Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/01/2010 15:01 # 1
[L]a[D]e
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 5/30 (17%)
Kĩ năng: 25/30 (83%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 35
Được cảm ơn: 55
học thư pháp: bài 4 Ráp chữ - đây là bước hoàn thiện một bức thư pháp


Bài 4: CÁCH RÁP CHỮ VÀ BỐ CỤC
I. Cách ráp vần
_ Tâp ráp vần đơn tự: đơn tự có nhiều chữ hay, cô động, súc tích và hàm chứa nhiều ý nghĩa thâm sâu để càng xem càng ngẫm nghĩ càng vỡ ra nhiều điều hay lẽ phải. Ví dụ: Tâm, Nhẫn, Thiền, Đạo, Phúc, Đức,…
_ Tập ráp vần đa tự: từ 2 chữ trở lên. Có thể là khổ thơ, câu đối, ca dao tục ngữ, danh ngôn,…
II. Bố cục
* Cách trình bày một bức thư pháp (chương pháp)

1. Dạng thư pháp hình chữ nhật đứng:
Đây là dạng hình để trình bày thư pháp phổ biến xưa nay. Dạng này thường chọn khổ giấy có chiều dài ít nhất bằng hai lần chiều rộng (Trung đường). Nếu viết hai bức hình chữ nhật song song nhau có viết câu đối gọi là đối liên. Đôi khi một bức thư họa ở dạng trung đường được đặt giữa 2 bức đối liên treo trên tường. Hoặc người viết thể hiện 2 vế đối ở dạng trung đường


2. Dạng hình chữ nhật nằm ngang: khổ giấy chiều dài ít nhất gấp đôi chiều rộng, được gọi là hoành phúc hay hoành phi



3. Dạng hình vuông: gọi là đẩu phương


4. Dạng hình tròn: gọi là viên xuân. Dạng này ta thường thấy những bức thư pháp được thể hiện trên các dĩa tráng men, trông rất đẹp mắt.



5. Dạng hình quạt: dang này ít phổ biến trong thư pháp chữ Việt. Khi thể hiện thư pháp ở dạng này bố cục sẽ khó cân đối. Dạng hình quạt được gọi là phiến diện


Thủ quyển gồm nhiều bộ phận với các thuật ngữ nhà nghề như sau: (1 & 2) sợi dây treo, từ gút dây toả ra hai râu gọi là (1) ti đái 絲帶, phần dây treo gọi là (2) điếu thằng 吊繩; (3) thượng can上杆 (trục nhỏ trên, không nhô đầu trục ra); (4) kinh yến 驚燕 (hai dải lụa, phất phơ trước gió, vừa phủi bụi vừa làm sinh động, nên gọi là «chim én run sợ»: kinh yến); (5) thiên đầu 天頭 (đầu hướng lên trời); (6) địa đầu 地頭 (đầu hướng xuống đất); (7) thượng cách thủy 上隔水 và (11) hạ cách thủy 下隔水 là hai mảng trống ngăn cách; (8) thi đường 詩堂 (phần đề thơ); (9) biên ; (10) họa tâm 畫心 (phần trung tâm của bức thư hoạ); (12) trục can 軸杆 (trục chính, to hơn thượng trục) nhô ra hai đầu gọi là (13) trục đầu 軸頭. Mầu sắc các phần phải khác biệt và đối ứng nhau, như biên và thiên đầu, địa đầu phải cùng màu; thượng cách thuỷ và hạ cách thuỷ phải cùng màu, khác với màu biên. Màu sắc các phần phải hài hoà, không chỏi nhau.
Lưu y: Dù ở dạng bố cục nào, yêu cầu về cách trình bày thư pháp cũng phải mang tính cân đối, hài hòa bố cục. Để viết đẹp, người viết có thể phối chữ với nhau giữa chữ to, chữ nhỏ, chữ dài, chữ ngắn,…Với những chữ cần nhấn manh ý niệm thì có thể viết to và đậm. Hiện nay, nhiều người sáng tạo tạo nên bố cục đẹp nhờ phối chữ khéo léo tài tình.

III. Một số lỗi thường gặp khi thực hành thư pháp chữ Việt
_ Lỗi về bố cục
+ Người viết không ước lượng trước vị trí chữ nên chữ chiếm hết không gian mặt giay, không có khoảng trống, làm người xem ngợp chữ.
+ Người viết không ước lượng vị trí biên nên bố cục thường bị lệch trái hoặc phải, phía trên, phía dưới một cách vô ý, không cân đối.
+ Người viết chữ không được ngay ngắn.
+ Khoảng cách giữa các hàng dày thưa không đều nhau
+ Người viết xuống hàng không hợp lý
+ Bố cục chữ không hợp lý theo cách đọc người Việt, gây khó hiểu.

_ Lỗi về nét chữ
+ Chữ bị run do viết chậm, chưa quen tay
+ Chữ bị nghiêng không theo ý người viết (lúc viết thẳng, lúc viết nghiêng)
+ Chữ khó đọc do có nhiều nét thừa hoặc thiếu nét
+ Một số ký tự viết giống nhau tao nên nghĩa khác (chữ “g” viết giống chữ “p”, chữ “n” giống chữ “h” chữ “c” giống “l”,…)
+ Chữ viết bị chồng lên hàng trên hoặc hàng dưới gây khó đọc thiếu thẩm mỹ,…

_ Lỗi về nội dung:
+ Nội dung viết không chính xác, gây ra sự lạc nghĩa hoặc không có ý nghĩa.
Ví dụ : Câu đúng : “Trăm năm trong cõi người ta” viết nhầm thành “Trăm năm trăm cõi người ta”.
+ Sai chính tả, quy tắc văn phạm tiếng Việt
+ Nội dung quá tầm thường do cạn ý
+ Nội dung quá bí hiểm không hiểu
+ Ghi nhầm tên tác giả hoặc xuất xứ nội dung
+ Nội dung chưa được phép lưu hành



Dowload Giáo trình học Thư Pháp


Biên soạn: Lê Hải
Tổng số trang: 33
Links dowload: Click vào đây để tải về

Chúc các bạn học tốt nha! mau mau trở thành ông đồ nhá
viết chữ nào đẹp post lên cho anh em xem với




 


Được chỉnh sửa bởi [L]a[D]e vì:bổ sung
Các thành viên đã Thank [L]a[D]e vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024