Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/04/2022 17:04 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 41 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 232/410 (57%)
Kĩ năng: 68/210 (32%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8432
Được cảm ơn: 2168
Câu hỏi phỏng vấn: "Đồng nghiệp ngồi cạnh bị "viêm cánh", bạn sẽ làm gì?" - Ứng viên trả lời quá tinh tế, sếp phải vỗ tay khen


Đa số các chuyên gia ngày này đều đồng tình ý kiến: Một sự nghiệp thành công dựa trên trí tuệ cảm xúc (EQ) nhiều hơn là chỉ số thông minh (IQ), kỹ năng và trình độ chuyên môn. Người có trí tuệ cảm xúc cao thường "bắt sóng" được cảm xúc của người khác. Nhờ đó, họ sẽ biết cách cảm thông, thương lượng và động viên.

Người có chỉ số EQ cao sẽ tự nhận thức được bản thân sâu sắc, biết cách kiềm chế cảm xúc để đạt được mối quan hệ tốt đẹp trong công việc. Vì thế, ngày nay khi tuyển nhân viên, các công ty không chỉ đánh giá kiến thức chuyên môn mà còn đưa ra một số câu hỏi tình huống để đánh giá sơ bộ trí tuệ cảm xúc, năng lực phản ứng.

Mới đây, một công ty thương mại điện tử đã đưa ra câu hỏi "độc – lạ" cho các ứng viên. Câu hỏi có nội dung như sau: "Nếu đồng nghiệp ngồi kế bên bị "viêm cánh", bạn sẽ làm gì?".

Câu hỏi phỏng vấn: Đồng nghiệp ngồi cạnh bị viêm cánh, bạn sẽ làm gì? - Ứng viên trả lời quá tinh tế, sếp phải vỗ tay khen - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

Như chúng ta đã biết, bệnh "viêm cánh" (hôi nách) trở nên nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Vệ sinh kém, gặp vấn đề về tiêu hoá, rối loạn di truyền chuyển hoá, mắc bệnh gan hoặc tiểu đường, thay đổi nội tiết tố, ăn đồ ăn nặng mùi,… Không phải ai mắc bệnh này cũng nhận thức được "mùi lạ" bởi họ đã quá quen với cơ thể mình. Chỉ khi những người xung quanh phát tín hiệu, họ mới biết được tình trạng đáng báo động.

Xét trong tình huống nào đi nữa thì đây cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm. Nếu không chia sẻ khéo léo sẽ khiến người bị bệnh ngại ngùng, thậm chí có thể gây rạn nứt mối quan hệ .

Do đó, khi hội đồng tuyển dụng đưa ra câu hỏi trên, nhiều ứng viên tại buổi phỏng vấn tỏ ra ngượng ngùng, lúng túng. Tiểu Lan (Trung Quốc) – một ứng viên mới tốt nghiệp đại học cũng bối rối không kém.

Trước câu hỏi, ứng viên đầu tiên thẳng thắn trả lời: "Trong trường hợp không thể chịu đựng được mùi cơ thể đồng nghiệp nữa, tôi sẽ góp ý trực tiếp. Thật sự, "mùi lạ" gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tập trung và tinh thần làm việc của tôi cũng như mọi người xung quanh. Đồng nghiệp đó phải nhận thức được việc này và có biện pháp khắc phục. Dù khiến họ phật ý đi nữa, tôi sẽ vẫn nói chuyện một cách nghiêm túc".

Ứng viên thứ hai có hành xử có phần khéo léo hơn: "Tôi nghĩ không nên góp ý nơi làm việc, điều này khiến họ xấu hổ. Tôi sẽ tìm cơ hội để mời đồng nghiệp đi uống cà phê hay đi ăn rồi tiết lộ một cách tế nhị. Ngoài ra, tôi cũng có thể nhắn tin riêng nếu ngại nói ra".

Đến lượt mình, Tiểu Lan cho biết cô sẽ không góp ý thẳng thắn mà dùng hành động để giải quyết vấn đề. Cô ấy sẽ đi làm thật sớm, mua một chai lăn khử mùi rồi để lên bàn làm việc của đồng nghiệp khi văn phòng chưa có ai đến.

Vừa nghe xong câu trả lời của Tiểu Lan, nhà tuyển dụng tỏ vẻ ưng ý, sau đó thông báo cô có thể đi làm luôn vào ngày mai. Hội đồng tuyển dụng đánh giá cao trí tuệ cảm xúc, sự thông minh, tinh tế của Tiểu Lan. Với những lợi thế như vậy, Tiểu Lan sẽ trở thành một nhân viên xuất sắc về chuyên môn, cư xử khôn khéo với mọi người.

Đây chính là lý do mà chỉ số EQ được coi là một trong những thành tố quan trọng tạo nên sự thành công của một người.

Theo Ứng Hà Chi

Theo Pháp luật & bạn đọc



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024