Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/02/2015 20:02 # 1
karateboy
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 5/130 (4%)
Kĩ năng: 25/80 (31%)
Ngày gia nhập: 11/10/2014
Bài gởi: 785
Được cảm ơn: 305
KARATE-DO: QUÁ KHỨ - HIỆN TẠI - TƯƠNG LAI.


KARATE-DO: QUÁ KHỨ - HIỆN TẠI - TƯƠNG LAI.

 

     

I. QUÁ KHỨ.

Karate-do là môn võ quốc tế xuất xứ và hình thành từ thế kỷ thứ XIV tại Okinawa  và thật sự phát triển vào thế kỷ thứ XIV của thời kỳ vua Sato, có tên là Okinawate hoặc Tode (Đường Thủ).

Đầu thế kỷ thứ XVII, khi Okinawa đặt dưới sự thống trị trực tiếp của lãnh chúa Satsuma một cách hà khắc thì môn võ Okinawate được dân chúng phát huy hữu hiệu và đóng một vai trò lịch sử của người dân đảo Okinawa. Năm 1922, Hiệp hội võ sư Okinawa đã cử thầy Gichin Funakoshi, 51 tuổi, sang Tokyo theo lời mời của Hiệp hội võ sư Nhật, nhằm tranh tài cùng các võ sư Nhật.

Thầy Funakoshi đã xuất hiện như một vầng hào quang, chiến thắng các đối thủ bởi những đòn thế siêu đẳng. Sau đó, thầy Funakoshi ở lại Tokyo mở võ đường đầu tiên tại Nhật và đặt tên võ đường là Shotokan (Tùng Đạo Quán) là tên ngôi trường cũ của thầy ở Okinawa. Đạo đường Shotokan về sau gắn liền với lịch sử Karate-Do thế giới và là một Hệ phái lớn nhất của WKF. Kể từ tháng 10 - 1936, sau cuộc hội thảo kéo dài của hội đồng các võ sư danh tiếng tại Nhật, hội đồng đã thống nhất tên gọi chung cho môn võ này là: KARATE-DO (KHÔNG THỦ ĐẠO).

II. HIỆN TẠI.

Trải qua những thăng trầm lịch sử và sự lớn mạnh của mình, đến năm 1994, Hiệp hội Karate-Do quốc tế WUKO (World Union of Karate Organizations) đã họp và thống nhất đổi tên tổ chức này thành Liên đoàn Karate-Do thế giới WKF (World Karate Federation) với hơn 150 quốc gia trong đó có Việt Nam.

Những năm gần đây, với sự xô bồ của cuộc sống, con người tìm nhiều cách để giải trí như pinic, du lịch… thì việc tìm đến thể thao nói chung và võ thuật nói riêng như là một tất yếu của cuộc sống. Nếu như trước đây, người dân Nhật Bản chịu sự cai trị của nhà nước phong kiến, việc tập võ là một điều rất khó khăn. Thì bây giờ ngược lại, con người tìm đến với võ thuật nói chung và Karate-Do nói riêng rất thoải mái và không còn sự ràng buộc. Sở dĩ Karate-Do hấp dẫn mọi người vì tính nhân văn và tính khoa học của nó.

Karate-Do bây giờ là một môn võ hiện đại mang tính khoa học, là một nghệ thuật chiến đấu thực dụng nhưng bằng chữ ĐỨC và lòng nhân ái. Karate-Do là không thủ đạo - ĐẠO trong không thủ đạo là đạo làm người, là cái đức cao cả của người học võ. Và người tập Karate-Do tức là học ĐẠO. Lấy sự chính trực và lòng chân thật làm hành trang đi tới Đạo.
Ở Việt Nam, Karate-Do du nhập vào Việt Nam lần đầu tiên tại Huế, do thầy Suzuki Choji đem từ Nhật sang. Từ đây Karate-Do lan tỏa ra các tỉnh thành trong cả nước qua những người học trò của thầy. Vì thế, Huế được coi như là cái nôi của làng Karate-Do Việt Nam.

Từ năm 1990 đến nay, Karate-Do Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành quả vẻ vang trên đấu trường khu vực và châu lục, với những cái tên làm rạng danh nước nhà như Phạm Hồng Hà, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Văn Thông, Hà Thị Kiều Trang, Nguyễn Hoàng Ngân … đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của Karate-Do Việt Nam.

III. TƯƠNG LAI.

Khó có thể nói được điều gì trước. Nhưng dù là thể thao hay truyền thống với tôn chỉ lấy ĐẠO làm cái gốc, Karate-Do đã gắng kết những con người tưởng chừng như xa lạ với nhau; phát triển các mối quan hệ giữa các nước với nhau, với một tiêu chí đó là: tất cả nhằm tạo dựng tinh thần, hoàn thiện nhân cách, phát triển tuệ giác, tính trung thực và chân chính.

 



Văn không Võ là Văn nhu nhược

Võ không Văn là Võ bạo tàn

Bản lĩnh tài năng làm nên nghiệp

Nhân hòa đức độ tạo thành công

FACEBOOK:  TI ẾN

 


 
Các thành viên đã Thank karateboy vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024