Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/02/2018 23:02 # 1
vnrleo28
Cấp độ: 29 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 34/290 (12%)
Kĩ năng: 40/80 (50%)
Ngày gia nhập: 17/09/2014
Bài gởi: 4094
Được cảm ơn: 320
Câu chuyện 'Người mù làm sao biết chia tiền' ấm lòng ngày giáp Tết


Câu chuyện người đàn ông sáng mắt sẵn sàng chia cho bạn mù phần hơn sau một đêm mưu sinh vất vả hiện lay động nhiều dân mạng.

Câu chuyện hai người đàn ông lớn tuổi (một người mắt sáng, người còn lại mù lòa) ngồi cạnh nhau đếm tiền trong đêm Sài Gòn trở gió được anh Nguyễn Hà Lam (Phú Nhuận, TP.HCM) chia sẻ làm lay động trái tim nhiều người.

Hơn 88.000 like (thích), 35.000 chia sẻ đã nói lên sự lan tỏa của một câu chuyện đẹp. Niềm tin về tình người, tình đời, sự yêu thương, sẻ chia một lần nữa được thắp lên trong những ngày cận Tết cổ truyền.

Hơn 20 năm 'chia tiền đều' cho bạn

Trên đường đi bộ, thấy hai người bạn già ngồi với nhau khi đã gần 12h đêm, anh Lam tò mò đến gần hỏi và được nghe câu chuyện về tình bạn đáng quý. Trò chuyện với hai người, anh biết rằng hàng đêm, người mắt sáng lại đưa bạn mình đi hát rong ở những quán ăn, quán nhậu kiếm tiền mưu sinh.

Hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền. Một người ôm cây đàn, hốc mắt lõm xuống. Một người tóc muối tiêu, mở tiền trong túi nhỏ bỏ vào nón và đếm.

Trong cái nón đã cũ mòn ấy là những tờ tiền mệnh giá 2.000 đồng, 5.000 đồng,10.000 đồng, 20.000 đồng, thi thoảng có vài tờ 50.000 đồng hay 100.000 đồng. Anh Lam chú ý nghe câu chuyện giữa hai người:

- Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạ!

- Ừ, gần Tết nên tất niên vui vẻ.

- Vui nên có mấy khách cũng cho "sộp" lắm.

- Ừ, tôi cũng mong có kha khá mua mấy món Tết cho mấy đứa nhỏ.

Cau chuyen 'Nguoi mu lam sao biet chia tien' am long ngay giap Tet hinh anh 1
Câu chuyện hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền hiện được nhiều dân mạng chia sẻ. Ảnh: Nguyễn Hà Lam.

Họ đã là bạn với nhau lâu năm. Chú mắt sáng ban ngày đi làm, ban đêm lại chở người bạn mù của mình đi hát.

Đều đặn như vậy suốt hai mươi mấy năm, ngày nắng cũng như mưa, ngày còn đi bằng xe đạp thì chở nhau bằng xe đạp, có xe máy thì cùng đi bằng xe máy. Tiền kiếm được mỗi buổi tối, hai người đều chia đôi.

Cuộc hạnh ngộ vào một đêm giáp Tết tưởng như đã kết thúc bằng lời chúc năm mới ấm áp dành cho nhau giữa ba người. Nhưng khi anh Lam ngoái đầu nhìn lại, chợt thấy điều lạ.

Chú sáng mắt dúi vào tay bạn mình một xấp tiền, đa số là tờ mệnh giá 100.000 đồng, 50.000 đồng và 20.000 đồng. Còn trên tay chú là những tờ tiền 10.000 đồng và một số tờ 5.000 đồng và 2.000 đồng.

- Đây phần của ông đây, tôi đã chia đôi rồi đó.

- Cám ơn ông, bao nhiêu năm ông đều giúp tôi đi và chia đều cho tôi.

Đâu chỉ vun vén cho mình

Chia sẻ với Zing.vn, anh Nguyễn Hà Lam cho biết anh chứng kiến câu chuyện trên khi đang đi bộ đến chân cầu Công Lý, Phú Nhuận, TP.HCM.

Khi người bạn sáng mắt chia phần hơn trong số tiền mưu sinh buổi tối cho người bạn mù lòa, anh Lam đã vờ quay đi như không thấy, để chú không hay rằng anh đã biết.

Không cần ai chứng kiến, hơn 20 năm qua tình thương ấy vẫn được bồi đắp ngày qua ngày. Đó là giá trị của lòng nhân ái mà người đàn ông sáng mắt trao cho bạn mình khi không nhìn thấy.

"Lúc đó, tôi rất xúc động, trên đường về nước mắt lăn nóng hổi. Tôi khóc trong hạnh phúc vì giữa xã hội nhiều điều hoang mang, nhiều tin tiêu cực vẫn còn người trái tim bình dị mà tràn đầy yêu thương. Tôi cảm nhận được tình yêu thương đó. Cảm nhận được hạnh phúc, nhất là mùa giáp Tết, mùa của sum vầy, của gia đình, của những tấm lòng sẻ chia", anh Lam nói.

Đối với hai người bạn già này, "đều" nhau đâu có nghĩa là bằng nhau. Người bạn mù tin bạn mình hoàn toàn, người bạn mắt sáng luôn nhường phần hơn cho bạn.

"Tôi nghĩ mình may mắn khi được chứng kiến câu chuyện cảm động. May mắn hơn nhận được điều gì khác vì lúc đó tôi đã nhận được niềm tin: Tin rằng cuộc sống xung quanh vẫn tràn đầy yêu thương khi sợi dây liên kết giữa mọi người ngày càng mong manh".

Những ngày cận Tết thêm ấm lòng khi chàng trai Hà Tĩnh nhận được 17,5 triệu đồng - số tiền để dành cả năm trời để về quê ăn Tết - từ đôi vợ chồng công nhân nghèo khó.

 

 
 
 
00:00
 
02:08
 
Sang vui vẻ nhận lại ví từ vợ chồng chú Phước Chàng trai may mắn khi đánh rơi ví có 17,5 triệu đồng đã nhận lại được toàn bộ số tiền từ vợ chồng người công nhân nghèo.

Hay sự tử tế của anh tài xế taxi Hồ Đình Quyết trả lại 1,2 tỷ đồng cho khách để quên trên xe mới đây cũng khiến bao người tin rằng lòng tốt không chỉ là câu chuyện cổ tích hiếm có khó gặp.

Tết này với gia đình nam sinh Hoàng Đức Hải (Hà Tĩnh) sẽ là một cái Tết buồn. Sinh viên năm cuối của một trường đại học ở Hà Nội, phía trước Hải là tương lai tươi sáng. Cậu có nhiều chọn lựa khi chứng kiến 3 mẹ con chị Loan chới với giữa dòng nước. Nhưng Hải đã hành động dũng cảm và nghĩa hiệp, theo sự mách bảo của lòng nhân ái.

Việc làm của Hải nhanh chóng lan tỏa, gây xúc động mạnh trong giới trẻ. Chàng trai ấy đã sống không dài về mặt thời gian nhưng đã có một cuộc đời ý nghĩa. Câu chuyện về nam sinh chắc chắn sẽ còn sống mãi trong lòng người ở lại.

Câu chuyện của Hải, việc làm của anh Quyết hay hành động chia tiền từ người bạn mắt sáng nhắc chúng ta về những tấm lòng sẻ chia, nghĩa hiệp, tinh thần nhân ái vẫn luôn tồn tại trong xã hội. Không chỉ là câu chuyện cổ tích giữa đời thật, đó còn là những giá trị người Việt luôn nâng niu và giữ gìn.

 



Gmail: vnrleo28@gmail.com

Con người có thể mất đi nam tính, có thể mất đi nữ tính, nhưng đừng đánh mất nhân tính
Lớp : K20YDH1


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024