Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/10/2011 21:10 # 1
gominam
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 6/10 (60%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 15/10/2010
Bài gởi: 6
Được cảm ơn: 0
ôn thi quy hoạch 1


CHƯƠNG I :

 A. Các định nghĩa về đô thị:

       1. ĐN về điểm dân cư đô thị:  Là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, của 1 miền lãnh thổ, của 1 tỉnh, 1 huyện hoặc 1 vùng trong tỉnh hoặc trong huyện.

         Điểm dân cư đô thị là 1 điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo kiểu thành thị.

      2. ĐN về đô thị: Đô thị là sản phẩm của văn minh nhân loại phát triển ở một trình độ phát triển nhất định. Là hình thức quần cư phức tạp xuất hiện trong quá trình đô thị hóa, nó phản ánh một cách tổng hợp quá trình và trình độ phát triền của xã hội.

      3. ĐN theo sơ đồ: Dưới góc độ đô thị học, đô thị là tập hợp của các không gian.

Không gian vật thể                                                                       Không gian kinh tế

Hệ thống hạ tầng sản xuất                                                           Khu vực k.tế nông nghiệp  

Hệ thống hạ tầng kĩ thuật                                                            Khu vực k. tế công nghiệp

Hệ thống hạ tầng xã hội     è             ĐÔ THỊ           ç        Khu vực k. tế khoa học, dịch vụ

 

                                Không gian văn hóa xã hội.

  Tập hợp của hàng loạt các quan hệ xã hội, gia đình, hàng xóm, tập thể lao động, bạn bè,    người thân, công đoàn, Đảng phái, dân tộc, Tổ Quốc.

 

B. Quy hoạch đô thị là gì :

         Là môn khoa học về công tác xây dựng các thành phố, thị xã, thị trấn và các điểm dân cư không liên quan đến sản xuất nông nghiệp. QH ĐT là 1 lĩnh vực chuyện môn luôn biến đổi và có mục đích nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của con người và cộng đồng bằng cách tạo ra các không gian sống thuận tiện, bình đẳng, tốt cho sức khỏe, hiệu quả và hấp dẫn cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Quy hoạch tốt giúp tạo ra những cộng đồng vĩ đại, trong đó mọi người có nhiều lựa chon tốt về cách và nơi mà họ muốn sống.

 

 

C. Các giai đoạn lập đồ án QH ĐT:

      1. Quy hoạch vùng    è 2. Q.hoạch điểm d.cư đ.thi  è  3. Quy hoạch chi tiết è 4. Thiết kế

   - Phân bố lực lượng sản       - Đô thị                                  Các khu chức năng              kiến trúc

xuất.  – Phân bố hệ thống       - Nông thôn                           - Xác định chế độ sử dụng

điểm dân cư đ.thị và nông     -X.định cơ cấu sử dụg đất       đất đaicho từng c.trình công cộng

thôn.                                     – X.định hình khối, cơ sở hạ tầng              và riêng lẻ

CHƯƠNG II: 

A.   Đô thị hóa là gì? Các hình thức định cư.

·         Khái niệm đô thị hóa: Là quá trình tập trung dân số vào các đô thị là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị, trên cơ sở phát triển đời sống và sản xuất. Quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đất nước. Vì vậy cũng có người cho rằng đô thị là bạn đồng hành của công nghiệp hóa.

·         Các hình thức định cư: Định cư theo chiều đứng là một quá trình chuyển hóa về nghề nghiệp, trình độ, mức sống, lối sống, nhà ở, điều kiện phục vụ hạ tầng.

-          Dịch theo chiều ngang( dịch cư địa lý): Dịch cư theo chiều ngang là một quá trình dịch chuyển dân cư từ vùng nông thôn lên thành thị

-          Dịch cư thoe chiều đứng lẫn ngang( dịch cư theo địa lý là nghề nghiệp)

-          Dịch cư không có kiểm soát.

 

B.   Lý thuyết 3 thành phần kinh tế của FOURATIER.

1.      Lao động khu vực 1(sector I)

Thành phần lao động sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Thành phần lao động này chiếm tỉ lệ cao ở thời kỳ tiền công nghiệp và giảm đều ở các giai đoạn sau. Chiếm tỉ lệ thấp trong 3 thành phần ở giai đoạn hậu công nghiệp.

2.      Lao động khu vực 2(sector II)

Là lực lượng lao động sản xuất công nghiệp. Thành phần lao động này phát triển rất nhanh ở giai đoạn công nghiệp hóa và sau đó giảm dần do sự thay thế trong lao động công nghiệp bằng tự động hóa.

3.      Lao động khu vực 3(sector III)

Bao gồm các thành phần lao động khoa học và dịch vụ. Thành phần này từ chỗ chiếm tỉ lệ thấp nhất trong thời kì tiền công nghiệp đã tăng dần và cuối cùng chiếm tỉ lệ cao nhất trong giai đoạn văn minh khoa học kĩ thuật ( hậu công nghiệp)

è Sự dịch cư nghề nghiệp.

 

 

 

 CHƯƠNG III:

       Quá trình hình thành đô thị dưới tác động của lý luận đô thị. Nêu và phân tích các lý luận, quy hoạch đô thị( LL TP vườn, LL TP chuỗi, LL TP dải, LL TP công nghiệp). Vẽ minh họa.

·         Sơ đồ về quá trình hình thành đô thị dưới tác động của hệ thống lý luận đô thị

                                                          Lý luận           Lý luận           Lý luận

                      Khủng                        Tp Vườn        Tp vệ tinh        Tp tuyến

Cấu trúc         hoảng         Lý thuyết                      Cấu trúc                                Đô thị mới

đô thị tự  è     cấu    è   hệ thống     è               đô thị                         è       hiện đại, hài

điều tiết           trúc            đô thị                            hiện đại                                hòa, bền vững.

                    đô thị                          Lý luận               Lý luận              Lý luận Tp

                                                  Tp công nghiệp     Le-Cobusier        theo đơn vị ở

·         Lý luận thành phố vườn của Ebenezer Howard(1896)

-          Phân bố lại dân cư đô thị thành từng đơn vị TP vệ tinh tập hợp xung quanh TP trung tâm, quy mô đất đai khoảng 400ha với nhà ở thấp tầng có vườn.

-          Thành phố được bao quanh bởi các khu cây xanh và đất đai sx công nghiệp.

-          Đất đai sx thuộc quyền sử dụng chung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển xây dựng toàn thể các điểm dân cư

-          Các đơn vị TP liên hệ với nhau bằng các tuyến đường sắt chạy nhanh và các tuyến ô tô khác nhau

-          Các thiết bị và các cơ sở phục vụ đảm bảo yêu cầu của toàn dân, tạo điều kiện cho cuộc sống văn hóa, xã hội TP phát triển.

 

·         Lý luận thành phố chuỗi

Theo Aturo Soria Ymata (1844-1920): Thành phố phát triển dọc theo các trục giao thông với chiều dài không hạn chế, còn chiều rộng của đáy công trình xây dựng dọc 2 bên đường dài khoảng vài trăm mét.

 

 

 

 

Vẽ hình

·         Lý luận thành phố dải:

    Là sự phát triển tiếp tục của hệ thành phố chuỗi ở mức độ cao hơn, phù hợp với tính chất hiện đại của các thành phố sản xuất côg nghiệp và sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa trong nữa đầu thế kỉ XX.

    Hệ thống TP  dải là hệ thống trong các công trình đc tổ chức thành từng dải

    Bố trí TP thành những dải liên tục song song nhau.

 

 

                            Vẽ hình

 

 

 

 

    Thành phố dải Stalingrat của NA Milutin 1930: Ý nghĩa của lý luận đề xuất một cấu trúc đô thị phát triền theo phương kéo dài về 2 phía và không làm thay đổi khu vực đô thị cũ cũng như các khu vực đô thị mới kéo dài đều có đầy đủ các khu chức năng của 1 khu đô thị.

·         Lý luận thành phố công nghiệp

-          Năm 1901 Tony Garnie đề xuất phương án mới về quy hoạch thành phố công nghiệp, lần đầu tiên cơ cấu tổ chức thành phố công nghiệp đc xây dựng, giao thông vận tải và các hệ thống cây xanh

-          Thành phố công nghiệp của Tony Garnie 1904:

+  Chú ý đến cấu trúc cân đối mới, TP trên quan điểm kĩ thuật tiến bộ, chú ý đến cái đẹp quần thể, chú ý đến ảnh hưởng của các phương tiện giao thông hiện đại.

+  TP được bố cục từ tổng thể đến chi tiết, tổ chức phân vùng chức năng tỉ mỉ, toàn bộ cách bố cục đối xứng trong tổ hợp thành phố

+  Giả thuyết đô thị công nghiệp hiện trong…….

·         Le  Cobusiers:

-          Lý luận chuối công trình liên tục à TP Angie

-          Lý luận TP công nghiệp

-          Phương án cải tạo TP Paris à Phươn án Voisan

 

CHƯƠNG IV:

A:

1.Đơn vị ở láng giềng của Clarence Perry

-  Đường giao thông cơ giới không đc tổ chức đi xuyên qua đơn vị ở để đảm bảo đ.kiện nghỉ ngơi, giải trí và trẻ em đi lại an toàn

 

- 1/10 diện tích đơn vị ở đc dành để trồng cây xanh.

- Quy hoạch đô thị dựa trên cơ sở của các đơn vị ở tiểu khu và khu nhà ở đc xây dựng và phát triển một cách hoàn hảo ở Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu cũ.

2. Ý niệm về thành phố phát triển theo đơn vị hình học:

*  Dạng ô bàn cờ: Hệ thống mạng lưới đường ô bàn cờ cách nhau 800-1200m, hình thành các lô đất. Trong mỗi lô đất là 1 đơn vị ở bao gồm nhiều tiểu khu hợp lại, có trung tâm phục vụ và cây vườn xanh riêng. 

*  Dạng phát triển đơn vị trên cơ sở hệ thống giao thông hình học lục lăng:

    - Hình thức thứ I : Mỗi đầu mối giao thông là một trug tâm phục vụ của một đơn vị phát triển theo 1 chức năng.

    - Hình thức thứ II: Các đơn vị ở đc bố trí dọc theo các trục giao thông trug tâm phục vụ thương mại, bố trí dọc đường giao thông, trung tâm giáo dục và tổ chức nghỉ ngơi bên trong theo từng đơn vị ở có vườn vây xanh.

   - Dạng hình học:

 

                          Vẽ hình

 

   - Dạng tam giác và tam giác lục lăng xen kẽ

 

                             Vẽ hình

 

* Dạng phát triển theo hệ thống tam giác và tam giác lục lăng xen kẽ: có 2 kiểu

   - Kiểu tập trung hướng tâm

   - Phát triển theo tuyến dọc theo các đường nội bộ bên trong.

 

 

 

B.Một số nguyên tắc và giải pháp bố trí các loại hình nhà trong đơn vị ở.

 1.   Theo điều kiện tự nhiên:

             -  Điều kiện khí hậu:

           +  Bố trí công trình cao tầng ở phía Bắc để che nắng cho nhà ở thấp tầng ở quay mặt hướng Tây  ( vẽ hình )

           + Hướng gió chính so với mặt nhà phải vuông góc hoặc lệch 10 -15* ( vẽ hình )

           + Công trình thấp tầng nằm giữa nhóm tạo cơ hội cho gió thổi tới các công trình cao tầng xung quanh  ( vẽ hình )

           + Không gian mở tạo hành lang dẫn gió đến các công trình ( vẽ hình)

2.  Điều kiện địa hình

           + Độ dốc  10%   ( vẽ hình )
           + Độ dốc >15% nên tạo bậc dốc nền, hạn chế sự san lấp   ( vẽ hình )

3.   Điều kiện tiếp cận

Giao thông xe cơ giới phải tiếp cận các nhóm nhà chung cư ngoài 1 mặt cận với không gian tĩnh 

             ( Vẽ hình )

 

4.  Theo bố cục không gian:

-          Bố cục không gian song song ( vẽ hình )

-          Bố cục cụm ( vẽ hình )

-          Bố cục mảng ( vẽ hình )

-          Bố cục theo chiều dải, chuỗi ( vẽ hình )

-          Bố trí nhà trong đơn vị ở cần phải sử dụng linh hoạt điều kiện bố cục khác nhau để tạo nền không gian ở sinh động và có nét đặc thù riêng ở đơn vị ở ( vẽ hình )

 

C.     Bố trí giao thông trong đơn vị ở

-          Đường chính 16m

-          Đường phụ 12m

-          Đường nhóm nhà 8m

 

          (vẽ hình )

·         Giải pháp bố trí:

-          Đường cụt (vẽ hình)

-          Đường vòng (vẽ hình)

-          Đường bán vòng (vẽ hình)

-          Đường thòng lòng (vẽ hình)

-          Hệ nhánh cây (vẽ hình)

-          Hệ cài răng lượt (vẽ hình)

 

 

 

       

 

 

 

 

 





 
03/10/2011 21:10 # 2
rockwar205
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 12

Kinh nghiệm: 80/90 (89%)
Kĩ năng: 113/120 (94%)
Ngày gia nhập: 28/02/2010
Bài gởi: 440
Được cảm ơn: 773
Phản hồi: ôn thi quy hoạch 1


 thanks nhiều nha . đang tìm tài liệu tự nhiên vô tình lướt qua forum ... :) mà gominam là ai thế ??? k1 ? k2? hay k3??


gieo gió gặp bão .....
                                                               ......ác giả ác báo !!...........

 

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024