Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/07/2011 15:07 # 1
sevenrock
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 13

Kinh nghiệm: 139/140 (99%)
Kĩ năng: 78/130 (60%)
Ngày gia nhập: 13/10/2010
Bài gởi: 1049
Được cảm ơn: 858
Nguồn gốc Thái Cực Quyền


Tên gọi Thái Cực Quyền được khởi nguồn từ lý luận triết học “ Thái Cực” trong Chu Dịch và từ họ thuyết Âm Dương. “ Dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi”. “ Thái” ở đây mang nghĩa là to lớn, “ Cực” mang nghĩa là bắt đầu hoặc đỉnh điểm. Vào thời nhà Tống, Chu Đôn Di có giải thích trong Thái Cực Đồ là “ Vô cực mà Thái cực”, không cho rằng Thái Cực được sinh ra từ Vô cực mà “ Thái cực vốn dĩ đó là vô cực”.



Có thể nói Thái Cực Đồ là thế giới quan sớm nhất của người Trung Hoa cổ đại. Vì Thái Cực Quyền quyền pháp bao gồm các mặt vận động đối lập, thống nhất với nhau như: cương nhu, nhanh chậm, tiến thoái, chiêm tẩu...mà chúng thuộc hai mặt Âm và Dương nên được gọi là Thái Cực Quyền.

Về nguồn gốc của Thái Cực Quyền. Theo các tài liệu nghiên cứu thì được hình thành từ cuối thời nhà Minh đầu nhà Thanh - Trung Quốc. Trong “ Ôn Huyện Chí” có ghi chép rằng: “ vào năm thứ tư Sùng Trinh đời vua Minh Tư Tông (1644) có Trần Vương Đình là quan võ tại huyện Ôn (Tỉnh Hà Nam - TQ). Sau khi nhà Minh bị diệt vong, ông về ẩn tại quê nhà. Vào thời điểm này ông dành nhiều thời gian để nghiên cứu võ thuật, nhận đệ tử để truyền dạy. Trần Vương Đình đã nghiên cứu “ Hoàng Đình Kinh” của Đạo giáo, đồng thời so sánh, tham chiếu với “ Quyền Kinh” của Thích Kế Quang” để soạn ra Thái Cực Quyền. Vì vậy có thể kết luận rằng Trần Vương Đình là người sáng tạo ra Thái Cực Quyền.

Nguồn gốc của Thái Cực Quyền có 3 đặc điểm chính là:

1) Hấp thụ một cách tổng hợp quyền pháp của thời nhà Minh. Thích Kế Quang là nhà võ thuật nổi tiếng thời nhà Minh, ông có công lớn trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Nhật Bản thời bấy giờ. Thích Kế Quang đã tổng kết và chỉnh lý quyền pháp của 16 loại quyền thuật đương thời, đồng thời áp dụng 32 thức Trường Quyền của Tống Thái Tổ - Triệu Khoang Âm để tạo nên bài quyền đại diện cho quyền thuật phong cách thời nhà Minh. Đến Trần Vương Đình, ông đã rút tỉa ra 29 thế trong đó để tạo nên Thao lộ Thái Cực Quyền. Trong lý luận Thái Cực quyền có thể thấy những ngôn từ của “ Quyền phổ“ và “ Quyền kinh tổng ca“ của họ Trần cũng chịu sự ảnh hưởng từ “ Quyền Kinh“ của Thích Kế Quang.

2) Sự kết hợp có tính chọn lọc và sáng tạo. Thái Cực Quyền đòi hỏi lấy ý niệm để chỉ dẫn động tác, khí luôn trầm ở Đan điền, tâm tĩnh, thân thả lỏng, kết hợp thủ nhãn, bộ pháp để vận động. Trong quá trình vận động, hô hấp phải luôn đều đặn, áp dụng hình thức thở bụng nhằm thống nhất trong và ngoài cơ thể.

3) Vận dụng học thuyết Kinh Lạc của y học cổ truyền và học thuyết Âm Dương của triết học cổ điển. Thái Cực Quyền yêu cầu “ lấy ý dẫn khí, lấy khí vận thân“. Nội khí phải được phát xuất từ Đan điền, lực phát ra chủ yếu từ eo, cho nên eo luôn được chú trọng. Thủ pháp chủ yếu của Thái Cực Quyền gồm có: Bằng (đẩy), Loát (kéo), Tễ (đẩy bằng cánh tay), Án (ấn)Thái (giật), Liệt (chặn), Trừu (huých), Hạo (dựa).


Theo Thiếu Lâm Thái Cực
 



Nguyễn Vĩnh Trọng-K16DCD3
Smod Góc Học Tập
Yahoo:trong_nguyen15
Phone:0905360491

Punish is my wish
destroy is my will

 
07/07/2011 16:07 # 2
Tý TPM
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 48

Kinh nghiệm: 56/130 (43%)
Kĩ năng: 54/480 (11%)
Ngày gia nhập: 25/03/2011
Bài gởi: 836
Được cảm ơn: 11334
Phản hồi: Nguồn gốc Thái Cực Quyền


xách cả bài  cùng cá nhân  người ta qua đây làm chi rứa


Dù bạn có là ai, sinh ra ở đâu, xuất phát từ tầng lớp nào đi chăng nữa, giấc mơ của bạn đều có thật, và đều có thể thực hiện được!
Phước Realty

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024