Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/06/2011 23:06 # 1
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


M.U.R.D.E.R. - Một phương pháp học

Mood (Tâm trạng):

Hãy tạo ra một tâm trạng thoải mái cho mình trước khi bắt đầu học.
Hãy chọn một khoảng thời gian, không gian và thái độ thích hợp để bắt đầu việc học.

Understanding (Sự hiểu biết):

Khi gặp một cái gì không hiểu trong một phần, hãy đánh dấu lại.
Cố tập trung vào một phần hay một nhóm các bài tập mà bạn có thể giải quyết được

Recall (nhắc lại):

Sau khi đã học được một phần,
dừng lại và chuyển những gì bạn vừa học sang ngôn ngữ của chính bạn.

Digest (hấp thụ):

Quay trở lại với cái mà lúc nãy bạn chưa hiểu và thử xem xét lại các dữ kiện.
Có thể tham khảo thêm các tài liệu khác ( một quyển sách nào đó hay sự chỉ dẫn của thầy cô chẳng hạn). Nếu bạn vẫn không hiểu được,

Expand (mở rộng):
Trong bước này, hãy đặt ra ba dạng câu hỏi liên quan tới những gì bạn vừa học

  • - Nếu tôi có thể nói chuyện với tác giả của cuốn sách thì tôi sẽ hỏi gì và sẽ phê bình cái gì?
  • - Những tài liệu này sẽ được áp dụng như thế nào vào những thứ tôi thấy thú vị?
  • - Tôi sẽ phải làm như thế nào để khiến vấn đề này trở nên hấp dẫn và dễ hiểu đối với các học sinh, sinh viên khác?

Review (ôn lại):
Lướt qua tất cả những gì bạn mới hoàn thành
Xem xem phương thức nào đã giúp bạn hiểu và/hoặc giữ lại những kiến thức cũ để áp dụng vào những gì bạn đang học.

Được sửa đổi từ cuốn Người giải quyết mọi vấn đề của J.R. Hayes, nhà xuất bản Lawrence Erlbaum, Hillsdale, NJ: 1989. ISBN: 0805803092

 



 
12/06/2011 23:06 # 2
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Bản phụ lục

 

Đây là một cách học giúp bạn

hiểu biết chính xác về việc bạn nắm vững các vấn đề đến đâu,
và buộc bạn phải nghĩ về chuyện này, chứ không đơn thuần là bỏ qua nó.

·  Thường xuyên xem lại sách và những ghi chép của bạn để cho những kiến thức ấy luôn mới mẻ

·  Trong khi đọc sách hoặc xem lại các ghi chép,
hãy tự đặt ra những câu hỏi lirn quan đến vấn đề đó.
Hãy tưởng tượng bạn là giáo viên của khóa học đó. Bạn sẽ đặt ra những câu hỏi như thế nào trong bài kiểm tra?

·  Hãy luôn cập nhật thông tin về những gì bạn cần phải biết

·  Hãy viết những câu hỏi hay một thuật ngữ nào đó vào một mặt của tấm thẻ phụ lục
Ở mặt sau của tấm thẻ ấy, viết câu trả lời, hãy viết câu trả lời hay định nghĩa cho câu hỏi hay thuật ngữ ở mặt trước.

·  Tráo đổi vị trí của những tấm thẻ để bạn không thể nhớ các từ ấy theo vị trí của nó

·  Nhìn vào tấm thẻ đặt trên cùng:
Cố gắng trả lời câu hỏi hay nêu định nghĩa của thuật ngữ. Thật tuyệt nếu như bạn biết câu trả lời. Chuyển tấm thẻ xuống dưới cùng của cả tập thẻ. Nếu bạn không có câu trả ời, hãy nhìn vào mặt sau của tấm thẻ, rồi lại cất nó xuống sau một vài tấm thẻ khác để lát nữa bạn sẽ gặp lại nó và xem xem lần này thì bạn đã nhớ chưa.

·  Đi qua tất cả các tấm thẻ cho tới khi bạn đã nắm được hết các dữ liệu

Một vài mẹo nhỏ:

  • Luôn mang theo mình những tấm thẻ này
    Hãy lợi dụng những chiếc túi trên quần áo của bạn. Tự kiểm tra bản thân khi bạn đang xếp hàng, đang ngồi tren xe bus ..v.v…
  • Nếu bạn nghĩ là bạn biết câu trả lời,
    Nhưng không biết diễn đạt chúng ra sao, thì có nghĩa là bạn chưa nắm thật chắc vấn đề đó.
    Cách duy nhất để có thể chắc chắn là bạn biết một cái gì là bạn phải giải thích được điều đó. Đó cũng là cách tốt nhất để tránh cảm giác hồi hộp trong lúc kiểm tra.
  • Học với một người bạn cùng lớp.
    Các bạn có thể cùng nhau chia sẻ ý tưởng và giúp đỡ nhau nắm chắc các khái niệm mới. Và nhờ có nhau, các bạn có thể kiểm tra xem cách giải thích của mình như vậy đã hợp lí chưa.


 
12/06/2011 23:06 # 3
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Những kỹ năng học tập
và những trang web liên quan

Cánh cửa học tập, hướng dẫn và tài liệu về thương mại

GEM: cánh cổng dẫn tới những tài liêu phục vụ cho việc học tập.
Đây chính là chìa khóa mở những cánh cửa về cách lên kế hoạch cho một bài học, các phần của bài học và chỉ dẫn tới các trang web về học tập trên mạng.

Dự án hướng dẫn mở (ODP)
"là một chỉ dẫn toàn diện nhất về các trang web, được duy trì hoạt đọng bởi một tổ chức các thanh niên tình nguyện trên khắp thế giới. Quyền hạn của ODP là chỉ dẫn bạn đọc tới những cánh cửa phổ biến nhất và là những cỗ máy tìm kiếm thông tin trên mạng như AOL Search, Netscape Search, Google, Lycos, DirectHit, và HotBot, và hàng trăm những trang web khác.

Thiết kế những kế hoạch có thể áp dụng vào thực tiễn.
Đánh giá những chiến thuật ước định, thực hiện bởi Hiệp hội tâm lý học Mỹ.

Ahaplanet
Đây là một cách cửa đa văn hóa, là một phương tiện tìm kiếm thích hợp trong gia đình và có thể dịch sang ngôn ngữ mà bạn chọn trong một thời gian ngắn.

Mạng lưới phòng thí nghiệm học tập địa phương của Mỹ.

Trung tâm eStudy
Của nhà xuất bản sách Allen & UNWIN Independent, Úc. Cuốn sách được thiết kế giành cho sinh viên Đại học, Cao đẳng và TAFE với tất cả các quy tắc và mức độ khác nhau, cho dù bạn mới vào năm đầu tiên hay bạn đã đang làm luận văn chuẩn bị tốt nghiệp.

LASSI
LASSI không phải là một địa chỉ miễn phí, với 10 cấp độ, 80 điều kiện để đánh giá nhận thức của sinh viên về lợi ích của việc học tập, các chiến thuật trong khi học, các yếu tố về lòng quyết tâm và sự điều chỉnh bản thân để có thể học tập thật hiệu quả.

Làm thế nào để trở thành một học sinh xuất sắc
và những lời đề nghị khác bao gồm cả những lưu ý về kinh tế, kinh tế vi mô, và những hướng dẫn dành cho Nhật Bản và trung Quốc, cuốn sách gồm 137 trang và bạn có thể download về máy mình mà không phải trả tiền.

Bài tập giúp đọc thật nhanh
bởi liên đoàn TurboRead

Giảng dạy bằng phim ảnh
Học tập thông qua phim ảnh

  

Hỗ trợ học tập :

Trung tâm tư vấn
Bao gồm một loạt những trung tâm tư vấn của các trường, những hộithảo giáo dục về tâm lý cung cấp những chỉ dẫn, tờ rơi, và các tài liệu khác, bộ sưu tập những cuốn sách mỏng với ý nghĩa tinh thần là chủ yếu; mẫu đơn và chính sách của các trung tâm; những bản nghiên cứu và rất nhiều tài liệu khac liên quan đến tư vấn học tập.

Hỗ trợ học tập
Là một bản tóm tắt được trình bày logic, dễ hiểu, dành cho ngườ học và cả những nhà giáo. Hỗ trợ bởi HERO- cơ hội cao hơn cho việc học tập và nghiên cứu (Higher Education and Research opportunities), cánh cổng chính thức để dẫn đến các trường Đại học, Cao đẳng và các tổ chức của Anh.

Viết luận trực tuyến (OWL)
Đại học Purdue. Địa chỉ này cung cấp rất nhiều những thông tin được sắp xếp và phân loại rõ ràng.

Trường Đại học Kỹ thuật Cardiff (Xứ Wales)
"Địa chỉ lớn nhất thế giới với những thông tin cụ thể về những trang web phục vụ cho việc học tập” với hơn một nghìn trang web liệt kê theo từng chuyên mục khác nhau.

Những tờ rơi ưa thích nhất của học sinh trường chúng tôi Đại học Trung tâm học tập Texas.

Bộ sưu tập những cuốn sách tư vấn tinh thần của học sinh của trường Đại học Chicago. Khá bao quát!

Trang chủ của các phương thức học tập
Đại học Minnesota-Duluth

Thư viện của các ki năng học tập
Cal Poly tại San Luis Obispo, CA

Tăng cường các kĩ năng học tập của bạn
Đại học North Carolina tại Chapel Hill

Học tập nói chung
Đại học Guelph, Guelph Ontario Canada

Cuốn sách tham khảo về kĩ năng học tập có chú giải, Arlene Young, Dịch vụ cho sinh viên, Đại học Athabasca, Athabasca, Alberta, Canada

Cơ sở dữ liệu về các phương thức học tập
Trung tâm phát triển học tập, Đại học Muskingom

Trung tâm nâng cao và phát triển học tập
Bao gồm cả một máy tính có thể tính được điểm, Đại học Ohio

Công cụ phát triển bằng nhiều phương tiện truyền thông Đại học kĩ thuật Georgia, bao gồm sự phân tích, thiết kế, quản lý, sản xuất, và đánh giá các phương tiện.

Bài tập về từ vựng và Tiếng Anh trên mạng
Thiết lập và duy trì hoạt đọng bởi Leo Jansegers, giảng viên tại cục ngôn ngữ Kaho-Sint Lieven, Bỉ.

Bài tập Tiếng Anh và bài tập đọc
Đại học Gallaudet, Washington, DC

 



 
12/06/2011 23:06 # 4
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Chuẩn bị cho việc học trên lớp
(áp dụng với trường học Mỹ)

 

So với lớp học ở các nước khác, lớp học ở Mỹ thường thoải mái hơn.
Tuy nhiên, cũng có các quy tắc cơ bản quan trọng sau:

Trước khi đến lớp:

  • Hoàn thành bài tập về nhà!
    Đọc, suy nghĩ, tạo ý kiến riêng của bản thân.
  • Xem qua vở ghi chép
    từ buổi học trước và xem trước bài học hôm nay
  • Nói chuyện với thầy cô ngay
    nếu như bạn gặp khó khăn
  • Tập trung và sẵn sàng cho bài giảng:
    bạn có thể tập trung yên tĩnh một lát để nhớ lại các suy nghĩ, và chuẩn bị cho bài giảng
  • Viết ra giấy những ý tưởng mà bạn vừa nghĩ ra vào đầu trang giấy: Chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới,

Để hiểu một khái niệm nào đó trong bài,

Hiểu nền tảng, tóm được ý của chủ để nào đó. c

Để hiểu bài đọc hoặc ôn tập

Trong lớp:

  • Đến lớp đúng giờ.
    Giáo viên không thích học sinh đến lớp muộn đâu.
  • Chọn chỗ trong lớp học sao cho
    bạn có thể tập trung vào bài học;  tìm những chỗ mà bạn có thể:
    • Nghe giảng
    • Hỏi câu hỏi
    • Nhìn thấy bảng, hoặc giáo cụ
    • Thảo luận- không chỉ với thầy cô mà còn với các bạn cũng lớp
    • Tránh sự phân tán
      ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn
      (lơ đãng, nhìn lung tung trong lớp, nói chuyện riêng, chuyền giấy viết thư, vẽ lăng nhăng)
    • Suy nghĩ và lựa chọn khi nghe giảng:
      • Xem điều nào quan trọng và ghi vào vở, và xem cái nào không phải ghi
      • Nghe cẩn thận để chắc chắn bạn hiểu trước khi viết
      • Hỏi nếu không hiểu (nhưng nên đợi vào lúc thầy cô "ngừng" chứ đừng ngắt mạch suy nghĩ của họ).
      • Trong giờ học, nên xem lại những gì bạn nghĩ trước giờ học
        • Và so sánh Những cái đó khớp với những gì thầy cô nói ở phần đầu bài giảng không?
        • Tiết học có đúng như giáo án của thầy cô, hay là những gì bạn nghĩ lúc đầu không?
        • Lên danh sách những việc cần làm "to do" list gồm: Bài tập;
          • Nghiên cứu các định nghĩa khó;
          • Học nhóms;
          • Gặp với người học nhóm, gia sư hoặc thầy cô.
            Nhiều khi, bạn không chú ý đến việc nhờ một bạn cùng lớp mà hiểu bài nhanh trong lớp.
            Nếu hợp lý, thì nên nhờ bạn đó giúp

Thỉnh thoảng, hãy tự xem xét xem lớp học có được như bạn mong đợi không.
Nếu bạn không hài lòng với lớp hoặc khóa học nào đó, bạn nên gặp thầy cô để nói chuyện càng sớm càng tốt.

 

§         Tài liệu lấy từ: Gail M. Zimmerman, Phó phụ trách Sinh viên năm thứ nhất và tư vấn học tập, Dartmouth College và Bob Nelson, et al, Learning Resource Centers, Rutgers University



 
12/06/2011 23:06 # 5
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Tác động đến thầy cô

 

Liên hệ của bạn với thầy cô sẽ có ảnh hưởng đến việc bạn có học tốt hay không ở trong lớp.
Nhìn chung, thầy cô sẽ có cảm tình với học sinh tỏ ra thực sư ham thích môn học, và đặt những câu hỏi hay. Cách tốt nhất để có được cảm tình của thầy cô là hãy chứng tỏ bạn là thật sự ham thích khóa học đó.

Những lời khuyên sau đây là để bạn có thể tỏ rõ sự ham thích và hiếu học của mình:

·  Không chỉ trích, lên án hay than phiền với thầy cô về việc dạy của họ. Thay vì đó, hãy tập trung vào nội dung kiến thức, thảo luận các tài liệu và việc học và hiểu của bạn.

·  Để cho thầy cô biết là bạn thích khóa học này

·  Chịu khó mỉm cười.

·  Nhớ tên thầy cô

·  Lắng nghe khi thầy cô nói về họ

·  Thảo luận, hoặc nói về những chủ đề họ thích.

·  Để thầy cô biết là bạn thật sự coi trọng họ

·  Tránh tranh cãi với thầy cô

·  Nếu sai, thì nên nhận lỗi ngay

·  Đặt câu hỏi, đừng ra lệnh

·  Thật lòng tìm hiểu xem thầy cô nghĩ gì

·  Để thầy cô biết là bạn muốn học tốt

·  Luôn có sách giáo khoa mỗi khi đi gặp thầy cô

·  Luôn nộp bài tập, bài làm đúng hẹn

Lấy từ "Đắc nhân tâm" của Dale Carnegie, New York:
Simon and Schuster Inc., 1936.



 
12/06/2011 23:06 # 6
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Ghi chép theo gợi ý

 

Ghi chép theo gợi ý là gì?

Đó là những tờ tài liệu do giáo viên chuẩn bị mà trong đó có dàn ý hoặc sơ đồ bài giảng, nhưng để một vài ô trống điền những khái niệm quan trọng, định nghĩa…Trong giờ học, học sinh sẽ tự điền vào những ô trống đó. Những ghi chép như thế này sẽ giúp bạn theo dõi bài giảng dễ dàng hơn, xác định những kiến thức mấu chốt, và tự xây dựng nền tảng cho kiến thức cần phải học và áp dụng.

Nếu bạn gặp khó khăn khi tự mình ghi chép, thì có thể nhờ thầy cô chuẩn bị những ghi chép theo gợi ý như thế này để giúp bạn luyện kỹ năng ghi chép.

Dưới đây là cách hướng dẫn hoàn thành và dùng những ghi chép theo gợi ý

Về Nội dung:

  • Dấu hiệu gợi ý:
    Liệu thầy cô có thể cho thêm các hình ảnh gợi ý (như hightlight, mũi tên, con trỏ, ngón tay, vòng tròn, đánh số các ý, hình ảnh…) để nhận diện dạng hoặc lượng thông tin cần điền? 
    Ví dụ: các ý chính và ý nhỏ, ví dụ, hệ quả…
  • Hình ảnh:
    Thông tin được cho dưới dạng hình ảnh nhue biểu đồ, bảng, minh họa, sơ đồ…có thể được dùng để hoàn thành bài
  • Kiến thức tham khảo:
    Kiến thức tham khao có đựoc kèm để tiện so sánh khi học không?

Trước giờ giảng bài:

  • Câu hỏi/Thảo luận
    Thầy cô có cho học sinh cơ hội thảo luận những ghi chép theo gợi ý được phát hay không, kể cả trong giờ giảng hoặc sau đó?
  • Mẫu/Checklist:
    Có một mẫu hoặc hoặc checklist để bạn đối chiếu không?
    (Có thể viết bao nhiêu, bạn đã điền hết những chỗ cần điền chưa, nếu thiếu, cần phải xem thêm ở đâu?...)
  • Các dạng khác nhau:
    Có mẫu đơn giản hoặc phức tạp hơn không? Liệu tôi có thể bắt đầu bằng cách ghi đơn giản rồi sau đó, nâng dần lên mức độ khó hơn?

Sau giờ giảng bài:

  • Xem lại kiến thức:
    Hãy hỏi xem là mọi người trong lớp có thể đối chiếu các ghi chép theo gợi ý với nhau để tham khảo thêm có được không?
  • Các dạng trình bày:
    Hỏi xem những bài ghi chép đã hoàn thành có được trình bày qua máy vi tính hoặc các cách khác để mọi người có thể cùng thảo luận, phát triển thêm, cho ví dụ để hiểu rõ hơn về bài giảng có được không?

Sau tiết học:

  • Nhận xét của giáo viên:
    Hãy đưa cho thầy cô xem qua những ghi chép bạn đã điền
  • Mẫu:
    Hỏi xin thầy cô một bản trả lời đầy đủ để bạn đối chiếu với mẫu đó.
  • Kiểm tra cùng với bạn học:  
    Trao đổi ghi chép với bạn học để đối chiếu và tóm lại những ý quan trọng
  • Ví dụ:
    Tìm thêm các ví dụ để hiểu sâu hơn.

Đánh giá:

  • Bài kiểm tra/Thi:
    Hỏi thầy cô xem các câu hỏi có dựa trên những ghi chép có gợi ý không.
  • Những ghi chép theo gợi ý do học sinh tự làm
    những tài liệu này cũng có thể được dùng tham khảo cũng như là một dự án nho nhỏ học sinh có thể làm chung với nhau

Lấy từ:  Guided Notes Improving the Effectiveness of Your Lectures, của Dr. William L. Heward, The Ohio State University Partnership Grant, Improving the Quality of Education for Students with Disabilities

Phần cho giáo viên:  Chuẩn bị các tài liệu ghi chép theo gợi ý



 
12/06/2011 23:06 # 7
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Ghi chép

Bạn có thể tạo thói quen ghi chép theo các cách sau:

Nghe * Lược * Ghi nhớ * Suy nghĩ * Ôn tập

Mua một quyển vở gáy xoắn:
Bạn sẽ có thể cho thêm, gạch xóa, hoặc sắp xếp lại các trang và tài liệu. 

Dành một trang trống trước mỗi bài học mới để sau này, bạn viết tóm tắt và chuẩn bị cho bài kiểm tra.

Một trang ghi chép mẫu:

Tiêu đề:

·  Ngày tháng

·  Tên hoặc số lớp học
(ví dụ: 3/34)

Tiêu đề:

Tên người trình bày hoặc đóng góp của bạn cùng học

2. Lược

1. Nghe:  Chép vào đây:

Xem đâu là ý chính
Lọc lấy ý cơ bản

Sử dụng dàn ý hoặc sơ đồ khái niệm

Dùng từ ngữ, hình ảnh, hình minh họa hoặc bất cứ cái gì diễn tả thông tin thật nhanh chóng. Đừng trích dẫn nếu như không thật sự cần thiết.

Xem lại các ghi chép

3.  Ghi nhớ:  Nghĩ trongđầu!

·  Xem bạn đã biết gì về nội dung kiến thức này chưa

·  Dùng từ quan trọng ghi bên lề trái, hoặc câu hỏi, minh họa định nghĩa….

·  Tự nghĩ ra ví dụ.

4.  Suy nghĩ:  Suy nghĩ sâu!

·  Nội dung kiến thức này liên quan như thế nào đến những gì bạn đã biết?

·  Tìm và sử dụng các cụm từ: Áp dụng, So sánh, Vẽ đồ thị, Đánh giá...

5. Ôn tập:  Xem lại các ghi chép
và tóm tắt ở cuối trang trước bài học tiếp theo và trước khi học bài mới và ôn tập cho bài kiểm tra.


Nếu có nhiều trang ghi chép cho một buổi học:

·  Tóm tắt ở cuối mỗi trang,

·  Tóm tắt bài giảng ở trang đầu hoặc trang cuối.

Lấy tài liệu của Walter Pauk (1989) và Hệ thống ghi chép Cornell (Dartmouth College, Hanover, NH)



 
12/06/2011 23:06 # 8
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Tập trung chú ý trong lớp học

Nếu bạn gặp khó khăn khi nghe giảng trong lớp:

·  Cố gắng xem trước nội dung chính của bài giảng:
Trước khi lên lớp, xem qua ghi chép của buổi hôm trước và đọc bài của ngày hôm sau.  
Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc về bài hôm trước hoặc từ sách giáo khoa, hỏi thầy cô về những chỗ đó trước khi giờ học bắt đầu
Chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi 
bạn nghĩ là thầy cô sẽ có thể hỏi về kiến thức mới của bài học

·  Tránh các nguồn gây mất tập trung
bạn có thể ngồi phía trước, tránh những bạn cùng lớp hay gây mất trật tự, tập trung nghe giảng, nghe giảng chủ động ghi chép

·  Luôn đặt vị trí mình trong tư thế học
ngồi và biểu hiện tập trung, đừng có ngồi một cách uể oải

·  Thỉnh thoảng chuyển tư thế ngồi
Đừng ngồi một chỗ quá lâu, thỉnh thoảng chuyển tư thế ngồi để giúp tuần hoàn máu, tăng cường oxy lên náo và giúp bạn luôn tỉnh táo

·  Nếu có thể, hãy chịu khó đặt câu hỏi, hoặc hỏi đề thầy cô giảng rõ hơn, 
tham gia vào hoạt động, thảo luận trong lớp với giáo viên.

·  Tự luyện để đừng đầu hàng với những nguồn gây mất tập trung

"Kỹ năng Nhện"

Dùng một cái dĩa để rung mạng nhện. Con nhện sẽ phản ứng và tới gần xem. Lại rung vài lần nữa, con nhện khôn hơn ra và biết là không phải con mồi đang giẫy và nhện cũng sẽ không tới nữa.

Bạn cũng có thể bắt chước. Khi ai đó bước vào lớp, hoặc khi cửa sập, coi như là không liên can đến mình và đứng chú ý. Thay vào đó, hãy tập trung vào bài học.

Chỉ chú ý đển thầy cô và bài giảng

·  Khi có người trong lớp đi lại, hoặc ho… tập đừng nhìn vào họ mà thay vào đó, hãy ..kệ họ và tập trung vào bài giảng

·  Khi nói chuyện với ai đó, tập trung vào câu chuyện, nhìn anh ta và lắng nghe xem anh ta đang nói gì, đừng để tâm đến những điều khác.

·  Thử dung mẹo nhắc "Bạn đang ở đây, bạn đang ở đây" để lấy lại sự chú ý nếu như bạn bị phân tán tư tưởng.

Tài liệu được lấy từ "Help Yourself " với sự cho phép của University Counseling Services, Kansas State University
Có thể xem them:  J. R. Hayes, The Complete Problem Solver, Franklin Institute Press, 1981



 
12/06/2011 23:06 # 9
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Bày tỏ ý kiến của mình

Tham gia phát biểu, thảo luận (trong lớp học của các trường ở Mỹ)

Trong giờ thảo luận, bạn đừng ngại phát biểu, kể cả khi bạn có ý kiến khác của thầy cô hay bạn cùng lớp. Ý kiến của bạn có thể và nên được dựa trên sách giáo khoa, các tài liệu đọc khác, nội dung thảo luận, tài liệu lấy từ thư viện, người có kiến thức trong lĩnh vực này, cũng khi kinh nghiệm riêng của bản thân bạn .

Trong lớp, hãy chú ý đến những gì giáo viên và bạn cùng lớp đang nói:

·  Đánh dấu hoặc ghi nhận xét về những điểm mà bạn muốn trả lời, thảo luận hoặc một điểm bạn muốn hỏi rõ. Hãy nhớ: một câu hỏi cũng có giá trị như ý kiến được nêu trong nội dung bài giảng. Nó chứng tỏ là bạn luôn quyết tâm hiểu bằng được ý kiến của người khác và cũng muốn người khác hiểu mình đang nói gì.

·  Mở đầu việc trình bày quan điểm bằng cách nếu tóm tắt ý của mình. Có các gợi ý sau:
    "Như cách tôi hiểu vấn đề thì…"
    Bằng cách nhắc lại ý của nội dung thảo luận, bạn sẽ chứng tỏ được rằng bạn đang cố gắng hiểu đúng vấn để và cũng cho thấy bạn đang hiểu đến đâu. Thường thì khi bạn chia sẻ câu hỏi hoặc thông tin bạn có, những người khác cũng sẽ chia sẻ thông tin với bạn.

·  Đảm bảo là cả lớp và thầy cô hiểu khi nào thì bạn đang tóm tắt còn khi nào bạn đang trình bày ý kiến của mình.

·  Cố gắng giữ các nhận xét luôn liên quan chặt chẽ tới ý mấu chốt và đừng ngại ngần nhìn qua vào ghi chép khi trình bày.  Logic là quan trọng, chứ không cần phải nhanh.  

·  Khi tranh luận, hãy mở đầu bằng các ví dụ mà tác giả hoặc thầy cô đã đưa ra trước đó (tuy nhiên trình bày sao cho hợp lí để tránh bị coi là nịnh bợ), nói chung nên dùng ví dụ bạn tự nghĩ ra để tỏ thái độ đồng tình của bạn với quan điểm của họ. Đây được coi là cách suy nghĩ độc lập và là một điều rất quan trọng trong học tập.

·  Sau khi trình bày xong, bạn có thể hỏi xem có ai có nhận xét hoặc phản hồi gì không để xem

·  Mọi người có hiểu ý bạn vừa trình bày hay không

·  Xem là họ đồng ý hay phản đối ý kiến của bạn
Luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác: bạn sẽ ghi điểm của thầy cô!

Quan niệm rằng:

Một chút cạnh tranh là một tích cách đặc trưng thể hiện sự cởi mở trong trường học của Mỹ.

Nói lên được ý kiến một cách đầy đủ cũng vô cùng quan trọng trong việc đánh giá kết quả học toàn diện của học sinh.

Đầu tiên, bạn phải nghe và cố gắng hiểu ý kiến của người khác. Tôn trọng ý kiến của họ và cũng để họ tôn trọng ý kiến của bạn.

Thầy cô sẽ đánh giá kểt quả học của bạn trong suốt quá trình học của cả học kỳ chứ không phải chỉ dựa trên điểm bài thi cuối kỳ.

Tập trung suy nghĩ vào phân tích vấn đề, nhận xét, ý kiến của bạn, và sau đó thì luôn sẵn sàng lắng nghe quan điểm của người khác.

Nếu buổi thảo luận sẽ xoay quanh các tài liệu đọc thì bạn nên:

·  Nghiên cứu kỹ giáo trình, các bài báo, sách giáo khoa

·  Tìm đoạn diễn tả ý chính của cả bài, và trình bày lại bằng ngôn từ của bạn

·  Có quan điểm, hoặc ý kiến đối với ý tác giả.

Tài liệu lấy của Gail M. Zimmerman,                     
Các mẹo nhỏ cho sinh vien quốc tế, Phụ trách Sinh viên năm thứ nhầt và tư vấn học tập,
Dartmouth College



 
12/06/2011 23:06 # 10
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Cộng tác trong học tập

Cộng tác trong học tập là một quá trình làm việc theo nhóm, mỗi thành viên đóng góp và giúp đỡ nhau để cùng đạt được một mục đích chung. Lớp học chính là một môi trường lý tưởng để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm mà sẽ rất cần cho bạn trong cuộc sống sau này.

Cộng tác trong học tập là hoạt động tương tác, là một thành viên của nhóm, bạn sẽ có trách nhiệm:

  • Phát triển và cùng chia sẻ một mục đích chung
  • Đóng góp ý kiến vào việc giải quyết vấn đề, đặt ra các câu hỏi hay tìm giải pháp
  • Tham gia, nỗ lực làm việc để hiểu quan điểm của các thành viên khác, cũng như ý kiến của họ.
    Mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu người khác phải trình bày ý kiến, phát biểu và đóng góp.
  • Có trách nhiệm với các thành viên khác và họ cũng có trách nhiệm đối với bạn
  • Quyền lợi và nghĩa vụ gắn liến chặt chẽ với mọi người và ngược lại

Điều gì tạo nên một nhóm làm việc hiệu quả?

  • Các hoạt động của nhóm nên bắt đầu cho các thành viên làm quen, và hiểu rõ cách thức làm việc của cả nhóm.
    Người hướng dẫn cũng có thể bắt đầu bằng việc đưa ra các gợi ý cho thảo luận mà không cần phải áp đặt câu trả lời cho cả đội, đặc biệt với những đội gặp khó khăn khi làm việc cùng nhau.
  • Nhóm gồm 3 đến 5 người.
    nếu nhóm có đông người hơn thì sẽ khó quản lý và giao công việc
  • Các nhóm dưới chỉ định của giáo viên thì sẽ hiệu quả hơn nhóm tự chỉ định lẫn nhau
  • Các thành viên có sự đa dạng trong kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm
    • Mỗi thành viên sẽ có khả năng đóng góp riêng cho toàn đội
    • Các thành viên không chỉ chịu trách nhiệm đóng góp trong sở trường của mình mà còn có thể giúp các thành viên khác tìm hiểu thêm về lĩnh vực đó.
    • Thành viên nào gặp khó khăn hoặc còn chưa thoải mái khi làm việc trong nhóm nên được các thành viên khác động viên, giúp đỡ.
    • Sự đa dạng trong kiến thức và kinh nghiệm sẽ có tác động tích cực đến việc học.
      tăng thêm các phương thức giải quyết vấn đề
      tăng thêm chi tiết để cân nhắc
  • Đóng góp của mỗi người cho công việc phải được thống nhất.
    • Các nhận xét nội bộ nên được giữ kín, và đó là cách khác tốt để đánh giá ai đang đóng góp hoặc không đóng góp.
    • Nhóm có quyền “sa thải” các cá nhân không tích cực đóng góp nếu sau khi mọi biện pháp khuyên can đều không thành.
      (cá nhân đó hoàn toàn có quyền xin vào một nhóm khác nếu nhóm đó nhận)
    • Một thành viên cũng có quyền bỏ nhóm nếu như họ cảm thấy họ làm phần lớn công việc trong khi người khác không làm hoặc không giúp đỡ.
      (Người này sẽ dễ dàng tìm được nhóm khác hoan nghênh đóng góp của họ)
  • Chia sẻ trách nhiệm, và cả nhóm nên thống nhất trách nhiệm, nguyên tắc làm việc. Điều đó bao gồm:

1.      Nghĩa vụ phải tham gia, chuẩn bị trước các buổi họp, và phải đến đúng giờ

2.      Tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến, tập trung vào giải quyết vấn đề và tránh việc chỉ trích cá nhân.

3.      Có trách nhiệm chia sẻ công việc và hoàn thành công việc đúng thời hạn.
Và đôi khi, bạn cũng cần phải làm những công việc mà bạn có ít kinh nghiệm, cảm thấy chưa chuẩn bị đầy đù hay thậm chí còn có người trong nhóm có khả năng làm tốt hơn bạn. Hãy chấp nhận thử thách đó, nhưng cũng đừng ngại để cho mọi người trong nhóm biết là bạn cần sự giúp đỡ, huấn luyện, hay thôi không làm được mà xin làm việc khác.

Quá trình:

Xem thêm ở mục Hướng dẫn làm chuyên đề theo nhóm

  • Đặt ra các mục tiêu, xem xét mức độ thường xuyên, và phương tiện để các bạn liên lạc với nhau, đánh giá công việc, quyết định và giải quyết vấn đề.
  • Xem các nguồn lực, nhất là xem ai có khả năng hướng dẫn, kiểm tra, đưa ra lời khuyên cho nhóm kể cả khả năng phân xử nếu nhóm có mâu thuẫn.
  • Lên lịch tổng kết, báo cáo công việc, và thảo luận tiến độ công việc cũng như trục trặc nếu có.

Các nhóm gặp khó khăn khilàm việc với nhau nên gặp giáo viên để trình bày hoàn cảnh của nhóm.

Xem thêm: "Cooperative learning in technical courses: procedures, pitfalls, and payoffs" của Richard M. Felder, North Carolina State University & Rebecca Brent, East Carolina University

 



 
12/06/2011 23:06 # 11
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Nghe chủ động

Nghe chủ động và hiệu quả là một thói quen, cũng giống như là nền tảng của việc giao tiếp.

Nghe chủ động có nghĩa là tập trung vào người bạn đang lắng nghe, cho dù đó là cuộc nói chuyện trong nhóm hay là chỉ có 2 người, để hiểu được họ đang nói điều gì. Là người nghe, bạn nên tự mình có thể nhắc lại bằng từ ngữ của mình những gì họ vừa nói. Điều đó không có nghĩa là bạn đồng ý với tất cả những gì họ nói, mà chỉ có nghĩa là bạn thực sự hiểu họ đang nói gì.

Điều gì ảnh hưởng đến việc lắng nghe?

Bạn nghĩ thế nào về vấn đề đang thảo luận?
Vấn đề này có mới mẻ với bạn hay là bạn đã có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực này?
Vấn đề này có khó hiểu không, hay là nó rất đơn giản?
Vấn đề này có quan trọng với bạn không hay chỉ là thảo luận cho vui?

Người nói có kinh nghiệm hay là lúng túng?
Có "tín hiệu" không lời nào từ phía người nói hay không?
Họ hay suy nghĩ theo kiểu gì?
Lời nói có thể hiện sự cá tính, thông minh… hay đáng sợ không?

Thông tin có được minh họa bởi
hình ảnh hay ví dụ gì không?
Có dùng phương tiện kỹ thuật để minh họa không?
Các khái niệm có được trình bày kèm ví dụ không?

Không gian có thuận lợi cho việc nghe họ nói không?
hay việc tương tác, trao đổi với người nói?
có sự phân tán làm mất tập trung không?

Những yếu tố ở trên là tác động ngoại cảnh.
Còn bây giờ: là chủ yếu ở bạn, là trung tâm, và là người nghe

Hãy chuẩn bị một thái độ tích cực

Tập trung sự chú ý của bạn vào nội dung câu chuyện
Hãy ngừng ngay tất cả các hoạt động không liên quan để hướng sự chú ý của bạn vào người nói hoặc chủ đề đang được thảo luận.

·  Nhẩm lại trong đầu xem những gì bạn đã biết về vấn đề này
Sắp xếp trước những kiến thức liên quan để sau đó có thể phát triển thêm sau (ví dụ: bài giảng lần trước, một chương trình TV bạn đã xem, trang web, kinh nghiệm thực tế…)

·  Tránh sự mất tập trung
Chọn chỗ ngồi gần người nghe
Tránh các nguồn gây mất tập trung (vị trí cửa sổ, bà hàng xóm nói nhiều, tiếng ồn…)

·  Cảnh giác với sự xúc động quá
Nén cảm xúc
hoặc tham gia nghe từ từ cho đến khi bạn kìm nén được cảm xúc

·  Bỏ những định kiến của bạn sang một bên
Nên nhớ bạn ở đó để học những gì người khác muốn nói, chứ không phải ngược lại.

Nghe một cách chủ động

·  Tập trung vào người đang nói
Theo dõi và cố gắng hiểu người và đặt mình vào hoạt cảnh của họ
Lắng nghe với đôi tai, và kể cả với đôi mắt và các giác quan khác

·  Lưu ý: những ngôn ngữ không cần lời
Hãy để cuộc tranh luận đi theo diễn biến của nó.
Đừng đồng ý hay bất đồng vội, mà hãy cho dòng suy nghĩ tiếp tục

·  Tham gia:
Chủ động trước các câu hỏi
Sử dụng các động tác (ví du: ngả người về phía trước) để khích lệ và ra dấu sự chú ý của bạn với người nói

Các hoạt động sau đó:

Một đối một

Trong nhóm


Cho người nói có thời gian và không gian
nghỉ một lát trong khi nói lâu

Bày tỏ lòng biết ơn với họ vì đã chia sẻ và đối thoại

Kiểm tra xem bạn đã hiểu chưa

·  Thử nhắc lại những ý quan trọng để khẳng định xem bạn có hiểu thật sự chưa và tiếp tục cuộc nói chuyện.

·  Tóm tắt các ý chính

·  Đặt câu hỏi để cả hai cùng hiểu rõ hơn

Tiếp tục mạch câu chuyện:

·  Thử nói qua các kinh nghiệm của bạn để bày tỏ là bạn đang thích thú với câu chuyện (phản hồi)

·  Dịch sau khi bạn cảm thấy bạn đã nắm bắt được nội dung

·  Áp dụng vào tình huống khác


Cho người nói thời gian để người nói
sắp xếp lại thông tin đã nói

Lúc Hỏi-Đáp

Khi đặt câu hỏi

·  Trình bày nhanh sự hoan nghênh của bạn với người nghe

·  Tóm tắt điểm mấu chốt

·  Đặt câu hỏi

Khi trình bày một quan điểm

·  Trình bày nhanh sự hoan nghênh của bạn với người nghe

·  Trình bày ngắn gọn ýliên quan

·  Trình bày quan điểm của bạn, nhận xét…

·  Hoan nghênh nhận xét

Sau đó

·  Lấy thông tin liên lạc information
để tiện liên lạc sau này

·  Có nhã ý mời bạn bè/đồng nghiệp..
tiếp tục tham gia thảo luận



 
12/06/2011 23:06 # 12
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Sắp xếp và làm việc các dự án theo nhóm

Một cách giải thích khác:

Khi nhóm của bạn cùng nhau theo dõi việc học, bản thân bạn sẽ học nhanh hơn, hiệu quả và chắc chắn hơn.
Đánh giá chính là ở kết quả của cả nhóm.

Viện nghiên cứu Học thuật (IRL)
http://www.irl.org/projects/projects.html, (16 tháng 9, 1998)

Làm gì

Ai

Thế nào

Khi nào:

Tự giới thiệu: sở thích, kinh nghiệm

Tất cả

 

Buổi gặp lần 1

Phân công công việc ghi chép, thư ký.. để ghi chép lại nội dung các cuộc họp

Tất cả

·  Được quyết định bởi cả nhóm

·  Các yếu tố cần cân nhắc:tự nguyện, kinh nghiệm, nguyện vọng,

·  Cách thông báo các báo cáo cuộc họp

  • o Xem các báo cáo để theo dõi tiến độ công việc

Buổi gặp lần 1

Xem cách thức cả nhóm sẽ liên lạc với nhau

Tất cả

·  Gặp trực tiếp: thời gian, địa điểm

·  Danh sách số điện thoại và thời gian thuận tiện để gọi

·  Địa chỉ email

Buổi gặp lần 1

Tóm tắt các mục tiêu

Tất cả

Gợi ý:

·  Từng thành viên tự thảo ra từ 2-3 mục tiêu chính.

·  Cả nhóm so sánh, và từ đó quyết định

Buổi gặp lần 1

Quyết định quá trình và cách đạt được mục đích

Tất cả

·  Các chương trình lên lịch
(Gantt, Critical Path, PERT)

·  Các chương trình hỗ trợ trình bày
(Word, PowerPoint, etc. )

·  Các bước thực hiện

·  Lịch làm việc và hạn cụ thể

·  Chia nhóm nhỏ

 

Nếu sau khi đã chia nhỏ, mà nhóm vẫn còn đông người: hãy bắt đầu lại các bước trên!

Nghiên cứu, tìm thông tin

 

·  Trong thư viện

·  Về lĩnh vực

·  Các nguồn khác

 

Phân tích/Tìm hiểu

 

·  Kiểm tra thường xuyên

·  Lên kế hoạch cho những chỗ trống

·  Kêu gọi sự giúp đỡ nếu cần

 

Lên khung sản phẩm

 

·  Mở đầu/Ý chính

·  Chủ đề nhỏ

 

Viết/thảo văn bản/bài nói

 

·  Mở bài

·  Thân bài

·  Kết luận

 

Các tài liệu và sắp xếp

 

 

 

Kiểm tra

 

 

 

Xem xét và đánh giá

 

·  Sản phẩm

·  Quá trình

·  Ai tham gia

 

Tóm tắt

 

 

 

Tập lại bài nói

 

 

 

Trình bày sản phẩm cuối cùng

 

 

 

Ăn mừng nào!!!

 

 

 

Nguyên tắc của làm chuyên đề theo nhóm

Học nhóm, hoặc làm việc theo nhóm cần sự chia sẻ thông tin, nguồn lực và thống nhất về phương thức thực hiện. Nhóm nào làm việc hiệu quả thường biết kết hợp các yếu tố này. Tuy nhiên, từng nhóm hoặc từng cá nhân làm việc sẽ hiệu quả chỉ khi họ luôn sẵn sàng chia sẻ và tôn trọng các thành viên khác trong nhóm.

Làm việc trong nhóm dựa trên sự tôn trọng và khích lệ lẫn nhau..

Thường thì tính sáng tạo thường mơ hồ. Các ý tưởng là vô cùng quan trọng với thành công của dự án, chứ không phải là tính cách cá nhân. Sức mạnh của một nhóm là ở khả năng thực hiện và phát triển các ý tưởng mà từng thành viên đem lại.

Mâu thuẫn có thể là sự mở rộng của sự sáng tạo. Để giái quyết mâu thuẫn, mọi người luôn phải tổn trọng ý kiến của nhau. Nói cách khác, làm dự án theo nhóm mang tính chất cộng tác, hơn là cạnh tranh.

Hai mục tiêu chính trong làm dự án theo nhóm là:

  • Học được gì? Các tài liệu, thông tin cũng như quá trình làm việc
  • Sán phẩm cuối cùng: bài báo cáo viết, trình bày miệng, hay là các sản phẩm có hình ảnh, âm thanh khác…

Vai trò của người hướng dẫn/giáo viên:

  • Đôi khi, nhóm có đạt được thành công hay không là phụ thuộc rất nhiềuvào sự mạch lạc trong giải thích yêu cầu đề bài, dự án cũng như tiêu chí đưa ra từ phía thầy cô giáo. Công việc của nhóm là giải nghĩa các hướng dẫn đó và thống nhất cách giải quyết vấn đề.
  • Quá trình công việc sẽ chỉ có hiệu quả khi thầy cô hướng dẫn trong quá trình. Dự án làm theo nhóm không đơn giản như việc học theo nhóm.
    Các sinh viên cần nắm rõ và chuẩn bị kỹ càng cho dự án.
    Các dự án cần được xây dựng sao cho không thành viên nào trong nhóm bỏ qua nỗ lực công việc của các thành viên khác.

Tính điểm:

  • Khen thưởng thường là điều không thể thiếu được cho quá trình, các thành viên nhận được phần thưởng của mình từ những gì họ đóng góp cho dự án.
  • Các động lực khác (như điểm số…) có thể được chấm điểm dựa trên sự tiến bộ, trái ngược với cách tính điểm một cách tương đối. Thường thì tính điểm tương đối thì cách đánh giá với những thành viên không đạt hiệu quả cao. Đánh giá dựa trên tiến bộ của toàn đội và của cá nhân. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây hậu quả không hay khi mà những thành viên bị điểm thấp sẽ bị coi là "bỏ đi" và không ai chú ý đến họ nữa.

Hiểu nhanh và hiểu chậm?

  • Người hiểu nhanh thường giúp và chỉ cho các thành viên còn gặp khó khăn. Khi chỉ cho những người khác, chính là chúng ta cũng học để hiểu sâu hơn. Đôi khi, những câu hỏi đơn giản sẽ khiến chúng ta nhìn lại vấn đề dưới cách nhìn mới mẻ hơn. Khi giải thích, chúng ta sẽ hiểu sâu hơn.
  • Có thể coi như người gặp khó khăn lại "dạy" lại người đã hiểu!


 
12/06/2011 23:06 # 13
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Gia sư

Gia sư có thể truyền kinh nghiệm, kiến thức và sự động viên.
Họ không phải là người đưa ra đáp án, mà là những hướng dẫn bạn tìm ra câu trả lời. Thử thách của bạn là phải tập trung vào bài tập với các kiến thức đã được cung cấp.

Gia sư không có trách nhiệm phải tìm hiểu nguyên do vì sao học sinh học không vào
vì việc này là ngoài nhiệm vụ gia sư và phải được thực hiện bởi một chuyên gia tư vấn. Nếu có vấn đề nghiêm trọng, thì từ chối là cách tốt nhất.

Cách mẹo khi bạn làm gia sư:

Để trở thành một gia sư tốt, bạn cần được huấn luyện:
Huấn luyện về kiến thức cũng như phương pháp gia sư

Xác định và tuyên bố rõ ràng với học sinh những gì bạn yêu cầu:
Bạn yêu cầu học sinh phải học tập như thế nào?
về giáo viên? Hay người thân thiết với học sinh
(bạn cùng lớp, khoa, trường, gia đình…)

Đề ra các nguyên tắc mà tuân thủ các nguyên tắc đó
Viết ra giấy, dán lên tường, và làm theo!
Nguyên tắc là cần thiết, nhưng phải được cả người học và người dạy thống nhất.
Và đồng thời, các nguyên tắc cần được công bằng và hiệu lực.
Nguyên tắc sẽ giúp tránh được những sự cố không cần thiết.

Biết rõ về khả năng cũng như hạn chế của mình,
và những kỹ năng hoặc kiến thức bạn có thể dùng để gia sư.
Một phần thưởng của việc làm gia sư là cơ hội được sử dụng và áp dụng những gì bạn đã học

Tìm hiểu về học viên
Tìm hiểu điểm mạnh và khó khăn của học viên.
Với điều kiện nào thì họ học vào nhất? hay không học được?
(Đừng bao giờ nghĩ rằng thói quen học của tất cả mọi người đều như nhau, hoặc đều giống như bạn)

Thành lập mối quan hệ và tin tưởng.

·  · Lưu ý những điểm khác biệt giữa bạn và người học.
Không phải là bạn đang cố gắng thay đổi học sinh, mà là dựa vào sức học của họ để hướng dẫn họ học tốt hơn.
Vì bạn có nhiều kinh nghiệm hơn học sinh, nên bạn sẽ cần phải thích nghi và tìm giải pháp.

·  · Cởi mở và thật lòng
Chế giễu hay hạ mình sẽ đều không có hiệu quả.
Bạn làm gia sư không phải để khoe mẽ, mà là để giúp đỡ người khác.

·  · Đừng ngại nói cho học sinh biết nếu như
bạn và học sinh đó không thể hợp nhau được. Hoặc là một người dạy khác sẽ có thể hiệu quả hơn. Mục đích là để giúp, chứ không phải là để chịu đựng lẫn nhau.

Bảo đảm rằng học sinh biết là thời gian đầu, rất khó đạt được thành công ngay lập tức
Học là một quá trình có cả những lần bạn chưa thành công. Đó không phải là thất bại vì tất cả những gì bạn làm đều để hoàn thành nhiệm vụ một cách đúng nhất. Học và giải quyết vấn đề là bao gồm cả một thời gian mày mò. tìm kiếm để đi đến thành công.

Buổi học:

Lắng nghe để tìm hiểu khó khăn thực sự
Kiểm tra xem học sinh đã dành thời gian và công sức chuẩn bị bài chưa

Đánh giá tình hình
Cân nhắc đến các mục đích thực tế, lâp ra các nguyên tắc

Sử dụng câu hỏi để giải quyết vấn đề

Trình bày hoặc ví dụ các quá trình tương tự

Đừng ngại nói thẳng nếu như bạn không biết rõ điều gì đó
Bạn có thể giới thiệu học sinh tìm đến các nguồn khác nhau, kể cả hỏi thầy cô. Bạn cũng có thể tận dụng cơ hội này coi như để học thêm, tìm hiểu thêm và sau đó trả lời sau, chính bạn lúc đó cũng học mà!

Đưa ra các nhận xét tích cực, dùng cách nói động viên
Tìm thành công, củng cố các nỗ lực của học sinh để cả những thành công đơn giản

Tóm tắt và ôn lại
để học sinh sẽ theo các giờ sau

Ăn mừng thành công nào!

Nhớ lưu lại các ghi chép để sau này tiện theo dõi

Xem thêm

LERN 10 - Online Tutor Training Project
Một mẫu tập làm gia sư, Trung tâm sư phạm, City College of San Francisco

Online tutoring skills của Clive Shepherd, TACTIX



 
12/06/2011 23:06 # 14
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Giải quyết tranh cãi

Cách để giải quyết tranh cãi một cách êm thấm nhất là để cả 2 bên:

·  Làm việc với nhau một cách tự nguyện 

·  Hợp tác giải quyết vấn đề 

·  Dưới sự hướng dẫn của một người có kinh nghiệm

Quá trình sau nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của một người có kinh nghiệm.
Cùng với đối phương đến một nơi riêng tư:

·  Thu thập thông tin: tìm vấn đề mấy chốt và đừng luận tội
Tập trung vào vấn đề, chứ không phải ai đã gây ra lỗi 
Không luận tội, bới móc, hay gọi tên để cãi nhau 

·  Mỗi bên đều phải nói rõ quan điểm của mình và xem điều đó ảnh hưởng đến họ như thế nào; 
Những người khác lắng nghe một cách tập trung và tôn trọng, nhất là không được ngắt ngang

·  Mỗi bên lần lượt nhắc lại hoặc nói rõ quan điểm của phía bên kia đúng với cách phía bên kia nghĩ (thói quen thứ 5 của  Franklin Covey: "Thử học cách hiểu người khác trước khi muốn người khác hiểu mình")

·  Tất cả mọi người nên cố gắng nhìn vấn đề từ các quan điểm khác, ngoài quan điểm của 2 bên

·  Các bên suy nghĩ, bàn bạc để tìm ra những điểm chung, ý kiến trung hòa nhất, các phương án sáng tạo hơn….

·  Mỗi bên tự nguyện làm những gì mình có thể để giải quyết mâu thuẫn.

·  Một thương lượng chính thức nên được vạch ra và thống nhất giữa 2 bên;

·  Nên theo dõi quá trình thường xuyên

·  Nếu thành công, nên có phần thưởng hoặc mọi người cùng ăn mừng

Giải quyết mâu thuẫn giữa 2 bên nên là một quá trình tự nguyện:

·  Phản ánh giá trị của trường nếu được áp dụng cho cả trường

·  Được thầy cô đem ra làm mẫu và làm theo

·  Sẽ thất bại nếu như chỉ được coi là việc của học sinh 

Mỗi bên
cần phải thẳng thắn nói lên quan điểm của mình, và cũng cần được tôn trọng khi họ trình bày quan điểm, cảm thấy sự quan trọng của cả 2 phía. Chính vì vậy, bên nào cũng phải tôn trọng và lắng nghe phía bên kia, và cố gắng hiểu họ, cùng làm hợp tác làm việc để tìm ra giải pháp trung hòa nhất, có lợi cho cả 2 bên.  

Nếu vẫn không giải quyết được mâu thuẫn,  
nhờ một người thứ 3, trung gian hòa giải; hoặc "cưỡng chế" (người trung gian hòa giải sẽ đưa ra giải pháp)

Giáo dục là một môi trường thuận lợi 
để học giải quyết các vấn đề và các phương pháp hòa giải mâu thuẫn. Cho dù mâu thuẫn là một tình huống trong lớp học hay là một tình huống tình cảm thật ngoài đời, thì việc học cách giải quyết vấn đề và cùng hợp tác để tìm được hướng giải quyết phù hợp sẽ giúp bạn có được các kỹ năng mà sau này bạn hoàn toàn có thể áp dụng vào các tình huống, trường hợp khác. Việc rèn luyện sẽ giúp bạn:

·  Chấp nhận sự khác nhau

·  Nhận ra những lợi ích cả hai bên

·  Trau dồi kỹ năng thuyết phục

·  Tăng khả năng lắng nghe

·  Phá bỏ vòng quay

·  Học cách phản bác ý kiến của người khác mà không phải căng thẳng hay gây sự

·  Tạo sự tự tin trước những tình huống bạn có thể thắng

·  Nhận ra/ Chấp nhận và từ từ giải quyết sự tức giận và các trạng thái tình cảm khác

·  Giải quyết vấn đề!

Tài liệu được lấy từ "Hướng dẫn giải quyết mâu thuẫn," Trường Friends School of Minnesota, tháng 6 năm 2002.

Xem thêm:  Conflict Negotiation: Skills Checklist Umbreit, M.S. 1995. Conflict Negotiation: Skills Checklist. St. Paul, MN: Center for Restorative Justice & Peacemaking, trường Đại học Minnesota.

Deutsch, Morton & Coleman, Peter T., Handbook of Conflict Resolution: Theory and Practice, tháng 4 2000, Jossey-Bass

 

 



 
12/06/2011 23:06 # 15
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Nhóm trung gian hoà giải

Trung gian hoà giải nhóm vừa là một chương trình và một quá trình

Khi một nhóm sinh viên cùng lứa tuổi giúp giải quyết mâu thuẫn giữa hai người hoặc hai nhóm nhỏ, đó gọi là trung gian hoà giải nhóm. Quá trình này đã tỏ ra có hiệu quả ở các trường học trên nước Mỹ, và đang thay đổi cách mà các sinh viên nhìn nhận và giải quyết xung đột trong cuộc sống của họ. Thay đổi bao gồm: cải thiện lòng tự trọng, kĩ năng nghe và suy nghĩ có tính phê bình, cải thiện môi trường học, giảm áp dụng biện pháp kỷ luật và cãi cọ. Những kỹ năng này có thể tuyên truyền và áp dụng ngoài môi trường lớp học.

Quá trình này phải do hai bên tự nguyện:

Người trung gian hoà giải không quyết định mà chủ yếu tìm đến một giải pháp cho cả hai cùng “thắng cuộc” để tránh rắc rối thêm. Những nhà quản lý chuyên trách vấn đề kỷ luật luôn kết hợp những chiến lược hoà giải trong quá trình giải quyết xung đột.

Các kiểu xung đột thường gặp:

đồn đại đưa chuyện

ẩu đả mức độ nhẹ

trục trặc trong quan hệ cá nhân

Lừa và ăn cắp

đối đầu về sắc tộc và văn hoá

Viết vẽ bậy, xúc phạm

Tranh cãi trong và ngoài lớp học

Những vấn đề nghiêm trọng hơn cần có những người trung gian chuyên nghiệp, vì vậy không thích hợp với kiểu trung gian hoà giải. Những trường hợp này bao gồm: lạm dụng tình dục, hành hung, tự tử, sở hữu vũ khí, dùng ma tuý, và những vấn đề có liên quan đến luật pháp.

Chi phí bao gồm tài liệu, vật dụng, địa điểm dành cho trung gian, đào tạo, hỗ trợ của đồng nghiệp, không gian làm việc, khen thưởng.

Dưới đây sẽ tóm tắt:

  • Quá trình bắt đầu chương trình trong nhà trường
  • Các bước tiến hành trong một buổi trung gian hoà giải

Bắt đầu chương trình trong nhà trường

Quá trình lên kế hoạch là hết sức quan trọng:
Nền tảng của việc trung gian hoà giải là làm cho sinh viên có them sức mạnh, vì vậy sinh viên đóng vai trò quan trọng trong tất cả các bước phát triển cũng như tiến hành.

Sinh viên thành lập ban lãnh đạo
bao gồm một lien lạc viên giàu kinh nghiệm, được tôn trọng, và một số giáo viên, chuyên viên đáng tin cậy. Ban lãnh đạo này có thể được phân công hoặc tự đảm nhận. Ban này sẽ:

  • Nghiên cứu nền tảng của việc trung gian hoà giải,
    hệ thống các bước giải quyết xung đột và giữ kỷ luạt trong nhà trường
  • Thiết kế và xuất bản chương trình hành động
    cho chương trình giải quyết xung đột, bao gồm nội dung khái quát, truyền thông, đào tạo, thực hành, kiểu mẫu, và đánh giá.

Mục đích là nhằm hướng dẫn các nhóm trung gian hoà giải trong cộng đồng trường học, tạo ra một khối hợp sức thống nhất cùng giải quyết vấn đề theo một chương trình dựa trên tinh thần hoà bình.

Ban lãnh đạo sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ lãnh đạo trường, bao gồm các nhóm, khối trong trường cùng thực thi biện pháp này (gồm cả giáo viên lẫn nhà quản lý)

  • Ban lãnh đạo đảm nhận trách nhiệm lâu dài:
    chuẩn bị các cuộc họp, thực hành kỹ năng hoà giải, nghiên cứu về bạo lực, nguyên nhân và cách phòng ngừa.

Người liên lạc đóng vai trò trung gian giữa các nhóm, bao gồm: ban lãnh đạo, tập thể sinh viên, nhà quản lý, phụ huynh, chuyên viên đào tạo mời bên ngoài. Nhiệm vụ chính bao gồm:

  • Phát triển một nhóm người lớn trọng điểm trong trường học để thực hiện và làm mẫu cho các hoạt động hoà giải.
  • Giám sát việc lựa chọn, đào tạo, khuyến khích, củng cố nâng cao trình độ cho người hoà giải.
  • Đóng vai trò hoà giải để hỗ trợ việc thực hiện và khởi đầu cho các chương trình hoà giải.
  • Lập bảng thoả ước cho người được hoà giải và bên trọng tài hoà giải.
  • Chọn và lên lịch cho các nhân viên hoà giải trong từng trường hợp.
  • Lưu giữ hồ sơ và thường xuyên thông báo cho mọi người trong chương trình qua thư tin, mạng…
  • Tự cập nhật với các tài liệu và nghiên cứu có liên quan
  • Năng nổ trong việc vượt qua trở ngại về thái độ hoặc cơ chế trong nhà trường, thiết lập và duy trì nhóm hỗ trợ, bao gồm nhóm phụ huynh.

Lựa chọn người trung gian hoà giải:

  • Người trung gian phải đại diện cho nhiều nhóm trong trường về mặt văn hoá, giới tính, hành vi, học vấn, quan hệ xã hội, chủng tộc.
  • Quá trình lựa chọn phải được thông báo rộng rãi và bao gồm thư giới thiệu cũng như thư tự giới thiệu.
  • Người được chọn phải sẵn sang tiếp tục nâng cao kỹ năng, hợp tác với đồng nghiệp và hướng dẫn nhân viên mới.
  • Việc từ chối cần phải được diễn đạt một cách tế nhị để làm sao cho sinh viên đó không cảm thấy bị xa lánh.

Trước tiên cần thiết lập “kinh nghiệm”
Người trung gian hoà giải cần phải được đào tạo và giám sát bởi vì họ thường thiếu sự từng trải và kinh nghiệm cả trong việc điều chỉnh mâu thuẫn và kỹ năng đàm phán.

Các chiến lược bao gồm tự đóng vai, học hỏi từ chính các tình huống cụ thể. Nếu có thể, nên tổ chức hội thảo ngoài trường học để hạn chế tối đa những yếu tố ảnh hưởng bất lợi.

Những yếu tố chính trong các buổi hoà giải:
Mục đích là giảm thiểu sự bất bình và để các bên cùng chấp nhận giải pháp đưa ra.

Bên tranh cãi sẽ điền vào bảng câu hỏi trước khi tham gia buổi hoà giải
trình bày những nguyên tắc cơ bản, hứa sẽ cùng giải quyết mâu thuẫn, nói sự thực, nghe ý kiến của người khác một cách tôn trọng và không ngắt lời.

Bên tranh cãi gặp gỡ hoà giải viên để xem hai bên có hoà hợp không và đảm bảo rằng không có tranh chấp về quyền lợi.

Người hoà giải:

  • Gặp bên tranh cãi và giải thích rõ việc họ co quyền tiết lộ những chi tiết có liên quan trong buổi hoà giải và hỏi xem họ có muốn tiếp tục hay không
  • Giải thích các bước hoà giải:
    dùng kỹ năng nghe và giao tiếp để giúp bạn giải quyết xung đột, bất đồng trước khi họ lên cơn nóng giận và đánh mất khả năng suy nghĩ trong tình huống của mình.
  • Giải thích rõ ràng các câu hỏi trước khi bắt đầu.

Trong buổi hoà giải, bên tranh cãi phải:

  • Giới thiệu bản thân
  • Mỗi người lần lượt kể chuyện của mình cho người hoà giải nghe
    tập trung vào vấn đề, không nói ai làm gì, trong khi người kia tập trung nghe và không ngắt lời.
  • Hai bên tranh cãi đổi vai:
    mỗi bên kể lại chuyện của bên kia theo như họ hiểu và không nhất thiết phải đồng ý với nội dung kể.

Người hoà giải:

  • Tóm tắt ý và cảm xúc của hai bên
    nhằm mục đích thẩm định và nêu ý đồng ý với các chi tiết. Thảo luận các vấn đề và giúp hai bên thấy rằng sẽ rất khó giải quyết vấn đề nếu họ tiếp tục mất bình tĩnh và giữ thái độ hậm hực.
  • Hỏi hai bên xem họ có giải pháp gì không.
    Ghi lại các ý hoặc bắt đầu suy nghĩ mà không bình luận gì.
  • Thảo luận về các giải pháp
    đánh dấu vào các giải pháp mà cả hai bên cùng đồng ý.

Người tranh cãi:

  • Quyết định cách giải quyết tốt nhất
  • Chọn giải pháp dự bị tốt nhất.

Người cùng hoà giải:

  • Thẩm định các thoả hiệp với các bên
    đảm bảo rằng không có ai ngân ngại nói ra bất đồng.
  • Viết biên bản thoả thuận dùng từ mà hai bên nói ra.

Người cùng hoà giải và bên tranh cãi:

  • Ký biên bản
  • Thống nhất quá trình theo dõi
    Đảm bảo rằng mọi bên đều giữ lời và cùng giám sát việc thực hiện thoả thuận.

Người hoà giải cảm ơn các bên đã tham gia và đã cho phép họ có dịp được giúp hai bên.


Tiêu chuẩn cư xử của hoà giải viên

ADR, Arbitration and Mediation

Cohen, Richard, Implementing a Peer Mediation Program, CREnet—The Conflict Resolution Education Network, 6/20/02



 
12/06/2011 23:06 # 16
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Cách thức và đánh giá
Việc học thông qua làm với ví dụ thực tế
(Case studies)

Định nghĩa:  Ví dụ thực tế Case studies *

  • Là những bản tóm tắt, phân tích những ví dụ kinh doanh,
    công ti thực tế, dựa trên số liệu và nghiên cứu cụ thể
  • Đòi hỏi bạn tách bóc và suy ngẫm về những vấn đề chủ chốt,
    bác bỏ cả giả thuyết lẫn toàn bộ trường hợp đó.
  • Xác định các phương án thích hợp giải quyết ví dụ này
  • Xem xét cái được và mất của giải pháp đưa ra
  • Giới thiệu và trình bày sự phân tích để đưa ra được giải pháp tối ưu nhất

Cách tiến hành:  quá trình thực hành với một ví dụ thực tế (Case studies)

  • Xác định mục tiêu khi làm ví dụ này
  • Xác định những người có vai trò quan trọng trong công ti, những cổ đông
  • Xác định những nhóm đối tượng cần phải lưu tâm đến,
    ví dụ: khách hàng, người cung cấp…
  • Khẳng định nhiệm vụ chính thức của công ti,
    tổ chức bạn đang nghiên cứu
  • Xem xét các hoạt động trước đây và vai trò của công ti
  • Khẳng định nhiệm vụ của các cổ đông
  • Đánh giá mức độ quan trọng của các cổ đông,
    hoặc là trong khả năng quyết định hoặc ảnh hưởng của họ trong công ti
  • Lên dàn ý quá trình công ti đưa ra các quyết định
  • Lưu ý các quyết định không chinh thức
  • Xác định quá trình sản xuất hoặc giao hàng
  • Xác định các nguồn hỗ trợ
  • Xác định đối thủ cạnh tranh
  • Các điều kiện của công việc, đối thủ
  • Xác định vấn đề mấu chốt nhất
  • Các hệ quẩ
  • Vai trò của quản lí

Vai trò của các nhà sản xuất và dịch vụ

  • Xác định các vấn đề chiến lược
  • Xác định các quyết định quan trọng bạn cần phải đưa ra
  • Xác định những yếu tố rủi ro
  • Xác định các tiền lệ trước đây
  • Xem xét các giải pháp
  • So sánh các lựa chọn, được và mất, giả thuyết, yếu tố rủi ro
  • Nhận xét và đánh giá
  • Viết một bản tóm tắt, tập trung vào các yếu tổ cơ bản

Xem thêm Sắp xếp các dự án làm theo nhóm

* định nghĩa được lấy từ Mô hình dạy và học, Case Studies, Đại học Tây Australia, Perth, Australia.
http://www.csd.uwa.edu.au/altmodes/to_delivery/casestudy.html

 



 
12/06/2011 23:06 # 17
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Sắp xếp các dự án

  • Bắt đầu sớm
    Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu cả. Bắt đầu sớm khiến bạn có nhiều thời gian hoàn thành việc hơn, và bạn có đủ thời gian để làm tốt.
  • Phân công thời gian. Quyết định xem:
    • Bài diễn thuyết hoặc bài viết nên dài đến đâu
    • Tài liệu cần nghiên cứu ở mức độ khó dễ như thế nào
    • Bạn cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc
  • Chia nhỏ công việc thành các phần nhỏ khác nhau.
    Bảng bên dưới có cả mục công việc phải được xong vào thời gian nào để giúp bạn sắp xếp, quản lí công việc tốt hơn.

Cái gì

Như thế nào

Khi nào:

Tóm tắt các mục tiêu

Các mục tiêu cần thông minh (SMART):

Specific (Rõ ràng)
Measurable (Định lượng được)
Attainable (Có thể đạt được)
Relevant (Liên quan chặt chẽ)
Trackable (Có thể theo dõi kiếm tra được)

Lấy của Blanchard, Zigarmi, và Zigarmi
Lãnh
đạo và Nhà quản lí một phút

 

Xác định các quá trình để hoàn thành mục tiêu

  • Chương trình sắp xếp
    (Gantt, Critical Path, PERT)
  • Các chương trình hỗ trợ trình bày
    (Word, PowerPoint, etc. )
  • Các bước thực hiện
  • Lịch làm việc và hạn cụ thể

 

Kiểm tra lại với người hướng dẫn

 

càng thường xuyên càng tốt

Tìm tài liệu

  • Sách giáo khoa
  • Trong thư viện
  • Về lĩnh vực
  • Các nguồn khác

 

Phân tích tài liệu

  • Chuẩn bị nếu thiếu
  • Xin trợ giúp
  • Kiểm tra đột ngột

 

Lên khung sản phẩm

  • Mở đầu/Ý chính
  • Chủ đề nhỏ

 

Viết/thảo văn bản/bài nói

  • Mở bài
  • Thân bài
  • Kết luận

 

Tài liệu và phần danh sách nguồn tài liệu

 

 

Kiểm tra

 

 

Tổng kết và đánh giá

  • Sản phẩm
  • Quá trình

 

Tóm tắt

 

 

Tập dượt (nếu phải diễn thuyết)

 

 

Trình bày

 

 

Ăn mừng là bạn đã hoàn thành nhiệm vụ!

 

 



 
12/06/2011 23:06 # 18
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Chuẩn bị và trình bày các dự án

Những điều cơ bản cần biết khi diễn thuyết trước lớp (làm presentations)

  • Mục đích chính của bài diễn thuyết
    Chuẩn bị một bài nói và lấy một vài ý chính để bắt đầu
  • Đặc điểm về người nghe và kiến thức của họ
    Bắt đầu từ những điểm chung giữa bạn và người nghe.
    Đối chiếu và liên hệ mục đích của bài nói sở thích hoặc điều khán giả muốn nghe
  • Câu chủ để
    Khẳng định ngay từ đầu: mục đich và nội dung bài nói
  • Tranh luận
    Hãy thuyết phục người nghe bởi lí luận, dẫn chứng, con số cụ thể và logic
  • Xem lại và tóm tắt khi hoàn thành;
    Tóm tắt bài nói
    Kiểm tra xem mọi người có hiểu bạn vừa nói điều gì không
  • Câu hỏi và thảo luận

Luyện tập nói bằng cách,
nói và thu lại giọng của mình, hoặc luyện tập nói trước mặt một vài người bạn

Nghệ thuật truyền tải thông tin:

  • Làm người nghe cảm thấy thoải mái,
    bằng việc kể một truyện vui hoặc giai thoại có liên quan đôi chút đến bài nói, hoặc thu hút sự chú ý của họ bằng một cử chỉ thân thiện...
  • Sử dụng cách xưng hô thân mật;
  • Nhìn vào mắt người nghe;
  • Trình bày báo cáo với giọng nói chuyện và
    có thể lên trầm xuống bổng, thay đối một chút khi cần nhấn mạnh;
  • Sử dụng các cụm từ nối để định hướng cho người nghe là bạn đang chuyển sang một đề tài mới;
  • Cho người nghe có cơ hội đặt câu hỏi để lôi cuốn họ vào buổi nói chuyện;
  • Kết thúc bài nói bằng việc tóm tắt lại các ý chính, các luận điểm hoặc ý tranh luận;
  • Dành thời gian cho câu hỏi và nhận xét về
  • Nội dung
    (phần chưa được đề cập đến hoặc các ý liên quan)
  • Kết luận
  • Cách trình bày
  • Để lại thông tin liên lạc của bạn (carte visite) để tiện liên lạc

Sử dụng các giáo cụ trực quan, âm thanh…:

  • Liên lạc sớm để biết chắc xem các phần cứng của máy tương ứng với phần mềm của bạn;
    và phiên bản phần mềm của các tài liệu bạn mang đến cũng phải tương ứng với các phiên bản phần mềm của máy vi tính trong lớp.
  • Nên chuẩn bị sẵn một vài cách giữ file
    (trong ổ cứng, trên trang web, đĩa mềm, hoặc là in ra giấy(!) trong trường hợp thất lạc.
  • Đến sớm để kiểm tra mọi dụng cụ, các giáo cụ như loa đài, máy vi tính…
    hoạt động tốt, kiểm tra âm thanh và hình ảnh xem mọi người trong phòng có thể nghe hoặc nhìn thấy rõ không.
  • Nên để tất cả các tài liệu chiếu ở font chữ to cho dễ nhìn.
  • Có các tài liệu dẫn chứng cho mỗi luận điểm.
  • Không nên phát tài liệu tay,
    dàn ý bài nói cho người nghe trước khi bạn bắt đầu (vì như vậy thì họ sẽ tập trung vào việc đọc mấy tài liệu đó hơn là nghe bạn nói)

Xem thêm: Nghệ thuật nói trước đám đông

 



 
12/06/2011 23:06 # 19
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Nghệ thuật nói trước đám đông

Biết rõ về địa điểm.
Nên làm quen với địa điểm nơi bạn sẽ nói chuyện.
Đến sớm, đi 1 vòng quanh khu vực diễn thuyết và tập sử dụng microphone và những giáo cự trực quan khác.

Tìm hiểu về khán giả.
Chào người nghe khi họ bắt đầu đến.
Nói chuyện với bạn bè, người quen dễ hơn hẳn nói chuyện với một nhóm người lạ, vì vậy nên tạo cảm giác thân thiện.

Biết rõ về những gì bạn chuẩn bị nói.
Luyện tập bài nói và chỉnh sửa nếu cần thiết.
Nếu bạn không nắm rõi chủ đề bạn sắp nói hoặc không cảm thấy thoải mái, sự sợ hãi sẽ tăng gấp đôi gấp ba.

Thư giãn.
Thư giãn, giảm căng thẳng bằng việc làm một vài động tác thể dục.

Hình dung hình ảnh của bản thân đang nói
Thử hình dung cách bạn nói, âm lượng to, rõ và chắc chắn.
Nếu bạn hình dung được là bạn sẽ thành công, thì nhất định bạn sẽ thành công.

Nên nhớ là mọi người đều muốn bạn thành công.
Họ không muốn bạn thất bại.
Khán giả muốn bạn phải thú vị, cởi mở, đưa ra thông tin bổ ích và thoải mái, giúp họ vui, giải trí.

Đừng xin lỗi với khán giả.
Nếu bạn nhắc đến sự sợ hãi của mình, hay là xin lỗi cho những lỗi bạn nghĩ mình đã mắc phải trong khi nói, tự dưng bạn lại khiến khán giả để ý đến phần có thể họ không nghĩ tới. Tốt nhất là hãy giữ im lặng.

Tập trung vào nội dung chứ không phải là môi trường xung quanh.
Xua đuổi căng thẳng ra khỏi đầu bạn, và hướng sự chú ý của bạn thân đến nội dung buổi nói chuyện và khán giả.
Sự sợ hãi sẽ tan biến!

Chuyển sợ hãi thành năng lượng tích cực.
Tận dụng năng lượng đó để tăng sự nhiệt tình, hứng khởi!

Rút kinh nghiệm.
Kinh nghiệm nhiều sẽ khiến bạn tự tin hơn, và đó là điều vô cùng quan trọng trong việc nói trước đám đông.
Tham gia vào một câu lạc bộ Toastmasters (luyện về nói trước đám đông) sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm hơn.

Tái bản với sự cho phép của hiệp hội Toastmasters quốc tế, "Mười mẹo nhỏ để thành công trong việc nói trước đám đông" có thể tìm thấy tại địa chỉ http://www.toastmasters.org/tips.htm (Lấy tháng 10 năm 2002)

Xem thêm:  Allyn and Bacon "Public Speaking Web site" 

 



 
12/06/2011 23:06 # 20
Vistano
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 85/110 (77%)
Kĩ năng: 5/210 (2%)
Ngày gia nhập: 06/02/2010
Bài gởi: 633
Được cảm ơn: 2105
Phản hồi: Cẩm nang & chiến lược cho học tập


Phỏng vấn cho các dự án

Chuẩn bị:
Bạn càng tỏ ra là bạn chuẩn bị kĩ càng, thì buổi phỏng vấn càng suôn sẻ.

Những hướng dẫn dưới đây rất hữu ích để có một buổi phỏng vấn thành công

  • Chuẩn bị sẵn về nói lên sự hứng thú của bạn, bao gồm
    Bạn thấy điều gì là hứng thú nhất về chủ đề này
    Điều gì bạn có thể thu lượm được qua buổi phỏng vấn mà ban không thể có nếu như bạn không đi phỏng vấn.
  • Tìm hiểu đôi chút nhứng kiến thức chung về
    người phỏng vấn bạn, dự án họ tham gia, công ti và/hoặc các sự kiện gần đây. Nói cách khác, thực ra buổi phỏng vấn bắt đầu trước khi bạn gặp người đó!
  • Các mục tiêu và câu hỏi nên được sắp xếp thứ tự ưu tiên, cái nào quan trọng thì làm trước
    Chuẩn bị kĩ sẽ giúp bạn rất nhiều!
  • Tìm hiểu xem còn thiếu điều gì nữa không; và hỏi xin lời khuyên của người khác nếu cần thiết.
    Mục tiêu của bạn là làm cho buổi phỏng vấn trở nên thoải mái, dễ chịu, và làm cho đối tượng phỏng vấn dễ chịu khi nói chuyện, chia sẻ thông tin. Hãy tự đặt câu hỏi: "Nếu đổi vai, người phỏng vấn và người được phỏng vấn, tôi hy vọng người kia sẽ trò chuyện với mình như thế nào?"
    Ăn mặc gọn gàng và thích hợp cho buổi phỏng vấn
  • Chuẩn bị danh sách những vận dụng cần có
    sổ tay, bút, máy thu âm….
  • Thu xếp địa điểm buổi phỏng vấn ở nơi hợp lý
    Điều này sẽ có thể tăng thêm sự thú vị của địa điểm, tăng hiệu quả cho thu âm hoặc nội dung buổi phỏng vấn.

Buổi phỏng vấn

  • Đến sớm
    Để tránh tắc đường, đậu xe, đi lạc đường…
    Quan sát và hướng bản thân vào môi trường của đối tượng của buổi phỏng vấn: môi trường làm việc, đồng nghiệp….  
    Không nên săm soi nhưng nên để ý!
    Đừng gây chuyện với công việc đang diễn ra ở công sở hoặc chỗ làm đó
  • Nên coi buổi phỏng vấn như một buổi nói chuyện có chủ ý hoặc "dàn ý".  
    Mở đầu bằng những câu hỏi bạn đã chuẩn bị sẵn
    Sẵn sàng tiếp cận những cơ hội mở rộng vấn đề
    Nhưng nhớ những mục đích bạn đã chuẩn bị
  • Lắng nghe một cách chủ động để hiểu và báo cáo
    Phải chắc chắn là bạn hiểu những gì người kia đang nói!
    Không cần thiết phải đồng tình hay không đông tình với ý kiến đó
    Cũng không nên tranh luận về những gì họ phải nói
  • Biết lúc nào phải yên lặng
    Nghe một cách cẩn thận, đủ để bạn biết khi nào cần để cho người kia dừng lại và xem qua những ý tưởng của họ. Bạn không cần thiết phải nói trong những khoảng lặng đó.
  • Đừng ngại nói ra nếu như bạn không hiểu,
    hoặc cần họ giải thích thêm. 
    Để họ nhắc lại hoặc giải thích lại, bạn có thể dùng những mẫu câu như: "Vậy những điều bạn đang nói là ..." hay "Để tôi xem rõ ràng ý như thế này…"
  • Sẵn sàng nếu có diễn biến bất ngờ trong lúc nói chuyện, và nên tạo cơ hội cho việc mở rộng đề tài ngoài những gì bạn đã chuẩn bị
    Đừng bao giờ nghĩ là bạn biết hết và đoán được trước nội dung câu chuyện.
    Không nên để cho ý kiến chủ quan ảnh định hướng những câu hỏi cần nói đến.

Mở đầu (một vài phút)

  • Tự giới thiệu và dự án bạn đang làm
  • Hỏi tên, chức danh, carte visite của người bạn phỏng vấn,
    ảnh, logo công ti… nếu phù hợp
  • Nên tạo cảm giác thoải mái cho người bạn phỏng vấn (và cả bạn nữa!) Một vài đối thoại ban đầu có thể coi như để làm quen: ví dụ: bạn có thể cảm ơn họ đã dành thời gian gặp bạn. Khen văn phòng, hoặc bày tỏ sự ngưỡng mộ với thành công của họ….
  • Nếu đây là buổi phỏng vấn đầu tiên của bạn,
    bạn có thể nói với họ là bạn đang luyện tập dần kĩ năng phỏng vấn
  • Nếu bạn đã biết trước người phỏng vấn,
    nên lưu ý rằng công việc có thể đòi hỏi bạn phải khách quan với những kinh nghiệm của người kia. Không nên định kiến sẵn là họ sẽ thế này hay thế khác!
  • Đưa cho họ một bản chấp thuận ghi hình hoặc thu âm
  • Những câu hỏi mở đầu
    • Vui vẻ bắt đầu, chuẩn bị giọng
    • Bày tỏ sự ham thích của bạn với buổi phỏng vấn cũng như sự chuẩn bị của bạn
    • Kiểm chứng một số thông tin chọn lọc như.
      (Tôi đã đọc lí lịch của ông/bà và thấy ghi ông/bà tốt nghiệp từ…ngành...
      (Báo đã đưa tin khu dân cư của anh đã thành công trong việc…
      (Trong báo cáo hàng năm của công ty chị, tôi được biết dây chuyển sản xuẩt thành công nhất là...
      (Điều đã khiến bà thành công trong...
      (Anh đã bắt đầu hứng thú với công việc …như thế nào?)
      (Tôi đã đọc được rằng chị khởi nghiệp với tư cách là một dược sỹ, và nay đã trở thành…
      (Cuốn sách hay người nào đã có ảnh hưởng lớn đến anh trong lĩnh vực...
      (Theo tôi thấy, công việc của chị là có phụ trách…
      (Người thầy nào hay con người nào đã là hình mẫu lí tưởng của anh trong....
      (Đâu là hệ quả của...)

Phỏng vấn theo thứ tự các câu hỏi bạn đã chuẩn bị

    • Chuyển tiếp: nhớ căn thời gian và những gì bạn phải nói:
      tìm những lúc chuyển thích hợp để tiếp tục câu chuyện
    • Dần đi sâu hơn và chú trọng vào chiều sâu cuộc đối thoại,
      với sự thích hợp và cơ hội phù hợp
    • Hạn chế các câu hỏi Có/Không
      Hãy hỏi những câu mà người trả lời sẽ phải giải thích. Điều này thể hiện rằng bạn không chỉ quan tâm đến con số, sự kiện..mà là vai trò cũng như ý kiến của đối tượng bạn đang phỏng vấn. Và cũng để cho người kia có thể trả lời rõ ràng, và cá nhân hóa câu chuyện bạn đang hỏi
    • Đừng có buộc tội (những câu hỏi lên giọng như TẠI SAO anh không…?"),
      thay vào đó, hãy hỏi xem người bạn đang phỏng vấn có sẵn sàng cho nghi vấn của bạn hay không, có trình bày quan điểm của họ hay không...
    • Xây dựng bối cảnh và đề tài
      (Nó nghe như thể…rất quan trọng với bạn, điều gì …đã bị ảnh hưởng như thế nào...
      (Cái gì là quan trọng nhất trong....
      (Khó khăn hoặc thách thức nào là đáng lo nhất….
      (Ông đã phản ứng thế nào khi....
      (Anh thấy vai trò của mình trong việc thay đổi...
      (Ở thời điểm nào thì chị muốn.... Chị đã đối mặt với thách thức hoặc thay đổi này như thế nào?
      (Bác có đoán được thử thách tiếp theo của mình là gì không...
      (Trong.., tôi đã đọc được là anh phát biểu là ".........", anh có thể nói rõ hơn được không?
      (Làm thế nào để anh kiếm soát được....
      (Một vài người cho rằng ...., nhưng anh đã chọn hướng đi khác. Anh có thể giải thích sự khác nhau được không?)

Chuẩn bị kết luận

  • Nhớ căn thời gian,
    và những điều bạn cần phải hỏi
  • Đặt câu hỏi về những chủ điểm khác
    chưa được đề cập đến
  • Tóm tắt một vài ý quan trọng
    để chứng thực là bạn đã hiểu đúng.
  • Hỏi về những nguồn khác mà bạn có thể lấy thông tin,
    nguồn dữ liệu, hoặc lời khuyên…

Kết luận

  • Xem qua những gì bạn vừa làm và đối chiếu với kế hoạch ban đầu
  • Gợi ý là bạn sẽ đưa họ xem bản báo cáo, bài báo hoặc tóm tắt của buổi nói chuyện
  • Cảm ơn

Ghi chép:

  • Khi ghi chép,
    đừng ngần ngại hỏi nếu bạn chưa hiểu rõ:
    "Anh/Chị có thể nhắc lại…? Tôi muốn đảm bảo là tôi hiểu tất cả những gì tôi ghi chép"
    "Tôi không rõ là tôi có hiểu đúng ý của anh không, có phải ý anh là…"
  • Ghi nhãn và điền ngày tháng năm cho các ghi chép, hay băng ghi âm để sau này tiện theo dõi.
  • Nếu bạn thu âm buổi nói chuyện
    Kiểm tra máy, băng và pin trước khi bắt đầu
    Có sự cho phép của họ, bằng giấy hoặc ghi trên nhãn băng.
    Vẫn ghi chép, đặc biệt là những ý mấu chốt, phòng trường hợp.

Các dạng phỏng vấn:

·         Những người nổi tiếng (hoặc tai tiếng!)
Cần tìm hiểu ai đứng sau thành công hay thất bại của họ

·         Những người chuyên nghiệp
Cần tìm hiểu nghề nghiệp của họ, công ti, nơi họ làm việc, giao tiếp…

·         Dạng theo dự án
Xây dựng một dự án từ đầu đến cuối, từ lúc nguồn cảm hứng ban đầu, rồi kết quả, và hệ quả.

·         Nói chuyện lịch sử
Tìm hiều về các sự kiển trước đây là những kinh nghiệm bản thân

·         Xin việc
Rèn luyện kĩ năng phỏng vấn cũng giúp bạn khi người ta phỏng vấn bạn! 

·         Phỏng vấn bất kì người qua đường,:1

Ngắn gọn và thân thiện, tuy nhiên cũng phải tỏ ra "chuyên nghiệp".
Đừng tiếp cận đối tượng với thái độ "xin lỗi làm phiền anh/chị". Rèn luyện thói quen chuyên nghiệp và tiếp cận:

  • Tự giới thiệu và giải thích công việc, dự án bạn đang làm.
  • Xin phép họ để bạn đặt câu hỏi
  • Hỏi tên và nơi họ đến:
    kiểm tra tên—nhất là chính tả (chủ yếu đối với nước ngoài)
  • Ngắn gọn và luôn tận dụng cơ hội hỏi tiếp
  • Những câu hỏi khó nên để ở cuối
  • Cám ơn- nên nhớ là người bạn đang phỏng vấn là đang giúp bạn, không liên quan đến việc họ có được lợi gì từ buổi phỏng vấn này hay không.
  • Nếu câu chuyện, buổi phỏng vấn sẽ được đăng tải, hãy nói cho người được phỏng vấn thời gian, địa điểm và tên của bạn
  • Dù họ có thể khó chịu, nhưng bạn luôn phải tỏ ra lịch sự.
    Tỏ ra chuyên nghiệp. Nhắc lại với người kia vì sao bạn hỏi họ, và nếu có thể, hãy nhắc lại câu hỏi. Nếu không có tiến triển, thì bạn có thể thôi. Và đừng quá để bản thân bạn dính vào.

Hướng dẫn trên đây và cách hướng dẫn phỏng vấn người qua đường là dựa trên tài liệu với sự cho phép của Leslie Rubinkowski trình bày tại buổi nói chuyện về "Học bổng trong lĩnh vực đưa tin và viết dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học" tại Học viên Poynter , mùa hè 2002.

Xem thêm:
Johnson and Hill Staffing Services, Luyện tập phỏng vấn

 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024