Trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng, bên cạnh việc xem xét sơ yếu lý lịch, hỏi những câu thông thường về trình độ học vấn, kinh nghiệm hay mức lương mong muốn,… không ít nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi tình huống để thử thách ứng viên. Câu hỏi tình huống này được đưa ra nhằm giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên một cách chính xác nhất. Từ các câu hỏi tình huống, nhà tuyển dụng có thể dựa trên cách trả lời, xử lý của ứng viên để kiểm tra được phản xạ, tính cách thật cũng như thái độ, kỹ năng của ứng viên.
Các câu hỏi tình huống được nhà tuyển dụng đưa ra phần lớn là những câu hỏi mở “hóc búa”, thậm chí có câu còn không có đáp án hay cách xử lý đúng, sai. Trường hợp gặp câu hỏi tình huống của một ứng viên dưới đây là một điển hình.
Một thanh niên đã đi nghỉ làm được nửa năm, trước áp lực của gia đình và họ hàng, người này phải tìm một vài công ty trên mạng và nộp hồ sơ xin việc. Sau khoảng thời gian tìm kiếm, anh chàng đã được một công ty liên lạc và thông báo hẹn lịch đi phỏng vấn.
Sau khi kiểm tra lại kỹ công ty này, anh chàng mới biết đây chính là công ty đối thủ của công ty cũ. Nhưng mức lương, chế độ của công ty này tương đối ổn nên sau khi suy nghĩ, cân nhắc kỹ càng, anh vẫn quyết định đến công ty này để phỏng vấn.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện trong một phòng họp nhỏ, và người phỏng vấn là một người đàn ông trung niên. Sau một vài câu chào hỏi đơn giản, người phỏng vấn bắt đầu xem sơ yếu lý lịch của anh chàng với nét mặt đắn đo. Có lẽ, người phỏng vấn đã nhận ra thanh niên này đã từng làm việc cho công ty đối thủ của họ. Nhà tuyển dụng có vẻ như không hài lòng lắm sau khi xem hồ sơ của anh chàng.
Nam thanh niên kể lại, anh cũng không quá bận tâm về vấn đề này. Sau khi xem xét lại hồ sơ, người phỏng vấn nói: “Bạn đã từng làm việc ở công ty XX, tại sao bạn lại nhảy việc, chọn sang công ty chúng tôi?”.
Ứng viên này đáp: “Thực ra đây không được coi là nhảy việc, ông chủ của công ty trước đối xử với nhân viên quá khắt khe, tôi nhận ra mình không có hy vọng phát triển khi làm việc ở công ty cũ. Lần này, tôi quyết định ứng tuyển vào công ty với mong muốn được phát huy năng lực cũng như có cơ hội nâng cao giá trị bản thân”.
Người phỏng vấn sau khi nghe xong gật đầu rồi nói: “Bạn đã từng làm công việc này và có kinh nghiệm làm việc nên chắc không có vấn đề gì”.
Khi tôi định nói lời cảm ơn, người phỏng vấn lại tiếp tục nói: “Bạn có thể xuống cửa hàng tiện lợi bên dưới công ty và mua một chai nước cho tôi được không? Nhớ mua nước lạnh nhé!”.
Sau khi nghe điều này, tôi lập tức đứng dậy với vẻ mặt nghiêm túc và nói: “Vị trí mà tôi ứng tuyển ở quý công ty không phải là đi mang trà hay rót nước. Tôi cũng chưa phải là nhân viên của công ty anh, tôi hy vọng anh có thể tôn trọng tôi”.
Nói xong, nam ứng viên xoay người rời đi. Khi chứng kiến cách xử lý này của anh chàng, người phỏng vấn lập tức chạy ra phía cửa, ngăn cản nam ứng viên ra về và nói: “Xin chúc mừng, bạn đã được công ty chúng tôi tuyển dụng”.
“Từ cách xử lý này, tôi thấy rằng bạn không phải do "đối thủ cạnh tranh" của chúng tôi cử đến. Đặc biệt, chúng tôi cần và coi trọng một người có chính kiến như bạn. Thứ lỗi cho tôi khi đưa ra yêu cầu này với bạn, nhưng trong tình huống này, chỉ cần bạn ngoan ngoãn đi mua nước, nói không chừng tôi sẽ thật sự đánh trượt bạn trong vòng phỏng vấn này”, nhà tuyển dụng giải thích.
Sở dĩ nhà tuyển dụng đặt hỏi này nhằm kiểm tra thái độ và phản ứng của nam ứng viên. Nhờ cách xử lý dứt khoát, có chính kiến này, anh chàng đã trúng tuyển vào công ty.
Đối với mỗi công ty, một nhân viên có năng lực, thẳng thắn, có chính kiến và hành động dứt khoát chắc chắn sẽ chiếm được vị trí quan trọng hơn nhiều so với những người thiếu chính kiến, “cấp trên bảo gì làm nấy”. Còn nếu là bạn, trong trường hợp đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng nhờ bạn đi mua nước như anh ứng viên trên, bạn sẽ có cách xử lý tình huống này thế nào?