Trong các cuộc phỏng vấn việc làm ngày nay, nhà tuyển dụng không chỉ tập trung đặt các câu hỏi về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh các câu hỏi phỏng vấn độc đáo, đôi khi nhà tuyển dụng dựa trên sơ yếu lý lịch của bạn để đưa ra câu hỏi.
Ví dụ như nếu bạn là một lập trình viên lại ứng tuyển vào vị trí vận hành sản phẩm, người phỏng vấn chắc chắn sẽ hỏi: "Bạn đang học và làm về phát triển phần mềm nhưng lại ứng tuyển vào vị trí vận hành sản phẩm, tại sao bạn lại không tiếp tục công việc cũ?''
Với những câu hỏi này nhà tuyển dụng đang muốn kiểm tra chỉ số EQ của ứng viên để đánh giá mức độ phù hợp với công việc nói riêng và công ty nói chung. Vì thế, khi đứng trước câu hỏi này bạn cần trả lời một cách ''khôn khéo'' theo các cách dưới đây:
1. Cố gắng không phủ nhận hoàn toàn quá khứ
Khi được hỏi về lý do thay đổi nghề nghiệp, nhiều người thường coi công việc trước đây của mình là vô giá trị. Trên thực tế, bằng cách phủ nhận này, bạn đang phủ nhận chính con người trong quá khứ của mình.
Vì vậy khi phải trả lời câu hỏi này, bạn hãy đối mặt với những gì đã xảy ra trong quá khứ, ghi nhận các thành tựu đạt được và nhìn thấu những mất mát phải trải qua. Chỉ có cách thành thật này, bạn mới có khả năng cao thuyết phục được nhà tuyển dụng.
2. Lạc quan về tiềm năng của ngành nghề mới
Đứng trước câu hỏi này, bạn có thể trả lời bằng cách tập trung vào tiềm năng tương lai của ngành nghề mới. Điều này đòi hỏi trước khi tham gia phỏng vấn bạn phải có hiểu biết sâu sắc về thị trường lao động của ngành nghề này và những khả năng của bản thân để đáp ứng.
Hãy cho người phỏng vấn biết rằng mặc dù đang làm trái ngành song bạn là người có năng lực và khả năng.
3. Nói về kế hoạch nghề nghiệp trong thời gian tới
Ở trường hợp này bạn có thể chia sẻ về kế hoạch trong công việc của mình trong 6 tháng tới hay 1 năm tới. Đây chắc chắn sẽ là câu trả lời được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Một số người làm trong ngành nghề cũ quá lâu và cảm thấy nhàm chán nên họ quyết định chuyển việc hoặc đôi khi là nhìn nhận được những cơ hội mới. Vì vậy hãy thẳng thắn chia sẻ với nhà tuyển dụng về kế hoạch nghề nghiệp của mình.
Trong buổi phỏng vấn, một câu hỏi tưởng chừng như thông thường song thực ra lại là dụng ý của nhà tuyển dụng. Khi trả lời bạn cần thể hiện rõ quan điểm nghề nghiệp, cách đối nhân xử thế và đạo đức nghề nghiệp.
Vì vậy, khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng, bạn sẽ không thể tránh khỏi những câu hỏi đòi hỏi tư duy cao. Bạn cần nắm vững kỹ năng trả lời phỏng vấn để có thể để lại ấn tượng tốt và dành được sự ưu ái của nhà tuyển dụng.
Theo Sohu