Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
01/03/2021 17:03 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 207/400 (52%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8007
Được cảm ơn: 2114
Những quy tắc trọng âm giúp nói tiếng Anh chính xác


Với tính từ, danh từ hai âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm đầu tiên. Ngược lại, trọng âm đa số ở âm thứ hai trong động từ hai âm tiết.

Trong tiếng Anh, trọng âm là âm tiết được phát âm mạnh hoặc kéo dài hơn một chút so với các âm còn lại trong một từ có hai âm tiết trở lên. Ví dụ, "beautiful" (xinh đẹp) có ba âm tiết /BEAU-ti-ful/ nhưng chỉ có "beau" được nhấn mạnh.

Vậy tại sao trọng âm trong tiếng Anh lại quan trọng? Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy xem ví dụ sau: "Dessert is my favorite thing!" (Bánh ngọt là món ăn yêu thích của tôi). Tuy nhiên, người nghe lại phản ứng một cách thảng thốt "Why? It’s just sand and has no life. It could also be dangerous!" (Tại sao? Nó chỉ có cát và không thể ăn. Việc đó có thể gây nguy hiểm). Lý do dẫn đến sự nhầm lẫn là người nói nhấn sai trọng âm, từ "dessert" (bánh ngọt) sẽ bị nghe thành "desert" (sa mạc).

Nắm chắc trọng âm của từ là nhiệm vụ quan trọng để giỏi tiếng Anh. Dưới đây là một vài quy tắc bạn có thể tham khảo (âm nhận trọng âm sẽ được viết in hoa).

Danh từ và tính từ có hai âm tiết

Khi danh từ hoặc tính từ có hai âm tiết, trọng tâm đa số rơi vào âm tiết đầu tiên. Ví dụ: "table" /TA-ble/ (cái bàn), "scissors" /SCI-ssors/ (cái kéo), "pretty" /PRE-tty/ (xinh đẹp, đáng yêu), "clever" /CLE-ver/ (thông minh).

Tuy nhiên, quy tắc vẫn có ngoại lệ với những từ được mượn từ ngôn ngữ khác hoặc một số từ bất quy tắc. Những từ này không còn cách nào khác là phải học thuộc. Chẳng hạn "hotel" /ho-TEL/ (khách sạn), "extreme" /ex-TREME/ (cực độ, tột cùng), "concise" /con-CISE/ (ngắn gọn, súc tích).

Động từ và giới từ có hai âm tiết

Ngược lại với tính từ và danh từ, động từ và trạng từ hai âm tiết thường có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Ví dụ "export" /ex-PORT/ (xuất khẩu), "aside" /a-SIDE/ (ngay cạnh), "between" /be-TWEEN/ (ở giữa).

Những từ vừa là động từ, vừa là danh từ

Trong tiếng Anh, một số từ thuộc cả hai từ loại danh từ và động từ. Khi đó, dựa vào cách phát âm, bạn có thể xác định nó đang ở loại nào. Với danh từ, trọng âm ở âm tiết thứ nhất còn động từ có trọng âm ở âm tiết thứ hai. Đây cũng là cách phân biệt của một số từ có cách viết gần giống nhau (như "dessert" và "desert" ở ví dụ đầu bài).

Chẳng hạn, "present" /PRE-sent/ (món quà) và "present"/pre-SENT/ (trình bày); "suspect" /SU-spect/ (nghi phạm) và "suspect" /su-SPECT/ (đáng nghi).

Tuy nhiên, từ "respect" (tôn trọng) là một trong những ngoại lệ, trọng âm ở âm tiết thứ hai với cả động từ và danh từ.

Ảnh: Shutterstock
 

Ảnh: Shutterstock

Các từ có ba âm tiết, kết thúc bằng "er" và "ly"

Với những từ này, trọng âm thường ở âm tiết đầu tiên. Ví dụ "orderly" /OR-der-ly/ (ngăn nắp), "quitetly" /QUI-et-ly/ (thanh bình, yên ả).

Các từ kết thúc bằng "ic", "sion" và "tion"

Khi kết thúc bằng ba âm này, trọng âm của từ thường nằm ở âm tiết ngay trước chúng, hay còn gọi là âm tiết thứ hai từ dưới lên.

Chẳng hạn: "Creation" /cre-A-tion/ (sự sáng tạo), commission /com-MI-tion/ (nhiệm vụ, mệnh lệnh), "photographic" /pho-to-GRA-phic/ (ảnh).

Các từ kết thúc bằng "cy", "ty", "phy", "gy" và "al"

Với những từ này, trọng âm nằm ở âm tiết thứ ba từ dưới lên. Bạn chỉ cần đếm ngược âm tiết thứ ba đó và nhấn mạnh hơn khi nói.

Ví dụ: "democracy" /de-MO-cra-cy/ (nền dân chủ), "photography" /pho-TO-gra-phy/ (nhiếp ảnh), "logical" /LO-gi-cal/ (logic), "commodity" /com-MO-di-ty/ (hàng hóa), "psychology" /psy-CHO-lo-gy/ (tâm lý học).

Danh từ ghép

Danh từ ghép được tạo thành từ hai hoặc nhiều từ có sẵn. Thông thường, trọng âm của danh từ ghép nằm ở danh từ đầu tiên.

Chẳng hạn: "Football" /FOOT-ball/ (bóng đá), "keyboard" /KEY-board/ (bàn phím).

Động từ và tính từ ghép

Tương tự, động từ ghép được nối với nhau bằng hai động từ trở lên, viết liền nhau, còn giữa các từ tạo nên tính từ ghép sẽ có dấu gạch nối. Với những từ này, trọng âm nằm ở từ thứ hai. Bạn cần lưu ý, từ thứ hai, không phải âm tiết thứ hai.

Ví dụ: "old-fashioned" /old-FA-shioned/ (lỗi mốt), "understand" /un-der-STAND/ (hiểu).

Thanh Hằng (Theo FuentU)

Theo: vnexpress.net



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024