Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/06/2017 17:06 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
Môn đồ karate Nhật Bản thách đấu truyền nhân của Thái cực quyền


Tờ China Daily cho hay môn đồ nói trên của CLB karate của Nhật Bản đã gửi lời thách đấu đầy ngạo nghễ trên tài khoản Twitter. Theo đó, trong một thông điệp đăng tải trên mạng xã hội vào ngày 3.5, người chủ tài khoản có tên MoonJangGyu chế nhạo võ thuật Trung Quốc là “giả mạo” trong khi các đệ tử của các môn phái ở quốc gia này thường giở chiêu trò “gian lận”. MoonJangGyu dù giấu danh tính nhưng được xác nhận là một môn đồ của karate, một môn võ truyền thống của Nhật Bản.
Người này gửi lời thách đấu đến 4 cao thủ thuộc võ thuật Trung Quốc, trong đó có 3 bậc thầy thuộc môn phái Thái cực quyền gồm: Chen Zhenglei, Chen Xiaowang và Yan Fang và người còn lại là Shi Yanjue, được cho là xuất thân từ Thiếu Lâm. Thậm chí, môn đồ karate Nhật Bản còn mạnh miệng buộc các cao thủ võ thuật Trung Quốc phải trả lời trước ngày 10.5 cũng như loan tin rằng đang trên đường đến Thượng Hải để so tài cao thấp và phơi bày sự thật giả dối.
Võ thuật Trung Quốc: Môn đồ karate Nhật Bản thách đấu truyền nhân của Thái cực quyền - ảnh 1
Chen Xiaowang, một trong những bậc thầy nổi tiếng của Thái cực quyền trong võ thuật Trung QuốcCHỤP MÀN HÌNH
Chiến thư của môn đồ karate Nhật Bản đã tạo nên sự quan tâm cực lớn của dư luận khi 3 võ sư Thái cực quyền đều là những người nổi tiếng trong giới võ thuật truyền thống Trung Quốc. Chen Zhenglei là thế hệ thứ 11 và kế nhiệm trường phái Chen của Thái cực quyền cũng như nằm trong top 10 bậc thầy võ thuật Trung Quốc đương đại. Trong khi đó, Chen Xiaowang cũng là thế hệ thứ 11 của trường phái như Chen Zhenglei, từng đoạt chức vô địch phong cách Chen của Thái cực quyền tại cuộc thi Wushu quốc tế lần thứ nhất tại Tây An (Trung Quốc) vào năm 1985.
Võ sư 71 tuổi này vốn là Chủ tịch Hiệp hội phong cách Chen quyền tay Thái cực quyền và Phó giám đốc Học viện Wushu tỉnh Hà Nam. Còn nữ võ sư Yan Fang nổi danh bằng một trò lừa bịp dùng nội lực khống chế đối thủ vào năm 2012 nhưng bị lật tẩy là dàn dựng. Người cuối cùng Shi Yanjue khá bí ẩn khi tên tuổi mới đây được biết đến khi tự nhận đại diện cho Thiếu Lâm thách đấu với Xu Xiaodong (Từ Hiểu Đông), cái tên vẫn đang gây “bão” truyền thông xã hội với đoạn video hạ một bậc thầy Thái cực quyền chỉ trong 10 giây. Tuy nhiên trong một tuyên bố, người phát ngôn của Chùa Thiếu Lâm khẳng định không hề biết Shi Yanjue là ai.
Võ thuật Trung Quốc: Môn đồ karate Nhật Bản thách đấu truyền nhân của Thái cực quyền - ảnh 2
Yan Fang (trái) và Shi Yanjue (phải) là những người nhận chiến thư từ môn đồ karate Nhật BảnCHỤP MÀN HÌNH
Vài ngày sau khi bị môn đồ karate thách đấu và bôi nhọ, chỉ một mình Chen Zhenglei đáp trả trong bài phát biểu trên mạng xã hội và từ chối một cách khéo léo. Ông cho rằng danh tính của môn đồ karate (người chủ tài khoản MoonJangGyu) được xác định và lời thách đấu được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn.
“Tôi sẽ nghênh đón và đấu ngay lập tức với các nguyên tắc tuân thủ theo luật, phù hợp với cá quy tắc của võ thuật”, tờ China Daily dẫn lời võ sư Chen Zhenglei. Bậc thầy 68 tuổi đến từ tỉnh Hà Nam cho biết thêm, nếu một cuộc đấu tay đôi được tổ chức theo sự thỏa thuận cá nhân sẽ gây ra nghi ngờ về việc giữ nguyên tư duy cũ trong thi đấu đối kháng hoặc tự quảng bá bản thân tạo ra những lợi nhuận bất hợp pháp.
Võ thuật Trung Quốc: Môn đồ karate Nhật Bản thách đấu truyền nhân của Thái cực quyền - ảnh 3
Từ Hiểu Đông đến nay vẫn lẩn trốn sau video hạ knock out võ sư Thái cực quyền gây "bão" truyền thông xã hộiCHỤP MÀN HÌNH
Chen Zhenglei thừa nhận rằng, trong những năm gần đây xuất hiện nhiều trường hợp giả mạo võ thuật Trung Quốc hay khoe khoang đồng thời kêu gọi phải trấn áp những hành vi như vậy. Tuy nhiên, việc từ chối nghênh đấu một cách lịch sự với những điều kiện một lần nữa làm dấy lên hoài nghi võ thuật Trung Quốc sợ phải thượng đài đối kháng vì sợ thua. Bởi dù có một quá khứ tự hào nhưng võ thuật Trung Quốc ngày nay luôn bị chế giễu là chỉ còn hư danh và thường sử dụng phục vụ phim ảnh, biễu diễn, quảng bá uy danh và trở thành những chiêu trò lừa bịp. Điều này đã làm những cuộc tranh luận về tính chiến đấu thực tế trong đối kháng của võ thuật truyền thống Trung Quốc vốn được “thần thánh hóa” trong những bộ phim võ thuật nổi tiếng thế giới.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024