Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/03/2010 18:03 # 1
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
ruyện ngắn O Henry(part 1): sau 20 năm


Viên cảnh sát đi dọc theo đường phố, trông anh ta có vẻ gì nghiêm trọng. Đây là con đường mà ông ta đã đi tuần tra mỗi ngày. Không có gì để cho ông ta phải chú ý đến cả. Bây giờ đã 10 giờ đêm, trời khá lạnh. Vào giờ này đường phố chỉ còn lác đác một ít người đi đường vội vã về nhà. Trời mưa lất phất và gió quất vào mặt lạnh buốt.
Viên cảnh sát dừng lại nhìn vào từng cánh cửa, xem chừng các cửa hiệu đã bắt đầu dọn dẹp và đóng cửa. Thỉnh thoảng ông ta dừng bước và nhìn trước ngó sau dọc theo con đường. Viên cảnh sát khu vực này đúng là một mẫu thanh niên đẹp trai, mạnh khỏe và rất tích cực trong công việc giữ gìn an ninh trật tự cho khu phố.
Dân chúng trong khu phố này cũng chấp hành luật lệ nghiêm chỉnh. Họ trở về nhà sớm vào ban đêm. Người ta có thể thấy rõ ánh đèn sáng trong mỗi cửa hiệu hoặc nhà hàng nhưng ngay cả những khu thương mãi, kinh doanh người ta cũng đóng cửa rất đúng giờ.
Bỗng nhiên, viên cảnh sát đột ngột đứng lại. Bên một cánh cửa hiệu chìm trong bóng tối, một gã đàn ông đang đứng im lặng. Khi viên cảnh sát bước tới gần, gã lên tiếng:
- Chào thầy đội ! Xin lỗi thầy nhé ! Tôi đang đợi một người bạn. Hai mươi năm về trước chúng tôi đã hẹn với nhau là sẽ gặp nhau ở đây đêm nay. Có lẽ thầy đội ngạc nhiên lắm phải không ? Tôi xin giải thích để thầy rõ nếu thầy muốn. Khoảng chừng 20 năm về trước, nơi đây là một cửa hàng ăn. Phải rồi, tên gọi là "Nhà hàng Joe Brady mập" bởi vì lão chủ cửa hàng này rất to béo, mập mạp...
Viên cảnh sát ngắt lời:
- Nhà hàng đó vẫn còn ở đây 5 năm về trước.
Nói xong, ông ta đứng sát vào gã đàn ông và nhìn kỹ vào mặt gã. Bên cánh cửa đầy bóng tối, ông ta cũng thấy rõ gã có khuôn mặt vuông và đôi mắt rất sáng. Một vết sẹo trắng bên mắt phải. ở chiếc cà vạt có đính một hạt kim cương khá lớn.
- Hai mươi năm về trước, một đêm nọ... gã đàn ông nói. Tôi đã ăn cơm tối nơi đây với bạn tôi: Jimmy Wells. Hắn là một thằng bạn rất tốt của tôi, có thể nói là một người bạn rất tốt trên cuộc đời này. Tôi và hắn đã lớn lên ở đây, thành phố New York thân yêu và chúng tôi đã xem nhau như hai anh em. Hồi đó tôi mười tám và Jimmy, hai mươi. Sau bữa ăn tối đó, tôi đi về miền Tây. Tôi đã tìm được việc làm tốt và thành công lớn. Còn Jimmy, không có ai có thế bắt buộc hắn rời khỏi New York bởi vì hắn cho rằng New York là nơi lý tưởng nhất để sinh sống. Chúng tôi đồng ý và tin tưởng rằng: chúng tôi sẽ gặp lại nhau 20 năm sau tại đây. Chúng tôi nghĩ rằng: Sau 20 năm chúng tôi sẽ biết được thân thế, sự nghiệp của chúng tôi và tương lai chờ đón chúng tôi như thế nào !
Viên cảnh sát nói:
- Câu chuyện thật thú vị ! Một thời gian thật là dài để gặp lại nhau. Trong thời gian đó, anh có biết tin tức gì về ông bạn của anh không ? Khi anh đang làm ăn ở miền Tây ?
- Vâng, có ạ ! Lúc đầu chúng tôi cũng biên thư cho nhau. Nhưng sau một vài năm, chúng tôi ngưng liên lạc. Ôi, miền Tây thật rộng lớn. Tôi đã đi khắp nơi và đi thật nhanh. Nhưng luôn luôn, tôi cũng nghĩ rằng tôi sẽ gặp lại bạn tôi: Jimmy - Hắn là một con người nghiêm túc, đúng đắn nhất thế giới. Hắn sẽ không bao giờ quên đêm hẹn hò này của 20 năm về trước. Tôi đã đi suốt hàng ngàn cây số để về đây đúng hẹn đêm nay và tôi sẽ rất sung sướng nếu hắn cũng đến đúng hẹn như tôi.
Gã lôi từ túi áo ra một chiếc đồng hồ khá đẹp, mặt đính những hạt kim cương lóng lánh.
- 10 giờ kém 3 phút ! Đúng 10 giờ đêm 20 năm về trước, chúng tôi đã nói lời "Tạm biệt" tại nơi đây.
Viên cảnh sát đột ngột hỏi:
- Trong thời gian ở miền Tây, anh thành công lắm phải không ?
- Vâng, đúng vậy ! Tôi hy vọng rằng thằng bạn Jimmy của tôi chỉ thành công một nửa của tôi là được. Hắn chậm chạp hơn tôi. Tôi đã phải phấn đấu dữ dội lắm mới thành công. Tại New York, con người không thể thay đổi cuộc sống được dễ dàng. ở miền Tây, người ta biết phải làm gì để kiếm được nhiều lợi nhuận.
Viên cảnh sát bước đi vài bước và nói:
- Tôi phải đi đây... Tôi mong rằng anh bạn sẽ gặp lại ông bạn cũ. à ! Nhưng nếu ông bạn của anh không đến đúng hẹn đêm nay, anh có rời đây không ?
- Không, tôi sẽ chờ ít nhất là nửa tiếng đồng hồ. Nếu Jimmy còn sống, tôi tin rằng hắn sẽ đến đây đúng giờ. Thôi, chào thầy đội !
- Chào anh bạn !
Viên cảnh sát bước đi, vừa đi vừa nhìn vào những dãy phố đang đóng cửa im lìm.
Mưa gió lạnh buốt càng nặng nề hơn. Một vài bóng người vội vã bước nhanh trên đường phố, cố tìm những lối đi ít mưa tạt, gió lùa. Gã đàn ông vẫn đứng ở chỗ cánh cửa mờ tối để chờ đợi người bạn cũ. Gã có vẻ sốt ruột, đôi mắt nhìn suốt các con đường và kiên nhẫn chờ. Đã quá 20 phút... Bỗng một bóng người cao lớn khoác áo choàng dài băng nhanh qua đường hướng thẳng về phía gã đàn ông đang chờ đợi và lên tiếng hỏi:
- Có phải anh Bob đấy không ?
Gã đàn ông reo lên:
- Có phải anh đấy không ? Jimmy Wells ?
Người cao lớn mới đến vội nắm lấy hai bàn tay Bob, tức gã đàn ông đang chờ đợi và nói:
- Đúng rồi, Bob đây rồi ! Tôi tin rằng tôi sẽ tìm thấy anh ở đây nếu anh còn sống. 20 năm thật là thời gian dài. Nhà hàng ăn ngày xưa đã không còn nữa Bob nhỉ ! Nếu còn, chúng ta sẽ ăn với nhau một bữa cơm tối đêm nay. Thế nào ? Miền Tây đã đem lại cho bạn nhiều chuyện tốt đẹp chứ ?
- ừ ! Miền Tây đã cho tôi đủ thứ mà tôi muốn. ồ ! Jimmy ! Anh thay đổi quá nhiều. Tôi không ngờ anh lại cao lớn hơn hẳn ngày xưa như thế ?
- Vâng, tôi có phát triển thêm chút ít sau khi tôi được 20 tuổi.
- ở New York, anh làm ăn có khá không, Jimmy ?
- Cũng tàm tạm thôi ! Tôi làm việc cho Thành phố này. Nào, đi Bob ! Chúng ta sẽ tìm một chỗ để nói chuyện về những năm tháng đã qua...
Hai người sánh vai nhau bước đi. Gã đàn ông từ miền Tây trở về bắt đầu kể chuyện về cuộc đời gã. Người cao lớn kia, lắng nghe đầy vẻ quan tâm, cổ áo choàng của anh ta kéo lên che kín tai.
Đến một góc đường có ánh đèn sáng chiếu ra từ một cửa hiệu, cả hai người đều quay nhìn kỹ vào mặt nhau. Gã đàn ông tên Bob đột nhiên dừng bước và kéo cánh ta ra khỏi vòng tay của người cao lớn kia. Gã la lên:
- Anh không phải Jimmy Wells ! 20 năm thật dài nhưng không thể thay đổi hẳn một gương mặt, một cái mũi của bạn tôi ngày xưa. Người cao lớn mỉm cười bí hiểm và nói:
- Phải rồi, nhưng đôi khi thời gian có thể thay đổi một người tốt thành người xấu. Anh Bob ạ ! Anh đã bị tôi bắt giữ 10 phút rồi đó ! Cảnh sát ở Chicago đã biết là anh đến New York đêm nay. Họ yêu cầu chúng tôi theo dõi anh. Anh hãy theo tôi, ngoan ngoãn là tốt ! Nhưng trước hết, tôi cho anh xem cái này. Anh có thể đến sát ánh đèn sáng cạnh cửa sổ kia để đọc cho rõ. Mảnh giấy này do một viên chức Cảnh sát tên Jimmy Wells gởi đến cho anh đấy !
Tên Bob mở mảnh giấy, tay gã bỗng run lên khi đọc những dòng chữ trên đó:
"Bob ! Tôi đã đến đúng giờ hẹn tại chỗ. Tôi đã thấy rõ khuôn mặt mà cảnh sát Chicago muốn bắt giữ. Tôi không muốn đích thân bắt anh. Vì vậy tôi gửi đến một cảnh sát viên khác gặp anh để làm nhiệm vụ.
Chào Bob !
Jimmy Wells".



P/S: đây là một câu chuyện vô cùng thú vị về tình bạn, chính nghĩa.


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
Các thành viên đã Thank maxta+ vì Bài viết có ích:
02/03/2010 18:03 # 2
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: ruyện ngắn O Henry(part 1): sau 20 năm


TÊN CỚM VÀ BẢN THÁNH CA
Soapy xoay trở một cách khó chịu trên băng ghế trong công viên Madison Square. Khi những đàn ngỗng trời ccất tiếng kêu về đêm, khi các bà chưa có áo da hải cẩu trở nên ngọt ngào với đức ông chồng, và khi Soảy cử động một cách khó chịu trên chiếc ghế băng trong công viên, bạn hẳn biết là mùa đông đã về.
Một chiếc lá vàng rơi vào lòng Soapy. Đấy là danh thiếp của Ông Tướng Mùa Đông. Ông tử tế đối với tất cả cư dân của quảng trường Madison, và đều thông báo trước mỗi khi ông sắp về thành phố. Tâm trí Soapy nhận ra rằng đã đến lúc phải quyết định tìm cách trốn tránh thời tiết khắc nghiệt đang chờ đón trước mặt. Vì thế mà y cử động khó chịu trên băng ghế.
Tham vọng về một kì nghỉ đông của Soapy không cao lắm. Y không nghĩ đến chuyến đi Địa Trung Hải, hoặc Vịnh Vesuve. Đi Đảo (tức là khám, nhà lao) trong 3 tháng là tất cả những gì y muốn. Ba tháng trên Đảo vói ngày ba bữa ăn, có giường gối và bạn bè, lại được an toàn không bị mùa đông và cảnh sát phiền hà, đối với Soapy, dường như đấy là nhu cầu cốt yếu y mong muốn.
Tổ chức từ thiện Blackwell cung cấp cho Soapy nơi ăn ở trong những mùa đông qua. Cũng như đồng bào New York may mắn hơn của Soapy mỗi khi mùa đông về đi Palm Beach và Riviera, Soapy có những chuẩn bị khiêm tốn hơn để đi trú đông trên Đảo. Và bây giờ đã đến lúc. Đêm trước Soapy đã dùng 3 tờ báo để lót trong chiếc áo vét, quấn quanh gót chân và quanh bụng, nhưng vẫn không đủ để xua đuổi giá lạnh khi y nằm ngủ trên băng ghế gần vòi phun nước. y khinh bỉ nghĩ đến những tiện nghi cung cấp dưới danh gnhĩa từ thiện dành cho dân bần cùng. Trong tâm tư của Soapy, Pháp Luật hiền lành hơn Từ Thiện. Không thiếu gì các cơ quan, cả của thành phố và từ thiện, có thể cung ứng chỗ ăn ở theo tiêu chuẩn đời sống giản đơn. Nhưng đối với tinh thần hãnh diện của Soapy, những món quà từ thiện là cả một gánh nặng. Nếu bạn không thể trả bằng tiền, bạn phải trả bằng nỗi nhục nhã cho từng mòn quà nhận từ tay của từ thiện. Mỗi mẩu bánh mì đi kèm với hi sinh do bị hạch hỏi về đời tư và cá nhân. Vì thế, tốt hơn là làm khách mời của pháp luật vốn không chen lấn vào những việc cá nhân của thiên hạ, tuy họ vẫn phải làm việc theo nguyên tắc.
Sau khi đã quyết định đi đến Đảo, lập tức Soapy bắt đầu thực hiện. Có nhiều cách dễ dàng để đạt được việc này. Cách dễ chịu nhất là ăn một bữa no say trong một nhà hàng sang trọng nhất, rồi tuyên bố phá sản, được êm thấm giao cho một tên cảnh sát. Một Thẩm phán có tinh thần cộng tác sẽ lo mọi việc tiếp theo đấy.
Soapy rời khỏi ghế, lững thững ra khỏi công viên và đi xuyên qua vùng biển tráng nhựa, nơi Phố Broadway và Đại lộ số 5 chảy với nhau. Y rẽ lên Broadway, dừng lại trước một nhà hàng lộng lẫy.
Y cảm thấy tụ tin với những gì y có từ chiếc cúc cuối của cánh áo vét trở lên. Y đã cạo râu, mặc áo vét trông chỉnh tề và thắt cà vạt mầu đen lịch sự mà một bà truyền giáo đã tặng y nhân dịp Lễ Tạ Ơn. nếu y có thể đi đến một cái bàn trong nhà hàng mà không ai nghi ngờ thì xem như đó là một thành công. Phần trang phục của y trưng bày phía trên mặt bàn sẽ không làm anh hầu bàn nào nghingờ cả. Soapy nghĩ đến một con vịt quay, một chai rượu vang Chablis, và rồi một miếng pho-mát Camembert, một tách cà phê, và một điếu xì gà. Một đô la cho một điếu cũng đủ. Giá tổng cộng không quá cao khiến chủ nhà hàng tìm cách trả hận, mà vừa đủ cho y no say hạnh phúc trên hành trình đến khu trú đông.
Nhưng khi Soapy vừa đặt chân vào nhà hàng, con mắt của người quản lí đã nhìn xuống cái quần tả tơi và đôi giầy khốn khổ. Những cánh tay mạnh mẽ và sẵn sàng hành động xoay người y lại rồi trong im lặng và vội vàng, lôi y ra hè phố để tránh đi số phận không mấy cao quý của con vịt.
Soapy quay đi khỏi phố Broadway. Xem chừng đường đi đến hòn đảo cao giá không mấy được vui thú. Cần phải nghĩ đến cách khác.
Đến một góc đường của ĐẠi lộ số 6, nhưngx ánh đèn điện và những món trưng bày khiến cửa kính của một hiệu buôn trở nên nổi bạt. Soapy nhặt lấy một hòn đá ném qua khung kính. Nhiều người chạy đến, dẫn đầu là một cảnh sát. Soapy đứng bất động, cho hai tay vào túi quần, mỉm cuời khi thấy những hàng cúc áo bằng đồng.
Người cảnh sát hỏi, giọng đầy phấn khích:
- Kẻ gây ra việc này chạy đâu rồi?
- Sao ông không nghĩ là tôi có thể dính dáng đến việc ấyây
Soapy nói không có vẻ mỉa mai, mà thân mật như người đang mong chờ vận may. Đâu óc anh cảnh sát không muốn nghe ngay cả câu gợi ý. Những người đã phá vỡ cửa kính không đời nào đứng đấy để đánh đố nhân viên công quyền. Họ phải chuồn cho nhanh. Anh cảnh sát nhìn thấy một người đàn ông cách đấy chừng nửa khu phố đang chạy đuổi theo một chiếc xe buýt. Anh rút dùi cui ra, tham gia vào cuộc rượt đuổi. Cảm thấy đầy khinh miệt vì hai lần thất bại, Soapy lại đi tiếp.
Một nhà hàng nằm bên kia đường, không có vẻ quá sang trọng. Khách ăn đều có bụng rỗng không và túi tiền khiêm tốn. Muỗng nĩa và không khí của nhà hàng thì dầy, súp và khăn lau lại mỏng. Soapy mang theo đôi giầy và cái quần dễ tố cáo đi vào mà không bị ai ngăn cản. Y tiêu thụ món bít tết và các món bánh trái này nọ. Với người hầu bàn, y làm ra vẻ tiền bạc và y là hai kẻ xa lạ nhau.
Bây giờ đi gọi cảnh sát đi, và đừng để khách phong lưu đợi lâu.
Với giọng như bánh bơ và con mắt như quả anh đào, anh hầu bàn nói:
Không cần có cảnh sát cho anh. Này, anh Con, đến đây.
Hai anh hầu bàn ném Soapy xuống hè đường. Y đứng dậy theo từng đốt xương, phủi bụi khỏi quần áo. Việc bị bắt giam xem như chỉ là một giấc mơ hồng. Con đường đến Đảo dường như quá xa. Một người cảnh sát đứng trước cửa một hiệu thuốc gần đấy phá lên cười rồi đi dọc xuống phố.
Soapy đi tiếp năm dãy phố, rồi thu lại can đảm để khuyến dụ làn nữa việc bắt giam. Lần này thid cơ hội mà y thấy xem ra với y chỉ là “chuyện nhỏ”. Một cô gái với trang phúc khiêm tốn và dễ nhìn đang đứng trước một khung kính, nhìn một cách kơ đãng vào khu trưng bày các lọ kem cạo râu và nghiên mực. Đứng gần đấy là một cảnh sát cao lớn với dáng vẻ nghiêm nghị. Phong thái thanh lích của nạn nhân của y và thêm một cảnh sát chăm chỉ kế bên khiến Soapy cảm thấy phấn khởi nghĩ là chẳng mấy chốc y sẽ được tóm cổ một cách dễ chịu chính thức để bảo đảm cho y một khu nghỉ mùa đông trên một hòn đảo nho nhỏ và chặt chẽ.
Soapy chỉnh chiếc cà vạt do bà truyền giáo tặng, kéo cúc tay áo xuống cho lộ ra ngoài, sửa chiếc mũ chéo xuống thành một kiểu dễ làm chết người, rồi lướt đến cô gái. Y nháu mắt với cô, được nhận những tiếng hắng giọng và tiếng ho, mỉm cuời, rồi cười đồng loã, rồi bắt đầu loạt trơ trẽn và ngổ ngáo của một “anh mày râu nhẵn nhụi”. Dọc khoé mắt, Soapy thấy anh cảnh sát đang nhìn y chăm chú. Cô gái lùi ra xa vài bước rồi lại ngắm mấy lọ kem cạo râu. Soapy tiến theo, mạnh dạn bước đến bên cô, nhấc mũ ra và nói:
- A, Bedelia đấy hở? Em muốn đi với anh đến chơi ở vườn hoa không?
Anh cảnh sát vẫn đang nhìn họ. Cô gái đang bị quậy chỉ cần khẩy một ngón tay là Soapy sẽ cất bước đến thiên đường hải đảo của y. Chưa gì mà y đã tưởng tượng ra không khí ấm cúng của cái bót cảnh sát. Cô gái quay lại, đưa tay ra nắm lấy tay áo của y. Cô vui vẻ:
- Được chứ, Mike, nếu anh bao em một chầu bia. Đáng lẽ em bắt chuyện với anh sớm hơn nhưng tên cớm đang nhóm ngó.
Với cô gái bám chặt lấy y như con trăn gió, Soapy não nề đi ngang qua anh cảnh sát. Dường như y đã bị số phận bất hạnh phải được tự do.
Đi đến góc đường kế tiếp, Soapy dứt ra khỏi cô gái và ù té chạy. Y dừng lại trong một quận với con đường sáng sủa nhất, với những con tim, những hẹn hò, và những ca cẩm. Phụ nữ trong áo lông thú và nam giới trong áo choàng dầy cômj tung tăng đi lại trong khí đông. Bồng dưng Soapy tràn ngập mối sợ hãi là niềm vui thú đáng ngán đã khiến cho y khó bị bắt giữ. Ý tưởng này khiến y hốt hoảng một tí, và khi y đi đến một người cảnh sát khác đang thơ thẩn đường bệ trước một nhà hát lộng lẫy, y đánh liều chộp lấy tội “phá rối trật tự đường phố”.
Thế là Soapy bắt đầu lấy hết gân cổ la hét như một tên bợm say xỉn. Y nhảy nhót, tru rống, lè nhè, cố làm mọi cách để làm rối loạn thiên đường của những người khác. Người cảnh sát quay vòng cây dùi cui, hnìn Soapy rồi nói với mọi người chung quanh:
- Đấy là một trong mấy sinh viên Đại học Yale đang ăn mừng kết quả trận họ thắng đậm trường Hartford. ồn ào, nhưng vô hại. Chúng tôi được chỉ thị để yên cho họ.
Nản chí, Soapy ngừng ngay trò cuồng tín thể thao. Chẳng nhẽ cảnh sát không bao giờ muốn động đến y sao? Trong tưởng tượng của y, hòn Đảo như là một cõi thần tiên không ai vào được. Y cài lại cúc áo ngoài để chống lại cơn gió lạnh lẽo.
Y thấy một người đàn ông ăn mặc sang trọng trong một hiệu xì-gà. Cây dù của ông ta dựng gần cửa. Soapy đi vào, cầm lấy cây dù rồi thong thả đi ra. Người đàn ông vội chạy theo. Ông ta gằn giọng:
- Cây dù của tôi.
Soapy khịt mũi, thêm phần nhục mạ vào tội chiếm đoạt tài sản công dân:
- Thế à? Tại sao ông không gọi cảnh sát đi? Tôi cướp nó đấy. Cây dù của ông đấy. Gọi cảnh sát đi chứ! Có một ông ở góc phố kìa.
Người đàn ông chậm bước lại. Soapy cũng chậm bước, với linh tính là lần nữa anh không được vận may. Ông cảnh sát tò mò nhìn hai người.
Chủ nhân cây dù nói:
- Đấy là..là, anh biết chứ, nhầm lẫn thường xảy ra…Tôi…nếu đấy là cây dù của anh, xin anh bỏ qua cho…Tôi nhặt được nó trong một hiệu ăn..Nếu anh nhận ra nó.., xin anh..
Soapy nói giọng dữ dằn:
- Dĩ nhiên là cảu tôi.
Cựu chủ nhân cây dù lui bước. ông cảnh sát vội đi đến một phụ nữ tóc vàng mặc áo dự hoà nhạc, để giúp cô băng qua đường trước một xe điện cách đấy hai khu phố.
Soapy đi về khu đông, qua một con đường bị hư hỏng do công trình tu sưa. Y ném cây dù một cách giận dữ vào một cái hố mới đào. Y càu nhàu trách móc những người mặc đồng phục và dùi cui. Trong khi y muốn họ tóm y, dường như họ lại xem y như một ông vua không thể phạm tội gì cả.
Cuối cùng Soapy đi đến một trong những con đường khu đông, nơi không mấy sáng sủa ồn ào. Y đi về phía Quảng trường Madison, vì bản năng trở về nhà vần tồn tại dù nhà chỉ là một chiếc ghế công viên.
Nhưng khi đến góc đường vắng lặng một cách kì lạ thường, Soapy dừng hẳn lại. Ở đây có một ngôi nhà thờ cổ kính, thoáng đãng. Một tia sáng dịu toả ra qua một khung kính cửa nhuộm tím. Chắc hẳn trong đấy có một nhạc sĩ oóc-gan đang lướt trên những phím đàn để dượt cho buổi lễ sắp đến. Vì từ trong đấy thoảng vọng đến tai Soapy một giai điệu thánh ca ngọt ngào. Tiếng nhạc thu hút y mê mẩn, khiến y dán chặt người vào bức rào sắt cong queo. Vầng trăng đang ở trên cao, vằng vặc, êm đềm, xe cộ và người qua lại thưa thớt, chim sẻ ríu rít điệu ngái ngủ dưới mái nhà thờ - trong một khoảnh khắc, khung cảnh như là sân vườn sau của một nhà thờ miền quê. Và âm điệu giáo đường đổ khuôn bê tông Soapy lên bức rào sắt, vì y đã quen thuộc nó trong những ngày cuộc đời y còn có những thứ như tình mẹ và hoa hồng và cao vọng bạn bè, cùng tư tưởng và cổ áo chỉnh tề.
Sự cộng hưởng của một tâm tư dễ đón nhận và những ảnh hưởng của Ngôi nhà thờ cổ kính thình lình tạo ra một thay đổi tuyệt vời trong tâm hồn Soapy. Soapy hãi hùng nhìn thấy cái hố sau vực thẳm mà anh đã rơi xuống. Anh nhìn ra mọi thứ đã làm nên cuộc sống của annh: những ngày tháng hạ cấp, những ham muốn vô nghĩa, những hy vọng tắt ngấm, những năng khiếu đổ vỡ, những thúc đẩy thấp hèn.
Và cũng trong một khoảnh khắc, con tim anh đáp ứng lại niềm cảm hứng mới mẻ ấy. Một thúc đẩy bất chợt, mạnh mẽ thúc giục anh phải phấn đấu chóng lại số phận vô vọng của mình. Anh sẽ tự kéo mình khỏi vũng lầy, anh sẽ trở lại là con người của chính mình, anh sẽ khắc phcụ con quỷ dữ đã nhậo vào người anh. Còn có thời gian, anh còn tương đối trẻ, anh sẽ khơi lại những cao vọng và theo đuổi chúng không mệt mỏi. Những âm điệu thánh ca nghiêm trang nhưng ngọt ngào đã dấy lên trong anh một cuộc cách mạng. Ngày mai, anh sẽ đi đến trung tâm thành phố để tìm việc làm. Một nhà nhập khẩu lông thú đã có lần ngỏ ý cho anh một công chân lái xe. Anh sẽ đi tìm ông ta và xin nhận viêcj ấy. Anh sẽ trở thành một con người nào đấy trên thế gian. Anh sẽ…
Soapy có cảm giác có một bàn tay đặt lên trên cánh tay mình. Anh thoắt quay lại, nhìn vào một gương mặt rộng của một tên cảnh sát. Y hỏi:
- Anh đang làm gì ở đây?
- Khong làm gì cả.
- Đi theo tôi.
SÁng hôm sau, một vị thẩm phán tại toà án cảnh sát nói với anh:
3 tháng trên Đảo.


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
Các thành viên đã Thank maxta+ vì Bài viết có ích:
02/03/2010 18:03 # 3
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Phản hồi: ruyện ngắn O Henry(part 1): sau 20 năm


MỘT SỰ CẢI TẠO ĐƯỢC CỨU VÃN
(Còn có tên là Tên Trộm Hoàng Lương hay Một Cuộc Đổi Đời)
Một người cai tù đi đến xưởng đóng giầy của nhà tù, nơi Jimmy Valentine đang chăm chỉ may các phần trên thân các đôi giày, và kêu anh đi theo mình đến văn phòng. Người quản đốc trại giam nơi đây trao cho Jimmy lệnh ân xá Thống đốc Bang vừa ký ban sáng. Jimmy nhận lấy tờ giấy với dáng vẻ mệt mỏi. Anh đã bị giam gần mười tháng cho một bản án bốn năm tù. Anh nghĩ mình sẽ chỉ bị tù nhiều nhất là ba tháng. Với một người có nhiều bạn bè bên ngoài như trường hợp của Valentine, khi vào nhà đá là không cần bận tâm đến chuyện cắt tóc.

Người quản đốc trại giam nói:
-Này Valentine, anh được trả tự do sáng mai. Tu tỉnh lại đi để thành người tốt. Anh vẫn có một tâm hồn. Đừng đi phá két sắt nữa, sống cho đàng hoàng đi.
Valentine đáp trong vẻ ngạc nhiên:
-Tôi ấy à? Cả đời tôi chưa từng phá một két sắt nào cả!
Người quản đốc cười to:
-À không! Dĩ nhiên rồi. Xem nào. Làm thế nào mà anh lại bị kết án sau vụ làm ăn ở Springfield hở? Anh không thể chứng minh mình vô tội vì sợ liên lụy đến ai đấy trong giới giang hồ phải không? Hoặc là chỉ vì bồi thẩm đoàn có thù hằn gì với anh? Với những nạn nhân vô tội như anh thì thế nào cũng có cớ này cớ nọ.
-Tôi ấy à? Thưa ngài, cả đời tôi chưa bao giờ đặt chân đến Springfield!
Quản đốc trại giam mỉm cười, bảo thuộc hạ:
-Cronin, dẫn anh này trở vào, chuẩn bị quần áo để trả tự do. Bảy giờ sáng mai cho anh này về. Valentine, anh nên nghe lời khuyên của tôi.

7 giờ 15 sáng hôm sau, Jimmy đã chuẩn bị xong tại văn phòng quản đốc trại giam. Anh mặc một bộ quần áo loại may sẵn trông khá ngổ ngáo, mang một đôi giày cứng nhắc kêu cót két, tất cả đều do nhà nước cấp phát khi tiễn đưa những khách trọ bất đắc dĩ. Người thư ký trao cho anh một giấy xe lửa và một tờ năm đô la, xem như đây là cách luật pháp muốn giúp anh trở lại thành công dân lương thiện và khá giả. Quản đốc trại giam đưa cho anh một điếu xì gà, rồi bắt tay anh. Valentine, số tù 9762, được ghi vào sổ “Được Thống đốc tha bổng”, và ông James Valentine bước vào ánh nắng bên ngoài.

Không màng gì đến tiếng chim ríu rít, cây lá xanh đong đưa và hương hoa trong gió, Jimmy đi ngay đến một quán ăn. Anh ta tận hưởng hương vị đầu tiên của tự do bằng món gà hấp kèm một chai rượu vang trắng, tiếp theo là một điếu xì gà thơm ngon hơn là thứ quản đốc trại giam cho anh. Rồi anh đi bộ nhàn nhã đến nhà ga. Anh ném một đồng 25 cent vào chiếc mũ của một người mù ngồi gần cửa ra vào, và bước lên tàu. Sau ba giờ đồng hồ, anh xuống tàu tại một thị trấn nhỏ gần biên giới của bang. Anh đi đến quán ăn của Mike Dolan và bắt tay anh này đang đứng đơn độc sau quầy rượu. Mike nói:
-Jimmy à, mình tiếc không thể giúp cậu ra khỏi tù sớm hơn. Bọn mình phải đối phó với sự phản đối từ Springfield, và Thống đốc Bang gần như gây cản trở. Mạnh khỏe chứ?
-Khỏe, còn giữ chìa khóa của tôi không?

Jimmy nhận lấy chìa khóa, đi lên lầu, mở cửa căn phòng cuối hành lang. Mọi thứ vẫn còn y nguyên như khi anh đi. Trên sàn nhà vẫn còn chiếc cúc cổ áo của thanh tra Ben Price, sút ra khi vật lộn để bắt giữ anh. Jimmy kéo chiếc giường gấp ra khỏi bức tường, đẩy một tấm chắn trên tường thụt vào phía trong, rồi rút ra một chiếc túi xách phủ đầy bụi. Anh mở nó ra, ngắm nhìn trìu mến bộ đồ lề tinh xảo nhất trong toàn vùng miền Đông dành cho đạo chích. Đấy là một bộ đồ lề đầy đủ, chế bằng thứ thép tinh luyện đặc biệt, gồm các mũi dùi, đục, kẹp, kềm, cùng các món linh tinh khác mà Jimmy tự ra mẫu lấy theo kiểu mới nhất. Anh lấy đó mà hãnh diên. Anh đã tốn bảy trăm đô la để đặt làm bộ đồ lề tại…một cơ xưởng chuyên chế tạo những món như thế.

Trong vòng nửa giờ, Jimmy đi xuống. Bây giờ anh đã mặc một bộ vét đúng mốt và vừa vặn, mang trong tay chiếc túi xách đã lau chùi sạch bụi. Mike Dolan hỏi anh thân mật:
-Có chuyện làm ăn hở?
Jimmy đáp một cách ngạc nhiên:
-Tôi ấy à? Tôi không hiểu cậu nói gì. Tôi đang là đại diện thương mại cho hãng bánh kẹo York Almagated và công ty Bánh mỳ Frazzled1.
Câu nói khiến Mike thích thú đến nỗi Jimmy phải nhận uống ngay tại quầy một ly sữa pha nước khoáng. Anh không hề động đến các thức uống làm say xỉn.

Một tuần sau khi Valentine, số hiệu 9762, được trả tự do, có một vụ mở két sắt thật gọn gang ở Richmond, bang Indiana, mà không có chứng tích tác giả là ai. Chỉ có tám trăm đô bị phỗng mất. Hai tuần sau, một két sắt tại Logansport, loại hiện đại có bằng sáng chế, bị phá tung như là đồ chơi với một nghìn năm trăm đô không cánh mà bay, riêng mấy mẩu giấy chứng khoán và các món bằng bạc thì còn nguyên. Kế đến là một tủ sắt nhà băng kiểu cổ điển ở thành phố Jefferson bị kích hoạt, tuôn ra năm nghìn đô la tiền mặt. Đến lúc này thì tổng thiệt hại đã lên đến mức lớn lao để nhờ đến công sức của thanh tra Ben Price. So sánh các vụ làm ăn này với nhau có thể thấy ngay những điểm tương tự. Ben Price đến xem xét các hiện trường, và người ta nghe ông lẩm bẩm:
-Đúng là dấu ấn của cái anh ưu tú Jim Valentine rồi. Hắn đã quen đường cũ. Xem cái ổ khóa này – hắn rút ra như người ta nhổ củ cải sau cơn mưa. Chỉ hắn mới có đồ lề để làm ăn như thế. Và nhìn cái ổ khóa này. Jimmy bao giờ cũng chỉ khoan một lỗ duy nhất. Đúng rồi, mình sẽ tìm bắt hắn. Lần sau thì đừng hòng có việc khoan hồng ngu xuẩn.

Ben Price biết rõ thói quen của Jimmy. Ông đã nắm mọi mánh lới này từ vụ Springfield. Đi làm ăn thật xa, tẩu tán như chớp, không có đồng bọn, có gu sành điệu của giới thượng lưu – mấy mánh lới này giúp anh Jimmy nhà ta dễ trốn lánh. Thế là Ben Price bắt đầu lần dò theo dấu chân Jimmy, và thiên hạ có két sắt cảm thấy an tâm hơn.

***

Một buổi chiều, Jimmy và chiếc túi xách lần đến Elmore, một thị trấn ở bang
Arkansas, nằm cách đường tàu không đến mười cây số. Jimmy, với dáng vẻ như là một sinh đại học khỏe mạnh vừa từ đại học về thăm nhà, đi dọc theo một hè phố rộng trên đường đến khách sạn của thị trấn.

Một cô gái trẻ băng ngang đường, đi qua gần anh, bước vào một cánh cửa với tấm biển ghi “Ngân hàng Elmore”. Jimmy nhìn vào mắt cô gái, quên bẵng mình là ai và trở thành một con người khác. Cô gái cúi mặt, má hơi ửng hồng. Thanh niên với thời trang và ngoại hình như Jimmy thì hiếm ở Elmore.

Jimmy làm quen với một cậu bé lảng vảng ngoài cửa nhà băng y như một cổ đông của ngân hang, lân la hỏi chuyện về cái thị trấn nhỏ, thỉnh thoảng lại bón cho thằng nhóc một đồng tiền mười xu. Mãi đến lúc cô gái kia bước ra, với dáng vẻ vương giả không thèm để ý gì đến chàng trai lạ mặt với chiếc túi xách, và đi thẳng.
Jimmy hỏi cậu bé một cách khéo léo đặc biệt:
-Có phải đấy là cô Polly Simpson không?

-Hổng phải. Đó là cô Annabel Adams. Ông già cổ làm chủ nhà băng. Ông đến Elmore làm chi vậy? Cái dây đồng hồ của ông bằng vàng phải hông? Cháu định mua một con chó. Ông có thêm đồng tiền nào nữa hông?
Jimmy đi đến khách sạn Planters, ghi vào sổ tên mình là Ralph D. Spencer để nhận phòng. Anh đứng tựa vào quầy lễ tân để khai báo phương án của mình. Anh bảo anh đến Elmore để tìm một vị trí cho cơ sở làm ăn. Nghề đóng giày thì thế nào? Tôi đang nghĩ đến việc mở một hiệu giày. Ở đây đã có ai mở chưa?

Anh lễ tân bị thu hút bởi thời trang và phong thái của Jimmy. Chính anh ta cũng chú ý đến thời trang theo kiểu hàng mã cuả bọn trẻ ở Elmore, và giờ anh cảm thấy mình còn thua xa ông khách. Anh sốt sắng cung cấp thông tin. Vâng, nếu mở một hiệu giày thì sẽ khá lắm. Không có hiệu nào chuyên bán giày ở đây, mà chỉ có các cửa hàng tạp nhạp bán thêm giày. Mọi công việc làm ăn ở đây đều khấm khá. Hy vọng ông Spencer sẽ định cư ở Elmore. Ông sẽ thấy đời sống ở thị trấn này dễ chịu lắm, và dân địa phương sống rất hòa đồng.

Ông Spencer nghĩ ông ta sẽ lưu lại đây ít ngày để xem qua tình hình địa phương. Không, không cần lễ tân mang hành lý cho ông. Ông muốn tự mang chiếc túi xách lên phòng vì nó khá nặng.

Ông Ralph D. Spencer, giờ như cá chép hóa long, hóa thân do tiếng sét ái tình bất ngờ, lưu lại Elmore, và phát tài. Ông mở một hiệu giày, được đảm bảo một vị trí ăn nên làm ra. Ông cũng thành công về mặt giao tiếp xã hội, có thêm nhiều bạn bè. Và con tim ông đã được toại nguyên. Ông đã làm quen với cô Annabel Adams, càng ngày càng bị cô hớp hồn. Đến cuối năm thì tình hình của ông Spencer là như thế này: ông được dân trong thị trấn trọng vọng, hiệu giày của ông phất lên thấy rõ, thêm nữa là ông và cô Annabel sẽ làm lễ đính hôn trong vòng hai tuần kế
.
tiếp. Cha cô, dân nhà băng phố lẻ chính tông và cần cù, đã chấp thuận cuộc hôn nhân.Về phần Annabel, cô cảm thấy vừa hãnh diện về ông Spencer vừa trìu mến ông hết mực. Ông cảm thấy thoải mái trong gia đình của Annabel và gia đình bà chị của cô như thể ông đã là một thành viên thực thụ trong các gia đình này.

Một ngày kia Jimmy ngồi trong phòng khách sạn của mình để viết một bức thư gửi đến địa chỉ an toàn của một anh bạn cố tri ở St Louis như sau:
Anh bạn thâm giao, mình muốn cậu đến quán Sullivan ở Little Rock, tối thứ tư tới, lúc chin giờ. Mình muốn cậu lo ít việc cho mình. Và mình cũng muốn biếu cậu bộ đồ lề của mình. Mình biết cậu sẽ vui sướng lắm khi nhận bộ đồ lề này – dù cậu có chi cả nghìn đô cũng không thể cấp được một bộ như thế. Billy à, mình đã bỏ nghề cũ, từ một năm nay rồi. Mình có một cửa hiệu ăn nên làm ra. Mình đang sống đời lương thiện, trong hai tuần nữa mình sẽ cưới người con gái tuyệt vời nhất thế gian. Mình sẽ chỉ có một cách sống Billy à – sống chân chất. Mình sẽ không chôm chỉa của ai một đô nào nữa. Sau khi thành hôn, mình sẽ bán tất cả rồi đi về miền Tây, nơi mình sẽ không có nguy cơ bị đòi các món nợ ân oán giang hồ. Nói cho bạn biết, cô nàng là một thiên thần. Cô tin tưởng nơi mình, và mình sẽ không làm thêm một chuyện gì lôi thôi nữa. Cố gắng thu xếp đến quán Sullivan, vì mình cần gặp cậu. Mình sẽ mang theo bộ đồ lề.
Bạn thân thiết của cậu, Jimmy.

Vào buổi tối thứ Hai sau khi Jimmy đã gửi bức thư trên, thanh tra Ben Price đi trên một chiếc xe ngựa chạy đường hoàng vào Elmore. Ông đi rảo trên các phố theo cách êm thấm đến khi ông tìm ra được điều muốn tìm. Từ một hiệu thuốc bên kia đường đối diện hiệu giày của Spencer, ông quan sát kỹ người mang tên Ralph D. Spencer. Ông khẽ nói với chính mình:
-Sắp cưới cô con gái chủ nhà băng phải không Jimmy? Hừ, không chắc đâu đấy!

Sáng hôm sau, Jimmy đến ăn sáng ở gia đình ông nhạc gia tương lai Adams. Anh sẽ đi Little Rock ngày này để đặt may một bộ trang phục cho lễ cưới và mua món gì đấy hay hay cho Annabel. Đây sẽ là lần đầu tiên anh ra khỏi Elmore từ khi anh đến thị trấn này. Đã hơn một năm từ khi anh làm phi vụ cuối cùng, và anh nghĩ anh có thể ló đầu ra một cách an toàn. Sau bữa ăn sáng, cả bầu đoàn thê tử cùng nhau đi xuống phố - ông Adams, Annabel, Jimmy và chị gái của Annabel với hai đứa con nhỏ, năm và chin tuổi. Họ đi đến khách sạn nơi Jimmy ngụ, anh chạy lên lầu và mang xuống chiếc túi xách. Rồi họ cùng nhau đi đến ngân hàng. Nơi đây đã có sẵn chiếc xe ngựa và Dolp Gibson, người sẽ đánh xe đưa Jimm đến nhà ga. Tất cả đi qua bên trong hàng rào chắn cao bằng gỗ sồi chạm trổ để vào phía trong phòng ngân hàng – Jimmy cũng đi cùng, vì chàng rể của ông Adams được chấp nhận thân tình ở mọi nơi. Các nhân viên nhà băng cảm thấy vui vui khi chàng thanh niên trẻ đẹp trai, có tư cách, mà cũng là ý trung nhân của con gái ông chủ, chào hỏi họ. Annabel, lòng ngập hạnh phúc và tâm hồn tràn đầy sức tươi trẻ, lấy chiếc mũ của Jimmy đội lên đầu mình, và nhấc chiếc túi xách hộ anh.
-Trông em có giống như nhạc công đánh trống nhà nghề không? Ơ này, anh Jimmy, sao mà cái túi này nặng thế? Như là chứa đầy những thỏi vàng vậy!
Jimmy điềm tĩnh trả lời:
-Đấy là mấy cái móng ngựa mạ kền anh dùng để đóng giày. Anh định tự mang đem đi trả lại, để đỡ tiền cước gửi. Anh đang tiết kiệm chi tiêu tối đa đây.

Ngân hàng Elmore vừa đặt làm một cái tủ sắt mới. Ông Adams rất hãnh diện về cơ sở này, nhất quyết muốn mọi người đến xem. Cái tủ sắt tuy nhỏ, nhưng có một loại cửa khóa hiện đại được đăng ký bằng sáng chế. Có ba ống khóa bằng thép cứng, cả ba dập lại với nhau bằng một cái cần duy nhất, và có thêm một cái khóa đồng hồ. Ông Adams hớn hở giảng giải cách vận hành cho anh Spencer nghe, nhưng anh này chỉ tỏ vẻ chú ý theo cách lịch sự mà không mấy thông minh. Hai cô con gái nhỏ, Mary và Agatha, đều thích thú với nước kim loại sáng ngời cùng những khóa và chốt thật ngộ nghĩnh. Trong khi mọi người đang chú tâm như thế, Ben Price lẻn vào, lấy tay chống cằm và nhìn vào bên trong một cách xuề xòa. Ông nói với một nhân viên là ông không cần gì cả, ông chỉ đứng chờ một người quen của ông.

Thình lình có một hai tiếng rú của mấy người phụ nữ, và có sự nhốn nháo. Không có người lớn để ý trông chừng, Mary, cô chị lên chín, trong khi đùa nghịch đã nhốt cô em Agatha vào trong cái tủ sắt. Rồi cô bé khởi động cần khóa và vặn núm số theo cách cô đã thấy ông Adams làm. Ông chủ nhà băng nhào đến cái cần khóa kéo giật một hồi. Ông hổn hển:
-Cửa này không mở được, chưa ai vặn đồng hồ khóa, mà cũng chưa ai đặt số khóa!
Bà mẹ của Agatha lại kêu rú lên một cách điên dại.
Ông Adams run rẩy đưa tay lên:
-Suỵt. Tất cả giữ im lặng.
Ông cố hết sức nói thật to:
-Agatha! Nghe ông đây!
Trong phút im lặng kế tiếp, mọi người chỉ nghe rất khẽ tiếng cô bé la hét bên trong cái tủ sắt tối đen, trong nỗi hốt hoảng kinh khiếp. Bà mẹ rền rĩ:
-Con gái cưng của tôi! Nó sẽ quá khiếp đảm mà chết! Mở cửa ra, phá nó ra. Mấy người đàn ông không có cách gì hay sao?
Ông Adams trả lời trong tiếng run rẩy:
-Người gần đấy nhất có thể mở tủ sắt này thì ngụ tại Little Rock. Cơ khổ, anh Spencer, ta phải làm gì đây? Đứa nhỏ này – nó không thể chịu đựng được lâu trong đấy. Hơn nữa lại không có đủ không khí, rồi nó sẽ quá kinh hãi mà lên cơn động kinh mất!
Bà mẹ của Agatha, giờ trở nên hoảng loạn, đấm vào cánh cửa với cả hai nắm tay. Có ai đấy điên rồ đề nghị dùng chất nổ. Annabel quay sang Jimmy, đôi mắt to của cô đầy vẻ lo lắng, nhưng không có vẻ tuyệt vọng. Với người mà cô tôn thờ, hình như không có việc gì mà anh không làm được. Cô van nài:

-Ralph, anh có thể làm gì đấy được không? Anh cố thử, được không anh?
Anh nhìn cô với vẻ mặt rất kỳ lạ, với một nụ cười trên môi anh và trong cả đôi mắt anh.
-Annabel, em tặng anh cánh hồng em đang mang, được không?
Cô không tin mình nghe đúng lời anh nói, nhưng cô vẫn tách cánh hoa hồng khỏi ve áo của cô, đặt trong lòng bàn tay anh. Jimmy nhét nó vào túi áo vét, cởi áo choàng ra, xắn hai tay áo sơ mi lên. Với động tác này, Ralph Spencer đã ra đi, và Jimmy Valentine thế chỗ vào. Anh ra lệnh:
-Mọi người hãy dãn ra khỏi cánh cửa.

Anh đặt chiếc túi xách lên mặt bàn, mở toang nó ra. Từ lúc ấy, dường như anh không để ý đến sự hiện diện của ai nữa. Anh nhanh nhẹ bày ra các món đồ lề sáng bóng, hình thù kỳ dị, huýt sáo nho nhỏ theo thói quen khi anh làm việc. Trong bầu không khí im lặng tuyệt cùng và bất động, những người khác nhìn anh làm việc như chính họ bị thôi miên. Chỉ trong một phút, mũi khoan của Jimmy đã đi ngọt vào cánh cửa thép. Trong mười phút, phá mọi kỷ lục trộm đạo của chính mình, anh đã ném ra các cần khóa và mở toang chiếc cửa sắt. Agatha gần như bất tỉnh, nhưng an toàn, được bà mẹ ôm vào vòng tay.

Jimmy Valentine mặc áo choàng, rồi bước ra hướng cửa chính. Anh nghĩ anh đã nghe tiếng gọi tên anh từ khoảng xa, theo tên giả “Ralph”. Nhưng anh không hề chần chừ. Tại cánh cửa chính, một người đàn ông to lớn đứng ngáng một bên. Vẫn với nụ cười lạ lùng trên môi, Jimmy nói:
-Chào Ben. Cuối cùng rồi cũng đuổi kịp phải không? Thế thì đi nào. Bây giờ tôi thấy ra sao thì cũng thế thôi.
Nhưng rồi Ben phản ứng một cách kỳ lạ. Ông nói:
-Tôi nghĩ ông đã nhầm rồi, ông Spencer. Tôi không nghĩ là tôi quen biết ông. Xe ngựa ông đang chờ đấy, có phải thế không?

Và Ben Price quay đi, bước dọc theo hè phố.

Chú thích:
1. Jimmy bông đùa. “Almagated” nghĩa là dính lại thành một khối và “Frazzled” nghĩa là xơ xác.

Kết Thúc (END)




Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
Các thành viên đã Thank maxta+ vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024