Tại sao có những CV nhà tuyển dụng chỉ lướt qua vài chục giây là bỏ qua, và có những CV khiến người ta phải đọc đi đọc lại vì quan tâm? Hãy ‘chuẩn chỉ’ ngay từ tâm thế khi viết CV để trở thành ứng viên sáng giá.
CareerBuilder hé lộ một số bước mà các ứng viên thành công tạo nên chiếc CV truyền cảm hứng đến mức các nhà tuyển dụng muốn nhấc máy gọi ngay.
Bạn phải tự tin trước khi muốn người khác tin vào mình
Đầu tiên, hãy thật lòng: khi đọc CV của chính mình, bạn có thấy vui - hấp dẫn - tò mò không? Bạn có thấy mình chính là một nhân viên giá trị mà công ty nào có được thì thật may mắn? Nếu chính mình đọc lên còn thấy chán thì bạn nên điều chỉnh CV ngay. Đó nên là một bản CV có thể truyền cảm hứng và khiến các nhà tuyển dụng phải gọi ngay để hẹn gặp sau khi đọc được.
Bạn có tin chính mình không?
Trước khi bạn bắt tay vào làm, hãy tự hỏi: bạn có hào hứng giới thiệu bản thân với thế giới không? Bạn không thể ‘chào giá’ chính mình một cách hiệu quả nếu chính bạn không tin vào giá trị của bản thân. Sự khiêm tốn không có ích gì trong việc viết CV.
Để học cách tin vào chính mình, bạn cần tập trung vào những mặt tích cực của bản thân, điểm lại những thành tích trong sự nghiệp: bạn đã đi được bao xa từ xuất phát điểm ban đầu, bạn đã vượt qua những dấu mốc - trở ngại nào và đóng góp của bạn đối với công ty cũ, đồng nghiệp và những người xung quanh ra sao? Câu chuyện của bạn phải truyền được ít nhiều cảm hứng cho chính bạn.
Quan trọng là bạn phải thấy hài lòng với chính mình trước khi truyền cảm hứng tương tự cho các nhà tuyển dụng.
Tái hiện bảng thành tích
Hãy gạch đầu dòng những thành tích đáng tự hào, những đặc điểm tích cực, những bình luận đáng nhớ từ sếp cũ, đồng nghiệp, khách hàng... Đây mới chỉ là bản thống kê cá nhân, nên hãy tự do thể hiện sự tự hào, tự tin nói về điểm mạnh và giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty tuyển dụng.
Hãy để các năng lực mà bạn vốn có được tỏa sáng trong CV
Đó đơn giản là một file trình bày mà bạn có thể cập nhật liên tục, trong đó có tất cả thành tích, các kết quả được ghi nhận cho thấy đóng góp của bạn ở mỗi vai trò. Ví dụ:
- Sản phẩm/ chiến dịch/ chương trình đã thực hiện thành công kèm đường link (vẫn hiển thị công khai) hoặc hình ảnh thực tế
- Nhận xét tích cực từ quản lý, đồng nghiệp hoặc khách hàng
- Bằng cấp, thành tích, chứng chỉ có chứng nhận…
Truyền cảm hứng vào CV
Đây chính là bước tạo ra một câu chuyện hấp dẫn về một ứng viên có kinh nghiệm và thành tích mà nhà tuyển dụng muốn thấy.
- Chọn ra những thông tin quan trọng nhất từ bảng thành tích cá nhân, có thể bao gồm cả công việc tình nguyện, miễn là bạn cảm thấy chúng thể hiện tốt nhất giá trị bản thân.
- Đảm bảo rằng thành tích đó thể hiện những thế mạnh và năng lực của bạn. Ví dụ: đội trưởng đội thuyền rồng của tập đoàn đòi hỏi khả năng lãnh đạo đội nhóm và sắp xếp thời gian, nguồn lực.
- Cân nhắc thành tích nào làm nổi bật giá trị của bạn như là một nhân viên sáng giá và bổ sung các thông số để chứng minh. Ví dụ: Đã đề xuất phương án tiếp cận khách hàng mới giúp doanh số tăng 20%.
- Kiểm tra lại toàn bộ CV, từ tóm tắt, kỹ năng đến kinh nghiệm làm việc… để đảm bảo rằng mỗi câu chữ đều mang đến thông tin, hấp dẫn và truyền cảm hứng.
- Thử cho những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề đọc xem họ có thấy hấp dẫn và muốn thuê bạn không.
Mẹo bổ sung
Một số ngành nghề bắt buộc phải có portfolio như thiết kế, sáng tạo, marketing… nhưng kể cả ngành của bạn không bắt buộc, thì việc tạo một bảng thành tích dạng như portfolio cũng có ích ít nhiều. Bạn có thể share đến nhà tuyển dụng như dẫn chứng đi kèm.
Trường hợp bạn chưa biết làm một CV đầy đủ các yếu tố kiểu mẫu là như thế nào, hãy kiểm tra các mẫu CV chuyên nghiệp được nhà tuyển dụng yêu thích trên CVHay. Nhưng điều quan trọng là cảm hứng của bạn khi viết CV phải truyền được đến nhà tuyển dụng, qua những thao tác ở trên.
Nguồn ảnh: Pexels