Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
25/02/2011 18:02 # 1
heo_giau
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 37/50 (74%)
Kĩ năng: 10/40 (25%)
Ngày gia nhập: 02/01/2011
Bài gởi: 137
Được cảm ơn: 70
Bệnh thuỷ đậu


Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết

Mấy tháng nay, số người mắc thủy đậu đã gia tăng đột biến ở nhiều vùng miền trong cả nước. Chỉ riêng Bệnh viện Da liễu Hà Nội đã tiếp nhận và điều trị hơn 300 người bệnh. Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 (TP Hồ Chí Minh) có đến 1.000 trẻ mắc. Khá nhiều trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng viêm phổi nặng do bội nhiễm vi khuẩn liên cầu, tụ cầu. Bệnh viện Da liễu Trung ương mỗi ngày có đến 15 - 20 ca vào viện.
 Hình ảnh thủy đậu.

Bệnh thuỷ đậu, bà con ta quen gọi là bệnh phỏng rạ (ở miền Bắc), bệnh trái rạ (ở miền Nam). Thủ phạm gây bệnh là virut Varicella zoster. Nguồn lây duy nhất là người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh thường cao ở các đô thị, nơi đông dân, nhất là lúc giao mùa. Tuổi mắc nhiều nhất là 2-7 tuổi, phần lớn là trẻ chưa được tiêm phòng thủy đậu; ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng. Người lớn cũng mắc.

Sau một thời gian ủ bệnh chừng 14-15 ngày thì bệnh phát. Trong nhiều trường hợp, trẻ vẫn ăn chơi bình thường làm cho người mẹ không để ý, đến khi đậu mọc mới biết hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu nhân gội đầu cho trẻ. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, không chịu chơi, ngứa... Trẻ lớn có thể kêu đau mỏi các khớp rồi 2-3 ngày sau đậu mọc. Thoạt đầu là ban, nhìn giống ban sởi. Ban mọc khắp nơi, không theo một trình tự nhất định: ban mọc nhiều ở da đầu, trong các kẽ chân tóc, vài giờ sau thành nốt phỏng. Nốt phỏng rất nông, có hình quả xoan, trông như giọt sương; nếu lấy hai ngón tay căng nốt phỏng ra, sẽ thấy mặt nốt phẳng nhăn lại. Đậu thường thưa. Các nốt đậu mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày, do đó ở cùng một vùng da, có thể gặp đủ loại nốt đậu độ tuổi khác nhau: nốt to, nốt nhỏ, nốt đỏ, nốt phỏng, nốt đã đóng vẩy. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, nốt đậu sẽ làm mủ, sưng to và rất ngứa làm trẻ gãi trầy da, để lại sẹo sâu.

Nhìn chung, khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh thường triến triển lành tính: đậu thường thưa, sức khỏe của trẻ ít thay đổi; đến ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 6, nốt đậu đóng vẩy, vẩy có màu nâu sẫm. Một tuần sau vẩy bong và không để lại sẹo. Bệnh khỏi.

Những trường hợp nặng, đậu mọc dày chi chít, tới hơn một nghìn nốt; đậu mọc cả ở niêm mạc miệng, kết mạc mắt rồi vỡ ngay. Năm nay, người lớn cũng mắc, bệnh thường nặng: người bệnh thường sốt cao 39-40oC, có người còn trằn trọc, mê sảng; nốt phỏng dày hơn có khi có máu. Nếu không được cứu chữa kịp thời, bệnh tiến triển nặng hơn và có thể tử vong.

Phụ nữ có thai trong nửa đầu của thai kỳ nếu mắc thuỷ đậu thì não bộ... bào thai có thể bị dị dạng; nếu trước sinh một tuần lễ người mẹ bị thủy đậu, trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong.

Nếu trẻ gãi nhiều hoặc chăm sóc vệ sinh không chu đáo, nốt phỏng có thể bị bội nhiễm gây viêm da nặng, biến chứng viêm cầu thận cấp tính hoặc nhiễm khuẩn máu do vi khuẩn tụ cầu.

Thuỷ đậu vốn là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm, không được chăm sóc chu đáo, không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nặng, và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

 Khi phát hiện trẻ bị thủy đậu, cần cách ly với những trẻ khác. Ảnh: Thu Hương
- Trước tiên, trẻ ốm phải được cách ly, theo dõi tại một cơ sở điều trị (trạm y tế xã, phường) trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi bong hết vẩy; trẻ ốm phải nghỉ học 7-10 ngày. Trước khi cho trở lại vườn trẻ, lớp học... nhớ tắm gội sạch vẩy. Những người chăm sóc trẻ ốm phải mang khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng. Xong, phải rửa sạch tay bằng xà phòng. Áo quần, khăn mặt... người ốm cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng, là (ủi). Phụ nữ mang thai không được thăm nom hay chăm sóc... người bệnh.

- Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ: giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay; trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa; tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, bội nhiễm vi khuẩn.

- Nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 4 phần nghìn hoặc argyrol 1 phần trăm (3-4 lần/ngày), kem acyclovir 3%.

- Hạ sốt bằng paracetamol (không được dùng aspirin).

- Bôi kem acyclovir 5% để giảm ngứa, hạn chế thương tổn và bội nhiễm.

- Những trường hợp nặng, cho uống acyclovir.

- Khi nốt phỏng vỡ, bôi thuốc xanh methylen để bớt nhức, làm se nốt, và ngừa bội nhiễm vi khuẩn; không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ.

Để phòng bệnh, biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm vaccin phũng bệnh thủy đậu.

 - Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm một mũi duy nhất (tiêm dưới da 0,5 ml).

- Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu 6-10 tuần.

Về lâu dài, đây cũng là biện pháp giúp mọi người chủ động phòng ngừa bệnh thủy đậu.

Chú ý: Chị em phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, sau khi tiêm vaccin cần áp dụng ngay một biện pháp tránh thai tin cậy (như dùng bao cao su, uống viên thuốc tránh thai) trong vòng 3 tháng.




 
Các thành viên đã Thank heo_giau vì Bài viết có ích:
25/02/2011 18:02 # 2
heo_giau
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 37/50 (74%)
Kĩ năng: 10/40 (25%)
Ngày gia nhập: 02/01/2011
Bài gởi: 137
Được cảm ơn: 70
Phản hồi: Bệnh thuỷ đậu


Đang có mùa dịch bệnh thuỷ đậu, các bạn cố gắng đừng để bị nhiễm bệnh nha!



 
25/02/2011 18:02 # 3
anhtaicit
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 23

Kinh nghiệm: 137/250 (55%)
Kĩ năng: 210/230 (91%)
Ngày gia nhập: 13/01/2010
Bài gởi: 3137
Được cảm ơn: 2740
Phản hồi: Bệnh thuỷ đậu


 Đứa bạn mới bị dính chưởng nằm chẹt bẹt ở nhà rồi. mình cũng phải đi núp đề phòng thôi..
Thank bài viết có ích , nhưng nhớ bổ sung nguồn bài viết nha bạn 


Contact me : 
anhtaicit

Mail : anhtai.cit@gmail.com
Yahoo / Skype : newstars_19889


Không nghe phò kể chuyện
Không nghe nghiện trình bày
Không nghe say chém gió
Không nghe chó sủa linh tinh

 
25/02/2011 18:02 # 4
heo_giau
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 37/50 (74%)
Kĩ năng: 10/40 (25%)
Ngày gia nhập: 02/01/2011
Bài gởi: 137
Được cảm ơn: 70
Phản hồi: Bệnh thuỷ đậu


hj
Nhưng mỗi người đều phải trải wa 1 lần bị thủ đậu, mình cũng đang bị, và mình nghĩ trước sau gì thì ai cũng.....bị thui ah
hix!



 
25/02/2011 23:02 # 5
zero910
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 25

Kinh nghiệm: 18/200 (9%)
Kĩ năng: 3/250 (1%)
Ngày gia nhập: 11/01/2010
Bài gởi: 1918
Được cảm ơn: 3003
Phản hồi: Bệnh thuỷ đậu


 Hoho// Miền chưa bị ... có bé nào đang bị lây cho mình tí cho yui đê ...
Pe' Nga cũng đc 


Smod khu vực "Giao lưu - giải trí"
mail/ yh: thcuong910@yahoo.com

 
26/02/2011 07:02 # 6
heo_giau
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 37/50 (74%)
Kĩ năng: 10/40 (25%)
Ngày gia nhập: 02/01/2011
Bài gởi: 137
Được cảm ơn: 70
Phản hồi: Bệnh thuỷ đậu


ok men
wa thăm e, e sẽ tặng anh vài con virut Varicella zoster, đảm bảo bệnh hog có hog lấy wa '.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024