Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/04/2012 10:04 # 1
tieuthu_18t
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 76/120 (63%)
Kĩ năng: 13/100 (13%)
Ngày gia nhập: 09/08/2011
Bài gởi: 736
Được cảm ơn: 463
Nghiên cứu các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh trong nước sinh hoạt tại trường Đại học Y Hà Nộ


  ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khoẻ theo quan niệm hiện nay là một khái niệm tổng hợp về tình trạng cơ thể liên quan mật thiết đến môi trường [13]. Trạng thái sức khoẻ của con người là tiêu chuẩn tổng hợp nhất của tình trạng môi trường. Những chỉ tiêu sức khoẻ của nhân dân được coi như tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng môi trường. Một sự thay đổi của môi trường bên trong hay bên ngoài đều tác động lên sức khoẻ ở mức độ nhất định. Cho tới nay, tình hình sức khoẻ, bệnh tật và tử vong ở các nước vẫn bị chi phối bởi các yếu tố sinh học trong môi trường: đất, nước, không khí và thực phẩm thiếu vệ sinh [3]. Việc cung cấp nước đầy đủ về chất lượng và số lượng có một ý nghĩa quan trọng, nó sẽ làm giảm đi 50% số tử vong của trẻ em và giảm đi 25% các trường hợp ỉa chảy [38]. Năm 1990, UNICEF , cũng đã chỉ rõ, hàng năm tại các nước đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết, hơn 3 triệu trẻ em bị tàn tật nặng là hậu quả của nhiễm bẩn nước, vệ sinh kém và ô nhiễm môi trường [34].
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới năm 1985 tại các nước châu á: 60% số người bị nhiễm trùng và 40% các trường hợp bị tử vong là do các căn bệnh truyền qua nước [36]. 
ở Việt Nam, nhiều tác giả đã nghiên cứu chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các khu vực dân cư cho thấy: 99% số mẫu nước sinh hoạt được nghiên cứu tại tỉnh Thái Bình năm 1994 không đạt tiêu chuẩn cho phép về chỉ số coliform, 93% số mẫu nước không đạt tiêu chuẩn fecal coliform [15]. Tại tỉnh Yên Bái có 65,7% mẫu nước sinh hoạt được xét nghiệm năm 2000 không đạt tiêu chuẩn [11]. Trong một nghiên cứu tại 6 bệnh viện tuyến tỉnh năm 2002 cho thấy: có tới trên 40% số mẫu xét nghiệm nước sinh hoạt sử dụng trong các bệnh viện được nghiên cứu không đạt tiêu chuẩn [7]. 
Hà Nội là một thành phố đông dân cư, tập trung nhiều nhà máy, bệnh viện hàng ngày đang thải vào môi trường nhiều chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm. Trường Đại học Y Hà Nội cũng nằm trong thực trạng đó. Khu vực trường Đại học Y Hà Nội là khu vực hỗn hợp bao gồm: 
- Khu hành chính 
- Khu ký túc xá của học viên và sinh viên là những người hàng ngày công tác và học tập tại các bệnh viện, thường xuyên tiếp xúc với người bệnh.
- Khu các bộ môn: thường xuyên nhận và xử lý các bệnh phẩm có liên quan tới người bệnh để phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu như: bộ môn Vi sinh vật, Mô học, Sinh học, Labo trung tâm, Sinh hoá, Sinh lý, Sinh lý bệnh, Khoa y tế công cộng…
*Như vậy liệu môi trường tại Đaị học Y Hà Nội có nguy cơ bị ô nhiễm không? Cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu nào làm sáng tỏ câu hỏi trên. Vì vậy để góp phần đánh giá môi trường tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm hai mục tiêu sau:
1- Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội thông qua các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh. 
2- Xác định một số vi khuẩn gây ô nhiễm thường gặp trong nước.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Vai trò của nước sạch
1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường nước 
1.2.1. Định nghĩa
1.2.2. Nguyên nhân ô nhiễm nước bề mặt
1.2.3. Nguyên nhân ô nhiễm nước ngầm
1.2.4. Tình hình nghiên cứu vi sinh vật gây ô nhiễm nguồn nước trên thế giới
1.2.5. Tình hình nghiên cứu vi sinh vật gây ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam 
1.3. Các vi sinh vật có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước
1.4. Các chỉ điểm vi sinh vật đánh giá vệ sinh nước sinh hoạt
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 
2.2. Vật liệu
2.2.1. Dụng cụ lấy mẫu
2.2.2. Môi trường nuôi cấy và xác định vi khuẩn
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
2.3.1. Kỹ thuật lấy mẫu nước xét nghiệm 
2.3.2. Kỹ thuật xử lý mẫu và xác định các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh
2.3.2.1. Xử lý mẫu
2.3.2.2. Kỹ thuật xác định các vi khuẩn chỉ điểm, vệ sinh nước sinh hoạt 
2.3.3. Phương pháp phân lập và xác định các vi khuẩn gây bệnh
2.3.3.1. Phân lập và xác định các vi khuẩn gây bệnh đường ruột
2.3.3.2. Phân lập và xác định Staphylococcus aureus
2.3.3.3. Phân lập và xác định Pseudomonas aeruginosa
2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá nước sinh hoạt
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
3.1. Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế năm 1992
3.2. Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế về vệ sinh nước sinh hoạt năm 2002
Chương 4: Bàn luận
4.1. Chất lượng nước sinh hoạt tại trường Đại học Y Hà Nội 
4.1.1. Kết quả nghiên cứu các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh trong nước sinh hoạt tại trường Đại học Y Hà Nội 
4.1.2. Tình hình ô nhiễm các vi khuẩn có khả năng gây bệnh
4.2. Mức độ ô nhiễm nước sinh hoạt tại các khu vực lấy mẫu
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
nguồn:
webluanvan.com


 Bạch Trần Aí Diễm

Mod-GHT

Skype:Cachuado12 

 

 


 
27/01/2013 15:01 # 2
bibikooll7293
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 2/10 (20%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 21/01/2013
Bài gởi: 2
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Nghiên cứu các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh trong nước sinh hoạt tại trường Đại học Y Hà Nộ


Sự tích ông táo

Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi truyen-sexgia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc truyen nguoi lon có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình truyện sex người Việt Nam. Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngỳa tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024