Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/03/2016 13:03 # 1
karateboy
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 5/130 (4%)
Kĩ năng: 25/80 (31%)
Ngày gia nhập: 11/10/2014
Bài gởi: 785
Được cảm ơn: 305
ĐÔI DÒNG VỀ 3 CHỮ "ĐẠI VÕ SƯ".


ĐÔI DÒNG VỀ 3 CHỮ "ĐẠI VÕ SƯ".

Trong thời gian một vài năm lại đây, trong nền võ thuật cổ truyền nước nhà xuất hiện nhiều "Đại võ sư".

Từ mà bấy lâu nay nếu người luyện võ trong nam ngoài bắc nếu nghe thì chỉ có võ sư, cố võ sư, võ sĩ. Nếu phân tích từng chữ ta có thể hiểu thế này: Chữ "đại" nghĩa là To lớn, chữ "võ" trong tiếng Trung thường được dùng như một tính từ chỉ “quân sự”, “hiếu chiến”, hoặc “thượng võ”, và còn có nghĩa là hùng dũng , mãnh liệt, cũng như dũng cảm, can đảm, gan dạ, mạnh mẽ hay dữ dội. Còn chữ "sư" nghĩa là thầy, người truyền đạt hiểu biết mà người đó đến người thứ 2. Nếu chỉ nghe qua 3 từ này thì quý đồng đạo luyện võ, chắc hẳn ai cũng biết và có thể hiểu.

Nhưng nếu có "Đại võ sư" thì đó sẽ là cấp bao nhiêu?! (trong khi võ cổ truyền Việt Nam chỉ quy định 18 cấp võ và 6 bậc) Nói một đường làm một nẻo, và ai là người đủ trình độ lẫn kiến thức về võ học để phong bậc "đại võ sư".

Nếu một tổ chức phong cấp thì điều này thuộc về quy chế nào? Quy định thời gian nào? Dựa vào yếu tố nào để phong tước vị đó, nếu gọi về tầm ảnh hưởng và số lượng võ đường thì điều này quả là quá nực cười vì ông tổ khai sáng môn võ chưa nghĩ đến điều đó.

Thuở xưa, người thầy dạy võ dung nạp môn đồ ngoài dạy võ là dùng võ để tự bảo vệ bản thân, gia đình và dạy họ cách làm người. Nói về con người trong tiếng Hán có nghĩa là "nhân", chữ "đại nhân" thường chỉ về một quan to của triều đình phong kiến và cấp dưới còn có "hạ quan" dùng để chỉ cấp bậc của vị quan thấp hơn. Nghe qua chư vị đồng đạo có thể hiểu rằng, trong một tương lai gần thì chúng ta còn có thể nghe thêm "Trung võ sư", "Tiểu võ sư"... Quý đồng đạo đừng vội cười, bởi lẽ giới luật của chúng ta không chặt chẽ chứ đừng đổ cho "ngữ pháp" của chúng ta quá phong phú.

Tâm trạng của một cậu học trò lúc mới bắt đầu đi luyện võ chỉ đơn giản nhằm rèn luyện sức khỏe và tự bảo vệ mình, dần một thời gian khi đã thành thạo các bộ quyền pháp và đấu pháp sẽ được thi thăng đai. Đây chính là sự công nhận xứng đáng của cả môn võ dành cho người đó điều tưởng chừng bình thường ấy đến một thời gian dài, anh ta xin được thi cấp 18 để lấy bằng võ sư. Điều này có nghĩa là anh ta sẽ bước vào hàng ngũ của những người thầy, tâm trạng của một ai đó đã làm "người thầy" thì hãy nhớ rằng anh ta mãi là học trò của môn phái và mãi là như vậy. Nhớ rằng "một ngày làm thầy thì suốt đời cũng là thầy", đó là truyền thống của một dân tộc.

Xin đừng để những suy nghĩ nhỏ nhen lấn át trong suy nghĩ rồi tự phong cho mình lên những chức tước, hàm vị mà xưa nay chưa từng xuất hiện trong lịch sử.

 

 



Văn không Võ là Văn nhu nhược

Võ không Văn là Võ bạo tàn

Bản lĩnh tài năng làm nên nghiệp

Nhân hòa đức độ tạo thành công

FACEBOOK:  TI ẾN

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024