Khi đọc một cuốn sách, bạn cần bao nhiêu thời gian? Mấy tiếng đồng hồ, 1 tuần, 1 tháng? Nhờ AI bạn hoàn toàn có thể đọc nhanh cuốn sách, thay vì mất mấy tiếng đồng hồ, bạn chỉ mất có khoảng 20 phút là có thể nắm toàn bộ nội dung của sách.
Điều quan trọng là các câu lệnh bạn cần đặt cho AI để nắm được nội dung cuốn sách là như thế nào cho hiệu quả. Theo Thuỷ, nên gồm các câu lệnh dưới đây:
1. Tóm tắt nội dung chính của cuốn sách.
2. Cho biết nội dung mục lục là gì.
3. Đọc phần mục lục, xem xem bạn hứng thú với chương nào hoặc thấy mình cần học chương nào, thì có thể yêu cầu key points - những điểm kiến thức chính, hoặc tóm tắt nội dung chính của chương hoặc hỏi về ví dụ và câu chuyện sử dụng trong chương đó.
Đến chỗ này, bạn có thể mở sách ra đọc đúng chương mà bạn quan tâm nếu bạn muốn hiểu sâu hơn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chỉ tập trung vào điều cốt lõi bạn cần.
Bạn có thể phản bác rằng: Đọc sách như thế thì sao mà hiệu quả được. Đọc nội dung cả cuốn thì mới hiểu rõ vấn đề chứ. Với kinh nghiệm đọc gần 1000 cuốn sách từ giữa năm 2017 tới nay, Thuỷ có thể chia sẻ 2 kinh nghiệm quan trọng của Thuỷ khi đọc sách sao cho hiệu quả và áp dụng được vào cuộc sống:
Thứ nhất, đối với sách kiến thức dạng non fiction ấy, nội dung nó đúng với nguyên lý 20-80 luôn. Kiến thức chỉ chiếm tầm 20% thôi, phần còn lại đều là câu chuyện dẫn dắt vào, các loại ví dụ để chứng minh cho phần tổng hợp kiến thức đó. Có nhiều cuốn đọc thấy hay và hấp dẫn, nhưng có nhiều cuốn thấy ví dụ chả ăn nhập gì, vì tác giả phương Tây, đưa ra các tình huống thực tế không phù hợp ở Việt Nam. Nên cách đọc với AI giúp bạn nắm nhanh kiến thức, bỏ qua những phần không quan trọng. Hoặc bạn vẫn hoàn toàn hỏi thêm về các ví dụ nêu trong đó.
Thứ hai, dành cả 5 tiếng để đọc hết 1 cuốn sách không bằng dành 20 phút để nắm kiến thức nhanh, rồi đào sâu vào cái mình quan tâm hoặc đem ra thực hành luôn. Thực hành tới đâu, nó không ra tới đó, thì lúc đó có thể quay lại, đào sâu vào phần đó, hoặc thậm chí ngồi đọc cả cuốn sách, thì bạn MỚI THỰC SỰ HIỂU SÂU VẤN ĐỀ. Vậy thì hãy coi như 5 tiếng bạn dành cho cuốn sách đó, bạn dùng 20 phút nắm kiến thức chính, sau đó phần thời gian còn lại thử thực hành trước, Thuỷ bảo đảm luôn hiệu quả hơn rất nhiều, và đó mới là học CHỦ ĐỘNG, học đi kèm với hành. Chứ cứ ngồi cả 5 tiếng đọc hết cuốn sách, rồi chưa chắc đã hoàn thành nổi cuốn sách đó đâu ấy luôn, hoặc là đọc thấy nó lan man, mất thời gian mà không hiểu gì lắm. Đặc biệt vấn đề này cực kì đúng nếu bạn quan tâm đến kiến thức về marketing và muốn áp dụng vào xây dựng thương hiệu cá nhân. Sách quá nhiều, kiến thức quá nhiều, mà không áp dụng vào thì cũng không gỡ được sự băn khoăn được. Cứ phải có làm mới hiểu được lý thuyết.
Chẳng qua ngày xưa chưa có công cụ thì chưa làm được. Giờ có công cụ hỗ trợ rồi, bạn rất nên khai thác, kết hợp vào cho hợp lý, và đặc biệt là phải biết rõ cách khai thác, câu lệnh và loại sách nào nhé. Cách này không bao giờ phù hợp với sách tiểu thuyết các kiểu đâu ạ!
Thuỷ lấy cuốn sách Nguyên lý 20 80 làm ví dụ nhé, vì cuốn sách này mới được Thuỷ giới thiệu trong workshop ỨNG DỤNG NGUYÊN LÝ 20-80. Trước tiên tải cuốn sách lên, và sau đó đặt câu lệnh để hỏi. Thuỷ đang dùng phần mềm trả phí Chatgpt, bạn hoàn toàn có thể thử câu lệnh và cách thức ở các phần mềm khác. Kể cả trả phí thì nó cũng hơi fail, phải bấm lại vài lần. Công cụ mà, có lúc này lúc kia hahaaa.
Các bạn có thể thử để học cách áp dụng công cụ AI ngay vào trong việc học của mình. Phía dưới là cách thức bạn có thể có ngay PDF của cuốn sách nhé.