Khi phỏng vấn xin việc, bạn phải thương lượng mức lương của mình. Tuy nhiên việc này cũng nên lựa chọn thời điểm thích hợp, khi người phỏng vấn hỏi yêu cầu về mức lương của bạn thì đó là thời điểm tốt nhất để bạn nói ra mong muốn của mình.
HR của công ty tôi thường nói: “Bạn phải biết giá trị của mình và đừng đánh giá thấp bản thân.” Tôi rất đồng ý với điều này. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy mức lương của những người không thương lượng về mức lương khởi điểm của họ sẽ thấp hơn rất nhiều so với mức lương của những người đã thương lượng. Mỗi lần tăng lương tùy thuộc vào vị trí khởi đầu của họ, nếu không biết thương lượng, họ có thể sẽ phải tốn rất nhiều thời gian hơn để bù đắp cho sai lầm này.
Điều quan trọng là bạn phải nhớ rằng mức lương ở công ty cũ của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc đánh giá hiệu suất, thăng chức và công việc mà bạn mong ước ở công ty mới trong nhiều năm tiếp theo. Nhưng đừng lo lắng, deal lương mặc dù căng thẳng, tuy nhiên cũng có một số kỹ năng bạn có thể học. Khoảng 80% nhà tuyển dụng cho biết so với những ứng viên chỉ chấp nhận mục tiêu công việc đầu tiên hoặc đàm phán với giọng điệu hung hăng, những ứng viên biết cách đàm phán chuyên nghiệp sẽ để lại cho nhà tuyển dụng ấn tượng tốt.
Trước tiên, đừng vội vàng deal lương khi phỏng vấn, bạn phải có được offer của công ty đã! Sau khi nhà tuyển dụng đã gửi offer cho bạn, họ cho rằng bạn là ứng viên tốt nhất thì lúc này bạn đang là người có lợi thế trong việc deal lương.
Trước đó, hãy cố gắng tránh trả lời các câu hỏi về mức lương trước đây và mức lương mong đợi. Nếu thành thật trả lời, bạn có thể sẽ mất cơ hội việc làm vì mức lương bạn đề nghị quá cao (họ sẽ không còn cân nhắc bạn cho công việc này nữa) hoặc mức lương được đề nghị quá thấp (bạn sẽ có mức lương rất thấp).
Cách tốt nhất để cố gắng giải quyết những vấn đề này là bạn có thể đi chệch hướng càng nhiều càng tốt, chẳng hạn như: "Trước khi chúng ta thảo luận về những vấn đề này, bạn có thể cho tôi biết thêm về nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc này không?" hoặc "Công việc này thực sự khác với những gì tôi đã làm trước đây, vì vậy mức lương của công việc đó không liên quan; tôi muốn biết thêm về trách nhiệm của công việc này."
Tiếp theo, hãy nhớ rằng các công ty thường đánh giá ứng viên theo mức lương khác nhau. Cơ cấu lương nội bộ của công ty là mức lương mà nhân viên làm việc trong công ty được hưởng, đây là mức lương mà công ty đã quy định theo cấp bậc chức vụ trước khi phỏng vấn bạn.
Thông thường, bộ phận nhân sự của công ty sẽ nhận được các báo cáo lương mới nhất của ngành từ một công ty tư vấn tiền lương của bên thứ ba và các báo cáo này sẽ cung cấp dữ liệu về mức lương của các công ty cùng loại trong ngành. Với việc tham khảo dữ liệu lương của các đồng nghiệp, công ty sẽ xây dựng cơ cấu lương cho từng năm và đưa ra các mức lương khác nhau cho các cấp công việc khác nhau.
Nếu muốn tuyển được những nhân tài trong ngành thì một công ty lớn thường đưa ra mức giá cao hơn mức trung bình để thu hút được nhiều ứng viên. Tương tự, đối với những công ty vừa và nhỏ không có nhiều khả năng cạnh tranh về độ nổi tiếng và tính chuyên nghiệp, một trong những cách họ cạnh tranh với các công ty lớn để tìm nhân tài cũng chính là nâng mức lương tuyển dụng.
Tuy nhiên, cũng có các công ty lớn có thể không sẵn sàng đưa ra mức lương cao hơn mức lương trung bình trong cùng ngành. Theo giá trị thương hiệu doanh nghiệp của họ, ngay cả khi họ đưa ra mức lương thấp hơn, một số người sẽ sẵn sàng ứng tuyển.
Cho nên, HR thường "rào trước" ứng viên khi bắt đầu deal lương bằng một câu, đó là: "Mức lương là cách công ty ghi nhận khả năng làm việc của bạn." Có thể đoán được con số mà HR sẽ đưa ra cho bạn thông qua offer, về cơ bản bạn có quyền chủ động thương lượng - bạn có thể đánh giá trước liệu mức lương như vậy có đáp ứng kỳ vọng của mình hay không, có khả năng thương lượng hay không và có chấp nhận công việc này hay không.
Theo Cô Chang
Theo Pháp luật và bạn đọc