Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/11/2021 18:11 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 41 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 172/410 (42%)
Kĩ năng: 58/210 (28%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8372
Được cảm ơn: 2158
“1 con cua có 8 chân. 100 con có bao nhiêu chân?”: Trả lời 800, ứng viên lập tức bị loại!


“1 con cua có 8 chân. 100 con có bao nhiêu chân?”: Trả lời 800, ứng viên lập tức bị loại!

Rốt cuộc đáp án chính xác của câu hỏi này là gì?

Trong quá trình xin việc đôi khi chúng ta sẽ gặp những câu hỏi phỏng vấn vô cùng kỳ lạ khiến mọi người phải vò đầu bứt tai. Trên thực tế, những câu hỏi như vậy thường được nhà tuyển dụng sử dụng để thử thách khả năng tư duy và cách ứng xử của các ứng viên . Qua đó tìm ra những ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu của công ty đề ra.

 

“1 con cua có 8 chân. 100 con có bao nhiêu chân?”: Trả lời 800, ứng viên lập tức bị loại! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn:baidu.

Theo đó, câu chuyện mới được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc dưới đây khiến mọi người bất ngờ vì câu hỏi tuyển dụng tưởng dễ mà lại không hề đơn giản chút nào.

Lý Văn tốt nghiệp đại học với tấm bằng giỏi, cô luôn nằm trong top học sinh xuất sắc nhất của khối. Sau khi tốt nghiệp, Lý Văn tự tin nộp hồ sơ ứng tuyển vào một công ty kinh doanh nổi tiếng tại Quảng Châu.

Sau khi vượt qua vòng loại kiểm tra kiến thức chuyên môn, Lý Văn là ứng viên thành công lọt vào vòng trong với kết quả nổi bật. Trong 3 người vào vòng cuối này, Lý Văn là người có thành tích tốt nhất. Vì vậy, cô rất tự tin và cho rằng vị trí này chắc chắn sẽ thuộc về mình.

Tuy nhiên, tại vòng cuối cùng này Lý Văn lại bị loại chỉ vì một câu hỏi tưởng đơn giản mà hiểm hóc không ngờ.

Đề bài nhà tuyển dụng ra cho 3 ứng viên khi đó là một câu hỏi được viết trong giấy, ứng viên nhận giấy đọc câu hỏi sau đó viết đáp án của mình và nộp lên. Yêu cầu câu hỏi chính xác và thời gian nộp nhanh nhất.

Cụ thể, câu hỏi phía tuyển dụng đặt ra là: “Một con cua có 8 cái chân. 100 con có bao nhiêu chân?”.

“1 con cua có 8 chân. 100 con có bao nhiêu chân?”: Trả lời 800, ứng viên lập tức bị loại! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Sau khi đọc xong câu hỏi này, Lý Văn và một ứng viên nữ khác nhanh chóng điền đáp án “800 chân” sau đó nộp lên cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đây là một đáp án sai, cả Lý Văn và nữ ứng viên kia đều bị loại ngay lập tức.

Lúc này ứng viên nam còn lại mới đưa đáp án của mình lên cho nhà tuyển dụng. Trên tờ giấy anh ta ghi 3 chữ “không xác định”. Vậy mà nhà tuyển dụng lại công bố đáp án này là đáp án chính xác.

Thấy vậy, Lý Văn vô cùng bức xúc mà chất vấn người nhà tuyển dụng. Người phụ trách tuyển dụng khi đó mỉm cười, hướng ánh mắt sang nam ứng viên và nhờ người này giải thích đáp án này.

Nam ứng viên nghe xong thì bắt đầu giải thích cho Lý Văn rằng: “Câu hỏi ở đây không xác định chủ ngữ, 100 con ở đây có thể là 100 con gà, 100 con vịt hoặc 100 con kiến v.v… mà mỗi loài động vật lại có số lượng chân khác nhau. Do đó, không thể xác định và đưa ra được đáp án cụ thể có bao nhiêu chân. Phần trước của câu hỏi 1 con cua có 8 chân vốn là bẫy của nhà tuyển dụng đề ra mà thôi”.

Lý Văn sau khi nghe xong đáp án này mới phát hiện ra bản thân đã phạm sai lầm lớn. Vì quá tự tin và vội vàng nên cô đã rơi vào bẫy của nhà tuyển dụng.

Bẫy phỏng vấn và bài học cho các bạn trẻ

Những câu hỏi tình huống hoặc những câu hỏi bất kỳ không liên quan đến kỹ năng chuyên môn và vị trí mà bạn đang muốn ứng tuyển thường được gọi là “bẫy phỏng vấn”.

Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản này lại ẩn chứa rất nhiều “bẫy”, yêu cầu ứng viên cần tỉnh táo, tư duy nhanh nhạy để nhận ra những chiếc bẫy này và có cách ứng phó hoặc có đáp án đa chiều nhất có thể. Qua đó đánh giá được khả năng tư duy logic và kỹ năng xử lý tình huống của ứng viên có phù hợp với vị trí mà họ đang ứng tuyển không.

“1 con cua có 8 chân. 100 con có bao nhiêu chân?”: Trả lời 800, ứng viên lập tức bị loại! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Thông thường những câu hỏi dạng bẫy như này rất dễ đánh lừa các bạn sinh viên mới ra trường. Một phần là do các bạn trẻ chưa va chạm nhiều, phần còn lại là do cá tính và tính cách một số bạn thường nhanh ẩu đoảng, đi cùng đó là sự tự tin thái quá như trường hợp của Lý Văn ở bên trên.

Do đó, khi đi phỏng vấn các bạn nên duy trì sự bình tĩnh, suy nghĩ thật kỹ và có góc nhìn đa chiều trước những câu hỏi kỳ lạ của nhà tuyển dụng. Như vậy mới tránh được những những chiếc bẫy vô hình của nhà tuyển dụng đề ra.

Theo Tiểu Lam

Theo Pháp luật & Bạn đọc



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024