Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/12/2021 11:12 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 41 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 192/410 (47%)
Kĩ năng: 58/210 (28%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8392
Được cảm ơn: 2158
Sếp nam hỏi: "Bạn sẽ làm gì nếu tôi quên kéo khóa quần", ứng viên nữ trả lời quá thông minh, được tuyển thẳng vào công ty


Sếp nam hỏi: "Bạn sẽ làm gì nếu tôi quên kéo khóa quần", ứng viên nữ trả lời quá thông minh, được tuyển thẳng vào công ty

Cả 3 ứng viên khi nghe câu hỏi đều tỏ ra sững sờ, im lặng cúi đầu suy nghĩ xem nên trả lời như nào.

Tìm việc làm là một cuộc chiến vô cùng cam go, khốc liệt. Để được tuyển dụng, bạn không chỉ cần kinh nghiệm làm việc tốt mà còn phải có EQ cao, biết cách ứng xử khéo léo. Và quan trọng là bạn phải phù hợp với văn hóa công ty. Ngày nay, các nhà tuyển dụng không chỉ hỏi những câu về khả năng làm việc mà còn hỏi thêm rất nhiều câu "râu ria" để kiểm tra tổng thể ứng viên. Có những câu rất lạ lùng nhưng lại giúp họ sàng lọc nhanh ứng viên.

Tiểu Vỹ (Trung Quốc) mới tốt nghiệp đại học và đang trong giai đoạn tìm việc. Cô gái trẻ đã nộp rất nhiều hồ sơ trên mạng và cuối cùng được công ty yêu thích mời đi phỏng vấn. Đến ngày phỏng vấn, có 2 ứng viên nữa cạnh tranh vị trí với Tiểu Vỹ. Ban đầu, phía nhà tuyển dụng hỏi cả 3 người những câu liên quan đến trình độ học vấn, kỹ năng làm việc,...

Nhưng đến cuối buổi, một vị sếp đưa ra câu hỏi khá kỳ lạ: "Nếu trong buổi họp công ty, bạn bất ngờ phát hiện sếp nam quên kéo khóa quần và chưa ai để ý thấy điều này, bạn sẽ làm gì?".

Cả 3 ứng viên khi nghe câu hỏi đều tỏ ra sững sờ, im lặng cúi đầu suy nghĩ xem nên trả lời như nào.

 
Sếp nam hỏi: Bạn sẽ làm gì nếu tôi quên kéo khóa quần, ứng viên nữ trả lời quá thông minh, được tuyển thẳng vào công ty - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Ứng viên thứ nhất là một người đàn ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Sau khi suy nghĩ một lúc, anh ta nói: "Nếu thấy sếp chưa kéo khóa quần, tôi sẽ tìm cơ hội bước đến chỗ sếp và khẽ nhắc để anh ấy không khó xử". Câu trả lời này khiến nhà tuyển dụng không hài lòng lắm và cho rằng nó quá tầm thường, không có gì mới mẻ.

Ứng viên thứ hai là một người phụ nữ, cũng có nhiều năm kinh nghiệm. Cô này đưa ra câu trả lời: "Tôi sẽ giả vờ đưa nước cho sếp và vô tình làm đổ nước vào quần của anh ấy. Lúc đó, sếp sẽ nhìn vào quần và nhận thấy khóa chưa kéo". Đáp án này vẫn không làm vừa lòng nhà tuyển dụng. Họ chỉ gật đầu, không nói gì và nhìn sang Tiểu Vỹ.

Lúc này, Tiểu Vỹ sau khi suy nghĩ vài phút đã trả lời: "Nếu bạn đổ nước vào quần sếp, anh ấy sẽ không vui. Tôi nghĩ cách tốt nhất vẫn là nhắc sếp vừa làm rơi bút. Cách này sẽ khiến anh ấy nhìn xuống và phát hiện ra việc chưa kéo khóa quần". Đến lúc này, phía nhà tuyển dụng mới vừa gật đầu, vừa mỉm cười.

Xét theo năng lực, cả 3 ứng cử viên đều có trình độ tốt nhưng xét về khía cạnh EQ, Tiểu Vỹ có phần nổi trội hơn hẳn, cách cư xử rất khéo léo. Chính vì vậy, cô gái trẻ đã đánh bại hai đối thủ còn lại và được công ty tuyển dụng.

Nhìn vào buổi phỏng vấn của Tiểu Vỹ có thể thấy: Mỗi vấn đề đều có rất nhiều cách giải quyết nhưng sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Vì vậy, chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận và tìm ra giải pháp đúng đắn nhất. Một nhân viên xuất sắc phải nghĩ đến giải pháp tối ưu nhất, không để lại hậu quả xấu - đây chính là điều mà mọi công ty đều mong muốn.

Theo Thanh Hương

Theo Pháp luật & Bạn đọc



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024