Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/10/2021 17:10 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 41 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 172/410 (42%)
Kĩ năng: 58/210 (28%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8372
Được cảm ơn: 2158
Nhà tuyển dụng thường dùng 3 câu hỏi này để ‘bẫy’ bạn khi phỏng vấn


Nhà tuyển dụng thường dùng 3 câu hỏi này để ‘bẫy’ bạn khi phỏng vấn

Đôi khi những câu hỏi đơn giản đến từ người phỏng vấn lại chính là cái "bẫy" tinh vi nhất dành cho ứng viên.

Trong mỗi buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn chuẩn bị kỹ lưỡng những câu hỏi hóc búa nhằm chọn được ứng viên sáng giá. Đôi khi những câu hỏi đơn giản đến từ người phỏng vấn lại chính là cái "bẫy" tinh vi nhất dành cho ứng viên. Để cầm chắc tấm vé trúng tuyển trong tay, tuyệt đối đừng bỏ qua ba câu hỏi "bẫy" của nhà tuyển dụng sau.

3 câu hỏi "bẫy" thường gặp

Mỗi vị trí công việc khác nhau, nhà tuyển dụng sẽ đặt tình huống hoặc câu hỏi không giống nhau nhằm sàng lọc ra ứng viên chất lượng nhất. Việc tìm hiểu và chuẩn bị sẵn câu trả lời phù hợp sẽ giúp bạn tự tin hơn để vượt qua vòng phỏng vấn. Sau đây là ba câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng không đủ sắc xảo trong câu trả lời sẽ khiến bạn bị mất điểm nghiêm trọng.

1. Tại sao bạn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?

Câu hỏi này được bắt gặp thường xuyên trong các buổi phỏng vấn. Thoạt nghe, đây là câu hỏi thông thường. Nhưng đừng vội đánh giá câu hỏi dễ trả lời qua loa như " Công ty tuyển vị trí tôi đang tìm kiếm" sẽ khiến bạn mất điểm ngay trong mắt nhà tuyển dụng. Bởi khi đặt câu hỏi này, người hỏi đang muốn kiểm tra xem bạn đã tìm hiểu và có tâm đắc gì về công ty. Một ứng viên sắc sảo sẽ luôn tìm hiểu thông tin công ty trước khi ứng tuyển. Điều này cho thấy bạn có khả năng tìm kiếm, phân tích và nhiệt huyết ở vị trí công việc đang ứng tuyển.

Đối với câu hỏi này, bạn nên tìm hiểu trước mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của công ty để có câu trả lời phù hợp. Sự khôn khéo trong việc phân tích ra mục tiêu công ty đang hướng tới tương quan với giá trị và mong muốn của mình sẽ khiến bạn trở lên sáng giá hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty hiện tại

Chắc hẳn, bạn đã không ít lần bắt gặp những câu hỏi về lý do nghỉ việc. Đây là vấn đề tế nhị nhưng bạn từ chối trả lời sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thái độ phỏng vấn của bạn. Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng chỉ muốn tìm hiểu vấn đề bạn gặp ở công ty cũ và liệu vấn đề đó sẽ lặp lại hay không.

Trường hợp này, câu trả lời không khôn khéo sẽ để lại nổi nghi ngờ hoặc thậm chí là mất cơ hội làm việc tại công ty mới. Bạn không được nói xấu công ty cũ hoặc đưa ra lý do phóng đại đi xa thực tế. Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng và mong muốn hướng về phía trước của bạn, cụ thể như:

Công ty cũ đã cho tôi nhiều kinh nghiệm đáng quý. Tuy nhiên, qua tìm hiểu; tôi thấy được lộ trình và mục tiêu phát triển của quý công ty phù hợp với mong muốn của tôi hơn. Tôi tin chắc với những kinh nghiệm và sự dẫn dắt của công ty sẽ giúp tôi có cơ hội phát triển nghề nghiệp hơn hiện tại. Đó là lý do tôi có mặt ở buổi phỏng vấn này.

Câu trả lời xúc tích vừa tôn trọng công ty cũ vừa đi thẳng vào vấn đề sẽ là cách ứng xử khôn ngoan nhất dành riêng cho bạn.

3. Tại sao chúng tôi nên chọn bạn thay vì ứng viên khác ?

Sau quá trình trao đổi về công việc, nhiều nhà tuyển dụng thường đặt ra câu hỏi này cho ứng viên. Thông thường, câu hỏi này cho thấy nhà tuyển dụng đang phân vân giữa bạn và ứng viên tiềm năng khác. Khi nhà tuyển dụng muốn "nhường sân" để bạn thể hiện, đây là cơ hội cũng chứa đầy thách thức để chính bạn thuyết phục nhà tuyển dụng chọn mình.

Để tự xoay chuyển tình thế và giúp mình trở nên "khác" hơn trong số lựa chọn, bạn cần phân tích điểm nổi bật của mình và thể hiện sự nhiệt huyết đối với vị trí ứng tuyển. Ngoài những kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp với yêu cầu; tinh thần cầu việc và thái độ tích cực sẽ giúp bạn chinh phục được nhà tuyển dụng khó tính nhất.

Kinh nghiệm trả lời câu hỏi phỏng vấn

Dù bạn thuộc dạng lão làng hay lần đầu phỏng vấn, việc chuẩn bị và luyện tập chưa bao giờ là thừa cả. Bởi nhiều nhà tuyển dụng ngoài đánh giá năng lực xử lý vấn đề, khả năng giao tiếp cũng là yếu tố được chú ý đến. Hành động chuẩn bị trước sẽ giúp bạn tự tin ứng phó tình huống khó xảy ra. Đừng để bản thân bị đánh rớt chỉ vì sự chủ quan của chính mình. Để buổi phỏng vấn trở trên trơn tru hơn, hãy cùng tham khảo hai mẹo nhỏ sau đây:

Tìm hiểu câu hỏi khó trước buổi phỏng vấn

Vốn có câu " Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Vì thế, khâu chuẩn bị chiếm phần quan trọng không nên bỏ qua. Đặc biệt đối với những "ma mới" khi lần đầu phỏng vấn, thao tác tìm kiếm thông tin về công ty, vị trí tuyển dụng và câu hỏi thường gặp là bước chuẩn bị cần thiết trước khi lâm trận. Ngoài ra, bạn có thể tìm đọc sách tuyển chọn những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn hoặc lắng nghe những chia sẻ từ những người có kinh nghiệm đi trước sẽ cực kỳ bổ ích cho bạn. Đây là bước chuẩn bị đầu tiên và không thể thiếu nếu bạn muốn có cuộc phỏng vấn hoàn hảo.

Luyện tập trước khi "lâm trận"

Phỏng vấn trực tiếp sẽ giúp sự trao đổi thông tin được rõ ràng hơn nhưng đây cũng là cơn ác mộng của không ít người. Bởi ngoài kinh nghiệm dày dặn, bạn cần phải biết cách giao tiếp qua lời nói, ánh mắt, cử chỉ. Sự tự tin và chuyên nghiệp trong cách trình bày sẽ góp phần giúp bạn chiếm ưu thế so với ứng viên khác. Vì thế, hãy luyện tập trước nếu như bạn không muốn trở nên luống cuống trong buổi phỏng vấn.

Như chúng ta biết: một cuộc phỏng vấn có thành công hay không đa phần phụ thuộc vào chính các bạn. Vì thế, để tránh những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra; việc tìm hiểu trước những câu hỏi và cách trả lời khéo léo vô cùng cần thiết. Ngoài ra, việc giải quyết câu trả lời một cách thông minh, tinh tế chứng tỏ được bản lĩnh của một ứng viên tiềm năng.

Theo HR Insider

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Các thành viên đã Thank nguyenquynhtran vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024