Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/01/2010 13:01 # 1
la_bat_vi
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 24/40 (60%)
Kĩ năng: 18/30 (60%)
Ngày gia nhập: 23/01/2010
Bài gởi: 84
Được cảm ơn: 48
Danh lam thắng cảnh Bình định


Bình Định là quê hương của các loại hình nghệ thuật như tuồng, bài chòi... với bờ biển dài, nhiều vũng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh như: Quy Nhơn, Tam Quan, Tân Thanh, Vĩnh Hội, Trung Lương, Hải Giang, Đảo Yến, bãi tắm Hoàng Hậu, Quy Hòa, Bãi Dại, ...

Cơ sở lưu trú ở Bình Định khá tốt, hiện nay toàn tỉnh có 74 khách sạn (4 khách sạn 4 sao, 2 khách sạn 3 sao), tổng số trên 1.900 phòng, trong đó hơn 1000 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một số resort, khách sạn tiêu chuẩn 4-5 sao đang được quy hoạch xây dựng.

Các lễ hội truyền thống: lễ hội chợ Gò, lễ hội làng rèn Phương Danh, lễ hội làng đúc đồng Bằng Châu, lễ hội đô thị Nước Mặn, lễ hội cư dân miền biển, lễ hội đâm trâu, lễ hội đổ giàn, ...

Làng nghề: Rượu Bàu Đá, Mộc mỹ nghệ, gốm, nón ngựa, làng rèn Phương Danh, Bún Song Thằn, Bánh tráng nước dừa, bánh tráng mè, ...

Danh thắng cảnh

Bãi biển Quy Nhơn

Bán đảo Phương Mai

Thuộc thành phố Qui Nhơn, cách thành phố 8km về phía Đông Bắc. Bán đảo Phương Mai rộng 300ha, có núi Phương Mai - nơi còn bảo tồn được hệ sinh thái tương đối phong phú với nhiều lọai động, thực vật quý và nhiều cảnh đẹp. Phía Tây bán đảo, cạnh núi Phương Mai là đầm Thị Nại. Đầm là môi trường nuôi trồng các lọai hải sản và cũng là điểm tham quan du lịch.

Bãi tắm Hoàng Hậu

Nằm trong khu Gành Ráng, bãi tắm Hoàng Hậu được xem là bãi tắm đẹp nhất Bình Định. Bãi tắm Hoàng Hậu là một bãi đá rộng hàng trăm mét vuông, gồm có những hòn đá xanh, nhẵn, trông giống như một bãi trứng khổng lồ. Phía trước bãi là những bức tường đá thiên nhiên đứng che chắn sóng gió tạo nên vùng nước phẳng lặng. Năm 1927, vua Bảo Đại đến đây du ngoạn và cho xây khu nhà nghỉ, và sân thể thao bên cạnh bãi tắm. Bãi tắm với những hòn trứng đá khổng lồ chỉ dành riêng cho Nam Phương Hoàng hậu tắm nên gọi là Bãi tắm Hoàng Hậu.

Suối khoáng nóng Hội Vân

Nằm ở địa phận thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, cách thành phố Qui Nhơn 48 km về phía Tây Bắc. Suối này được phát nguyên từ vùng núi thấp phía Bắc, đến thôn Hội Vân, nước chảy vào hồ nhỏ rộng khoảng 400m2, sâu hơn 1m. Từ đây mạch nước nóng phun lên, nhiệt độ khoảng 70-80oC, vô trùng, chứa khoảng 20 chất khoáng. Từ năm 1978 ở đây đã xây dựng nhà điều dưỡng để chữa bệnh ngoài da, tim mạch, tiêu hóa.
Tương truyền là suối nước mà thần tiên đã ban cho một công nương trong hoàng tộc Chămpa để chữa bệnh, vì vậy mà còn có tên gọi là suối Tiên.

 Suối Tiên ở Quy Nhơn

Suối Tiên là một thắng cảnh đẹp của tỉnh Bình Định, ở đây còn lưu truyền về truyện cổ tích Suối Tiên.

Hầm Hô

Đây là một trong các danh thắng cảnh nổi tiếng của đất võ Bình Định. Hầm hô là một dòng suối lớn (một nhánh của sông Côn) dài gần 3km, thuộc địa phận thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, cách thành phố Qui Nhơn khoảng 55 km về hướng Tây Bắc.
Hầm Hô nổi tiếng là nhiều cá, nhất là về mùa lũ, cá từ khắp nơi kéo về từng bầy đặc cả nước. Cá lội ngược dòng bị thác nước hất tung trở lại trông như cá bay. Dân gian truyền rằng, hằng năm Long Vương tổ chức kỳ thi cho cá tại Hầm Hô, con nào vượt qua được sẽ hóa thành Rồng, do điển tích này mà thác Hầm Hô còn gọi là Vũ Môn, còn dân gian gọi là thác Cá Bay.
Với chiều rộng trên dưới 30m, lòng sông chi chít những trụ đá hoa cưong thiên hình vạn trạng muôn màu lóng lánh, rực rỡ như ngàn viên kim cương khoe mình trong làn nước trong xanh. Bắt nguồn từ rừng già, dọc theo dòng sông có nhiều vách đá dựng đứng như tường thành, rêu phủ xanh rì, rễ cây phủ kín cổ kính. Có nhiều bãi đá chồng chất lên nhau khiến dòng sông nơi đây bị hẹp lại. Có vũng cá Rói luôn chứa đầy cá rói dồn tụ về đây. Có những tảng đá to chắn giữa lòng sông làm cho nước bị chặn lại, bọt tung trắng xóa. Và còn nữa những khối đá như sống động, có hồn, bởi huyền tích do con người thêu dệt như Hòn Vò Rượu, hòn Dấu chân ông Khổng lồ, Bàn cờ tiên, Hòn Ông Táo, ... Càng đi sâu cảnh vật càng kỳ thú, hương rừng ngào ngạt, chim hót véo von... tạo nên một bức tranh thiên nhiên sinh động, kỳ ảo ...
Ở thế kỷ 18, Hầm hô còn là địa danh đóng quân & tập luyện của nghĩa quân Võ Văn Dũng (Tây Sơn). Cuối thế kỷ 19, Hầm Hô là căn cứ địa quan trọng của nghĩa quân Cần Vương Mai Xuân Thưởng

Núi Bà - Biểu tượng của niềm tin

Núi Bà là biểu tượng của quê hương, của niềm tin và lòng tự hào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Quần thể núi Bà có trên sáu mươi ngọn cao thấp, nằm trọn trên địa phận huyện Phù Cát, phía nam đầm Đạm Thủy, cách Quy Nhơn khoảng 30km về hướng Bắc. Xen giữa các khối núi nhấp nhô là những thung lũng cây cối xanh tốt và hàng ngàn con suối lớn nhỏ.
Núi Bà uy nghi, huyền diệu với bao điều kỳ bí mà mỗi nơi chốn, mỗi cái tên đều có một sự tích. Đặc biệt nhất là các sự tích về hòn Chuông (Chung Sơn) trông xa như quả chuông úp; hòn Vọng Phu ở thôn Chánh Oai, trên một ngọn núi cao, có hai khối đá, một cao một thấp trông tựa như hình dáng mẹ dắt con ngóng trông chồng từ biển xa; chùa Linh Phong (chùa Ông Núi) nổi tiếng linh thiêng.

Đảo yến Quy Nhơn

Hồ Núi Một

Là một hồ nước ngọt lớn, có diện tích mặt hồ hơn 1200 ha, ở xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn. Xung quanh hồ là suối, thác, hang động, rừng nguyên sinh, chính giữa là mặt hồ phẳng lặng, trong xanh, tạo nên một khung cảnh sơn thủy sông-núi-suối-hồ hũu tình, gần cuối hồ là làng đồng bào dân tộc Bana.

Động Cườm

Di tích động Cườm Tích phân bố trên một cồn cát rộng khoảng 6-7 ha, thuộc thôn Tăng Long 2, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn. Khai quật di tích Động Cườm đã phát hiện 46 mộ chum và 4 cụm mộ nối chôn úp nhau. Dáng chum hình trụ, đáy tròn lồi, xương gốm thô, có màu nâu đỏ, pha nhiều cát. Kỹ thuật tạo dáng chum bằng dải cuộn kếp hợp với bàn dập, gòn kê và ghép nối. Những đồ tùy táng chôn theo mộ chum là nồi nhỏ, bát bồng bằng gốm mang đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh và chủ yếu đặt trên nắp chum. Ngòai ra,còn có một số hiện vật như dao, rìu, đục, kiếm ngắn và đồ trang sức là hạt cườm thủy tinh màu sắc rực rỡ. Đặc biệt có những hạt chuỗi bằng ngọc mã não màu đỏ ánh vàng. Dựa vào những di vật thu được, phần nào khẳng định chủ nhân của những mộ táng ở Động Cườm chính là những cư dân cổ văn hóa Sa Huỳnh. Khu mộ địa Động Cườm có khả năng tồn tại từ thế kỷ I, II trước CN đến thế kỷ I CN. Những hiện vật này đã được đưa về Bảo tàng tổng hợp Bình Định phục dựng.

Di tích lịch sử - văn hóa

Viện Bảo tàng Quang Trung

Bảo tàng Quang Trung cách Tp. Qui Nhơn 50km về phía Tây Bắc, thuộc làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn,. Bảo tàng được xây dựng năm 1978 theo lối kiến trúc cổ, dáng vẻ uy nghiêm. Bảo tàng có 9 phòng trưng bày với những di vật quan trọng liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Nằm trong quần thể Bảo tàng Quang Trung là điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt và các danh tướng thời Tây Sơn. Điện được xây dựng trên chính nền nhà cũ của ba anh em nhà Tây Sơn. Điện được nhân dân góp công xây dựng vào năm 1958 và hoàn thành vào năm 1960 với tổng thể diện tích 2.325m2. Tại khu di tích này còn có 2 di tích cực kỳ quý giá là cây me cổ thụ, giếng nước. Hai di tích này có từ thời thân sinh của anh em nhà Tây Sơn là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng, đến nay đã hơn 300 năm, là những di sản vô giá gắn liền với thời thơ ấu của 3 anh em họ Nguyễn.

Thành Hoàng Đế

Thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng Tây Bắc. Trước kia là thành Đồ Bàn. Thành được xây dựng vào cuối thế kỷ 10, dưới triều đại vua Yangpuky Vijaya. Đây là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chăm Pa. Các vua Chăm đã đóng ở đây từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15.

Đến 1775, nhà Tây Sơn xây dựng lại kiên cố, đặt tên là Thành Hoàng Đế từ năm 1778. Từ năm 1776 đến 1793 là đại bản doanh của quân Tây Sơn và sau đó là kinh đô của chính quyền Trung ương Hoàng đế Thái Đức - Nguyễn Nhạc. Thành Hoàng đế nguyên là một tổng thể kiến trúc hình chữ nhật gồm ba vòng thành: Thành Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành. Thành Ngoại có chu vi 7400m, Thành Nội còn được gọi là Hoàng Thành có hình chữ nhật dài 430m, rộng 370m. Bên trong Thành Nội có Tử Cấm Thành cũng hình chữ nhật dài 174m, rộng 126m.
Sau khi bị nhà Nguyễn thôn tính, thành đã bị tàn phá. Di tích hiện nay không còn nguyên vẹn, chỉ còn sót lại Cổng Tam Quan và các bức tường thành. Tường thành xây bằng đá ong, có hào, đường lát đá hoa cương. Trong thành có di tích cũ của người Chăm như giếng vuông, tượng nghê, voi đá. Bên cửa hậu có gò Thập Tháp, trên gò có 10 ngôi tháp Chàm, hiện nay không còn. Đặc biệt có ngôi tháp Cánh Tiên cao gần 20 m, góc tháp có tượng rắn làm bằng đá trắng, hai voi đá và nhiều tượng quái vật. Chùa Thập Tháp nằm ở phía Bắc Thành, chùa Nhạn Tháp nằm ở Nam thành là những ngôi chùa cổ, trong đó còn giữ được nhiều di tích, hiện vật liên quan đến văn hóa Chăm Pa và phong trào Tây Sơn. Thành đã được xếp hạng Di tích Lịch sử năm 1982.

Lăng Võ Tánh

Lăng Võ Tánh cách tháp Cánh Tiên 200 m cùng nằm trên con đường đất nhỏ trong thành Hoàng Đế. Năm 1799, nhà Nguyễn chiếm được thành Hoàng Đế của nhà Tây Sơn và giao cho Võ Tánh trấn giữ. Quân Tây Sơn dốc toàn lực phản công, bao vây thành trong thời gian dài. Hết lương ăn, Võ Tánh xin hàng để cứu binh sỹ. Sau đó ông tự thiêu ở lầu Bát Giác, phó tướng là Ngô Tùng Châu cũng uống thuốc độc tự tử. Trong thời gian cố thủ thành Hoàng Đế, ông đã cầm chân quân Tây Sơn, gián tiếp giúp cho nhà Nguyễn có cơ hội đánh chiếm kinh đô Huế dễ dàng, vua Tây Sơn phải chạy trốn.

Năm 1802 vua Gia Long cho dựng đền thờ ngay tại chỗ từng là lầu Bát Giác ba tầng, hình ngọn lửa. Trong lăng có ngôi mộ lớn, trên mộ vẽ một con dơi màu đỏ, sau mộ là bức bình phong trang trí chữ Thọ.

Từ đường dòng họ Bùi

Trong nhà thờ từ đường dòng họ Bùi ở huyện Tây Sơn có bàn thờ nữ tướng Bùi Thị Xuân. Đô đốc Bùi Thị Xuân người xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, là vợ Thiếu phó Trần Quang Diệu. Hai vợ chồng bà là dũng tướng trụ cột của phong trào Tây Sơn. Bà đã ra Bắc vào Nam, tung hoành cả biên giới phía Tây, lập nhiều chiến công vang dội, gây khiếp sợ cho cả quân vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Khi Quang Trung lên ngôi 1788, bà được phong chức Đô đốc. Sau khi vua Quang Trung mất (1792), triều đình Tây Sơn suy yếu, quân Nguyễn Ánh chiếm Phú Xuân. Năm 1802, chồng bà là Trần Quang Diệu bị xử tử cùng vua Quang Toản. Bà cùng các con bị sa vào tay kẻ thù và bị xử voi giày.

Di tích kiến trúc tôn giáo

Chùa Thập Tháp (Thập Tháp Di Đà)

Chùa Thập Tháp do nhà sư Nguyên Thiều phái Lâm Tế (pháp danh Siêu Bạch) dựng vào năm 1665, thời chúa Nguyễn Thái Tông, chùa thuộc thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng Tây Bắc. Chùa tọa lạc trong phạm vi thành Đồ Bàn, đế đô của vương quốc Chămpa cũ. Chùa được chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho biển "Thập Tháp Di Đà Tự". Đến nay Chùa đã có lịch sử 340năm. Chùa có 4 khu chính bao gồm: Chánh điện, Phương trượng, Đông đường và Tây đường. Chính điện có Đại Hùng Bảo điện và 2 gian thờ phụ hai bên. Bên trong nội thất được trang trí, chạm trổ tinh vi với các họa tiết hoa sen, xấp sách, hoa cuộn trên gỗ quý, những đường nét rồng bay, phượng múa cách điệu rất trang nhã. Chùa xây bằng gạch nung đỏ lấy từ 10 ngọn tháp Chàm đổ nát ở đồi Long Bích nên mới gọi là chùa Thập Tháp. Chùa Thập Tháp là một trong những ngôi chùa lớn ở Bình Định được xếp hạng di tích Kiến trúc nghệ thuật văn hóa năm 1990.

Chùa Long Khánh

Nằm ở trung tâm thành phố Qui Nhơn, trên đường Trần Cao Vân.Chùa được xây dựng vào năm 1715,dưới thời vua Lê Dụ Tông, do tổ sư Đức Sơn - người Trung Quốc sáng lập. Lúc bấy giờ chủ yếu là phục vụ cho cộng đồng người Hoa ở quanh vùng. Tính đến nay, chùa Long Khánh đã qua 14 đời trụ trì. Chùa hiện còn lưu giữ một số bảo vật quý như: Chiếc khánh đồng dùng để khai hiệu lệnh, dài 75cm, cao 25,5cm được đúc vào thời điểm khánh thành chùa (1715); Thái Bình Hồng Chung (chuông Hồng Thái) được đúc vào năm 1805, triều vua Gia Long, và tấm dấu biểu trưng Long Khánh Tự được kiến tạo vào năm 1813 thời vua Gia Long.

Chùa Sơn Long

Chùa nằm trên địa phận xã Nhơn Bình, Tp. Qui Nhơn. Chùa do Thiền sư Bửu Quang khởi dựng vào cuối thế kỷ 17 có tên là Thiền Thất Giang Long ở huyện Tuy Viễn, phủ Tuy Ninh, trấn Bình Định. Chùa tọa lạc trên sườn núi Trường Úc. Đến năm 1744, chùa được Thiền sư Thanh Thiền cho di chuyển về địa điểm hiện nay sát chân núi, cách cầu Trường Úc 700m về hướng đông và đổi tên là chùa Sơn Long.
Tương truyền, dưới chân núi phía sau chùa, xưa kia có một tảng đá rất lớn trông như miệng rồng có hàm trên, hàm dưới với một cái lưỡi nhô ra nên gọi là đá Hàm Long. Nay do sự tàn phá của thời gia nên dấu ấn này không còn nữa. Trong chùa có 15 ngôi mộ tháp lớn nhỏ, có những ngôi mộ vẫn còn giữ nét rêu phong, cũ kỹ của mấy trăm năm về trước, có mộ tháp đã được trùng tu khang trang hơn. Đến Sơn Long, bạn còn được chiêm ngưỡng bức tượng Phật Lồi 7 đầu rồng bằng đá nặng 1,5 tấn, cao 3,1m với hoa văn chạm khắc sau lưng. Bức tượng này được xác định của người Chăm tạc từ thế kỷ thứ 8.
 

Chùa Linh Phong

Được xây dựng năm 1702 trên lưng chùng một ngọn đồi nằm phía nam Núi Bà, thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, cách Tp, Qui Nhơn khoảng 30km về phía Bắc. Chùa có lưng dựa vào núi cao, mặt trông ra biển, xung quanh có sông uốn lượn, phong cảnh thanh tao kỳ vĩ, không gian tĩnh mịch, với tên ban đầu là Dũng Tuyền, đến năm 1733, chúa Nguyễn Phúc Chu xuống chiếu cho xây lại chùa và đổi tên là Linh Phong, ban cho sư trụ trì (ông Núi) pháp hiệu "Tĩnh Giác Thiện Trì Đại Lão Thiền Sư". Có truyền thuyết kể rằng vua Minh Mạng nằm mơ được Đại Lão thiền sư dâng thuốc chữa khỏi bệnh nên đã xuống chiếu cấp bạc để trùng tu lại chùa năm 1892. Hiện Chùa còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa có giá trị.

Tu viện Nguyên Thiều

Chùa được xây dựng vào năm 1956 trên một quả đồi gần tháp Bánh Ít, thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước. Bên phải Phật đài có bức tượng Thích Ca màu trắng cao 15m, ngồi thiền trên đài sen được xây vào năm 1962. Hai bên thành bậc lên xuống Phật đài có chạm hình con rồng uốn lượn trông rất đẹp.

Nhà thờ Chánh Tòa - Nhà Thờ Lớn

Nằm trung tâm thành phố Qui Nhơn, trên đường Trần Hưng Đạo. Nhà thờ Chánh Tòa được xây dựng vào năm 1938 theo lối kiến trúc Pháp và Gô Tích châu Âu.

Di tích Chăm Pa

Tháp Dương Long - Tháp Ngà

Thuộc xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, cách Quy Nhơn khoảng 50 km, tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 12. Tháp là một quần thể gồm 3 tháp. Tháp giữa cao 40m, hai tháp 2 bên cao 38m. Phần thân tháp được xây bằng gạch, các góc được ghép bằng những tảng đá lớn và trang trí điêu khắc đều bằng đá. Cửa tháp quay hướng Đông và được nâng lên khá cao khoảng 1,5m và khung cửa là những khối đá lớn. Những chi tiết được trang trí ở đây đều rất lớn, chạm trổ trên sa thạch với những đường nét rõ ràng và còn giữ được lâu. Với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ tinh xảo, các đường nét vừa hoành tráng, lộng lẫy, vừa tinh tế mềm mại, các họa tiết trang trí sống động, tháp được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1980.

Tháp Bánh Ít - Tháp Bạc

Nằm thuộc địa phận xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách thành phố Qui Nhơn 20km. Trên đỉnh quả đồi giữa 2 nhánh của sông Côn là Tân An và cầu Gành, bên quốc lộ 1A, cách Qui Nhơn khoảng 20km. Tháp Bánh Ít được xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, tháp chính cao 22 m, trông xa giống như chiếc bánh ít. Tháp có cửa chính quay về hướng Đông. Vòm cửa được tạo dáng mũi lao hai lớp thu nhỏ về phía trên với các hoa văn hình xoắn nối kết nhau.
Cửa chính còn được trang trí bằng một hình phù điêu tạc hình Ganesa, hình Haruman. Ba cửa giả quay các hướng còn lại đều mô phỏng cấu trúc và trang trí của cửa chính. Tháp được xếp hạng di tích Kiến trúc nghệ thuật năm 1982.

Tháp Phú Lốc - Tháp Vàng

Thuộc xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, cách thành phố Qui Nhơn 35km về phía Bắc. Được xếp hạng di tích Kiến trúc nghệ thuật năm 1995.

Tháp Thủ Thiện

Thuộc xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, cách thành phố Qui Nhơn 35km về hướng Tây Bắc. Được xây cất trên một vùng đất tương đối thấp, ở bờ Nam Sông Côn, tháp có quy mô nhỏ, kiểu dáng trang nhã. Được xếp hạng di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1995.

- Tháp Đồng

Được xây dựng bên thành Đồ Bàn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn vào khoảng thế kỷ 12. Điểm đặc biệt của tháp Cánh Tiên là phần phía trong các cột ốp tường được ốp kín bằng các phiến đá sa thạch màu tím có chạm khắc hoa văn dây xoắn. Ngôi tháp được tạo dáng thanh thoát nhưng trang nghiêm và đẹp với phong cách xây dựng bài trí văn hóa Chăm. Tháp có 4 tầng thu nhỏ về phía trên, tầng nào cũng có 4 tháp góc trang trí, mỗi góc lại có những tầng nhỏ, tạo dáng lá lật nhỏ dần về phía trên tạo cảm giác như cánh chim đang bay, từ vai tháp trở lên bốn phía đều giống như cánh tiên đang bay lên nên được gọi là tháp Cánh Tiên. Tháp được xếp hạng di tích Kiến trúc nghệ thuật năm 1982.

Tháp Đôi - Tháp Hưng Thạnh

Thuộc địa phận phường Đống Đa, tp. Qui Nhơn, cách trung tâm thành phố 3km. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13. Tháp được trùng tu năm 1996. Tháp Đôi còn được gọi là tháp Hưng Thạnh, gồm 2 tháp, một tháp cao 18 m và một tháp cao 20m. Tháp đôi được gọi là "độc nhất vô nhị" của nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Cả hai tháp không phải là tháp vuông nhiều tầng thường thấy của tháp Chăm mà là một cấu trúc gồm 2 phần chính: Khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thần Garuda hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ tháp. Tháp Đôi ảnh hưởng nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ giáo. Tháp được xếp hạng di tích Kiến trúc nghệ thuật năm 1980

Lễ hội

Lễ hội Đống Đa

Lễ hội Đống Đa hằng năm được tổ chức vào ngày mồng 5 tháng Giêng âm lịch tại xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn để tưởng nhớ các thủ lĩnh phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789), đánh thắng 29 vạn quân Thanh. Ngoài nghi lễ truyền thống còn có nhiều họat động văn hóa dân gian các dân tộc Kinh, Bana, Chăm... Nhiều cuộc biểu diễn võ thuật như: đấu võ, đánh côn, đi quyền... Tiết mục độc đáo của lễ hội là cuộc thi đánh trống bộ, mỗi bộ 12 chiếc trống da, còn gọi là trống trận Tây Sơn và diễn cảnh đánh trận giả làm sống lại khí thế hào hùng của nghĩa quân Tây Sơn năm xưa trên đất Bình Định.

Lễ hội Đổ giàn

Tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng 7 âm lịch tại chùa Bà, làng An Thái, huyện An Nhơn. Đầu tiên gọi là hội xô cỗ (xô giàn), về sau gọi là đổ giàn. Người ta thiết lập một đàn cúng cao, trên đó đặt hương, hoa, trà, quả, cỗ gạo, bánh và đặc biệt là cỗ heo quay. Sau những nghi thức cúng lễ cổ truyền, vị chủ tế tuyên bố xô giàn, cho phép cuộc tranh tài bắt đầu. Người tranh tài là các võ đuờng quanh vùng, các lò võ cử người tham gia cuộc thi xông vào giành heo quay và mang con heo chạy về vị trí đã định.

Hội làng Rèn Tây Phương Danh

Làng nghề thuộc thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, là làng có truyền thống làm rèn cách đây 300 năm. Cụ tổ là Đào Giã Tượng mang nghề từ phương Bắc vào truyền cho dân địa phương. Hằng năm, để nhớ ơn người khai sinh làng Rèn, người Tây Phương Danh tổ chức Lễ hội làng rèn vào ngày 12 tháng 2 âm lịch. Lễ hội quy tụ những thợ rèn ở địa phương và các nơi khác đến.

Hội Xuân chợ Gò

Hội Xuân chợ Gò được tổ chức vào ngày mồng một Tết nguyên đán tại chợ Gò, Trường Úc, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước. Đây chủ yếu là họp chợ, mua bán đầu năm lấy may mắn cho cả năm. Nhưng việc mua bán chỉ tượng trưng, đi hội vui là chính. Trai gái đi hội chợ Gò chen chân, liếc mắt để tìm bạn tình. Tuổi thiếu niên rủng rẻng tiền lì xì thì đi mua đồ chơi, đồ ăn thức uống. Người có tuổi tham dự các môn cờ tướng, đá gà ... Lễ hội chợ Gò cách đây khỏang trên dưới 300 năm. Tương truyền hai vị tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng chỉ huy đóng quân tại khu vực này, đã cho mở hội chợ Gò để quân sĩ và nhân dân vui chơi cho vơi đi nỗi nhớ gia đình ngày tết.
Lễ hội chợ Gò ngay nay được nâng lên bước mới: Có phần lễ trang trọng và phần vui hội. Các trò chơi dân gian được tổ chức: múa lân, chọi gà, cờ tướng, đá cầu, đập niêu, kéo co .. Chợ mang nét đẹp vùng Tuy Phước, họp chợ một ngày vui suốt năm.



Spam lân` I

Spam lân` II


 
Các thành viên đã Thank la_bat_vi vì Bài viết có ích:
30/01/2010 12:01 # 2
@nhl@tien
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 25/60 (42%)
Kĩ năng: 28/60 (47%)
Ngày gia nhập: 25/01/2010
Bài gởi: 175
Được cảm ơn: 178
Phản hồi: Danh lam thắng cảnh Bình định


Giới thiệu về quê phải đầy đủ chứ chú. Nhớ quê quá

Bình Định thân yêu....













Công đâu công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan...









Ai về Bình Định mà coi,
Con gái Bình Định cỡi voi đi quyền..












Bà xã ơi,,,,



Ở trường học có thể không có người thắng kẻ thua nhưng ở trường đời thì không phải vậy. Ở một số trường học người ta còn hủy bỏ những điểm rớt và cho bạn cơ hội để bạn giành điểm cao. Trong cuộc sống thực không bao giờ có chuyện như thế.
   


 
Các thành viên đã Thank @nhl@tien vì Bài viết có ích:
31/01/2010 13:01 # 3
datquang
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 26/40 (65%)
Kĩ năng: 11/40 (28%)
Ngày gia nhập: 26/01/2010
Bài gởi: 86
Được cảm ơn: 71
Phản hồi: Danh lam thắng cảnh Bình định


Cảm ơn chú LÃ nhá.Ai dám đưa bà xã lên mục nè nữa chứ





 
01/02/2010 18:02 # 4
la_bat_vi
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 24/40 (60%)
Kĩ năng: 18/30 (60%)
Ngày gia nhập: 23/01/2010
Bài gởi: 84
Được cảm ơn: 48
Phản hồi: Danh lam thắng cảnh Bình định


Thanks chú tiến nhá


Spam lân` I

Spam lân` II


 
01/02/2010 18:02 # 5
HoangAnhdn
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 16

Kinh nghiệm: 73/120 (61%)
Kĩ năng: 18/160 (11%)
Ngày gia nhập: 02/01/2010
Bài gởi: 733
Được cảm ơn: 1218
Phản hồi: Danh lam thắng cảnh Bình định


ặc,quảng cáo quê hương tranh thủ quảng cáo bà xã luôn hả


 



 
01/02/2010 18:02 # 6
anhem2012
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 19/50 (38%)
Kĩ năng: 1/30 (3%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 119
Được cảm ơn: 31
Phản hồi: Danh lam thắng cảnh Bình định


 dở òm  -  không có bằng QB quê ta đc ^^!


Thất tình tự tử đu dây điện, điện giật tê tê chết từ từ =((

 
02/02/2010 16:02 # 7
@nhl@tien
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 25/60 (42%)
Kĩ năng: 28/60 (47%)
Ngày gia nhập: 25/01/2010
Bài gởi: 175
Được cảm ơn: 178
Phản hồi: Danh lam thắng cảnh Bình định


Dở sao được bạn, quê hương của mỗi người đều đẹp nhất mà. Mỗi nơi có một vẻ đẹp riêng chứ. Quê bạn có nhiều dừa như ở quê mình không ?



Ở trường học có thể không có người thắng kẻ thua nhưng ở trường đời thì không phải vậy. Ở một số trường học người ta còn hủy bỏ những điểm rớt và cho bạn cơ hội để bạn giành điểm cao. Trong cuộc sống thực không bao giờ có chuyện như thế.
   


 
03/02/2010 01:02 # 8
anhem2012
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 19/50 (38%)
Kĩ năng: 1/30 (3%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 119
Được cảm ơn: 31
Phản hồi: Danh lam thắng cảnh Bình định


ý, em nói đùa ý mà , tất nhiên là mỗi nơi có một vẻ riêng rồi ^^!
QN đâu có động nào như động Phong Nha


Thất tình tự tử đu dây điện, điện giật tê tê chết từ từ =((

 
21/02/2010 20:02 # 9
la_bat_vi
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 24/40 (60%)
Kĩ năng: 18/30 (60%)
Ngày gia nhập: 23/01/2010
Bài gởi: 84
Được cảm ơn: 48
Phản hồi: Danh lam thắng cảnh Bình định


ui dào gần nhà anh cũng có cái động đẹp lém chẳng kém gì động phong nha đâu


Spam lân` I

Spam lân` II


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024