Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/01/2018 15:01 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
VÕ ĐẦY NGUYÊN TẮC NHƯNG CŨNG ĐẦY TÌNH THƯƠNG


“Ông trời không tuyệt đường sống của ai bao giờ’’. Sống trên đời ai chẳng mắc sai lầm, cái cốt là họ có được cơ hội để sữa chữa sai lầm đó hay không. Cũng như trong trường hợp của ông thầy và người võ sinh kia. Theo tôi thì việc làm của ông thầy như vậy là không đúng, vì dù võ sinh đó có hư,có quậy phá, có khó bảo thế nào đi nữa,đến mức ông thầy không thể nào dạy dỗ được, phải chọn hình phạt đuổi học cậu ta thì việc ông thông báo các Võ đường khác yêu cầu không được nhận võ sinh ấy, tôi nghĩ hành động này là hoàn toàn sai đối với một người thầy - người thầy dạy võ. Riêng trong tôi, võ là nơi tôi tìm lại được chính mình.

Đến với võ, đến với câu lạc bộ Karate-Do DHY tôi đã thay đổi theo hướng hoàn thiện hơn. Từ một cô sinh viên khó gần, ít nói, không thích giao tiếp, ít bạn bè. Hằng ngày chỉ có đi từ phòng trọ tới giảng đường và ngược lại, lên lớp cũng chỉ nói chuyện với mỗi cô bạn thân. Tôi trước đây như vậy một mình. Nếu không có việc gì thì cũng chẳng buồn đi ra ngoài, thời gian đó tôi gần như stress, có nhiều dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Sau khi đi tập võ tôi trở nên hòa đồng hơn, có thêm bạn bè không nhiều cũng không ít, quan trọng là tôi tìm được những người bạn tâm giao, nơi đây không có sự ganh đua điểm chác, bon chen như trên giảng đường lí thuyết.

Tôi kể qua một chút về mình để muốn nói nhà võ là nơi luôn rộng mở cánh cửa chào đón mọi người, võ rất nghiêm khắc nhưng cũng đầy bao dung. Nếu một người thầy không dạy bảo được võ sinh của mình thì có thể người thầy khác sẽ khuyên răn được. Lỗi lầm gây ra rất nhanh, hư rất dễ nhưng để sửa chữa nó, thay đổi tích cực hơn thì phải có thời gian, từ từ, cần sự bao dung và tận tình. Nếu như cậu võ sinh khó bảo kia, tại sao không cho cậu ta cơ hội mà phải cắt đứt nó. Nếu ông thầy đuổi cậu ta rồi cậu ta đến tìm võ đường khác chứng tỏ cậu ta có niềm đam mê võ thực sự. Vậy vì sao cậu ta lại hư? Cậu ta bất mãn về điều chi? Tại sao không ai quan tâm đến vấn đề này? Theo tôi cách giáo dục nhanh nhất và có hiệu quả nhất trước hết cần sự thấu hiểu, sự đồng cảm giữa thầy và trò, vì thầy tôi luôn nói: “Võ là không có gì không thể, nếu gặp khó khăn không thể giải quyết sắp xếp hãy cứ hỏi thầy, đừng ngại’’. Còn nếu như mới gặp chút khó khăn, nếu cắt hết cơ hội của cậu ta như vậy, thì ai dám chắc chuyện gì sẽ xảy ra,  ta có thể từ một người đam mê võ trở nên bất mãn với võ, với ông thầy, với tất cả võ đường, ai dám chắc cậu này sẽ không trở nên tiêu cực. Võ nói còn không nghe thì ai bảo được? Rồi mọi người nhìn vào sẽ nghĩ gì, hẳn sẽ nghĩ cậu này rất rât tệ nên ông thầy mới trừng phạt như vậy, cậu ta không xứng đáng được là một võ sinh, không một nơi nào sẽ tiếp nhận cậu ta. Cũng có vài người sẽ nói ông thầy này khắt khe quá, khó tính quá, làm vậy thì tuyệt đường người ta quá. 

Chung quy lại, chúng ta ai cũng biết có câu nói rất hay: “Cánh cửa này đóng lại thì sẽ có cánh cửa khác mở ra’’, đến cuộc sống còn luôn cho ta một cơ hội tiếp theo là ngày mai cơ mà! Nên hãy cho nhau cơ hội bất kể là lần thứ bao nhiêu, miễn là họ tìm lại được chính mình, tìm được đích sống đúng đắn. Bởi vì Võ là để rèn người, Võ đầy quy tắc nhưng cũng đầy tình thương.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024