Đối với các sinh viên mới ra trường, nếu không có ý định khởi nghiệp hay có công việc sẵn rồi thì rất đau đầu chuyện tìm việc làm. Có rất nhiều người không tìm được công việc ưng ý, phù hợp với bản thân mình. Nhưng vì để kiếm thêm thu nhập và lấy chút kinh nghiệm vẫn sẽ phải chấp nhận làm một công việc tạm bợ nào đó. Và trong thời gian này sẽ cố gắng trau dồi kinh nghiệm, kiến thức để tìm cơ hội thích hợp khác để chuyển việc.
Zhen là một cô gái đã ra trường được 3 năm, vì chưa tìm được công việc ưng ý nên cô đã chấp nhận đi làm lễ tân của một công ty để kiếm tiền trang trải và xem đây như công việc trau dồi kỹ năng giao tiếp. Vì có ngoại hình cao ráo cùng ngoại hình ổn nên công việc này với cô mà nói là rất tốt. Cô luôn được các sếp ưu ái khi được tiếp những vị khách quan trọng của công ty. Quá trình này đã giúp cô gặp được nhiều người giỏi và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử rất nhiều.
Tuy nhàn hạ, thuận lợi là thế nhưng mức lương Zhen thu về lại không đáng là bao so với các bộ phận khác. Hơn nữa, cô lo lắng bản thân không có cơ hội phát triển với công việc này. Vì vậy, Zhen vẫn luôn ấp ủ được thử sức ở một vị trí công việc khác cho cô cơ hội phát triển trong tương lai.
Một thời gian sau, Zhen quyết định nộp hồ sơ ứng tuyển cho vị trí Nhân viên bán hàng của một công ty lớn. Vị trí này vô cùng khác biệt với công việc hiện tại của cô. Không những vất vả hơn mà nó còn kéo theo nhiều áp lực về doanh số cũng như đòi hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên, cô vẫn vô cùng quyết tâm với công việc này.
Sau khi được bộ phận Nhân sự hẹn lịch phỏng vấn , Zhen đã rất vui mừng và chuẩn bị tươm tất đến từ rất sớm. Tuy nhiên, khi đến nơi đã có rất đông các ứng viên đứng chờ, phải đến gần 80 người ứng tuyển cho vị trí Nhân viên bán hàng. Đến đúng giờ phỏng vấn, Zhen được gọi vào một phòng cùng hai nữ ứng viên khác.
Sau một hồi tìm hiểu năng lực, kinh nghiệm của các ứng viên, nhà tuyển dụng thấy các cô khá tương đồng nhau. Vì thời gian phỏng vấn chỉ có giới hạn nên không thể đánh giá được hết các ứng viên. Vì thế nhà tuyển dụng đã đưa thêm câu hỏi khác: "Cho bạn 5 phút để dọn dẹp sạch căn phòng này, bạn có làm được không?".
Các ứng viên vô cùng ngỡ ngàng trước câu hỏi này và cho rằng điều này là hết sức vô lý. Vì thế, ứng viên thứ nhất đã trả lời: "Điều này thật vô lý, trong phòng này có biết bao nhiều đồ, để cả 3 người chúng tôi cũng không thể dọn hết đi được. Chúng tôi đến đây để ứng tuyển làm nhân viên bán hàng chứ đâu có phải làm bốc vác". Cô gái thể hiện sự cương quyết ngay trước mặt nhà tuyển dụng nhưng họ chỉ cười rồi chuyển sang người tiếp theo.
Người thứ 2 có giọng nói rất nhẹ nhàng đáp: "Thực sự là đồ trong phòng này rất nhiều nhưng tôi sẽ cố gắng nhất có thể, chắc chắn thành quả cũng đáng kể đấy". Với câu trả lời này, nhà tuyển dụng có vẻ hài lòng hơn.
Tuy nhiên, đến lượt Zhen, cô không nói gì mà từ từ tiến đến, bịt mắt người tuyển dụng hỏi câu hỏi đó và nói: "Chưa đến 5 giây, tôi đã có thể dọn sạch đồ của phòng này trong mắt anh". Trước sự đường đột này, nhà tuyển dụng có chút bất ngờ nhưng nhanh chóng vỗ tay cho cách xử lý của Zhen. Ngay tại phòng phỏng vấn đó, Zhen đã được tuyển vào làm vì sự thông minh của mình.
Có thể thấy, mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt ra những câu hỏi tình huống là mong muốn các ứng viên tìm ra giải pháp một cách thông minh chứ không phải dập khuôn, cứng nhắc. Vì vậy, ngoài làm việc một cách chăm chỉ, các ứng viên nên học cách suy nghĩ và làm việc khoa học, hiệu quả hơn.
Theo Sohu