Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/07/2010 10:07 # 1
BigZero
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 78/110 (71%)
Kĩ năng: 49/90 (54%)
Ngày gia nhập: 05/01/2010
Bài gởi: 628
Được cảm ơn: 409
Ngày xưa...! ( Phan Thanh Bình)



Ngày xưa, anh là một trong nhưng niềm tự hào lớn của bóng đá Đồng Tháp. Ngày xưa, anh luôn được ông Alfred Riedl - HLV trưởng U23 Việt Nam “book” sẵn một suất đá chính trên hàng công, khiến cho nhiều đồng đội “nói đểu” anh là “con nuôi” của ông Riedl. Ngày xưa, anh có cả một quãng thời gian và một bảng thành tích để có thể tự hào với chính mình và những đồng đội.




Ngày ấy, khi cái đầu của anh “mọc” ra ở đúng những phút cuối cùng trong trận bán kết SEA Games 22 trên sân Mỹ Đình, giúp U.23 Việt Nam lách qua khe cửa hẹp để lọt vào chung kết, thì cả nước nhìn vào anh như một “người hùng”. Nhưng khác với những “người hùng” khác, bao giờ cũng vậy: anh bẽn lẽn, nhỏ nhẹ và luôn hạn chế đến mức tối đa việc nói về mình. Vậy nên đối với những người lạ, trong đó có cả những phóng viên, cái tên anh như hiện thân của một cái gì đó ngọt ngào, dễ coi. Thế nhưng đối với những ai đã coi là bạn, và đã gần mình thì anh không ngại ngần trút bầu tâm sự.

Và từ những lời tâm sự như thế, người nghe mới hiểu rằng tất cả những gì anh có được đều bắt nguồn từ cái tên Đồng Tháp. Hồi còn là một cầu thủ năng khiếu, đi nhặt bóng cho các anh lớn ở Đồng Tháp bấy giờ như Trịnh Tấn Thành, Huỳnh Quốc Cường… anh luôn có một khát khao cháy bỏng là có một lần được khoác áo đội 1 Đồng Tháp như những bậc đàn anh. Hồi ấy, đời sống bóng đá của anh và những đồng đội ở tuyến trẻ nghèo đến nỗi cứ hễ nhìn thấy món gì “ngon ngon” là đã cồn cào gan ruột. Trong lứa trẻ của anh, có một cầu thủ vì là con một “sếp” lớn nên sinh hoạt theo dạng “công tử”. Thế là anh và các đồng đội có lần đã “tấn công” phòng ở cậu “công tử” này chỉ với một mục đích duy nhất là mở tủ lạnh ra, xem còn có bất cứ món gì là chén cho bằng sạch.

Tiền đạo Phan Thanh Bình chỉ còn là cái bóng của chính mình - Ảnh: Minh Tuấn

Những ngày tháng nghèo khó nhưng đầy nghị lực và khát vọng đã nuôi nấng anh thành người. Và cũng chính vì những ngày tháng ấy mà sau này, khi đã “nổi danh” và đã có chút ít tiếng tăm thì anh không bao giờ cho mình cái quyền tự mãn như một số “ông sao” cùng trang lứa. Thế nên phong độ có lúc lên lúc xuống theo thời điểm, nhưng nhìn chung thì người ta luôn nhìn thấy ở anh một sự bền bỉ, chịu thương chịu khó. Nhờ thế mà anh luôn có mặt trong cả U.23 QG lẫn ĐTQG và luôn được người hâm mộ đặt lên vai rất nhiều hy vọng….

Những nấc thang của sự nghiệp cứ thế đi lên. Và trong suy nghĩ của anh thì nó sẽ còn lên nữa sau khi anh quyết định từ bỏ cái nôi Đồng Tháp để lên phố Núi Pleiku. Về mặt danh nghĩa thì quả đúng là HAGL tiếng tăm, giàu có và tham vọng hơn nhiều so với một Đồng Tháp mà lúc bấy giờ luôn sống trong cảnh “chạy cơm từng bữa”. Thế nên nào chỉ riêng anh, ai cũng nghĩ rằng ở HAGL, thì một cầu thủ danh tiếng như anh mới có thể phát huy tất cả tiềm lực của mình. Nào có ngờ đâu, ở ngôi nhà mới, anh cô đơn cả trong sinh hoạt lẫn trên sân bóng. Và khi sự cô đơn không được khỏa lấp bằng những bàn thắng như mong mỏi thì đã có những buổi chiều, anh ngồi ở khu huấn luyện Hàm Rồng, nhìn ra rừng cao su phía trước mà lởn vởn nghĩ về một cuộc “đào thoát khỏi Gia Lai”.

Rốt cuộc thì anh cũng “đào thoát” thật. Và đấy lại là một lần mà người ta hy vọng anh rồi sẽ tìm lại chính mình. Hy vọng thế là bởi trước anh, một cầu thủ nổi danh khác là Huỳnh Kesley Alves khi lên phố Núi cũng lập tức đánh mất mình, để rồi khi xuống Núi là lập tức tìm lại móng vuốt xưa. Nhưng bây giờ tất cả mới vỡ lẽ: Anh không phải là Kesley Alves. Cho nên ngay cả khi bỏ phố Núi như Kesley Alves để về môi trường mới, anh vẫn chưa thể là chính mình. Mà không những vậy, bây giờ mỗi lần anh vào sân là một lần người ta lại thi nhau la ó. Và đây đó trên khán đài đã có những lời than vãn theo kiểu: “Hãy tống cổ hắn khỏi mảnh đất này”.

Điều gì thực sự đang xảy ra? Phải chăng sau khi lấy vợ, và sau khi quen ngồi trên xế hộp, và quen đứng trước những chiếc camera quảng cáo thì anh đã đánh mất khát vọng chơi bóng và bản năng chơi bóng của chính mình? Hay là anh đã đi tới độ tuổi giới hạn của sự phát triển - cái độ tuổi tất yếu phải xảy ra trong hoạt động thể thao?

Nhưng mà anh mới 24 tuổi (ít ra là trên giấy tờ) phải không nào, Phan Thanh Bình?

Theo BaoBongDa.com.vn


Đợi chờ....!

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024