Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/10/2010 08:10 # 1
bluedream192
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 28/70 (40%)
Kĩ năng: 61/70 (87%)
Ngày gia nhập: 10/09/2010
Bài gởi: 238
Được cảm ơn: 271
có nên "chém gió" nữa k ta???


 “Chém gió” là từ lóng mà con trai rất hay sử dụng để chỉ những ai hay nói những điều không thật và hay cường điệu mọi thứ.

Con trai thường nghĩ “chém gió” chỉ là vui đùa nhưng có đôi khi hệ quả để lại nhiều hơn họ tưởng. 

Định nghĩa cụ thể hơn về “chém gió”

Không có định nghĩa nhất định cho “chém gió” bởi vì mỗi người có một cách nghĩ khác nhau. Cụm từ này phổ biến hơn ở cộng đồng mạng, nhất là trên các diễn đàn, vì chỉ có ở thế giới ảo, sự thật mới không được kiểm chứng.

Theo Vanity (một thành viên trên Yahoo! Hỏi & Đáp) thì: “Chém gió là nói dóc, nói xạo đủ thứ chuyện, dựng chuyện, cường điệu hóa vấn đề để chơi nổi. Chém gió còn gọi là hù dọa người khác”

Một thành viên trên diễn đàn game X thì cho rằng: “Chém gió gần như là bốc phét, lời nói và hành động không bao giờ đi kèm cùng nhau, nói những chuyện ảo tưởng cứ như thật, có khi chém gió không vì mục đích gì, đơn giản vì nội dung mà họ nói không hề được kiểm chứng.”

B.M (lớp 11 trường V) nói: “Con trai hay chém gió lắm. Có khi để mua vui, có khi muốn nâng giá trị bản thân mình lên hoặc khiến cho cuộc nói chuyện trở nên thú vị. Nếu hiểu sai mục đích thì “chém gió” có thể chuyển thành xạo, nổ, hoặc lừa dối.”

“Chém gió” với bạn bè

Khi con trai nói chuyện với nhau, họ thường “chém gió” rất nhiều. Chẳng hạn như nếu chơi game chỉ được ở mức bình thường nhưng có thể ba hoa rằng đã thành “cao thủ”. Một câu chuyện không có gì đặc biệt có thể được họ thêm bớt rồi biến thành một tình huống li kì hấp dẫn. Ngay cả trong những quan điểm về cuộc sống, họ thường nói rất hay, nói cứ như mình trưởng thành, chững chạc, nhưng rồi chẳng bao giờ thực hiện được đúng theo quan điểm của mình.

Sin (lớp 12 trường N) bày tỏ: “Con trai nói chuyện với nhau mà không chém gió mới lạ. Nếu nói thành thật thì nhàm chán lắm. Đôi khi phải bốc phét cho vui. Tất nhiên có những bạn nói đùa cứ như thật, và chẳng ai phân biệt được. Thấy thú vị, cứ thế mà “luyện”, rồi trở thành “cao thủ chém gió” lúc nào không hay. Mình khuyến khích việc nói đùa cho vui nhưng mình không thích những bạn “chém gió” để nâng cao giá trị bản thân và hạ thấp người khác. Trong một số trường hợp, nếu “chém” không khéo, mọi người phát hiện thì cũng không ai dám tin vào người nói nữa…”

B.V (sinh viên năm 1 ĐH Mở) được ba mẹ hứa sẽ thưởng cho chiếc xe máy nếu đậu đại học. Vậy mà V khoe với bạn bè rằng: “Tớ vừa được thưởng chiếc SH và con iPhone, sướng cực. Đi lướt êm ơi là êm, iPhone thì tuyệt thôi rồi…”. Cậu bạn cứ ngồi khoe khoang với bạn bè, nói cứ như thật, nhưng chẳng ai biết được rằng iPhone mà V đang xài là hàng Trung Quốc và chiếc SH là của ba cậu ấy mà thôi.

“Chém gió” để cưa cẩm

Con gái thường bảo sẽ không bao giờ tin những lời đường mật đầy hứa hẹn của con trai. Nhưng nếu gặp phải “cao thủ chém gió”, con gái sẽ rất dễ đổ.

Yến Vy (lớp 11 trường N) chia sẻ: “Cậu ấy rất chân thành và thể hiện sự quan tâm với mình mỗi ngày. Cậu ấy nói chuyện không hề sến và sáo rỗng, mà có vẻ rất chững chạc và am hiểu. Cậu ấy chỉ nói khi cần thiết. Nhưng mình thấy cậu ấy thật tuyệt. Chưa bao giờ mình được gặp một cậu bạn có tính cách thú vị như thế này… Nhưng rồi sau vài cuộc hẹn, mình rất sốc khi phát hiện ra, cậu ấy còn dùng chiêu này cho 2, 3 bạn nữ khác, và nếu ai thích cậu ấy thật sự thì cậu ấy sẽ chọn người đó. Mình thất vọng vô cùng...”

Richy (thành viên một diễn đàn game) bày tỏ: “Bạn Vy đã gặp phải một anh chàng dày dạn kinh nghiệm. Thường thì những tên con trai ăn nói khéo léo rất hấp dẫn các bạn nữ, cộng thêm sự “đứng đắn giả vờ” nữa. Có những anh chàng chẳng có gì thú vị nhưng nói cứ như thật, làm các bạn nữ tưởng rằng họ tài thế này, họ có ưu điểm thế kia… Các chàng trai thật lòng thường ăn nói vụng về chứ không quá khéo đến mức chẳng có nhược điểm. Hãy cẩn thận với những lời nói tuyệt mĩ của các chàng trai, và hãy kiểm chứng nếu có thể. Cứ 10 tên con trai thì hết 7 cậu hay nói sai sự thật rồi!”

Từ vô hại thành có hại

Game (sinh viên năm 1 ĐH Kiến Trúc) có sở thích “chém gió” khi gặp người lạ. Anh chàng khoe với cậu bạn mới quen rằng mình đang làm part-time tại một sân bay, lương tháng 6 triệu (!!!), rồi hỏi cô bạn ngồi kế có cần tìm việc làm thêm không, nếu cần, cậu ta sẽ giới thiệu giùm, rất nhàn hạ và lương khá cao.

Để rồi khi cô bạn hỏi Game về vụ việc làm, anh chàng cứ đưa đẩy rồi lơ luôn. Cô bạn không chịu đựng được thái độ thiếu trách nhiệm, nên giận cậu bạn đến vài tháng. Chuyện “làm part-time ở sân bay” cũng bị bại lộ, vì theo nhiều người tìm hiểu thì chưa bao giờ Game được làm bất cứ vị trí nào trong đó.

Còn V.G (sinh viên năm 1 ĐH Sài Gòn) lại thích “chém gió” trên các diễn đàn. Cậu bạn bảo rằng mình vừa chia tay bạn gái và rồi tâm trạng vẫn rất thoải mái chứ không hề ủ rũ, rồi cậu ấy đưa luôn “bí kíp vượt qua cơn thất tình” và được mọi người hưởng ứng nhiệt liệt. Để rồi bạn gái G vào diễn đàn ấy và nổi giận đùng đùng. Nàng cho biết: “Bọn tớ không hề chia tay! Vậy mà cậu ấy lại lên nói đủ điều và khuyên mọi người cứ như một người từng trải. Nếu hắn năn nỉ, thì mình sẽ giận vài tháng. Còn không, mình sẽ để những gì hắn “chém gió” trở thành sự thật!”

Tạm kết

Nếu “chém gió” mà có ích, hoặc chỉ để mua vui, thì có thể “múa may” tùy thích. Nhưng nếu những lời nói không thật bỗng chốc gây hại hoặc ảnh hưởng xấu đến những người khác, thì hậu quả khôn lường. Con trai nên biết cách bốc phét vào những tình huống, hoàn cảnh thích hợp. 


CHẾT TIÊU,MÌNH HAY CHÉM GIÓ,PHẢI SUY NGHĨ LẠI CHO RỒI




  
Phong Độ là nhất thời, nhưng Đẳng Cấp thì mãi mãi



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024