Dù bạn là một nhân viên đầy kinh nghiệm hay mới bước vào nghề, 3 kĩ năng dưới đây sẽ giúp bạn bất kể bạn muốn thăng tiến đến đâu trong công việc :
1. Sự tập trung cao độ trong công việc
Trong cuốn sách có tựa đề “Chìm sâu vào công việc: Nguyên tắc để tập trung giữa một thế giới hỗn loạn”, tác giả Cal Newport đã chỉ ra được những lợi ích của việc tập trung cao độ vào công việc mình đang làm (Không kiểm tra tin nhắn hay lướt qua mạng xã hội dù chỉ một giây).
3 lí do được Newport đưa ra minh chứng cho việc tại sao tập trung lại là chìa khóa của sự thành công. Thứ nhất, khi tập trung cao độ bạn sẽ có một hiệu suất làm việc cao hơn bình thường. Thứ hai, hầu hết mọi người dễ dàng để ý đến việc khác như kiểm tra email nhiều hơn so với việc hoàn thành nhiệm vụ (những thứ mà bạn đã trì hoãn), sự tập trung sẽ giúp bạn chống lại sức ì dễ dàng hơn. Thứ ba, sự tập trung giúp bạn tối đa hóa việc sử dụng khả năng của mình để có thể làm việc dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.
Hãy tạo ra một khoảng thời gian, không gian riêng
Bạn sẽ cải thiện khả năng tập trung bằng cách nào nếu như bạn cứ liên tục bị gián đoạn bởi những cuộc gặp gỡ ? Điều duy nhất bạn có thể làm lúc này chính là từ chối mọi cuộc gặp với bất kì ai, bất kì đâu trong một khoảng thời gian nhất định. Hãy dành ra khoảng 2 tiếng cho bản thân chỉ để nghĩ và làm việc - hãy nhớ đánh dấu vào lịch trình của mình là thời gian đó mình luôn bận nhé.
Tiếp theo, hãy tạo cho mình một không gian riêng để bạn có thể tập trung mà hoàn thành những công việc “khó nhằn” mà không bị cám dỗ bởi bất cứ thứ gì khác. Bạn cũng có thể cân nhắc đến việc sử dụng những ứng dụng kiểm soát bản thân miễn phí. Đặt điện thoại ở chế độ máy bay, tắt thông báo trên máy tính và đổi trạng thái online sang “Đừng làm phiền”. Khi đó, bạn sẽ có cho mình nhiều thời gian luyện tập và tập trung vào công việc hơn, và tất cả công việc sẽ được giải quyết một cách triệt để dễ dàng hơn.
2. Kỹ năng đón nhận những sự phê bình
Bất kể thế nào, nếu bạn không lắng nghe những nhận xét trong công việc từ những người khác, bạn sẽ không bao giờ có thể giỏi lên được (không kể đến việc bạn là một người bảo thủ). Mọi người sẽ không những ít làm việc cùng bạn hơn mà còn không muốn khuyên bảo bạn thêm chút nào nữa.
Cũng như trong cuốn “Cảm ơn vì lời phản hồi: Nghệ thuật đón nhận sự phê bình”, hai tác giả Douglas Stone và Sheila Heen đã tự mình vượt qua những thách thức khi đón nhận sự phê bình. Ví dụ, khi bạn nghe được những lời phê bình, phản ứng một cách tự động sẽ là “ Bạn sai rồi”. Nhưng nó sẽ không giúp bạn phát triển lên được đâu.
Hãy lắng nghe một cách chân thành
Thay vì phê bình người khác một cách trực diện, Stone và Heen gợi ý cho mọi người một cách khác: “Thật thú vị ! Tôi muốn hiểu thêm về lí do tại sao chúng ta lại thấy điều này khác biệt. "Bằng cách xác định rõ tư duy và quan sát của họ dẫn đến những phán đoán sai lầm của họ.
Thông thường trong các cuộc phê bình, hai hoặc nhiều chủ đề được chỉ ra cùng lúc. Tuy nhiên đừng cố gắng hòa giải tất cả cùng lúc.
Giả sử bạn đi vào văn phòng của cấp trên và nhận được một loạt những lời trách mắng từ cấp trên như trễ hạn công việc hay sếp đang lo ngại việc bạn làm đang không đi đúng hướng.
Có hai vấn đề đang xảy ra ở đây chính là tiến độ công việc và định hướng phát triển công việc. Nếu như cố gắng giải quyết cả hai vấn đề cùng lúc, điều đó đó nghĩa là mỗi thứ đều bị rút gọn đi một chút. Thay vào đó, khi bạn nhận thấy điều này đang xảy ra trong chính cuộc phê bình của mình, hãy sử dụng câu trích dẫn từ sách của Stone và Heen:
Tôi nhìn thấy có hai vấn đề cần chúng ta thảo luận ở đây. Và tất nhiên là chúng đều quan trọng cả. Chúng ta hãy thảo luận chúng một cách đầy đủ nhưng riêng biệt cho mỗi vấn đề riêng. Chắc chắn một điều rằng, khi bạn nói điều này và thực sự lắng nghe mọi người sau đó - bạn sẽ gây ấn tượng với đồng nghiệp của mình trong cách khéo léo của lắng nghe và đón nhận những phản hồi của họ.
3. Kỹ năng xử lý vấn đề
Đây được xem là sự hăng hái cho kế hoạch mới. Nhưng nó cũng là một khả năng khác để trông chờ vào sự hoàn thiện công việc.
Thi thoảng bạn sẽ phải làm việc quá sức, nhưng bạn không muốn nó trở thành một thói quen hàng ngày. Theo một nghiên cứu về sự tận tâm quá nhiều đã chỉ ra rằng, rất khó để biết được kế hoạch tương lai sẽ chiếm mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành. Vì thế chúng ta thường đánh giá nhầm nhiệm vụ và hi vọng chúng có nhiều thời gian hơn trong tương lai so với khoảng thời gian thực sự mà chúng ta cần. Hơn nữa, mọi người thường đánh giá thấp về thời gian mà kế hoạch đó sẽ kéo dài trong bao lâu.
Hãy đánh giá đúng mức nhiệm vụ của bạn và lên kế hoạch cho những rủi ro
Sử dụng Nguyên tắc Scotty: Xác định khoảng thời gian bạn nghĩ rằng công việc đó sẽ được hoàn thành. Sau đó, thêm khoảng 25 đến 50% và đảm bảo rằng nó sẽ được hoàn thành sớm hơn hoặc ít nhất là đúng dự định. Cách tốt nhất là hãy hoàn thành nó trong khoảng thời gian ít nhất có thể.
Nếu bạn đang phải loay hoay với những deadline của mình, hãy ngừng lên kế hoạch cho bản thân mình dựa trên bản giấy ban đầu. Giả sử rằng có một vấn đề đang không đi theo định hướng của bạn, hãy dành ra một khoảng thời gian để xác định và xử lý những điều phát sinh. Ví dụ 3-4 ngày một tuần, tôi để dành 45 phút để giải quyết hết những công việc ngẫu nhiên phát sinh. Bằng cách này, bạn đang tạo ra kế hoạch cho những dự phòng để bạn có thể đáp ứng được thời hạn công việc và được mọi người hoàn toàn tin tưởng.
Nguồn: cafef.vn