau khi hoàn tất bản nháp, lưu nó vào folder.

 

Tạo một bản lưu thứ 4 từ bản thứ 3 vừa hoàn thành
Xóa tất cả các phần thông tin tìm được ở phía cuối
(Nhớ rằng: bạn chưa xóa bất cứ thứ gì ở bản thứ 2 và 3)
Chỉnh sửa bài nháp này thành bài viết hoàn chỉnh
Ghi chú những thông tin bạn đã tham khảo của người khác, tài liệu khác ở cuối trang, theo văn phong mà đề bài cho phép.
In bản viết này và xem lại những thông tin bạn đã đưa vào từ bản lưu đầu tiên

The American Heritage® Từ điển Anh ngữ, Xuất bản lần thứ 4, Nhà xuất bản Houghton Mifflin, 2000, như trên trang http://dictionary.reference.com/search?q=plagiarize (tài liệu lấy ngày 20 tháng 7 năm 2005)

 



 
12/06/2011 23:06 # 8
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Bài văn năm đoạn

Bài văn gồm 5 đoạn kiểm tra kĩ năng viết và thường là bài tập bị hạn chế thời gian.
Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn luyện tập và đạt được thành công ở dạng viết này.

Bắt đầu có nghĩa là bắt tay vào sắp xếp:
Phân tích đề bài, xem đề bài yêu cầu mình phải làm gì.

Dùng một cái bút highlight, gạch dưới những từ ngữ quan trọng quyết định đề tài.
Sau đó, lên kế hoạch

Ví dụ, đề bài ra như sau:

Bạn có một món quà rất đáng nhớ. Có thể món quà đó bạn được tặng vào một dịp đặc biệt nào đó hoặc là được tặng không vì một dịp đặc biệt nào. Hãy kể về món quà đó, và nói rõ tại sao đó lại là một món quà đáng nhớ. Kèm theo lý do bạn được tặng, miêu tả món quà và cảm xúc của bạn khi bạn nhận món quà đó.

Mục tiêu là viết một bài văn miêu tả về món quà bạn được tặng

Đối tượng là một món quà đáng nhớ
Có ba ý nhỏ:

·  Lý do bạn được tặng

·  Miêu tả món quà

·  Cảm xúc của bạn khi bạn nhận món quà đó

Hãy lập dàn ý bài văn 5 đoạn đó; đừng quên các yếu tố sau:

Đoạn mở đầu

Câu chủ đề:   món quà đáng nhớ

1. ý lớn 1: Lý do bạn được tặng

2. ý lớn 2: Miêu tả món quà

3. ý lớn 3: Cảm xúc của bạn khi bạn nhận món quà đó

(Đoạn chuyển)

Đoạn bổ trợ thứ nhất

Nhắc lại ý nhỏ thứ nhất

Các lí lẽ, dẫn chứng, ví dụ

Chuyển đoạn

Đoạn bổ trợ thứ 2

Nhắc lại ý nhỏ thứ hai

Các lí lẽ, dẫn chứng, ví dụ

Chuyển đoạn

Đoạn bổ trợ thứ 3

Nhắc lại ý nhỏ thứ ba

Các lí lẽ, dẫn chứng, ví dụ

Chuyển đoạn

Kết đoạn hoặc đoạn tóm tắt

Tóm gọn hoặc kết luận bài,
diễn đạt chủ điềm và các ý lớn trong bài bằng một cách khác.

Bắt đầu viết!

Nghĩ cho thật cẩn thận, và xây dựng bài viết hoàn chỉnh một chỉnh từ từ. 
Chia bài viết thành các phần nhỏ và xây dựng từng đoạn riêng rẽ, cẩn thận và đủ ý.

Đoạn mở đầu

·  Đoạn mở đầu quyết định hướng và giọng văn của bài
Không chỉ có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề, mà đoạn mở bài còn có nhiệm vụ xác định cách bạn sẽ phát triển bài viết theo hướng nào. Nếu đoạn mở đầu tốt, bạn sẽ hướng được người đọc vào bài viết. Nên chăm chút đoạn mở đầu vì một đoạn mở bài tốt rất có hiệu quả lớn.

·  Nhớ dùng các động từ dưới thể chủ động
Thể chủ động có hiệu quả hơn nhiều. Áp dụng với tất cả các câu trong đoạn mở bài. Và nên nhớ: trừ phi bạn đang viết một bài tự thuật, còn không thì không nên dùng đại từ "Tôi".

·  Đa dạng các mẫu, cấu trúc câu
Xem kĩ để tránh việc dùng một mẫu câu đơn điệu: kiểu như luôn bắt đầu câu bằng chủ ngữ của câu.

·  Suy nghĩ, tìm ý và các luận cứ, dẫn chứng phù hợp
Những ý dẫn chứng hoặc chứng minh hiệu quả nhất là những dẫn chứng bạn hiểu rõ. Nếu bản thân bạn không hiểu, thì rất khó có thể viết hay và viết đúng. Đừng làm hỏng bài viết của bạn bằng những tranh luận không thuyết phục.

·  Hãy luyện viết đoạn mở đầu nhiều lần, với các chủ đề khác nhau.
Kể cả nếu bạn không sử dụng, thì bạn có thể dùng những bài luyện bạn đã viết để đối chiếu và so sánh những bài bạn đang viết, và kĩ năng viết hiện tại của ình. Thấy được sự tiến bộ là một niềm vui!

Đoạn bổ trợ (Phần thân bài)

·  Viết phần chuyển ý để bắt đầu viết về các ý lớn của bài.
Mỗi đoạn phải nối ý các đoạn trước và sau.

·  Viết câu chủ đề
Yếu tổ chuyển đoạn có thể được kèm trong câu chủ đề.

·  Dẫn chứng, ví dụ, chi tiết bổ sung cần phải được sát ý đang trình bày.
Xu hướng chung của các đoạn thân bài là viết nhiều, đề cập đến mọi ý, tràng giang đại hải.
Bạn nên tránh điều đó, và nên tập trung viết, phân tích cụ thể về các dẫn chứng hoặc ví dụ bạn đưa ra.

·  Đa dạng cấu trúc câu
Tránh lặp lại các đại từ hoặc danh sách. Tránh viết câu một kiểu (như: Chủ ngữ+ Vị ngữ + Tân ngữ) vì cách đó rất đơn điệu.

Kết bài
Thực ra, để viết một đoạn thân bài hiệu quả là khá khó. Bạn không thể luôn đảm bảo rằng người đọc đã hiểu thấu ý bạn muốn nói.

·  Nhắc lại ý của đoạn mở bài bằng cách diễn đạt khác
Sử dụng óc sáng tạo của bạn, đừng chỉ đơn điệu lặp lại y xì đoạn mở đầu

·  Tóm tắt ý bạn trình bày trong cả bài bằng một chút "chắc chắn", ví dụ như một câu trích hoặc ý kiến ủng hộ của ai đó. Đoạn kết bài phải khiến cho người đọc không một chút nghi ngờ nào về lập trường, và ý kiến của bạn.

·  Viết chắc chắn vì đây là đoạn ý cuối cùng mà bạn có thể trình bày trước người đọc.

Biên tập và chỉnh sửa bài viết

Kiểm tra chỉnh tả và ngữ pháp
Các thì của động từ, chủ ngữ-động từ phải chặt chẽ.

Kiểm tra tính logic của toàn bài
Các ý có chắc chắn và logic chưa? 
Tránh việc lập ý không chặt chẽ, hoặc là cho quá nhiều chi tiết cũng chưa chắc là hệu quả.

Kiểm tra từng câu một

·  Sử dụng thể chủ động cho các động từ sẽ có hiệu quả hơn
Không nên dùng thể chủ động và động từ "thì, là, mà" ("to be")

·  Sử dụng cụm từ chuyển
Tránh cách viết bắt đầu câu bằng đại từ, hay mẫu "Có…."
Ví dụ: thay vì viết "Có một yêu cầu là phải đọc soát bài", bạn có thể viết "Đọc soát bài là việc cần thiết"

·  Ngắn gọn
nhưng cũng nên đa dạng độ dài và cấu trúc của các câu

Nhờ một người bạn học khá kiểm tra hộ và nhận xét bài bạn viết
lập lại những gì bạn muốn trình bày. Có thể bạn sẽ thấy bất ngờ!

Xem thêm phần trợ giúp chỉnh sửa bài luận ở phần Thư mục.

Tài liệu được lấy và chỉnh sửa với sự cho phép của:
 Kasper, J. Bài văn 5 đoạn, 14 tháng 1, năm 1999, http://www.geocities.com/SoHo/Atrium/1437/eval.html (9 tháng 6 năm 2001)



 
12/06/2011 23:06 # 9
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Viết luận cho lớp học văn

Suy nghĩ về câu hỏi/đề bài văn:

  • Lặp lại các từ khóa
    của yêu cầu trong đề bài, thử tìm các từ đồng nghĩa, hoặc là diễn đạt lại đề bài bằng ngôn từ của bạn;
  • Sử dụng các cụm từ tương ứng
    trong cả bài viết để có ý tập trung;
  • Viết ra giấy mọi ý tưởng bạn nghĩ đến
    liên quan đến yêu cầu đề bài;
  • Tìm ra 2 hoặc 3 câu hoàn chỉnh và cụ thể, tóm tắt câu hỏi đề bài đặt ra;
  • Viết đoạn mở bài,
    sau khi bạn đã nghĩ đến ý cho đoạn kết bài;
  • Thường thì nên nghĩ ý cho đoạn kết bài,
    sử dụng những kiến thức đã học và tiếp theo đó thì mới viết nháp đoạn mở bài.

Luôn bám sát ý tập trung:

  • Sau khi bạn viết câu chủ đề,
    hãy bắt tay vào viết bản nháp, rồi sau đó, bạn có thể quay trở lại câu chủ đề bạn đã viết và chỉnh lại;
  • Nhớ kèm trong mỗi đoạn văn một chú thích rõ ràng
    về giọng văn, ngôn ngữ bạn đã dùng để viết câu chủ đề. Nếu ý của đoạn văn không khớp với ý hoặc không bổ trợ cho ý nói đến ở câu chủ đề, hãy viết lại câu chủ đề đó, hoặc là chỉnh lại đoạn văn hoặc là cắt bớt. Thường thì người ta hay sửa bằng cách thêm các từ ngữ để nối, liên kết các ý.

Đảm bảo rằng bài luận của bạn được xây dựng dựa trên ý phân tích các đoạn văn trong bài đọc:

  • Chọn một hoặc hai đoạn văn ngắn
    từ bài đọc để ý bạn sẽ trình bày được tập trung hơn;
  • Nếu bạn sử dụng một câu trích dẫn, hãy phân tích
    ý của câu trích dẫn đó. Không nên đưa ra trích dẫn mà không phân tích, khiến người đọc không hiểu ý bạn đưa ra trích dẫn làm gì và cũng có thể không hiểu hết được ý của câu trích dẫn đó nếu không có giải thích của bạn.

Cân nhắc cách sắp xếp các đoạn văn sao cho bài viết sẽ có tính thuyết phục cao.

  • Liệu có một "lược đồ”
    bạn có thể dùng để sắp xếp các suy nghĩ, ý xây dựng bài luận không?
  • Bạn sẽ đưa ra các ví dụ theo trình tự? Cân nhắc các khả năng như:
    từ những ví dụ đơn giản đến ví dụ quan trọng hơn, hoặc ngược lại, hay ví dụ tương tự hay ví dụ trái ngược;
  • Có một ẩn dụ, so sánh hay "thông điệp" trung tâm nào
    bạn có thể sử dụng xuyên suốt bài để thêm phần chặt chẽ không?

Với những bài viết ngắn, hãy làm những bước mở đầu thật khẩn trường.

 

Tài liệu lấy từ: Ida Masters Hollowell, James A. Levernier, A. Franklin Parks, Xây dựng đoạn văn: Hướng dẫn cách viết một bài văn hiệu quả. Xuất bản lần thứ 2. New York: St. Martin's,1986.

 



 
12/06/2011 23:06 # 10
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Viết bài văn giải thích

Khi viết, bạn nên theo 8 bước cơ bản sau:

·  Chọn một chủ đề:
Chọn một chủ đề đủ nhỏ để bạn có thể viết đủ, viết hay trong khuôn khổ một bài luận

·  Viết câu chủ đề:
Đảm bảo rằng câu chủ đề diễn đạt được ý chính, không quá rộng hoặc quá hẹp, đủ để bạn có thể viết hiệu quả.

·  Chọn lựa một cách trình bày, phân tích ý:
Xem xét những cách trình bày tham khảo trước khi chọn một cách phù hợp nhất với bài viết bạn đang làm:

Định nghĩa

Ví dụ

So sánh và đối chiếu

Nguyên nhân và hệ quả

Phân loại

Phân tích quá trình

·  Sắp xếp bài luận:
Bắt đầu bằng việc liệt kê các cách chia đoạn, bổ sung và trình bày dẫn chứng trong bài, hỗ trợ cho các luận điểm.

·  Viết câu chủ đề cho mỗi đoạn của bài luận:
Với mỗi đoạn, viết một chủ đề gắn chặt chẽ với ý của đoạn văn đó.

·  Viết các đoạn trong phần thân bài:
Mỗi đoạn văn nên phân tích, trình bày một ý đưa ra ở câu chủ đề.

·  Viết đoạn mở bài:
Đoạn mở bài nên trình bày rõ nội dung, ý của bài luận, giới thiệu cách trình bày các đoạn văn ở phần thân bài, thu hút sự chú ý của người đọc.

·  Viết đoạn kết luận:

·  Nhắc lại ý chính và các đoạn nhỏ của bài

·  Kết thúc bài luận một cách hiệu quả và phù hợp

·  Không nên lan man đến những vấn đề khác ngoài chủ đề

Nguồn: Ida Masters Hollowell, James A. Levernier, A. Franklin Parks, Xây dựng đoạn văn: Hướng dẫn cách viết một bài văn hiệu quả. Xuất bản lần thứ 2. New York: St. Martin's,1986.

 

 



 
12/06/2011 23:06 # 11
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Viết bài văn tranh luận thuyết phục

Trong văn viết thuyết phục,
người viết có nhiệm vụ viết sao cho người đọc đồng ý với ý kiến,
luận điểm, tranh luận và kết luận người viết đưa ra,
đồng thời chịu ảnh hướng cách suy luận về vấn đề của người viết.

Các yếu tố để xây dựng một bài luận thuyết phục hiệu quả:

  • Xây dựng các luận điểm, thông tin
    hỗ trợ cho tranh luận
  • Làm rõ các ý liên quan
    thêm thông tin cho người đọc
  • Sắp xếp, chỉnh sửa
    các luận điểm, thông tin, ý theo mức độ quan trọng để xây dựng bài viết
  • Tìm ý và trình bày các kết luận
  • "thuyết phục" người đọc
    rằng kết luận bản đưa ra là dựa trên những thông tin được nhiều người đồng ý
  • Đủ tự tin
    để diễn đạt tính thuyết phục trong bài viết

Đây là một vài lời khuyên để bạn có thể viết một bài văn thuyết phục một cách hiệu quả:

Viết yêu cầu đề bài bằng cách diễn đạt của bạn.

  • Suy nghĩ về những câu hỏi được đưa ra
    khi bạn đọc và tìm hiểu các tài liệu. Tìm và cân nhắc
      • Thông tin cơ bản
      • Các nguồn thông tin sẽ giúp bạn kiểm chứng độ tin cậy cũng nhu những tài liệu tham khảo liên quan rộng hơn
      • Có định kiến nào trong tranh luận hay không hay những luận điểm tô vẽ thêm cho các thông tin sẵn có.
      • Bạn nghĩ gì về tranh luận của tác giả.
  • Liệt kê các thông tin; cân nhắc mức độ quan trọng, sắp xếp theo thứ tự, chỉnh sửa, phân loại, cắt bớt…Tự hỏi "Có thông tin nào còn thiếu không?"
  • Những đoạn "nhạy cảm", dễ gây cảm xúc?
    Liệt kê những đoạn, những chỗ có thể tạo sự xúc động, và ghi chú lại để có thể sau này dùng đến.

Bắt đầu viết nháp! (xem thêm ở phần: Những chỉ dẫn cơ bản khi viết bài luận)
Bắt đầu và nên tập trung bám sát với những thông tin và ý bạn tìm được
Chưa cần quan tâm đến chính tả hoặc ngữ pháp vội.

  • Viết đoạn đầu tiên
    • Giới thiệu chủ đề
    • Trình bày cho người đọc biết quan điểm của bạn!
    • Đưa người đọc tiếp đọc với phần còn lại của bài luận!
    • Tập trung vào 3 ý chính để phân tích
  • Chú ý đến mạch văn và sự chặt chẽ từ đoạn này sang đoạn khác
  • Dùng động từ ở thể chủ động
  • Ghi chú nguồn gốc của thông tin trích dẫn (nếu có)
  • Tập trung giữ ý kiến trong suốt bài văn
  • Tập trung vào các tranh luận logic
  • Đừng vội tóm tắt
    ở phần thân bài—dành phần đó cho đoạn kết luận
  • Kết luận
    • Tóm tắt, rồi kết luận tranh luận của bạn
    • Xem qua đoạn mở đầu và những ý chính của bài
        • Đoạn kết bài có tổng kết được các ý chính chưa?
        • Chăm chút đến sự nối tiếp và quan trọng của các ý tranh luận
        • Đưa ra kết luận một cách lôgic
  • Chỉnh sửa/Viết lại đoạn mở đầu
    để chặt chẽ hơn với thân bài và kết bài .
  • Nghỉ 1 hoặc 2 ngày!
  • Đọc lại bài luận
    với cách nghĩ mới mẻ và cầm trong tay một cái bút chì
    • Tự hỏi:
      Bài văn này có ổn không? Tính thuyết phục của nó ra sao?
      Liệu bài viết này có thuyết phục được người đọc không?
      Liệu họ có hiểu ý kiến, lập trường, thông tin được trình bày hay không?
    • Chỉnh sửa, thay đổi hoặc viết lại nếu cần thiết
    • Kiểm tra chính tả và ngữ pháp!
    • Nhờ một người bạn đọc qua và thử phản ứng của họ trước những lý lẽ bạn đưa ra. Họ có bị thuyết phục không?
    • Xem qua, chỉnh sửa một lượt nếu cần thiết
    • Nộp bài
    • Tự chúc mừng vì bạn đã hoàn thành được bài viết,
      và tự tin rằng bạn đã cố gắng hết sức.

Phản ứng trước nhận xét, chê bai như thế nào:
Coi các lời nhận xét như là một cách thử tính thuyết phục của bạn. Không nên coi những lời nhận xét đó mang tính cá nhân.

Nếu những lý lẽ bạn đưa ra bị chê,
bạn nên kiểm tra lại, sau đó đưa ra các nguồn thông tin.

Nếu người ta chỉ trách tính cách, cách suy nghĩ của bạn
thì đôi khi, ta phải đồng ý để "không đồng ý". Nên nhớ: thành công trong việc thuyết phục người khác bao gồm cả việc bạn khiến cho người đó sẵn sàng để bạn thuyết phục!

Lo lắng:Nếu bạn không quen giao tiếp,
đặc biệt là trình bày ý kiến qua việc viết, bạn có thể cần phải vượt qua nỗi sợ bằng nhiều bước.Viết, cũng như đoạn phát biểu (không được ghi âm), là nỗ lực lâu dài và mọi người đều có thể thấy, và trong viết, "hoàn cảnh xung quanh" không quan trọng như trọng diễn thuyết, phát biểu khi mà "hoàn cảnh" có thể ảnh hưởng đến nội dung, ngôn từ. Ví dụ: người đọc sẽ không nhìn thấy bạn mà sẽ chỉ thấy những từ ngữ bạn viểt ra. Họ cũng không biết bạn trông như thế nào, bạn sống ở đâu, bạn là ai…

Hy vọng rằng ở trường, trong lớp học, bạn có cơ hội
để thực hành cả nghệ thuật viết và nghệ thuật thuyết phục. Sau đó, khi ra ngoài xã hội như ở chỗ làm, nhà thờ, khu hàng xóm, và thậm chí trong gia đình, những kỹ năng đó sẽ giúp ích cho bạn.

Sự thuyết phục còn có một khía cạnh khác:
nó dựa trên các thông tin, miêu tả kết luận. Dĩ nhiên, điều này có nghĩa là bạn cần phải biết là bạn đang nói về cái gì, và không thể lười tìm hiểu thông tin được vì như vậy bạn sẽ chẳng thuyết phục được ai. Yếu tố này cũng thể hiện một mức độ của sự sợ hãi: sợ mắc lỗi sẽ khiến tranh luận của bạn sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Vì là bạn đang viết, và từ ngữ đều ở hết trên mặt giấy (hoặc là trên một trang web) và ai cũng nhìn thấy hết, bạn cần phải tìm hiểu, nghiên cứu sao cho những thông tin của bạn hợp lý.

Xin chân thành cảm ơn sự động viên của S. Ryder, và các em học lớp 6 của cô ở Pennsylvania, trong bản chỉnh sửa hướng dẫn trên.

 



 
12/06/2011 23:06 # 12
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Bài viết trình bày quan điểm

 

Bài viết trình bày quan điểm là để:

  • Sắp xếp và lên dàn ý quan điểm của bạn về một vấn đề nào đó
  • Trình bày cho người nghe về quan điểm của bạn và lấy đó làm nền tảng để kiếm tìm giải pháp cho những vấn đề khó khăn.
  • Trình bày một giải pháp hữu ích, tuy có thể là chủ quan, hoặc là cách tiếp cận để giải quyết vấn đề.
  • Lên khung việc thảo luận để xác định "sân chơi"
    Điều này có thể tạo lợi thế cho bạn hơn những ai không chuẩn bị kỹ càng, khi tính đến những vấn đề vượt qua quan điểm của họ.   
  • Thể hiện tài năng của bạn
    Đây chính là cơ hội để bạn nắm bắt vấn đề, nghiên cứu thông tin, và trình bày quan điểm một cách rõ ràng, cụ thể.
  • Hãy thể hiện rằng sự lôi cuốn là ở lý lẽ, lập luận hơn là ở những thuật ngữ tình cảm.
  • Hướng dẫn bạn ở tính chăt chẽ trong quan điểm khi thảo luận, thương thuyết.

Bạn chuẩn bị tốt đến đâu, thì đối thủ của bạn càng bị bất lợi, và bạn càng có cơ hội chiến thắng.

Hướng dẫn trình tự:

  • Hình thức phải phù hợp với những tiêu chuẩn, hướng dẫn của người tài trợ, điều hành.
  • Không bao giờ được quên chủ đề, ngày tháng, mục đích… và xác định quan điểm của bạn với tư cách là người viết.  
  • Nếu bài viết phản ánh quan điểm của một nhóm, tổ chức, ban… bạn không nên dùng ngôi thứ nhất (không nên dùng "tôi", "của tôi"… mà nên dùng ‘chúng tôi", "của chúng tôi"…)
  • Giới hạn là 2 trang tuân theo các quy tắc của những bài viết trình bày quan điểm đã thành công trước đó.

Nghiên cứu:

  • Tim kiếm những dẫn chứng cho cả 2 quan điểm, bao gồm thông tin cụ thể, số liệu thống kê, những kiếm chứng tin cậy.
  • Xác định vấn đề và những đánh giá chủ quan mà người nghe có thể có. Liệt kê những cái thích hợp và "đoán" trước những ý kiến trái ngược có thể có.
  • Coi như người đọc biết những khái niệm cơ bản, nhưng đối với những thuật ngữ, khái niệm lạ, bạn phải nêu định nghĩa hoặc giải thích theo quan điểm của bạn.
  • Nhắc đến những người cùng quan điểm với bạn để hỗ trợ bạn trong quá trình tranh luận.
  • Xem và nhớ những ai có thể không cùng quan điểm với bạn để chuẩn bị sẵn sự phản biện. Tóm tắt ý và dẫn chứng của họ rồi phản bác lại.

Mở bài:

Cân nhắc đến người nghe:
nên bắt đầu bằng một hoặc hai câu chủ đề, để thu hút sự chú ý và tóm tắt vấn đề. Nói rõ quan điểm của bạn.

Thân bài:

Tập trung vào 3 ý chính
Mỗi ý cần có các phần sau:

  • Một câu nhận xét chung trình bày quan điểm
  • Ghi chú những tài liệu và nguồn dữ liệu
  • Những kinh nghiệm trước đó và kiểm chứng tin cậy
  • Kết luận nêu rõ lại quan điểm của bạn

Giữa các đoạn phải có sự nhịp nhàng chuyển ý

  • Giữ động từ ở thể chủ động
  • Ghi chú những nguồn thông tin tham khảo để thiết lập sự tin cậy
  • Tập trung và giữ vững quan điểm trong cả bài
  • Focus on logical arguments
  • Don't lapse into summary
    in the development--wait for the conclusion

Kết luận

  • Tóm tắt và kết luận tranh luận của bạn
  • Xem lại đoạn đầu cũng như những ý chính
      • o Kết luận đã tổng kết đủ các ý chưa?
      • o Phản ảnh sự liên tiếp và tầm quan trọng của tranh luận
      • o Tổng kết một cách hợp lý tất cả các ý bạn đã trình bày?

Nhờ những người khác xem qua bản nháp bạn viết
để chỉnh chu bài viết và đảm bảo rằng tranh luận của bạn có sự rõ ràng và thuyết phục.

Soát lại, kiểm tra chính tả và tự tin với bài viết.



 
12/06/2011 23:06 # 13
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Viết một bài nghiên cứu

Đặt nền móng, trình bày vấn đề
(đoạn giới thiệu)

  • Chủ đề:
    giới thiệu sơ qua chủ đề và sự liên quan đến ngành học của bạn
  • Tạo một bối cảnh
    Miêu tả môi trường và các điều kiện của nó.
    Nếu sử dụng thông tin cá nhân, bạn nên xin phép trước khi viết.
  • Giới thiệu và miêu tả vấn đề
    Miêu tả điều bạn muốn trình bày hoặc tranh luận, tại sao. Cái gì là điều quan trọng?
    Miêu tả vấn đề bằng một ví dụ hay ho.
    (Nên nhớ rằng bạn đang viết cho người đọc và muốn lôi cuốn sự chú ý của họ)
  • Bắt đầu xác định các thuật ngữ, định nghĩa, từ ngữ sẽ dùng
    Nếu có thể, bạn có thể sử dụng một nguồn tin cậy hoặc gộp các định nghĩa và ghi chú ở phía dưới.
    Cho đoạn thân bài phía sau, bạn nên cân nhắc nếu bạn dùng thuật ngữ hoặc giải thích mới.
  • Vì “đầu xuôi đuôi lọt”
    bạn nên xem xét lại chủ đề, bối cảnh, và vấn đề, nhờ thầy cô hoặc người hướng dẫn kiểm tra để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng.

Tìm kiếm, xem xét các nghiên cứu: Review the Literature

Những nghiên cứu nào là có liên quan?
Nó được sắp xếp như thế nào? Xem thêm: Trung tâm luyện viết/Đại học Wiscosin "Review of literature"

 

Phát triển giả thuyết

Giả thuyết của bạn là những giải thích bạn đưa ra và bạn sẽ kiểm tra xem nó đúng hay sai.
Nó sẽ bao gồm những biển số có thể đo được (những biến số có thể thay đổi hoặc thay đổi được) với những kết quả có thể đối chiếu được với nhau.
Tránh việc nói quá chung chung, và nên ghi chú đến những nguồn tham khảo các nghiên cứu tin cậy của người khác để hỗ trợ cho lý lẽ của bạn. Xem thêm National Health Museum's Viết giả thuyết: một bài học

 

Phương cách

Cung cấp đủ thông tin sao cho những người khác có thể theo dõi cách bạn trình bày, và có thể lặp lại (và hy vọng là họ cũng sẽ tìm được đúng kết quả như bạn đã làm!)

  • Mô tả phương thức bạn tiến hành càng hoàn chỉnh càng tốt sao cho người khác có thể bắt chước được.
  • Xác định mẫu và các đặc điểm. Những yếu tố này phải chặt chẽ và giống nhau trong suốt cả quá trình.
  • Lên danh sách những biến số cần dùng
    Đây là những đại lượng thay đổi hoặc có thể được thay đổi, trong quá trình công việc
  • Hiểu rằng sẽ có những nhận xét, chê bai với tính chính xác của bạn. Đó có thể coi là những “thiếu sót”.

Kết quả

Đây là những dữ liệu cụ thể và thông số rõ ràng

Thảo luận

Phát triển lập luận của bạn dựa trên những kết quả bạn tìm thấy.
Mặc dù những dữ liệu đó có thể tự bản thân nói lên được thông tin, nhưng đôi khi bạn cũng cần phải bổ sung

  • Những thông tin đó hỗ trợ cho giả thuyết của bạn như thế nào
  • Điều gì có thể không chính xác
  • Dữ liệu này hỗ trợ gì cho những thông tin bạn trích dẫn
  • Những chỗ nào cần phải nghiên cứu thêm

Kết luận

Nhắc lại và tóm tắt những kết quả bạn tìm thấy, những thảo luận, lập luận hoặc là từ đơn giản đến phức tạp, hoặc là tóm tắt quá trình cho những người đọc nóng vội nhảy ngay đến phần kết luận!

 

Tham khảo

Kiểm tra với giáo viên xem bạn đã làm đúng trình tự chưa

 

Gợi ý:

 

Một bài viết nghiên cứu không phải là một bài luận, xã luận hay một câu chuyện.
Các dữ kiện, thông tin cần phải được ghi chép, xác nhận.
Nên thận trọng với những tổng quát hóa bạn có.
Cố gắng khách quan trong việc tìm hiểu thông tin, câu hỏi, điều tra thông tin.
Xem qua Hướng dẫn tiến hành những phương pháp nghiên cứu khoa học.

...cần thiết phải nhấn mạnh rằng bài viết của bạn không bao giờ được đánh giá bằng việc liệu giả thuyết của bạn có đúng hay không. Điều quan trọng cần nhớ là một giả thuyết có các thông tin hỗ trợ không có nghĩa là giả thuyết đó đúng, vì có vô số lý lẽ khác có thể dẫn đến sự phỏng đoán giống như vậy. Cũng tương tự như vậy, nếu thiếu dẫn chứng, không có nghĩa là giả thuyết của bạn sai, nó hoàn toàn có thể đúng ở mức độ nào đó, chẳng qua là có thể bạn nhầm hoặc sai sót ở khâu nào đó… Nhà triết học Karl Popper, đã tranh luận rằng khoa học không phải là phương thức để kiểm chứng giả thuyết. Thay vào đó, môn khoa học đó thậm chí còn có thể làm sai giả thuyết. Tóm lại, kết quả tồi cũng quan trọng như kết quả tốt.

Marvin Harris (Chủ nghĩa vật chất văn hóa 1979:7)

"Sự thực là không đáng tin nếu thiếu những lý thuyết giải thích sự hình thành của nó và phân biệt giữa sự hiện diện trên bề mặt và sự hiện diện sâu sắc hơn"

 

Xem thêm:

1.Kearl, Michael, Bài viết nghiên cứu, Đại học Trinity, San Antonio, Texas, (tham khảo ngày 17 tháng 9, 2004)
2. Lớp học viết qua mạng, Viết một bài nghiên cứu, Đại học Purdue, West Lafayette, bang Indiana, (tham khảo ngày 17 tháng 9, 2004)
3. Torisky, Theresa, Cách sắp xếp một bài viết một cách hiệu quả, Đại học Bowling Green, Bowling Green, bang Ohio, 17 tháng 3, 1997 (tham khảo ngày 17 tháng 9, 2004)

 



 
12/06/2011 23:06 # 14
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Viết cho các trang web

Điều gì không nên làm:

Những trang web trình bày kém có rất nhiều dạng: một trong những dạng xấu nhất là chỉ toàn chữ, trông như "Moby Dick".  Những đoạn văn bản dài dòng kéo dài, khiến người đọc mãi mới tìm thấy thông tin cần có. Và trước khi tìm thấy, thì người ta đã mệt, chẳng muốn tìm nữa. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là những đoạn văn bản không phù hợp với trang web! Thay vào đó, trang web là một cách hữu ích truyền tài thông tin mà được in ra, và đọc. Người ra nói "đọc" trên trang web chậm hơn đọc trên giấy 25%.

Một dạng tạo web không hiệu quả nữa là có quá nhiều hình ảnh, đồ thị: download hình ảnh, đồ thị không những lâu mà còn lấn át ý bạn muốn trình bày. Đôi khi, những hình ảnh động chạy qua lại có thể làm rối mắt người đọc. Những tấm hình, mẩu quảng cáo không liên quan đến nội dung đôi khi cũng làm rối mắt. Hình ảnh lẫn lộn như vậy có thể làm người đọc lẫn lộn, không hiểu là phải click vào đâu để có thể thông tim hoặc là rối mắt trước quá nhiều thông tin không cần thiết. Hình ảnh cần nhiều thời gian download và download càng lâu thì càng khiến cho người ta mất kiên nhẫn. Và kết quả là: họ bỏ qua, không xem tiếp.

Để viết các trang web hiệu quả:

·  Chủ điểm, các ý chính, và kết luận phải rõ ràng, dễ nhìn, dễ thấy ngay

·  Các ý tưởng quyết định cấu trúc
các ý chính nên ở phía đầu trang;
các ý nhỏ, bổ sung thì ở dưới

·  Cấu trúc của nội dung và trang web
phải được người xem dễ dàng nhận ra

·  Cấu trúc càng đơn giản càng tốt;
giới hạn một ý cho một nhóm từ, hoặc là một câu, cụm hoặc đoạn văn

·  Không nên dùng thuật ngữ kỹ thuật
trừ phi bạn có chủ ý có mục đich và hiểu định nghĩa của các thuật ngữ đó.

·  Dữ liệu, chi tiết và sự phức tạp
là chủ điểm của các trang nối tiếp nhau và nên được sắp xếp hợp lý

·  Nội dung của các trang nối tiếp nhau
nên được trình bày rõ ràng trên đường dẫn, và hợp lý với các trang trước.

·  Thông tin chi tiết
các đường dẫn có thể đưa tới để in rõ ràng

·  Cắt bớt những đoạn thừa
dù những đoạn đó có vẻ cao siêu đến đâu, bạn nên cắt bỏ nếu chúng phân tán nội dung cơ bản

·  Kiểm tra chính tả
rồi nhờ đọc soát từng trang một

·  Luôn tập trung vào nội dung chính. 
Mời người xem chia sẻ nhận xét bằng các chức năng gửi nhận xét, gợi ý, câu hỏi để tăng thêm sự hiệu quả cho trang web; bỏ qua (không cần trả lời hoặc không cần tốn thời gian) với những nhận xét linh tinh.

·  Trình bày:

·  Mỗi trang nên chặt chẽ về thiết kế.

·  Dùng một bảng một hàng/một cột, để đoạn văn bản ở giữa màn hình (khoảng 80%) để tạo lề trái và phải

·  Để những chỗ trống giữa các đoạn văn để cho dễ đọc

·  Việc dùng các hình ảnh, đồ họa có thể:

·  Tăng thêm nội dung cho văn bản

·  Trau chuốt thêm cho văn bản

·  Làm nổi bật phần văn bản

·  Thay thế văn bản

·  Vô nghĩa và rối mắt (Không!)

 



 
12/06/2011 23:06 # 15
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Những bài học về cách viết thu lượm từ 200 cột hướng dẫn viết

  • Viết giúp làm rõ cách nghĩ của bạn;
    Đôi khi bạn không thực sự hiểu là bạn nghĩ gì cho đến khi bạn viết ra.
  • Viết thường xuyên sẽ giúp bạn viết khá hơn;
    cũng giống như mọi thứ khác, bạn càng luyện tập nhiều, thì kỹ năng của bạn càng lên cao
  • Hạn chót về thời gian đôi khi khá hữu ích;
    Chúng sẽ cho bạn năng lượng và sự tập trung cần thiết để viết
  • Giới hạn về độ dài cũng giúp cho văn phong của bạn;
    Cắt bớt những đoạn rườm rà về từ ngữ sẽ giúp bài viết của bạn tập trung hơn.
  • Bài viết tốt là bài viết được chỉnh sửa, biên tập;
    Bạn không bao giờ là không cần một người biên tập tốt
  • Để cho bản nháp "nghỉ ngơi" một lát, điều này sẽ giúp bạn biên tập hiệu quả hơn;
    Một số lỗi, hoặc vấn đề có thể rõ ràng hơn nếu bạn để một khoảng thời gian giữa lúc hoàn thành bản nháp và biên tập, chỉnh sửa.
  • Đôi khi, có nhiều đoạn bạn viết chậm và không hiệu quả;
    chấp nhận là bản nháp đầu tiên có thể chưa được hoàn thiện, và điều đó là hiển nhiên
  • Thêm một chút hài hước có thể làm mới bài viết;
    Cũng như các mục viết khác, đôi khi bài viết về kinh doanh, không cần thiết phải khô khan và tẻ nhạt.
  • Viết là có lợi;
    Viết là quá trình phản ánh tính cách và phong cách của bạn, thể hiện những tiêu chuẩn của bạn. Viết cũng có lợi như mọi điều khác bạn làm

* Xem thêm Stephen Wilbers' mục "Viết hiệu quả"
in trên mục Kinh doanh, Minneapolis Star Tribune, thứ 6, 23 tháng 2, 1996.
Tài liệu được lấy với sự cho phép.

 



 
12/06/2011 23:06 # 16
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Những yếu tố làm nên một bài nghiên cứu

Chuẩn bị; nêu vấn đề
(giới thiệu mở đầu của bạn)

·  Chủ đề:
Nêu 1 cách tổng quát chủ đề và dẫn dắt vào cho phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu

·  Tường thuật:
Mô tả địa điểm và hoàn cảnh
Phải có sự cho phép khi sử dụng những thông tin cá nhân.

·  Giới thiệu và miêu tả vấn đề:
Miêu tả cái mà bạn định chỉ ra/tranh luận và tại sao?
Tầm quan trọng của nó?
Minh hoạ bằng 1 ví dụ thú vị
(Hãy nhớ là bạn đang viết cho độc giả đọc và luôn muốn cuốn hút họ).

·  Bắt đầu định nghĩa các thuật ngữ, khái niệm, từ vựng:
Nếu có thể thì dùng những nguồn tài liệu có căn cứ, đáng tin cậy hoặc liên kết các định nghĩa và chú thích nguồn tài liệu đã sử dụng ở cuối trang.
Sau đó trong quá trình phát triển bài viết nên có ý thức về việc sử dụng những thuật ngữ mới và định nghĩa của chúng.

·  Một sự khởi đầu tốt đẹp thường dẫn đến sự kết thúc tốt đẹp (Sophocles):
Cùng với giáo viên hoặc người hướng dẫn của bạn xem xét lại chủ đề, bối cảnh, và vấn đề được nêu để kiểm tra lại xem con đường bạn đang đi có đúng hay không?

Xem lại tài liệu:

Nghiên cứu gì là thích đáng?
Cách sắp xếp nó như thế nào? C.f: Trung tâm ghi chép/Đại học Wisconsin's "Xem xét lại môn Văn học"

Phát triển những giả thuyết của bạn:

Giả thuyết của bạn là lời giải thích được bạn đưa ra và sau đó kiểm tra lại để khẳng định nó đúng hay sai.
Nó sẽ bao gồm những yếu tố có thể thay đổi và dự đoán trước với những kết quả thu được có thể đem so sánh với nhau.
Hãy tránh việc khái quát hoá một cách quá chung chung và tham khảo t ài li ệu nghiên c ứu của ng ười khác để ủng hộ ý kiến của bản thân.
C.F.  Viện bảo tàng về sức khỏe quốc gia Viết giả thuyết: bài học của sinh viên

Phương pháp:

Hãy đưa ra đầy đủ thông tin sao cho ng ười khác có thể theo dõi và tái tạo bài nghiên cứu của bạn (và hi vọng là họ cũng có thể tìm ra được những khám phá và kết luận giống như bạn đã làm!)

·  Miêu tả những bước bạn thực hiện càng hoàn chỉnh càng tốt để người khác có thể sao lại một cách hoàn thiện.

·  Định nghĩa ví dụ của bạn và những đặc điểm của nó. Đây l à những cái sẽ không thay đổi xuyên suốt cả bài ki ểm tra.

·  Liệt kê những biến số được sử dụng. Đây là những thay đổi hoặc những cái bạn biến đổi xuyên suốt bài kiểm tra.

·  Cố gắng dự đoán những sự bình phẩm của người đọc sẽ ảnh hưởng tới những tính chật hợp lề bên ngoài hoặc bên trong của bạn .
Đây có thể coi là "những thiếu sót về thủ tục"

Những sự phát hiện:

Đây là dữ liệu mang tính hoạ pháp và số liệu.

Thảo Luận:

Phát triển sự tranh luận dựa trên những phát hiện của bạn.
Khi dữ liệu khá là khó h ểu, bạn sẽ cần phải tự làm rõ:

·  Nó giúp hợp lý hoá giả thiết của bạn như thế nào?

·  Cái gì là đi quá so với các tính chất hợp lệ

·  Nó ảnh hưởng thế nào đến tài liệu bạn viện dẫn

·  Ở đâu sẽ cần đến sự nghiên cứu sâu hơn

Kết luận

Nêu lại và tổng kết những phát hiện và bàn luận của bạn nhằm hoặc đơn giản hoá những điều phức tạp hoặc cung cấp một sự tóm tắt khái quát cho những người không theo dõi xuyên suốt cả bài viết.

Tham khảo:

Cùng với giáo viên của bạn kiểm tra khổ của bài làm

Giới thiệu thêm:

Một bài nghiên cứu không phải là một bài luận, bài xã luận, hay một câu chuyện.
Những thực tế được khẳng định phải được chứng minh bằng các dẫn chứng, tài liệu.
Phải cẩn thận với mọi sự khái quát hoá.
Cố gắng công bằng khi đưa ra những yêu cầu
Tham khảo
Chỉ dẫn về các phương pháp khoa học

…Rất đáng để nhấn mạnh rằng giá trị của bài nghiên cứu của bạn sẽ không bao giờ được quyết định bởi việc những giả thuyết bạn đưa ra có được thẩm tra lại hay không. Điều quan trọng cần phải nhớ là một giả định được chứng minh bởi các dữ liệu không có nghĩa là nó đúng bởi hoàn toàn có thể có vô số những lý thuyết khác cũng dẫn tới sự dự đoán như vậy. Tương tự, nếu không chứng minh đ ợc g ả thuyết của mình thì cũng không nhất thiết rằng giả thuyết đó là sai: nó có thể đúng với một số n ơi, bạn cũng có thể đã dự liệu không đúng khái niệm của giả thuyết mà bạn đưa ra, việc lấy ví dụ của bạn cũng có thế m ắc phải thiếu sót, sai lầm.Nhà triết học Karl Proper thực t ế bi ện luận rằng khoa học kh ông phải là một phương pháp để kiểm chứng các giả thuyết, mà thay vào đó, tất cả những gì khoa học có thể dẫn đến một cách có lôgíc là sự bóp méo các giả thuyết. Tóm lại, những kết quả tiêu cực cũng thể có vai trò quan trọng như những kết quả tích cực. 1

Marvin Harris (Văn hóa của chủ nghĩa duy vật 1979:7)

"Mọi thực tế luôn luôn là không đáng tin khi thiếu những cơ sở lý thuyết, cái mà sẽ chỉ dẫn cho những bộ sưu tập của họ và phân biệt giữa vẻ bề ngoài và tầm quan trọng thực sự"

Xem th êm:

1. Kearl, Michael, Bài nghiên cứu, Đại học Trinity , San Antonio, Texas, (17/9/2004)
2. Trung tâm viết luận trên mạng, Viết một bài nghiên cứu, Đại họcPurdue , West Lafayette, IN, (17/12/2004)
3. Torisky, Theresa, Làm thế nào để sắp xếp một bài viết thật hòan chỉnh, Đại học Bowling Green State , Bowling Green, Ohio,17/3/1997 (17/9/2004)



 
12/06/2011 23:06 # 17
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Tìm tài liệu trên mạng Internet

Tìm kiếm thông tin trên Internet như thế nào?

  • Thu hẹp chủ đề, chọn những từ quan trọng, những mục quan trọng
  • Dùng các chức năng tìm kiếm (search engine):  nó có phân loại, liệt kê các chủ đề không?
    Tìm cách phối hợp, liên kết những từ quan trọng để tìm thông tin cần thiết;
    Gõ và tìm trong các công cụ tìm kiếm
  • Nhờ sự giúp đỡ của người trợ giúp nghiên cứu trong các thư viên
  • Thử vào các trang web có tiếng, có các đánh giá, chọn lọc…
  • Xem các trang web chuyên về chủ điểm đang cần nghiên cứu
    có thể mục lục, tuyển tập liệt kê theo chủ đề…
  • Xem xét kết quả mà chức năng tìm kiếm đưa ra.
    Nếu có quá nhiều kết quả, quay lại và thêm từ cho ô tìm kiếm. 
    Nếu có quá ít kết quả, thu hẹp/ xóa bớt một số từ trong ô tìm kiếm hoặc tìm từ khác thay thế.
  • Thử xem qua những kết quả đầu tiên: 
    Nếu những trang đó chưa hữu ích lắm, thử quay lại và dùng từ tìm kiếm khác
  • Sử dụng mục tìm kiếm nâng cao của chức năng tìm kiếm: 
    Các kiểu tìm có thể dựa vào
    • Kết hợp các từ khóa, bao gồm cả chuỗi Boolean tức là các từ: AND (VÀ), OR (HOẶC), NOT(KHÔNG)
    • Chỗ mà các từ khóa được tìm thấy
      ví dụ: ở tiêu đê, ở đoạn thứ nhất, hay ở đoạn mã.
    • Ngôn ngữ để tìm kiếm
    • Các trang web bao gồm các file hình ảnh, video, MP3/nhạc, ActiveX, JAVA...)
    • Thời gian các trang web được xây dựng hoặc bổ sung thông tin mới.
  • Sử dụng nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau
    Mỗi công cụ tìm kiếm có một dữ liệu khác nhau về danh sách các trang web. Một vài công cụ tìm kiếm cỡ lớn còn tìm ra luôn cả những công cụ tìm kiếm nhỏ khác. Một công cụ tìm kiếm này cho ra ít kết quả thì một công cụ tìm khác có thể ra nhiều kết quả hơn.
  • Xem xét nội dung các trang web vừa tìm được:
    Xem hướng dẫn "Đánh giá nội dung các website"
  • Nhớ theo dõi quá trình tìm kiếm:
    Liệt kê những trang bạn đã xem qua, thời gian xem.
    Xem các trang web, đặc biệt là địa điểm và ngày bạn tìm thấy
  • Khi in ra, nhớ chỉnh chức năng in như sau
    Tiêu đề của trang web | Địa chỉ trang web | Ngày in

Tham khảo:

·  Công cụ tìm kiếm
Search Engine Colossus có đường dẫn đến các công cụ tìm kiếm của 148 nước khác nhau.

·  Mục lục có thông tin và các đường dẫn
Open Directory Project--(Vietnamese!); Librarians Index to the Internet; Infomine

·  Các trang web chuyên về mục cụ thể nào đó, bao gồm văn bản, đồ họa, phim, file nhạc
Internet Directory for Botany

·  Các tài liệu, form về luật, chính sách...
United States Government Printing Office- Phòng in ấn của chính phủ Mĩ có các thông tin chính thức từ 3 chi nhánh trên toàn nước Mĩ

·  Các dịch vụ và thông tin của các trung tâm phi lợi nhuận hay các công ti kinh doanh

·  LISTSERVs hay các nhóm thảo luận
Xem thêm L-Soft "catalog chính thức của LISTSERV® "

·  Tìm kiếm thông tin ở thư viện công cộng hoặc nơi bạn ở
Tuy nhiên, có thể họ yêu cầu bạn phải đăng kí hoặc thẻ hội viên

·  Báo chí, tạp chí, tạp chí chuyên ngành…
thường có thể giới hạn với những ai đăng kí mua báo, và có thể muốn xem thì phải đóng một khoản phí nhỏ.

Luật bản quyền quốc tế quy định việc sử dụng và tái bản các tài liệu: tất cả các thông tin phải được ghi chú nguồn gốc rõ ràng.

Xem thêm: Tìm kiếm cơ bản

 



 
12/06/2011 23:06 # 18
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Sắp xếp các thông tin

 

Kèm với Soạn thảo văn bản hoặc làm những tấm card ghi nhớ

Khi bạn cần phải thu thập, sắp xếp thông tin cho bài viết cuối năm hay chỉ là bài viết dài 2-3 trang, thì những tấm card ghi nhớ có thể rất hữu ích. Bạn sử dụng những tấm bìa kích cỡ 7x10 cm hoặc 10x14, rồi điền thông tin vào những tấm bìa và học theo. Có thể dùng cả các chương trình soạn thảo văn bản hỗ trợ...

Cách làm những tấm card:

Tác giả

Thông tin

Trích dẫn

Nhận xét

  • Ở góc trái trên cùng, "mã": ghi chủ đề của bài viết, luận điểm trong dàn ý
  • Ở góc phải trên cùng, điền tên tác giả và/hoặc tên và trang sách
  • Ở giữa tấm card, điền một đoạn thông tin hoặc nhận xét bạn muốn điền vào bài viết

Lưu ý bạn phải tự diễn đạt các ý, trừ phi đó là câu trích dẫn;
Nên sử dụng cấu trúc câu rõ ràng, điều này sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian khi bạn bắt tay vào việc viết.

  • Sắp xếp các tấm card  theo trình tự các ý của bài viết
  • Viết theo trình tự đã chuẩn bị
    Dùng những câu chủ đề, kết luận, chuyển ý để liên kết những thông tin đã tìm được trên những tấm card.
  • Giữ một bộ card riêng
    với những thông tin hoàn chỉnh về những cuốn sách, tạp chí, phim… để sau này bạn dùng cho việc ghi nguồn các ý mà bạn sử dụng.

Theo đúng quy trình này với chương trình soạn thảo văn bản!

  • Tạo một file bài viết, và một loạt các file nhỏ để dùng như tấm card.
  • In các trang và những ý tách biệt để đảm bảo mỗi mục được tách riêng.
  • Sắp xếp các thông tin bằng việc sử dụng các chức năng cắt dán, nối đoạn.
  • Biên tập như các văn bản khác

Xem thêm:  Sơ đồ hóa

 



 
12/06/2011 23:06 # 19
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Trích dẫn từ các trang web

Phong cách:  APA | AMA | Chicago | MLA | Turabian

Sử dụng cũng như một cách tham khảo tiện lợi để vào các trang web hướng dẫn về các công việc, danh sách các thông tin có thể tham khảo hay những phần chú thích về nguồn gốc ở phần cuối của tài liệu

Hỏi ý kiến

·  Người phụ trách hay hướng dẫn của bạn về yêu cầu của phong cách trình bày

·  Cuốn sổ tay hướng dẫn cách sắp xếp danh sách tương ứng

·  Cuốn sổ tay hướng dẫn các trang ghi chép những chú ý tương ứng

·  Cuốn sổ tay hướng dẫn về các thông tin cụ thể tương ứng khác

Phong cách của hiệp hội tâm lý Mỹ (APA)

Ví dụ:
Landsberger, J. (n.d.). Chú thích trang web. Trong Hướng dẫn học tập. Rút ra vào ngày 13 tháng 5, 2005, từ http://www.studygs.net/citation.htm .

Những hướng dẫn chung:

·  Cách format/sắp xếp các chuỗi

·  Tác giả. (Nếu được, hãy ghi thêm cả ngày xuất bản; n.d. –không có ngày—nếu không có). Tên của bài báo.

·  Tên của trang web. Ngày truy cập. Từ URL.

·  Phân cách những chú thích của bạn bằng những dấu chấm câu

·  Lùi vào một hàng so với dòng đầu

·  Nêu tên các tác giả tuần tự theo thứ tự trong bảng chữ cái, nếu không biết tên tác giả thì làm như vậy với nhan đề

·  Xem thêm http://www.apastyle.org/elecgeneral.html

Phong cách của hiệp hội dược phẩm Mỹ (AMA)

Ví dụ:
1. Landsberger J. Chú thích trang web. Hướng dẫn học tập. 12 tháng 5 năm 2005. Có thể tìm kiếm những tài liệu này tại http://www.studygs.net/citation.htm, truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2005

Những hướng dẫn chung:

·  Cách sắp xếp format nói chung:

·  Họ và tên tác giả, (không có dấu cách giữa những phần viết tắt trong tên, ví dụ như JF).

·  Đơn vị tổ chức/xuất bản. Tên trang web. Tên bài viết. Ngày xuất bản/chỉnh sửa. Có thể tìm kiếm tại địa chỉ URL. Ngày tiếp cận thông tin.

·  Đánh số thứ tự các trang web bạn vào theo đúng thứ tự bạn đã chú thích trong bài làm của mình

·  Chia thành từng phần riêng biệt bằng các dấu chấm câu.

Phong cách Chicago

Ví dụ:
Joseph Landsberger. "Chú thích địa chỉ trang web” (2004) http://www.studygs.net/citation.htm (truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2005)

Những hướng dẫn chung:

·         Format nói chung:
Tác giả, "tên trang web" ngày xuất bản, <URL> (ngày truy cập)
-- trích dẫn " " ngoặc nhọn < > ngoặc đơn ( )

·         Liệt kê tên các tác giả theo thứ tự trong bảng chữ cái đồng thời phaỉ theo thứ tự xuất hiện của chúng trong bài làm của mình, viết họ rồi mới đến tên đệm

·         Phân cách các thông tin bằng dấu chấm câu (dấu phẩy được sử dụng để chú thích cho từng trang)

·         Lùi vào một hàng ở dòng thứ hai

·         Chỉ ghi ngày truy cập nếu thật sự quan trọng

Phong cách hiệp hội ngôn ngữ hiện đại (MLA)

Ví dụ:
Landsberger, Joseph. "Chú thích địa chỉ trang web.” Hướng dẫn học tập. 12tháng 5 năm 2005. 13 tháng 5 năm 2005. < http://www.studygs.net/citation.htm >.

Những hướng dẫn chung:

·  Nêu tên các tác giả tuần tự theo thứ tự trong bảng chữ cái, nếu không biết tên tác giả thì làm như vậy với nhan đề

·  Phân cách những chú thích của bạn bằng những dấu chấm câu

·  Format nói chung:

·  Tác giả, ghi tên ttrước. "Tên trang web." Tên bài viết.

·  Nhà tổ chức/xuất bản. Ngày xuất bản/ngày cập nhật. Ngày truy cập. <URL>

Phong cách Turabian

Ví dụ:
Landsberger, J. n.d. Chú thích địa chỉ trang web. St. Paul, MN. Truy cập ngay 13 tháng 5 năm 2005. Có thể tìm thấy tại địa chỉ http://www.studygs.net/citation.htm.

Những hướng dẫn chung:

·  Nêu tên các tác giả tuần tự theo thứ tự trong bảng chữ cái, nếu không biết tên tác giả thì làm như vậy với nhan đề

·  Phân cách những chú thích của bạn bằng những dấu chấm câu

·  Format nói chung:

·  Họ tác giả, chữ cái đầu trong tên. Ngày xuất bản. Tên trang web.

·  Nhà xuất bản/địa chỉ. Ngày truy cập. Có thể tìm kiếm tại URL.

·  Lùi vào năm dấu cách so với dòng đầu tiên

·  n.d có nghĩa là không tìm được ngày xuất bản

Xem thêm:

Trên mạng! Hướng dẫn sử dụng (và chú thích) các tài liệu trên mạng: http://www.bedfordstmartins.com/online/citex.html
Bao gồm MLA, APA, Chicago, CBE, và "hơn thế" dưới hình thức rất dễ tìm kiếm ( 2-22-04 )

Đại học Alberta's hướng dẫn về phong cách chú thích trên mạng và các tài liệu về ngành điện: http://www.library.ualberta.ca/guides/citation/index.cfm ( 2-22-04 )

Hiệp hội tâm lý Mỹ/ phong cách APA: tham khảo về ngành điện: http://www.apastyle.org/elecref.html ( 2-22-04 )

Phong cách MLA và APA: Walker, Janice R. và Taylor, Todd , (Columbia UP, 1998) " The Columbia Guide to Online Style", tháng Sáu, 1996, http://www.columbia.edu/cu/cup/cgos/idx_basic.html ( 2-22-04 )

Nguồn: ebook Cẩm nang & chiến lược cho học tập.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024