Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/11/2017 20:11 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 197/400 (49%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7997
Được cảm ơn: 2114
[Fshare]Đồ án Thiết kế công tắc tơ điện một chiều


Lời nói đầu Hiện nay với sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp nông nghiệp nên việc sử dụng sản phẩm khoa học, kỹ thuật là rất quan trọng . Chính nhờ sự ứng dụng đó mà thúc đẩy nền kinh tế cho mỗi quốc gia và trên toàn thế giới, đồng thời chúng cũng góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất lao động, phục vụ đời sống sinh hoạt hành ngày của con người, không nhưng thế chúng còn thay thế và làm việc ở những môi trường không có lợi cho con người và việc làm với tính chính xác cao. Với việc ưu điểm như vậy nên việc sử dụng khí cụ điện trong các nghành tăng lên không ngừng. Mặt khác, các khí cụ điện ngày càng được cải tiến và hoàn thiện, đồng thời việc nhiên cứu, chế tạo ra những khí cụ điện là rất cần thiết cho mỗi sinh viên. Trong thời gian vừa qua, được sự quan tâm hướng dẫn của thầy cô giáo em đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của môn học này .Với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Tiến Tôn em đã hoàn thành đồ án môn học này đúng thời gian quy định và làm đúng nội dung yêu cầu . em xin chân thành cảm ơn . Phần I : sơ lược về công tắc tơ một chiều

I . khái quát và công dụng : Công tắc tơ một chiều là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt từ xa hoặc bằng nút ấn các mạch điện lực có phụ tải. Công tắc tơ điện một chiều dùng để đổi nối các mạch điện một chiều, nam châm điện của nó là nam châm điện một chiều. Công tắc tơ một chiều có các bộ phận chính như sau : - Mạch vòng dẫn điện ( gồm đầu nối, thanh dẫn, tiếp điểm ) - Hệ thống dập hồ quang. - Các cơ cấu trung gian - Nam châm điện - Các chi tiết và các cụm cách điện - Các chi tiết kết cấu , vỏ II . yêu cầu chung đối với công tắc tơ điện một chiều.

II. 1. yêu cầu về kỹ thuật. Đảm bảo độ bền nhiệt của các chi tiết, bộ phận khi làm việc ở chế độ sử dụng cố và định mức. Đảm bảo độ bền cuả các chi tiết bộ phận cách và khoảng cách điện khi làm việc với điện áp cực đại, kéo dài và trong điều kiện của môi trường xung quanh ( như mưa , bụi ) cũng như khi có điện áp nội bộ hoặc quá điện do khí quyển gây ra. Độ bền cơ tính chịu mòn của các bộ phận khí cụ điện trong thời gian giới hạn số lần thao tác thiết kế, thời hạn làm việc ở chế độ định mức và chế độ sự cố. Đảm bảo khả năng đóng ngắt ở chế độ định mức và chế độ sử cố, độ bền thông điện của các chi tiết, bộ phận. Có kết cấu đơn giản, khối lượng và kích thước bé.

II. 2 . Yêu cầu về vận hành. Có độ tin cậy cao, tuổi thọ lớn, thời gian sử dụng lâu dài .Đơn giản trong chế tác, dễ thao tác thay thế và sửa chữa phí tổn cho vận hành, tiêu tốn năng lượng ít

II. 3 Yêu cầu về kinh tế, xã hội Giá thành hạ tạo điều kiện dễ dàng thuận tiện cho người vận hành, đảm bảo an toàn trong lắp ráp và sửa chữa, có hình dáng và kết cấu phù hợp, vốn đầu tư cho chế tạo và lắp ráp ít.

 

 

 

 

LINK DOWN: http://www.fshare.vn/file/HUNDMPEKG9N6

Nguồn: luanvan.co



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024