Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/06/2014 13:06 # 1
Nghiem_huyen
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 21/150 (14%)
Kĩ năng: 55/90 (61%)
Ngày gia nhập: 05/11/2012
Bài gởi: 1071
Được cảm ơn: 415
CÁch ăn vải mà không bị nóng!


n lớp màng trắng

Hầu hết chúng ta mỗi khi ăn vải chỉ ăn phần thịt ở bên trong lớp vỏ, nhưng kinh nghiệm ăn vải của nhiều người đã cho biết nên ăn lớp vỏ trắng mỏng dưới lớp vỏ bên ngoài để tránh hiện tượng nóng trong người.

Đồng thời phấn trắng trên đầu hạt vải cũng có tác dụng tránh được nóng trong người khi ăn loại quả này.

Một lúc không nên ăn quá nhiều

Ăn nhiều vải sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong người, tối đa cho mỗi lần ăn là 10 quả đối với người lớn, 3-4 quả cho trẻ em, trẻ em ăn nhiều thường hay bị nhiệt miệng.

Cần thận trọng khi ăn vải mà cơ thể đang gặp những vấn đề sau: thể chất âm hư, táo, nhiệt, người mắc bệnh tiểu đường.

Trước khi ăn vải uống chút nước muối

Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh… hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương… như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.

Nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

Xử lý khi bị ngộ độc

Theo Tri thức trẻ, trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường  glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng “say vải”. Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.(

webtretho)



              Nghiêm huyền-khoa Dược-PECer

                      face Nghiêm Thị Huyền

            HỌC TỐT <> MƠ NHIỀU <> YÊU  ĐẮM

TÔI CẦN CÓ 1 ƯỚC MƠ THẬT LỚN,NẾU KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ CHƯA SỐNG ĐỦ

Chuẩn bị đầy đủ để chạy đua trong cuộc chiến tri thức và bản lĩnh ngành Dược Việt Nam


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024