Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/08/2017 13:08 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
Karate và Phật giáo


Một trong số thế thủ thường thì bên phải tượng Phật là những bức tượng mềm mại và thư giãn, trong khi bên trái tượng Phật là những bức tượng cứng cáp hay đang tập trung cao độ – Sau lời chỉ dẫn Karate của Bồ Đề Đạt Ma về Đạo Thiền trong Phật Giáo, những nhà sư (tu sĩ) nghiên cứu khí công Trung Quốc cũng đã nghiên cứu thêm cả Karate – Bồ Đề Đạt Ma tin rằng việc tập luyện cơ thể và trí óc cùng một lúc cần thiết hơn cả việc tập luyện một cách nghiêm ngặt về tâm hồn hay thể xác.
Rất ít sách viết riêng về Karate mà nó thường được gắn liền với (Zen) của Đạo Phật. Thực tế những gì được viết đều bị giử kín và Karate chỉ được dạy như là một phần huấn luyện khí công của Phật giáo, mặc dù tất cả các bức tượng và các bức tranh của giai đoạn này đã được gắn liền với khí công của Phật Giáo chứa đựng các yếu tố về Karate – Những hoạ sĩ của thời kỳ này đã miêu tả các đặc tính của khí công Phật Giáo cùng với những lời diễn tả và quan điểm về Karate – Chính tại điểm này đã nhận ra được điều quan trọng là những nguyên tắc về khí công trong Phật Giáo không phải là khí công duy nhất và đơn độc, mà nó đã được tập luyện nhiều năm trước đó, nó còn thể hiện trong các dạng của chủ nghĩa “TAO”, chủ nghĩa La Mã, chủ nghĩa thụ động (yên tĩnh), chủ nghĩa khoái lạc, và các tôn giáo bí hiểm khác hoặc những triết lý thuộc về quá khứ. Đạo Thiền được ưa chuộng nhất so với các đặc tính của tất cả những tôn giáo này, và đã được phát triển và được gọi là khí công (Zen) Phật Giáo.
Ở một số giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc, Karate đã trở nên thông dụng (phổ biến) như là một trong những phương tiện để bảo vệ hơn là một phần của Phật Giáo. Khi điều này sảy ra cả Phật Giáo và Karate đều mất đi bản chất của mình, khi những người tu hành Phật Giáo nhận thấy là họ không cần phải bảo vệ một chút nào, bởi vì mọi người đều chấp nhận họ như là những người linh thiêng (thần thánh) họ dần dần không để ý đến việc tập luyện Karate nữa, cho dù việc tập luyện đó có một mục đích rất mật thiết gắn bó với Đạo của họ .

Cùng thời gian đó Đạo Thiền (Zen ) của Phật Giáo cũng đã được truyền dạy, không lâu hơn Phật Giáo Đạo Ấn hay Phật Giáo khí công của Trung Quốc, mặc dù cả hai đều có sự sửa đổi – Để đạt được sự mở mang đó đều phải thông qua sự tập trung cao độ mà được xem là phương cách dể chấp nhận nhất – những điều nầy nó lại nằm bên dưới thế giới triết học của Trung Quốc – Ở dạng này Đạo Thiền (Zen) của Phật Giáo đã được truyền dạy đến nhiều nước khác .

Karate và Đạo Thiền (Zen) :
Nhân tố mà tạo ra Karate có sự khác biệt với Đạo Thiền, đó là Đạo Thiền được tập luyện như là một tôn giáo – Karate sử dụng những nguyên lý của Đạo Thiền để giúp hoàn hảo các chuyển động tự vệ và sự phối hợp TRÍ ÓC và THÂN THỂ đã ảnh hưởng lớn tới môn nghệ thuật này – Những nguyên lý của Đạo Thiền (Zen) bản thân nó rất là đẹp khi được sử dụng trong Karate với một sự hình dung trong trí óc, tạo ra cho cơ thể hành động có hiệu quả và thành một thể đồng nhất tuyệt vời – Sự đồng nhất này hoạt động theo một cách mà chỉ định ra như là cơ thể và trí óc cùng “xứng đôi” với nhau trong một thời điểm – cơ thể và trí óc trở nên như một, hoạt động cùng nhau – Sự hoà hợp giữa tác động của cơ thể và trí óc đã đạt được thành công, Karate sẽ giúp đở bạn trong cuộc sống, đó là mang lại sự tập luyện cho bạn những gì bạn cần phải học.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024