Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/12/2014 20:12 # 1
oanhoanh2122
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 55/150 (37%)
Kĩ năng: 12/110 (11%)
Ngày gia nhập: 20/03/2014
Bài gởi: 1105
Được cảm ơn: 562
Chấn thương niệu đạo


CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO

Mục tiêu 
1. Mô tả được các cơ chế chấn thương niệu đạo 
2. Đề xuất được các xét nghiệm cận lâm sàng cần làm, chẩn đoán được một nạn nhân chấn thương niệu đạo
3. Trình bày được nguyên tắc điều trị chấn thương niệu đạo
1. Đại cương 
Chấn thương niệu đạo là một cấp cứu niệu khoa. Chấn thương niệu đạo thường xảy ra ở nam giới, hiếm gặp ở nữ giới, nếu gặp thường rất nặng.. 
2. Nhắc lại giải phẫu niệu đạo 
2.1. Niệu đạo nam giới 
Niệu đạo của nam giới vừa là đường tiểu vừa là đuờng xuất tinh. 
Về phương diện giải phẫu, người ta chia niệu đạo nam giới làm 3 đoạn: đoạn tiền liệt, đoạn màng và đoạn xốp. 
Về phương diện sinh lý người ta chia làm 2 đoạn là niệu đạo sau (gồm niệu đạo màng và niệu đạo tiền liệt tuyến) và niệu đạo trước (là niệu đạo xốp). Tuy nhiên về phương diện phẫu thuật, người ta chia niệu đạo làm 2 đoạn: cố định (gồm đoạn niệu đạo tiền liệt, đoạn màng và phần niệu đạo xốp từ niệu đạo màng đến dây treo dương vật) và đoạn di động (là phần niệu đạo còn lại cho đến lỗ miệng sáo).

Hình 4.1: Giải phẫu niệu đạo ở nam giới
Bình thường, lúc đi tiểu, niệu đạo nở thành ống, có 3 đoạn phình và 4 đoạn hẹp. Các đoạn phình gồm: 
−Hố thuyền 
−Đoạn niệu đạo hành dương vật 
−Xoang tiền liệt tuyến Các đoạn hẹp gồm: 
−Lỗ ngoài niệu đạo 
−Đoạn niệu đạo trong vật xốp 
−Đoạn niệu đạo màng 
−Đoạn niệu đạo ở cổ bàng quang 
Khi dương vật mềm, niệu đạo dài khoảng 16cm, trong đó, đoạn tiền liệt tuyến dài khoảng 2,5-3cm, đoạn màng khoảng 1,2cm và đoạn xốp khoảng 12cm. 
2.2. Niệu đạo nữ giới 
Niệu đạo nữ tương ứng với đoạn niệu đạo tiền liệt và đoạn màng ở nam giới, đi từ lỗ niệu đạo trong ở cổ bàng quang tới lỗ niệu đạo ngoài ở âm hộ, dài khoảng 3-4cm 
3. Bệnh sinh 
3.1. Tổn thương niệu đạo trước 
Được gây nên bởi các nguyên nhân: 
−Chấn thương mạnh từ bên ngoài vào vùng tầng sinh môn: thường gặp là do bệnh nhân ngã ở tư thế xoạc chân như trượt chân ở bật thang, ngã ở mạng thuyền...hoặc cũng có thể do va chạm mạnh lúc đang lái xe đạp trên đường... 
−Các vết thương xuyên thủng thường do các vật sắc nhọn như dao... đâm vào. 
3.2. Tổn thương niệu đạo sau 
Phần lớn các thương tổn niệu đạo sau ở nam giới xảy ra liên quan đến gãy xương chậu. Khoảng 90% các trường hợp này gây nên do tai nạn giao thông, tai nạn thể thao... Thương tổn loại này xảy ra do sự xé mạnh của xương chậu vỡ vào niệu đạo. 

Hình 4.2: Thương tổn niệu đạo hành 
Dây chằng mu tiền liệt sẽ kéo niệu đạo tiền liệt theo 1 hướng đồng thời cân niệu sinh dục sẽ kéo niệu đạo màng theo 1 hướng khác. Kết quả làm cho niệu đạo bị thương tổn. 

Hình 4.3: Thương tổn niệu đạo màng 
Thương tổn xuyên thủng niệu đạo sau có thể xảy ra do các chấn thương mạnh từ bên ngoài, nhưng không thường xuyên. 
4. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán 
4.1. Chấn thương niệu đạo trước 
Các triệu chứng xuất hiện sau khi bị té ngã ở tư thế xoạc chân hoặc chấn thương mạnh vào vùng tầng sinh môn 
−Đau nhói ở tầng sinh môn, đôi khi đau mạnh làm bệnh nhân ngất hoặc không ngồi dậy được, không đi lại được ngay. 
−Chảy máu miệng sáo:có thể nhiều hoặc ít. Đôi khi không tự cầm mặc dù bệnh nhân dùng tay ép vào vùng thương tổn 
−Thăm khám tại chỗ: 
−ấn tầng sinh môn thấy có điểm đau chói và máu chảy ra ở miệng sáo. 
−Tầng sinh môn bầm tím tụ máu hình cánh bướm to hoặc nhỏ. Máu tụ lớn có thể lan rộng hai bên bẹn và ra phía trước, bìu căng to. 
Tùy theo mức độ thương tổn hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, sẽ có những biểu hiện sau đây: 
+ Giập vật xốp: chủ yếu là máu tụ to hay nhỏ ở vùng tầng sinh môn + Giập niệu đạo: máu chảy ra ngoài ở miệng sáo. 
+ Đứt niệu đạo hoàn toàn, chảy máu niệu đạo và tụ máu hình cánh bướm ở tầng sinh môn. 
4.2. Chấn thương niệu đạo sau 
4.2.1. Bệnh cảnh chung 
−Sốc vừa và nặng: mạch nhanh, huyết áp hạ. Sốc xảy ra do máu tụ quanh bàng quang, sau phúc mạc vì tổn thương các đám rối Santorini, ở tiểu khung. 
−Tụ máu lớn trước bàng quang, sau phúc mạc, có thể gây nên sự nhầm lẫn hay che dấu những thương tổn trong phúc mạc. Bụng căng trướng và đau âm ỉ. 
Tình trạng nguy kịch của vỡ xương chậu có thể làm lu mờ triệu chứng của đứt niệu đạo. 
4.2.2. Khi có thương tổn xương chậu 
Cần nghĩ tới thương tổn niệu đạo sau, đồng thời tìm các triệu chứng: 
−Chảy máu niệu đạo: thường ít, có khi không chảy máu ra miệng sáo hoặc rỉ ít ra miệng sáo. 
−Bí đái: bệnh nhân muốn đi tiểu nhưng không thể tiểu được, khám thấy cầu bàng quang căng. Cần phải phân biệt với những trường hợp có khối máu tụ trước bàng quang lớn. 
−Khối máu tụ: thường thấy ở vùng trước hậu môn 
−Khám trực tràng có vùng đau tương ứng niệu đạo sau ở thành trước trực tràng. 
−Chẩn đoán xác định: dựa vào các yếu tố: 
+ Bệnh nhân có vỡ xương chậu 
+ Bí tiểu, cầu bàng quang căng to 
+ Máu chảy ra ở miệng sáo nhiều hoặc chỉ vài giọt. 
+ Thông bàng quang: thường không được chỉ định, tuy nhiên nếu tiến hành thì phải thực hiện trong điều kiện vô trùng, và phải rất nhẹ nhàng 
−Chụp X quang niệu đạo bàng quang ngược dòng: thấy hình ảnh thuốc cản quang trào ra ngoài 
−Chẩn đoán phân biệt 
+ Đứt niệu đạo tiền liệt tuyến: chảy máu niệu đạo nhiều. Đau tức vùng dưới rốn 
+ Vỡ bàng quang: bệnh nhân không tiểu được nhưng không khám được cầu bàng quang. Đau vùng dưới rốn. Siêu âm có thể giúp định hướng chẩn đoán. Chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng cho thấy hình ảnh thuốc tràn ra ngoài 
5. Nguyên tắc điều trị 
Hiện nay việc điều trị niệu đạo vẫn còn nhiều bàn cãi. Tuy nhiên phần lớn các tác giả đều thống nhất trong trường hợp cấp cứu, đối với bệnh nhân bí tiểu, cầu bàng quang căng, thì dẫn lưu bàng quang trên mu và xẻ dẫn lưu khối máu tụ tầng sinh môn nếu có là điều cần thiết. Sau khi bệnh nhân ổn định sẽ tiếp tục phẫu thuật để điều trị tái tạo niệu đạo thì 2. 
5.1. Chấn thương niệu đạo trước 
Để có thái độ điều trị thích hợp, cần thiết phải chẩn đoán cho được các thể thương tổn niệu đạo. Do vậy, về mặt nguyên tắc, tất cả các bệnh nhân nghi ngờ thương tổn niệu đạo đều phải chụp niệu đạo ngược dòng. Tuy nhiên, do nguy cơ nhiễm khuẩn cũng như nguy cơ thông niệu đạo làm nặng thêm thương tổn, cho nên các triệu chứng lâm sàng trở nên rất có ý nghĩa để theo dõi và định hướng thái độ xử trí: 
−Bệnh nhân có bí tiểu hay không. Có cầu bàng quang hay không 
−Chảy máu niệu đạo không tự cầm 
−Tụ máu tầng sinh môn hình cánh bướm và lan rộng nhanh 
−Có viêm tấy vùng tầng sinh môn trong trường hợp bệnh nhân đến muộn 
5.1.1. Đụng dập niệu đạo và vỡ niệu đạo một phần 
−Thường bệnh nhân vẫn đái được tự nhiên. 
−Nước tiểu trong hoặc chảy máu niệu đạo thường tự cầm sau một thời gian (6 - 8 giờ). 
−Không can thiệp gì. Theo dõi, dùng kháng sinh, giảm đau. Sau 1 tuần chụp niệu đạo kiểm tra và có thể nong niệu đạo nếu cần. 
Bệnh nhân cần được theo dõi, tốt nhất là đo tốc độ dòng nước tiểu để phát hiện sớm hẹp niệu đạo. Việc theo dõi nên kéo dài khoảng 2 năm. 
5.1..2. Vỡ niệu đạo hoàn toàn 
Thường bệnh nhân có cầu bàng quang. Máu tụ tầng sinh môn, có thể lan ra bìu làm bìu sưng to. 
+ Xử trí cấp cứu: 
−Dẫn lưu bàng quang trên mu. 
−Trong trường hợp máu tụ tầng sinh môn nhiều, lan rộng thì cần thiết phải xẻ rộng tháo máu tụ. 
+ Điều trị tiếp theo 
−Các tác giả cổ điển chủ trương dẫn lưu trên xương mu, sau đó vài tháng sẽ mổ để giải quyết niệu đạo. Hoặc có tác giả chủ trương mổ 1 thì ngay từ đầu, tuy nhiên trên thực tế không phải bao giờ kết quả cũng tốt vì khâu nối niệu đạo ngay thì đầu có những nhược điểm: 
−Đoạn niệu đạo bị dập nát, thấm máu và nước tiểu rất dễ bị nhiễm khuẩn. 
−Điều kiện khâu nối thì đầu không phải ở đâu, lúc nào cũng thuận lợi để thực hiện. 
Chính vì vậy, đa số các tác giả hiện nay có chủ trương: 
−Thì 1: xử trí cấp cứu 
−Thì 2: mổ sớm sau 1-2 tuần khi đoạn niệu đạo vỡ bắt đầu lành, máu tụ tầng sinh môn tan hết, khả năng nhiễm trùng không còn cao nữa. Có thể: 
+ ở một số bệnh nhân, vào giai đoạn này, nếu đi tiểu được tự nhiên thì tiến hành cặp dẫn lưu bàng quang trên xuơng mu, cho bệnh nhân đi tiểu tự nhiên, hoặc có thể đặt thông niệu đạo trong điều kiện vô trùng trong khoảng 2 tuần. 
+ ở những bệnh nhân khác, không đi tiểu tự nhiên được, tiến hành chụp niệu đạo ngược dòng hoặc kèm chụp bàng quang xuôi dòng để khảo sát đoạn niệu đạo hẹp. Nếu niệu đạo hẹp ngắn (< 1,5cm) thì tiến hành cắt nối tận - tận. Nếu đoạn hẹp dài (> 1,5cm) thì tiến hành mổ tái tạo niệu đạo 2 thì. 
5.1..3 Thương tổn xuyên thủng 
−Thông thường, thương tổn nhỏ, có thể cho phép bệnh nhân đi tiểu tự nhiên hoặc đặt thông niệu đạo trong vòng vài ngày. 
−Trong trường hợp có kèm thương tổn trực tràng, cần dẫn lưu bàng quang trên mu trong vài tuần. Sau đó chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng hoặc xuôi dòng, nếu thương tổn lành thì bệnh nhân được phép đi tiểu tự nhiên. 
−Cần chú ý đối với các thương tổn xuyên thủng do nguyên nhân từ bên ngoài, thương tổn do dao sắc bén chỉ cần cắt lọc tối thiểu, đóng vết thương, dẫn lưu bàng quang trên mu 2-3 tuần . Sau đó chụp niệu đạo ngược dòng hoặc kèm xuôi dòng kiểm tra. 
−Các vết thương bẩn cần làm sạch bằng các dung dịch rửa và sát khuẩn. Nếu cắt lọc nhiều, niệu đạo có thể bị mất đoạn dài, trong trường hợp này nên mở niệu đạo ra da. Dẫn lưu bàng quang trên mu được giữ cho đến lúc vết thương tầng sinh môn lành hẳn sẽ xử trí niệu đạo thì 2. 
5.1.4. Theo dõi sau phẫu thuật 
−Các dẫn lưu nên được chăm sóc và rút đúng thời hạn 
−Nên sử dụng kháng sinh cho đến lúc các dẫn lưu được lấy bỏ. 
−Đo tốc độ dòng nước tiểu ít nhất 3 tháng/1 lần trong ít nhất 1 năm để phát hiện sớm hẹp niệu đạo. 
5.2. Chấn thương niệu đạo sau 
Tùy vào tình trạng bệnh nhân có thương tổn phối hợp mà định thái độ xử trí. 
5.2.1. Hồi sức chống choáng và các thương tổn có thể nguy cơ đến tính mạng bệnh nhân 
Trường hợp các chấn thương nặng gãy cổ xương chậu hoặc có kèm các thương tổn ở ngực, bụng, gãy xương cần phải đánh giá chính xác các thương tổn. Hồi sức chống choáng bằng bồi phụ nước điện giải, bồi phụ máu trong trường hợp mất máu nhiều. Tùy theo mức độ thương tổn các cơ quan để ưu tiên phẫu thuật cấp bách cứu bệnh nhân. 
Phẫu thuật niệu đạo có thể tiến hành đồng thời hoặc dẫn lưu bàng quang đơn thuần và sau này sẽ giải quyết tiếp niệu đạo. 
5.2.2. Thái độ xử trí thương tổn niệu đạo 
Căn cứ vào tình trạng bệnh nhân, thương tổn cụ thể, cơ sở và trang thiết bị, trình độ phẫu thuật viên, để chọn phương pháp xử trí thích hợp. 
−Mở thông bàng quang: 
+ Đây là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, nhất là trong các trường hợp bệnh nhân có tình trạng nặng nề. 
+ Mở thông bàng quang tránh sự lan tràn nước tiểu ra ngoài bảo vệ khoang tế bào ở vùng khung chậu, tránh nhiễm khuẩn khối máu tụ. Ngoài ra về sau có thể qua dẫn lưu đó để chụp bàng quang niệu đạo xuôi dòng. Tuy nhiên đây chỉ là một thủ thuật để chuẩn bị cho phẫu thuật điều trị thực thụ. 
−Mở thông bàng quang và đặt ống thông niệu đạo: 
+ Mục đích nhằm đặt lại những phần niệu đạo bị đứt và hướng dẫn sự liền sẹo. 
+ Sau khi dẫn lưu bàng quang trên mu kèm lấy bỏ máu tụ ở khoang Retzius, đặt một thông vào niệu đạo sau đó nhờ vào ngón tay dẫn đường qua lỗ mở bàng quang để đưa thông vào trong lòng bàng quang hoặc trong trường hợp thất bại thì sử dụng 2 thông Béniqué để hướng dẫn. (H.4.4) 

Hình 4.4: Đặt nong niệu đạo 
Phương pháp này nên được áp dụng đối với bệnh nhân có tình trạng không quá nặng, cơ sở trang bị tạm đầy đủ và phẫu thuật viên có thể thực hiện được. Thông niệu đạo nên giữ trong 3 tuần. 
5.3.3. Phục hồi lại niệu đạo ngay thì đầu 
Về mặt lý thuyết khâu nối lại hai đầu niệu đạo bị đứt là phương pháp lý tưởng để đảm bảo liền 1 thì các thương tổn. Phương pháp này nên chỉ thực hiện đối với đứt niệu đạo đơn thuần, cơ sở trang thiết bị đầy đủ, phẫu thuật chuyên khoa (Hình 4.5,6) 
 

 
Hình 4.5: Đoạn niệu đạo được bóc tách để chuẩn bị cho tái tạo lại niệu đạo 
và Hình 4.6 : Đoạn niệu đạo thương tổn được cắt bỏ và khâu nối lại tận tận 
Trong trường hợp bệnh nhân chưa được điều trị nội khoa ổn định thì phương pháp tái tạo niệu đạo 2 thì nên được chọn lựa. Trong những năm gần đây nhiều tác giả đã chọn phương pháp này cho hầu hết các trường hợp đứt niệu đạo sau, vì rằng các biến chứng hẹp, đái không tự chủ và bất lực thấp hơn. 
Bệnh nhân được dẫn lưu bàng quang trên mu. Sau thời gian 3-6 tháng, thậm chí muộn hơn, tiến hành đánh giá bằng chụp niệu đạo ngược hoặc kèm xuôi dòng. Sau đó hoặc chọn: 
−Tái tạo 1 thì (khâu nối tận tận, phương pháp Badenoch...) 
−Tái tạo 2 thì (Johanson, Turner Warwick, Leadbetter) 
Sau phẫu thuật, thông niệu đạo nên giữ khoảng 3 tuần. Bệnh nhân cần được kiểm tra bằng đo tốc độ dòng tiểu, chụp niệu đạo bàng quang lúc đi tiểu. Trong trường hợp cần thiết thì có thể nong niệu đạo định kỳ. 
−Chỉnh trục niệu đạo bằng nội soi (Realignement uréthral) 
Chỉ định khi toàn trạng bệnh nhân và tổn thương tại chỗ đã ổn định (sau 1 tuần). Dùng 2 máy nội soi (1 soi từ niệu đạo đi lên, 1 qua lỗ dẫn lưu bàng quang xuôi dòng xuống cổ bàng quang và niệu đạo), mở rộng tổ chức sẹo và tìm 2 đầu niệu đạo, đặt 1 ống thông qua niệu đạo vào bàng quang. Thông niệu đạo có thể rút sau 2-3 tuần. Những bệnh nhân này cần phải nong niệu đạo định kỳ. 
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 
1. Chấn thương niệu đạo là bệnh lý (Chọn câu trả lời đúng nhất): 
A. Thường gặp trong tiết niệu 
B. Thường gặp nhất trong chấn thương hệ tiết niệu 
C. Cấp cứu niệu khoa 
D. Hiếm gặp 
E. Tất cả trên đều không đúng 
2. Chấn thương niệu đạo: 
A. ít gặp ở nam giới 
B. Thường gặp ở nữ giới C. Thường gặp ở nam giới 
D. Gặp nhiều ở trẻ em 
E. Hay gặp ở người lớn tuổi 
3. Về phương diện giải phẫu, niệu đạo nam được chia làm: 
A. 2 đoạn 
B. 3 đoạn 
C. 4 đoạn 
D. 5 đoạn E. Tất cả trên đều sai 
4. Niệu đạo sau là: 
A. Niệu đạo màng 
B. Niệu đạo tiền liệt tuyến 
C. Niệu đạo hành 
D. Niệu đạo xốp 
E. A và B đúng 
5. Nguyên nhân thường gặp của tổn thương niệu đạo trước là: 
A. Chấn thương trực tiếp 
B. Vết thương 
C. Do thao tác trong thăm khám 
D. Chấn thương gián tiếp 
E. Tất cả trên đều đúng 
6. Chấn thương niệu đạo sau thường do: 
A. Chấn thương trực tiếp vào niệu đạo 
B. Tai nạn giao thông 
C. Tai nạn giao thông có gãy xương chậu 
D. Ngã ở tư thế trượt chân 
E. Xuyên thủng từ bên ngoài 
7. Các triệu chứng sau là của tổn thương niệu đạo trước, trừ 1 triệu chứng: 
A. Đau nhói vùng tầng sinh môn 
B. Chảy máu miệng sáo 
C. Đau vùng tầng sinh môn có thể làm bệnh nhân ngất 
D. Tụ máu quanh hậu môn 
E. Khám thấy điểm đau chói vùng tầng sinh môn 
8. Trong chấn thương niệu đạo trước, máu máu chảy ra ngoài miệng sáo gợi ý: 
A. Giập vật xốp 
B. Giập niệu đạo 
C. Đứt niệu đạo hoàn toàn 
D. Thủng niệu đạo 
E. Tất cả trên đều không đúng 
9. Trong chấn thương niệu đạo trước, máu tụ to hay nhỏ vùng tầng sinh môn gợi ý: 
A. Giập vật xốp 
B. Giập niệu đạo 
C. Đứt niệu đạo hoàn toàn 
D. Thủng niệu đạo 
E. Tất cả trên đều không đúng 
10. Trong chấn thương niệu đạo trước, máu tụ vùng tầng sinh môn và chảy máu miêng sáo gợi ý: 
A. Giập vật xốp 
B. Giập niệu đạo 
C. Đứt niệu đạo hoàn toàn 
D. Thủng niệu đạo 
E. Tất cả trên đều không đúng 
11. Chẩn đoán xác định chấn thương niệu đạo sau thường được dựa vào các điểm sau, ngoại trừ 1: 
A. Bệnh nhân có vỡ xương chậu 
B. Bí tiểu, cầu bàng quang căng to 
C. Máu chảy ở miệng sáo 
D. Thông tiểu 
E. Chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng 
12. Chẩn đoán phân biệt chấn thương niệu đạo với vỡ bàng quang dựa vào các điểm sau, trừ 1: 
A. Bệnh nhân không tiểu được, không có cầu bàng quang 
B. Đau vùng dưới rốn 
C. Bệnh nhân bí tiểu 
D. Siêu âm giúp chẩn đoán 
E. Chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng 
13. Biến chứng thường gặp nhất của chấn thương niệu đạo là: 
A. Tiểu không tự chủ 
B. Hẹp niệu đạo 
C. Bất lực 
D. Rò niệu đạo 
E. Tất cả trên đều đúng.

nguồn: benhhoc.com



oanhoanh

 

 


 
Các thành viên đã Thank oanhoanh2122 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024