Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/01/2017 23:01 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
ĐẤU LUYỆN TRONG KARATE-DO


 

  1. ĐẤU LUYỆN TRONG KARATE-DO

   Thể thao là một loại hình hoạt động luôn gắn liền với các bài tập đấu luyện, thi đấu và thông qua hoạt động này người tập sẽ từng bước củng cố hoàn thiện được về mọi mặt. Trong huấn luyện Karate-do phương pháp đấu luyện được thực hiện bằng hai các là:

 + Quy ước đấu luyện

 + Tự do đấu luyện

1. Quy ước đấu luyện

 Quy ước đấu luyện là các bài tập thường được thực hiện trong giai đoạn đầu của quá trình huấn luyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu các kỹ năng thi đấu của các môn sinh. Do mục đích cơ bản cua quá trình này là nhằm giúp người tập thực hiện chuẩn xác và từng bước củng cố, hoàn thiện từng đòn thế để áp dụng vào thực tế thi đấu, cho nên để thu được hiệu quả cao trước khi bước vào quá trình này võ sinh Karate cần phải diễn đạt thuần thục các bài quyền để có một nền tảng căn bản vững chắc chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.

  Khi thực hiện bài tập quy ước đấu luyện, trước hết hai võ sinh phải đứng đối diện với nhau trong một khoảng cách hợp lý để áp dụng những đòn thế đánh đỡ đã được ấn định, giao ước trước giữa hai người. Thông qua quá trình này võ sinh sẽ có thể hoàn thiện được kỹ thuật động tác hay nói cách khác là họ có thể tự kiểm soạt được tầm, mức độ, hướng thực hiện của tay chân, thân mình khi tiến lùi hay lên xuống…

 2. Tự do đấu luyện

  Sau khi đã luyện thuần thục những đòn thế, hoàn thiện kỹ năng thực hiện động tác trong phần quy ước đấu luyện thì võ sinh mới được phép bước sang giai đoạn tự do đấu luyện. Đây là giai đoạn luyện tập để nâng cao kỹ năng thi đấu cho các võ sinh thông qua việc áp dụng biến hóa các đòn thế đã học. Võ sinh phải tự đặt mình vào trong các tình huống giao đấu thực sự để lựa chọn các kỹ thuật tối ưu cũng như tận dụng triệt để sự khôn khéo và nhanh nhẹn để tự bảo vệ bản thân và khoét sâu vào những nhược điểm để triệt hạ đối phương.

  Do đây là hình thức song đấu đối kháng cho nên sẽ rất dễ dẫn đến những chấn thương hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu bị trúng đòn vào những yếu huyệt, vì vậy trong khi tập luyện võ sinh cần phải hết sức thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt của Huấn luyện viên cũng là điều rất cần thiết để ngăn chặn những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra, đồng thời có thể kịp thời phân tích những ưu khuyết điểm của từng võ sinh để giúp họ đạt được hiệu quả tối đa trong tập luyện.

   Giai đoạn tập luyện này cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong một thời gian dài để giúp các võ sinh đúc kết kinh nghiệm thi đấu và từng bước củng cố, hoàn thiện kỹ thuật căn bản của bản thân.

II. CHIẾN THUẬT THI ĐẤU

1. Khái niệm chiến thuật

  Chiến thuật là những biện pháp hoạt động có chủ định tùy theo điều kiện cụ thể của từng trận đấu để giành thắng lợi trước đối phương.

  Trong thi đấu Karate-do các yếu tố quyết định thắng lợi bao gồm:

  • Tư tưởng chỉ đạo
  • Trình độ kỹ thuật
  • Chiến thuật thi đấu
  • Thể lực

2. Những điều cần phải chú ý khi thực hiện chiến thuật thi đấu

 a. Chiến thuật phải được để ra dựa trên cơ sở phát huy tối đa ưu điểm, khắc phục nhược điểm của bản thân để khoét sâu yếu điểm và hạn chế điểm mạnh của đối phương nhằm chủ động tấn công và phòng thủ tích cực, làm cho đối thủ mất chủ động và bị cuốn theo lối đánh của mình. Cần đặc biệt lưu ý khi diễn biến trận đấu có chiều bất lợi thì phải thật bình tĩnh, dùng lối đánh đỡ, ra đòn chuẩn xác, thực hiện chắc chắn từng đòn để dần tìm cơ hội giành lại thế chủ động. Để làm được điều này nhất thiết yêu cầu võ sinh cần  phải có được:

  • Sự chuẩn bị tốt về kỹ thuât, thể lực và tâm lý thi đấu.
  • Những thông tin chuẩn xác, cụ thể về đối phương như đòn đánh sở trường, trình độ kỹ thuật, thể lực, ưu khuyết điểm…

 b. Khi xây dựng chiến thuật phải có sự thống nhất giữa chỉ đạo viên, vận động viên và vận động viên phải trung thành với chiến thuật đã được đề ra. Để đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc này, trước mỗi trận đấu vận động viên và chỉ đạo viên cần phải có sự thống nhất về chiến thuật, ký hiệu, ám hiệu sử dụng để có thể thấu hiểu nhau một cách chính xác. Bên cạnh đó huấn luyện viên cũng phải thấu hiểu cặn kẽ vận động viên của mình để có sự chỉ đạo phù hợp, đồng thời vận động viên cũng phải luôn tin tưởng và tuân thủ nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của huấn luyện viên trong suốt quá trình thi đấu…

  c. Tùy thuộc vào diễn biến cụ thể của từng trận, từng hiệp đấu mà vận dụng chiến thuật cho hợp lý. Với mỗi trận và đối thủ khác nhau cần áp dụng một chiến thuật khác nhau, không nên ỷ lại vào bất cứ một chiến thuật nào mà cần phải luôn suy nghĩ, sáng tạo, chủ động và thay đổi kịp thời để phủ hợp với từng trận đấu.

3. Chiến thuật song đấu tự do ( JIYU – KUMITE – SENJITSU)

  Trong song đấu tự do (jiyu – kumite) đối phương thường giữ an toàn tối đa cho bản thân bằng cách phòng thủ rất kỹ, vì vậy sẽ rất khó tìm được chỗ sơ hở, trừ khi họ mở một đợt tấn công hoặc để lộ mục tiêu trong khi gạt đỡ và lúc này chúng ta có thể ghi được điểm bằng những đòn phản công hiệu quả.

 Ví dụ: khi ta ra đòn: CHUDAN.MAWASHI – GERI, đối phương nhất định phải dùng đòn tay gạt đỡ và đây chính là lúc mà phần mặt, cổ (JODAN) của đối thủ lộ ra tạo điều kiện cho ta có thể ghi điểm bằng đòn tay (trước hoặc sau).

  Điểm mấu chốt trong chiến thuật song đấu tự do là tạo cho đối phương cơ hội để họ chiển khai tấn công nhằm tìm ra điểm sơ hở để phản công hoặc lừa đối phương bằng các đòn nhử rồi bất ngờ phản công khiên họ không kịp trở tay.

  Nhìn chung chiến thuật song đấu tự do trong môn võ Karate-do thường được thực hiện như sau:

(Hình Tr491)

 a. Chủ động tấn công (Nodo)

  Trong phương án này, tâm lý thi đấu là yếu tố quyết định thắng bại. Bằng những đòn nhử (Kizami), sự thay đổi về thân pháp (Shizen – tai) Hoặc tiếng thét “kiai” chúng ta đã đẩy đối phương vào trạng thái hoang mang bị động để bất ngờ phản công bằng những đòn đánh sáng tạo, hiệu quả, nhanh mạnh và chính xác.

  Ví dụ: chúng ta có thể vờ tấn công bằng một đòn trực tiếp hay ra đòn nhử trên nhiều hướng hoặc phá vỡ thế phòng thủ của đối phương bằng các đòn tấn công liên tục ở một hay nhiều hướng…làm cho đối phương mất thăng bằng để bất ngờ phản công.

b. Thụ động tấn công

  Đây là phương án chủ yếu sử dụng các đòn đỡ (UKE) để vô hiệu hóa đòn tấn công của đối phương rồi bất ngờ phản công, hoặc di chuyển, tránh né rồi phản công hiệu quả vào các điểm sơ hở khi đối phương ra đòn.

  Khi thực hiện phương án này yêu cầu đòn gạt đỡ phải nhanh, chính xác, đoán đúng ý đồ tấn công của đối phương , đồng thời phối hợp thân pháp tránh né một cách linh hoạt, nhịp nhàng để đòn phản công thu được hiệu quả cao.

 
  1. ĐẤU LUYỆN TRONG KARATE-DO

   Thể thao là một loại hình hoạt động luôn gắn liền với các bài tập đấu luyện, thi đấu và thông qua hoạt động này người tập sẽ từng bước củng cố hoàn thiện được về mọi mặt. Trong huấn luyện Karate-do phương pháp đấu luyện được thực hiện bằng hai các là:

 + Quy ước đấu luyện

 + Tự do đấu luyện

1. Quy ước đấu luyện

 Quy ước đấu luyện là các bài tập thường được thực hiện trong giai đoạn đầu của quá trình huấn luyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu các kỹ năng thi đấu của các môn sinh. Do mục đích cơ bản cua quá trình này là nhằm giúp người tập thực hiện chuẩn xác và từng bước củng cố, hoàn thiện từng đòn thế để áp dụng vào thực tế thi đấu, cho nên để thu được hiệu quả cao trước khi bước vào quá trình này võ sinh Karate cần phải diễn đạt thuần thục các bài quyền để có một nền tảng căn bản vững chắc chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.

  Khi thực hiện bài tập quy ước đấu luyện, trước hết hai võ sinh phải đứng đối diện với nhau trong một khoảng cách hợp lý để áp dụng những đòn thế đánh đỡ đã được ấn định, giao ước trước giữa hai người. Thông qua quá trình này võ sinh sẽ có thể hoàn thiện được kỹ thuật động tác hay nói cách khác là họ có thể tự kiểm soạt được tầm, mức độ, hướng thực hiện của tay chân, thân mình khi tiến lùi hay lên xuống…

 2. Tự do đấu luyện

  Sau khi đã luyện thuần thục những đòn thế, hoàn thiện kỹ năng thực hiện động tác trong phần quy ước đấu luyện thì võ sinh mới được phép bước sang giai đoạn tự do đấu luyện. Đây là giai đoạn luyện tập để nâng cao kỹ năng thi đấu cho các võ sinh thông qua việc áp dụng biến hóa các đòn thế đã học. Võ sinh phải tự đặt mình vào trong các tình huống giao đấu thực sự để lựa chọn các kỹ thuật tối ưu cũng như tận dụng triệt để sự khôn khéo và nhanh nhẹn để tự bảo vệ bản thân và khoét sâu vào những nhược điểm để triệt hạ đối phương.

  Do đây là hình thức song đấu đối kháng cho nên sẽ rất dễ dẫn đến những chấn thương hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu bị trúng đòn vào những yếu huyệt, vì vậy trong khi tập luyện võ sinh cần phải hết sức thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt của Huấn luyện viên cũng là điều rất cần thiết để ngăn chặn những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra, đồng thời có thể kịp thời phân tích những ưu khuyết điểm của từng võ sinh để giúp họ đạt được hiệu quả tối đa trong tập luyện.

   Giai đoạn tập luyện này cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong một thời gian dài để giúp các võ sinh đúc kết kinh nghiệm thi đấu và từng bước củng cố, hoàn thiện kỹ thuật căn bản của bản thân.

II. CHIẾN THUẬT THI ĐẤU

1. Khái niệm chiến thuật

  Chiến thuật là những biện pháp hoạt động có chủ định tùy theo điều kiện cụ thể của từng trận đấu để giành thắng lợi trước đối phương.

  Trong thi đấu Karate-do các yếu tố quyết định thắng lợi bao gồm:

  • Tư tưởng chỉ đạo
  • Trình độ kỹ thuật
  • Chiến thuật thi đấu
  • Thể lực

2. Những điều cần phải chú ý khi thực hiện chiến thuật thi đấu

 a. Chiến thuật phải được để ra dựa trên cơ sở phát huy tối đa ưu điểm, khắc phục nhược điểm của bản thân để khoét sâu yếu điểm và hạn chế điểm mạnh của đối phương nhằm chủ động tấn công và phòng thủ tích cực, làm cho đối thủ mất chủ động và bị cuốn theo lối đánh của mình. Cần đặc biệt lưu ý khi diễn biến trận đấu có chiều bất lợi thì phải thật bình tĩnh, dùng lối đánh đỡ, ra đòn chuẩn xác, thực hiện chắc chắn từng đòn để dần tìm cơ hội giành lại thế chủ động. Để làm được điều này nhất thiết yêu cầu võ sinh cần  phải có được:

  • Sự chuẩn bị tốt về kỹ thuât, thể lực và tâm lý thi đấu.
  • Những thông tin chuẩn xác, cụ thể về đối phương như đòn đánh sở trường, trình độ kỹ thuật, thể lực, ưu khuyết điểm…

 b. Khi xây dựng chiến thuật phải có sự thống nhất giữa chỉ đạo viên, vận động viên và vận động viên phải trung thành với chiến thuật đã được đề ra. Để đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc này, trước mỗi trận đấu vận động viên và chỉ đạo viên cần phải có sự thống nhất về chiến thuật, ký hiệu, ám hiệu sử dụng để có thể thấu hiểu nhau một cách chính xác. Bên cạnh đó huấn luyện viên cũng phải thấu hiểu cặn kẽ vận động viên của mình để có sự chỉ đạo phù hợp, đồng thời vận động viên cũng phải luôn tin tưởng và tuân thủ nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của huấn luyện viên trong suốt quá trình thi đấu…

  c. Tùy thuộc vào diễn biến cụ thể của từng trận, từng hiệp đấu mà vận dụng chiến thuật cho hợp lý. Với mỗi trận và đối thủ khác nhau cần áp dụng một chiến thuật khác nhau, không nên ỷ lại vào bất cứ một chiến thuật nào mà cần phải luôn suy nghĩ, sáng tạo, chủ động và thay đổi kịp thời để phủ hợp với từng trận đấu.

3. Chiến thuật song đấu tự do ( JIYU – KUMITE – SENJITSU)

  Trong song đấu tự do (jiyu – kumite) đối phương thường giữ an toàn tối đa cho bản thân bằng cách phòng thủ rất kỹ, vì vậy sẽ rất khó tìm được chỗ sơ hở, trừ khi họ mở một đợt tấn công hoặc để lộ mục tiêu trong khi gạt đỡ và lúc này chúng ta có thể ghi được điểm bằng những đòn phản công hiệu quả.

 Ví dụ: khi ta ra đòn: CHUDAN.MAWASHI – GERI, đối phương nhất định phải dùng đòn tay gạt đỡ và đây chính là lúc mà phần mặt, cổ (JODAN) của đối thủ lộ ra tạo điều kiện cho ta có thể ghi điểm bằng đòn tay (trước hoặc sau).

  Điểm mấu chốt trong chiến thuật song đấu tự do là tạo cho đối phương cơ hội để họ chiển khai tấn công nhằm tìm ra điểm sơ hở để phản công hoặc lừa đối phương bằng các đòn nhử rồi bất ngờ phản công khiên họ không kịp trở tay.

  Nhìn chung chiến thuật song đấu tự do trong môn võ Karate-do thường được thực hiện như sau:

(Hình Tr491)

 a. Chủ động tấn công (Nodo)

  Trong phương án này, tâm lý thi đấu là yếu tố quyết định thắng bại. Bằng những đòn nhử (Kizami), sự thay đổi về thân pháp (Shizen – tai) Hoặc tiếng thét “kiai” chúng ta đã đẩy đối phương vào trạng thái hoang mang bị động để bất ngờ phản công bằng những đòn đánh sáng tạo, hiệu quả, nhanh mạnh và chính xác.

  Ví dụ: chúng ta có thể vờ tấn công bằng một đòn trực tiếp hay ra đòn nhử trên nhiều hướng hoặc phá vỡ thế phòng thủ của đối phương bằng các đòn tấn công liên tục ở một hay nhiều hướng…làm cho đối phương mất thăng bằng để bất ngờ phản công.

b. Thụ động tấn công

  Đây là phương án chủ yếu sử dụng các đòn đỡ (UKE) để vô hiệu hóa đòn tấn công của đối phương rồi bất ngờ phản công, hoặc di chuyển, tránh né rồi phản công hiệu quả vào các điểm sơ hở khi đối phương ra đòn.

  Khi thực hiện phương án này yêu cầu đòn gạt đỡ phải nhanh, chính xác, đoán đúng ý đồ tấn công của đối phương , đồng thời phối hợp thân pháp tránh né một cách linh hoạt, nhịp nhàng để đòn phản công thu được hiệu quả cao.

 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024