Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/03/2011 18:03 # 1
heo_giau
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 37/50 (74%)
Kĩ năng: 10/40 (25%)
Ngày gia nhập: 02/01/2011
Bài gởi: 137
Được cảm ơn: 70
Thất bại là mẹ thành công


 

"Thất bại là mẹ thành công!"

Mai Hương (dịch)

Lãnh đạo
 
 

Trong kinh doanh, cũng như trong thể thao, chính trị và nghệ thuật, nhiều nhà lãnh đạo nỗi lạc và có tầm ảnh hưởng lớn nhất đều từng có một lịch sử thất bại. Nhà sản xuất xe hơi Henry Ford và nhà sản xuất phim hoạt hình Walt Disney cả hai đều có những cú vấp ngã đau đớn khi mới bắt đầu cuộc phiêu lưu của sự nghiệp kinh doanh.

Trong những năm đầu tiên của sự nghiệp với General Electric, Jack Welch đã gây ra một vụ nổ lớn thổi bay mái của một tòa nhà. Không lâu sau lần phát hành cổ phiếu đầu tiên, người sáng lập ra hãng máy tính Apple, Steve Jobs đã bị một nhân viên do ông tuyển dụng trục xuất ra khỏi công ty, thay ông giữ ngôi vị lãnh đạo.

Câu chuyện không đơn giản chỉ là những con người tài ba này học từ những sai lầm của họ để thành công. Mà quan trọng là nó thể hiện tính kiên cường khi họ vượt qua những hố vấp này. Thất bại có thể là “tài liệu nâng cao kiến thức thay vì là cột mốc đẩy con người vào sự tụt dốc, trì trệ”. Thất bại nói cho bạn biết bạn cần phải làm gì để thực hiện được mục tiêu đã đặt ra

Con người có thể dễ dàng mắc phải lỗi lầm. Nhưng kiên nhẫn là một công trình kỳ công, nó thể hiện sự khác biệt giữa người thành công và người bình thường.

Trong khi hiệu năng của bản thân (self-efficacy) có nét tương đồng với những mặt suy nghĩ tích cực khác như sự tự tin và lòng tự trọng, thì đặc biệt nó còn có mối liên hệ với lòng tự tin về khả năng nổi trội hơn của bản thân với một nhiệm vụ cụ thể. Khi gặp phải thất bại, những con người có tính hiệu năng của bản thân cao luôn học từ những sai lầm của mình và quyết tâm phải thành công.

Quan sát lòng kiên cường

Từ ba thập kỷ trước cho tới nay, khái niệm của Bandura đã được áp dụng cho rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, luyện tập bỏ hút thuốc lá và huấn luyện thể thao. Cuối những năm 1980, Bandura và Robert Wood thuộc Trường quản lý Australia đã tiến hành một nghiên cứu xác định hiệu năng của bản thân như một khả năng gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các nhà lãnh đạo. Hơn thể nữa, họ khám phá ra rằng “hiệu năng quản lý” là một đặc điểm có thể đạt được.

Làm việc với một nhóm những sinh viên top đầu của trường kinh doanh, Bandura và Wood yêu cầu một nửa nhóm dựa vào khả năng vốn có của họ để quản lý một mô hình tổ chức. Nhóm sinh viên còn lại được yêu cầu dựa vào khả năng thích ứng và cố gắng đạt được những kỹ năng cần thiết để thành công trong mô hình máy tính hóa. Các sinh viên được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ của một bảng phân công nhân sự càng hiệu quả càng tốt để đạt được mục tiêu. Các nhà nghiên cứu đã đặt ra những mục tiêu cực kỳ khó khăn, hầu như không thể thực hiện được để quan sát xem mức độ kiên cường trước một hoàn cảnh khó khăn của các sinh viên ra sao.

Kết quả nghiên cứu thật đáng kinh ngạc. Những sinh viên tin rằng họ có đủ khả năng thích ứng và cải thiện tiếp tục thể hiện khả năng kiên cường đáng nể trong hiệu năng quản lý. Họ điều hành tổ chức hướng tới những khát vọng cao cả hơn. Lối tư duy phân tích của họ có tính hệ thống cao. Và họ tiếp tục duy trì mức độ năng suất tổ chức cao. Ngược lại, những sinh viên tin rằng chỉ những kĩ năng vốn có của họ được đưa vào cuộc thí nghiệm thì dễ dàng bỏ cuộc ngay khi gặp phải khó khăn. Khả năng đưa ra quyết định của họ trở nên không đáng tin cậy ngay khi họ đối mặt với khó khăn, và họ từ bỏ những khát khao cao cả dành cho tổ chức của mình. Thông điệp mà cuộc nghiên cứu đưa ra chính là muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của niềm tin của con người vào khả năng có thể chống đỡ trước những nghịch cảnh trong cuộc sống.

“Chúng ta có thể làm lại”

Trong khi điều quan trọng đối với bất kỳ nhà quản lý cấp cao nào là phải duy trì một khả năng hiệu năng bản thân cao, thì hầu hết các nhà lãnh đạo cũng đều phụ thuộc vào khả năng “hiệu năng tổ chức”. Thậm chí nếu một công ty vạch ra một kế hoạch chiến lược, thì vấn đề cốt yếu đặt ra là liệu tập thể cán bộ nhân viên trong tổ chức có tin rằng họ có thể thực hiện được kế hoạch đó hay không.

Các công ty sẽ được trang bị tốt hơn trong trường hợp phải đối phó với tình huống thất bại nếu họ sở hữu ba đặc điểm góp phẩn thúc đẩy hiệu năng tổ chức sau: Một hồ sơ ghi chép những thành quả đạt được rõ ràng, những đối thủ cạnh tranh thành công để họ tự so sánh bản thân họ với những đối thủ này, và những nhà lãnh đạo luôn có phản hồi tích cực. Những gì chúng ta đã làm được trong quá khứ, thì chúng ta có thể làm lại nó trong

Tất cả mọi người đều có thể rơi vào trạng thái mất tự tin, thậm chí ngay cả người tiền nhiệm của Immelt, Jack Welch cũng từng như vậy. Năm 1963, trong những ngày đầu tiên của sự nghiệp với GE, Welch đã gây ra một vụ nổ trong khi đang thực hiện thí nghiệm với những chất hóa học dễ bay hơi. Mặc dù không ai bị thương nghiêm trọng, nhưng Welch đã viết trong cuốn tự truyện của ông rằng: “Niềm tin của tôi hầu như đã bị lung lay như chính tòa nhà tôi đã phá hủy”. Nhưng Welch đã gặp may, quản lý cấp trên ông đã không phạt hay quở trách ông, mà ngược lại người quản lý đã dạy cho ông một bài học quan trọng qua việc giúp ông tập trung vào thứ ông có thể học được từ vụ tai nạn. Khi con người phạm phai sai lầm, điều cuối cùng mà họ cần đó là phương pháp rèn luyện.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024