Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/03/2023 18:03 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 41 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 232/410 (57%)
Kĩ năng: 68/210 (32%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8432
Được cảm ơn: 2168
Sếp hỏi "bạn sẽ quyên góp bao nhiêu cho một đồng nghiệp bị ốm nặng", ứng viên trẻ quay đầu bỏ đi khiến ông chủ không nói nên lời


Sếp hỏi "bạn sẽ quyên góp bao nhiêu cho một đồng nghiệp bị ốm nặng", ứng viên trẻ quay đầu bỏ đi khiến ông chủ không nói nên lời

Bạn sẵn lòng quyên góp bao nhiêu tiền để hỗ trợ một đồng nghiệp? Câu trả lời chắc không dễ đối với nhiều người.

 

Trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng, lãnh đạo thường đưa ra 5 loại câu hỏi về khả năng chịu áp lực, lập kế hoạch, kiểm tra chuyên môn và ứng xử của ứng viên. Không ít công ty nghĩ ra các mánh khóe kỳ lạ để thử tài và cách ứng biến của người mới.

Cách đây không lâu, ông chủ Triệu của một công ty đã trực tiếp tham gia một cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Vì công ty rất coi trọng sự gắn kết và đồng cảm của nhân viên, ông Triệu đưa ra một tình huống cho các nhân viên: Nếu một đồng nghiệp trong công ty bị bệnh ung thư, hoàn cảnh gia đình khá khó khăn. Công đoàn kêu gọi mọi người cùng chung tay đóng góp hỗ trợ, bạn sẵn sàng đóng góp bao nhiêu?

Sếp hỏi bạn sẽ quyên góp bao nhiêu cho một đồng nghiệp bị ốm nặng, ứng viên trẻ quay đầu bỏ đi khiến ông chủ không nói nên lời - Ảnh 1.

Trần Thanh, ứng viên đã có 3 năm kinh nghiệm làm việc, nhảy việc 2 lần xung phong trả lời trước. Cô trả lời rất đơn giản: Quyên góp cho đồng nghiệp là tự nguyện. Hầu hết mọi người không thoải mái với sự ép buộc của cấp trên. Nếu người đồng nghiệp bị bệnh thân quen với tôi, không cần công ty đứng ra kêu gọi, tôi nhất định sẽ hỗ trợ. Số tiền tôi hỗ trợ sẽ phụ thuộc vào điều kiện cả cá nhân tôi. Nếu lúc đó dư giả tôi sẽ hỗ trợ 2 -3 triệu đồng, còn nếu đang khó khăn tôi sẽ hộ trợ 500 – 1 triệu đồng. Và tôi sẽ tự mình tới thăm hỏi đồng nghiệp, từ chối việc đi thăm theo đám đông.

Lê Hải, một ứng viên 30 tuổi, đã có 2 năm kinh nghiệm làm việc và nhảy việc lần thứ 3. Anh trình bày: Tôi không biết quý công ty muốn điều tra điều gì sau câu hỏi này. Nhưng xuất phát từ trái tim và tấm lòng của mình, tôi có quan điểm rõ ràng: Đồng nghiệp quen biết tôi sẽ quyên góp, đồng nghiệp chưa quen, chưa từng nói chuyện chung tôi sẽ không quyên góp. Điều này không liên quan tới việc tôi có trái tim nhân hậu hay không, cũng không phải tôi tiếc tiền.

Thực tế, với người bị bệnh ung thư, chi phí điều trị bệnh rất lớn, dù có quyên góp được chút tiền cũng như muối bỏ bể. Đồng nghiệp trong công ty góp chút tiền hỗ trợ cũng chỉ để lương tâm được yên ổn vài ngày. Thực tế, đây là vấn đề về cơ chế, tại sao công ty không xây dựng cơ chế bảo hiểm hợp lý để nhân viên có điều kiện khám chữa bệnh?

Sếp hỏi bạn sẽ quyên góp bao nhiêu cho một đồng nghiệp bị ốm nặng, ứng viên trẻ quay đầu bỏ đi khiến ông chủ không nói nên lời - Ảnh 2.

Ứng viên thứ 3 là Như Hoa, một cô gái 22 tuổi, lần đầu đi xin việc, chưa từng có kinh nghiệm gì rụt rè trả lời: "Khi còn học đại học, tôi cũng thường gặp các tình huống quyên góp hỗ trợ cộng đồng. Mỗi năm vài lần các hội nhóm tôi tham gia kêu gọi quyên góp tiền, không biết tiền có đến đúng nơi hay không.

Khi đó vẫn còn đi học, tôi thường góp 1 chút tiền khoảng 50 nghìn đồng để ủng hộ, và cũng là để lòng an ổn. Tôi chưa gặp phải tình huống quyên góp tiền hỗ trợ đồng nghiệp bao giờ, cũng không biết xử trí ra sao. Tôi không có nhiều để ủng hộ, cũng không muốn vi phạm lòng tốt của mình. Tôi mong rằng đơn vị tổ chức cơ chế tốt hơn, để nhân viên không phải lăn tăn những chuyện này.

Tôi nghĩ, cách tốt nhất để kêu gọi sự hỗ trợ của mọi người là để một thùng quyên góp ở giữa phòng, ai có lòng thì có thể quyên góp tùy tâm. Không công khai thông tin, danh sách. Lòng tốt chỉ nên để lại trong trái tim mỗi người, đừng lấy nó ra so sáng, bàn tán. Những người quyên góp vài triệu, chưa chắc đã thực lòng thương xót, đồng cảm nhiều hơn so với những người góp 100 nghìn đồng. Và những người không quyên góp cũng không hẳn là những người không có trái tim yêu thương…".

"Ứng viên trẻ tuổi nói thêm, tôi chỉ bày tỏ quan điểm của mình dựa trên sự thật. Tôi muốn mượn chuyện này để nịnh nọt ai. Còn việc ban tuyển dụng đưa ra câu hỏi này để đo lòng tốt của tôi, làm 1 tiêu chí để tuyển dụng, tôi xin phép từ chối. Tôi có thể rời cuộc phỏng vấn tại đây!".

Ông Triệu nghe câu trả lời xong liền đăm chiêu, suy nghĩ hồi lâu và thông báo kết quả tuyển dụng sẽ được thông báo sau.

Thực tế, lòng tốt không nên được đong đếm bằng vật chất. Tất cả lòng tốt đều xuất phát từ trái tim, và đôi khi nó thực sự không liên quan gì đến thế giới bên ngoài, dù là hình thức và số lượng thế nào.

Lưu Ly

Theo Thể thao & văn hoá



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024