Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/10/2010 14:10 # 1
bluedream192
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 28/70 (40%)
Kĩ năng: 61/70 (87%)
Ngày gia nhập: 10/09/2010
Bài gởi: 238
Được cảm ơn: 271
Chuẩn bị đón sao chổi ngắm được bằng mắt thường


 Sao chổi 103P/Hartley hứa hẹn là sao chổi sáng nhất năm 2010 khi nó "lên đỉnh" trong tháng 10.

Sao chổi này bắt đầu vào thời điểm quan sát tốt cuối tháng 9 trước khi đạt đỉnh điểm trong tháng 10 này. Khi sao chổi 103P/Hartley sáng nhất, nó có thể nhìn thấy được bằng mắt thường trên bầu trời đêm.

Nhà thiên văn học Australia Malcolm Hartley đã phát hiện ra sao chổi này tháng 3 năm 1986. Nó quay quanh Mặt Trời với quỹ đạo 6.5 năm, di chuyển ngay bên ngoài quỹ đạo Sao Mộc với khoảng cách đến Trái đất gần bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Đây là lần thứ 4 sao chổi này quay lại bên trong Hệ Mặt Trời kể từ khi nó được phát hiện, và là lần tốt nhất để quan sát.

Hãy tìm sao chổi 103P/Hartley cao trên bầu trời đêm trong suốt tháng 10. Sao chổi sáng nhất năm 2010 này có thể nhìn thấy bằng mắt thường với điều kiện không bị ô nhiễm ánh sáng. Ảnh: Roen Kelly

Sao chổi 103P/Hartley sẽ sáng nhất ở độ sáng biểu kiến bằng 5 khi nó đi ngang qua và ở gần Trái Đất nhất trong tháng 10. Một ngôi sao có độ sáng biểu kiến bằng 5 là đủ sáng để nhìn thấy bằng mắt thường với điều kiện không bị ô nhiễm ánh sáng thành phố, nhưng với một sao chổi có ánh sáng không tập trung, nên khó nhìn thấy hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ có cơ hội tốt để nhìn thấy nó mà không cần sự trợ giúp của dụng cụ quang học nếu bầu trời thật sự tối đen. Ống nhòm sẽ giúp nhìn thấy sao chổi đẹp hơn, và một chiếc kính thiên văn sẽ giúp bạn thấy nó rõ ràng.

Bạn có thể bắt đầu tìm kiếm sao chổi này vào cuối tháng 9 khi nó đang ở vị trí của chòm Cassiopeia và có thể nhìn thấy vào tất cả các đêm. Nó vượt qua gần ngôi sao Lambda (λ) Cassiopeiae đêm 29 tháng 9.

Sao chổi nằm cao trên bầu trời đông - nam trong suốt tháng 10. Tối ngày 8, 9 tháng 10, nó nằm ngay cạnh Cụm sao Đôi nổi tiếng ở chòm Anh Tiên (Perseids), một cặp đôi 2 cụm sao sáng cạnh nhau sẽ tạo thành một khung cảnh đẹp cho sao chổi. Sau đó sao chổi sẽ đi ngang qua ngôi sao sáng Capella ở chỏm Auriga giữa tháng 10. 103P/Hartley đến gần Trái Đất nhất vào ngày 20 tháng 10, cũng là lúc xuất hiện sáng nhất của nó trên bầu trời. Thật không may, Mặt Trăng gần tròn sẽ tỏa sáng vào thời điểm đó, làm cho sao chổi khó nhìn thấy hơn.

103P/Hartley sẽ cho thấy hai chiếc đuôi phát ra từ một vùng sáng tròn gần, được gọi lầ "coma", bao phủ hạt nhân sao chổi. Hạt nhân sao chổi là một khối cầu lớn gồn băng và bụi có kích thước khoảng 1 dặm. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào nhân sao chổi, làm cho băng tan ra và mang theo bụi. Đám mây khí và bụi này tạo thành coma.

Ánh sáng Mặt Trời ion hóa các phân tử khí bị đẩy ra, khiến nó có ánh sáng màu xanh. Gió Mặt Trời thổi khí bị ion hóa này ra khỏi sao chổi, tạo thành đuổi khí thẳng màu xanh. Các hạt bụi bị Mặt Trời đẩy ra nhẹ nhàng hơn, nên nó có dạng đuôi cong. Chiếc đuôi bụi này chỉ phản xạ ánh sáng Mặt Trời nên nó có màu trắng hơi ngả vàng.

Mặc dù tháng mười đánh dấu thời điểm sáng nhất của 103P/Hartley, nhưng nó sẽ vẫn là chủ đề được nhắc đến trong tháng 11. Sứ mệnh EPOXI của NASA sẽ bay ngang qua sao chổi và gửi về những bức ảnh hạt nhân của nó. EPOXI đến gần sao chổi nhất vào ngày 4 tháng 11, và NASA sẽ nhận được những bức ảnh rõ nét ngay sau đó.

Sao chổi 103P/Hartley:

Nhà thiên văn học người Australia Malcolm Hartley phát hiện ra sao chổi này tháng 3 năm 1986. Khi nó quay trở lại bên trong Hệ Mặt Trời tháng 9 năm 1991, nhà thiên văn học đã xác định được quỹ đạo của nó. Vì nó là sao chổi định kỳ thứ 103 được công nhận, nên có tên là "103P".

Đây là ngôi sao chổi thứ 2 trong tổng số 3 sao chổi mà Malcolm Hartley đã phát hiện, nên nó còn được gọi tên là Hartley 2.

Theo Astronomy 



  
Phong Độ là nhất thời, nhưng Đẳng Cấp thì mãi mãi



 
Các thành viên đã Thank bluedream192 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024