Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/11/2022 22:11 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Cách chi tiêu hiệu quả cho người có thu nhập thấp


Cách chi tiêu hợp lý cho người thu nhập thấp không quá khó, bạn có thể tham khảo 10 cách chi tiêu tiết kiệm dưới đây. Từ đó đến gần hơn với dự định sở hữu ngôi nhà mơ ước, xe sang hoặc đơn giản là nâng cao chất lượng cuộc sống.

1. Học cách tiết kiệm qua việc lập ngân sách

Việc lập ngân sách có vai trò quan trọng để bạn có thể thực hiện được mục tiêu tiết kiệm của mình. Một ngân sách với số tiền cụ thể vừa là mục tiêu, đồng thời cũng là động lực để bạn làm việc tốt hơn.

Ngân sách được lập cho một mục đích cụ thể và việc của bạn là làm sao để có được số tiền thực tế như ngân sách đã lập. Ví dụ bạn muốn mua một chiếc xe hơi 1 tỷ, bạn lập một ngân sách 1.2 tỷ trong 5 năm. Trong suốt 5 năm, bạn sẽ phải để dành được 1.2 tỷ để đủ tiền mua xe. Để làm được điều đó, bạn cần bắt đầu học cách sống tiết kiệm hiệu quả, nếu không có ngân sách, bạn không xác định được mình cần làm gì và cần cụ thể bao nhiêu tiền.

2. Học cách tiết kiệm tiền lương bằng cách phân chia hợp lý

Giả sử một tháng bạn có nguồn thu nhập cố định là 5 triệu, đầu tháng bạn tự động trích ra 2 triệu dành riêng cho việc ăn uống. Trong nguyên 1 tháng đó bạn sẽ dành đúng 2 triệu này để mua đồ ăn 3 bữa, không động vào phần tiền còn lại. 2 triệu được coi là ngân sách bạn lập ra và sẽ chỉ chi tiêu trong giới hạn đó.

Việc này giúp bạn hạn chế việc chi tiêu vượt qua số tiền mình có cũng như nguy cơ bị thiếu tiền. Một nguyên tắc hiệu quả được nhiều người sử dụng trong việc lập ngân sách chính là quy tắc 50/20/30.

50% dành cho nhu cầu thiết yếu gia đình

30% cho mong muốn của gia đình

20% dành cho việc tiết kiệm

Như vậy, dù bạn có 3, 4 hay 5 triệu, bạn sẽ chia thành những khoản nhỏ hơn cho từng mục đích cụ thể. Mỗi khoản tiền có giới hạn, không được chi tiêu vượt qua mức đó. Từ việc lập ngân sách, bạn sẽ học được cách chia tiền lương hợp lý, tiêu tiền hiệu quả hơn vì bạn sẽ phải nghĩ cách để bản thân không xài tiền phung phí.

3. Lập danh sách các món đồ bạn cần mua

Đối với việc có một nguồn thu nhập không quá cao, nếu bạn không lập danh sách các món đồ cần mua trước khi xuống tiền, tiền của bạn sẽ hết trước khi bạn kịp nhận ra.

Có danh sách các thứ cần mua, bạn biết chắc mình sẽ phải chi trả cho sản phẩm gì, việc gì, bao nhiêu tiền. Bạn không bị mua vượt quá số tiền mà vẫn đảm bảo mua đủ những thứ mình cần.

4. Học cách tái sử dụng đồ vật

Nếu biết cách tái sử dụng đồ vật trong cuộc sống, bạn sẽ tiết kiệm được một số tiền đáng kể. Chẳng hạn như, bạn có thể rửa các hộp nhựa, hộp kem để dùng đựng thực phẩm, đựng trái cây, … thay vì mua hộp mới.

Những đồ dùng vẫn có thể tái sử dụng thì không nên bỏ đi và mua ngay cái mới để thay thế. Bạn có thể sử dụng các vật dụng vẫn sử dụng lại được như giấy, bình thủy tinh, chai nhựa, túi nilon,…

Đây cũng là cách để bạn có thể sáng tạo thêm nhiều vật dụng thú vị và bổ ích cho gia đình. Ví dụ như biến một chiếc bình nhựa thành chậu cây, làm bình hoa hoặc các vật dụng trang trí,…

Thu nhập eo hẹp yêu cầu mỗi người phải tiết kiệm dù chỉ là một khoản tiền nhỏ. Có thể bạn thấy tiền của một hộp nhựa thực phẩm chỉ vài nghìn đồng, nhưng trong 1 tháng, 3 tháng, 1 năm thì đó vẫn là con số không hề nhỏ đó nhé.

5. Cắt giảm chi phí cố định khi cần thiết

Rất nhiều người có những thói quen khó bỏ như hút thuốc, uống cà phê, mua vé số, nhậu, đi xem phim cố định mỗi tuần, … Đã là thói quen thì rất khó thay đổi, nhưng nếu bạn muốn tiết kiệm để thực hiện những dự định trong tương lai, bạn nên kỷ luật và nghiêm khắc với chính bản thân mình.

Thay vì mỗi ngày phải uống cà phê, hãy giảm dần tần suất lại hoặc tự mua gói cà phê về nhà tự pha. Thay vì phải đi xem phim mỗi tuần, hãy để dành tiền cho việc khác.

Đối với các khoản chi phí cố định như tiền thuê nhà, bạn có thể tìm và chọn thuê một ngôi nhà có phí rẻ hơn để tiết kiệm tiền mỗi tháng.

6. Tận dụng khuyến mãi

Xu hướng khuyến mãi đang bùng nổ mạnh trên thị trường, nếu bạn biết cách áp dụng các khuyến mãi này trong lúc mua sắm sẽ tiết kiệm được kha khá tiền. Đây cũng là cách chi tiêu tiết kiệm được nhiều người áp dụng.

Mua sắm online trở thành xu hướng sau đại dịch, người tiêu dùng thích shopping online vì sự tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này gây ra hệ lụy chính là bạn dần hình thành thói quen và bị nghiện mua sắm.

Bên cạnh đó, bạn còn phải chịu các khoản tiền phải trả cho hoạt động mua sắm như phí ship, phí nền tảng ứng dụng, … Bạn có thể cắt giảm các chi phí này nếu chịu khó săn ưu đãi, áp dụng khuyến mãi đúng cách.

Các chương trình như giảm giá 50%, freeship, mua 1 tặng 1,… sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí khi mua sắm. Hãy lưu ý, nên lập danh sách các thứ cần mua trước và mua theo ngân sách mà bạn đã chia nhỏ, không mua theo sở thích, săn sale quá nhiều cũng làm hao tổn tài chính của bản thân mỗi người.

7. Theo dõi thu chi hằng tháng

Việc chi tiêu của người có thu nhập eo hẹp cần được theo dõi sát sao. Đây là điều hết sức quan trọng giúp bạn tiến gần hơn với mục tiêu tiết kiệm của mình. Mỗi ngày chúng ta phải chi cho những khoản gì và nhận được tiền từ đâu. Bạn cần ghi chép lại hoặc ghi nhận trên các ứng dụng. Điều này giúp kiểm soát tình hình thu chi của tuần – tháng – quý – năm.

Dựa vào đó, bạn biết rõ bản thân đã sử dụng tiền cho mục đích gì, cần thiết hay đang xài phung phí. Từ đó có kế hoạch điều chỉnh, kiểm soát sao cho phù hợp. Có rất nhiều ứng dụng theo dõi thu chi như Misa, Money Lover, Budget,…Bạn có thể lựa chọn ứng dụng phù hợp nhất để theo dõi và sử dụng.

8. Tự thực hiện thay vì thuê người khác

Những hoạt động như sữa máy lạnh, thay bóng đèn, sửa ống nước, bàn ghế nếu tự làm được thì hạn chế thuê mướn. Chỉ cần bỏ tiền ra là bạn có ngay một đội ngũ giúp bạn xử lý mọi vấn đề trong cuộc sống, từ nhà cửa đến ăn uống, ngủ nghỉ. Tuy nhiên, đối với những việc bạn có thể tự làm được thì nên dành thời gian để thực hiện. Có thể sẽ tốn thời gian và công sức, nhưng bạn lại có thêm nhiều trải nghiệm và còn có thể tiết kiệm được tiền của mình.

Lưu ý, có những trường hợp bạn bắt buộc phải sử dụng dịch vụ, chẳng hạn như các vấn đề về điện, vì điều này liên quan tới sự an toàn của bạn và những người xung quanh. Chính vì vậy, nếu bắt buộc phải thuê ngoài, bạn cần tìm tới những đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

9. Hạn chế việc vay mượn

Hạn chế vay mượn cũng là một cách tiết kiệm hiệu quả cho những người có thu nhập không cao. Khi bạn là con nợ, áp lực trả lãi và nợ gốc sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hằng ngày. Ngân sách bạn lập ra, kế hoạch chi tiêu hay mọi vấn đề liên quan tới tiền bắt buộc phải trích ra một khoản để trả lãi theo quy định.

Nếu như vậy, bạn sẽ phải giảm đi tiền của phần khác để bù cho tiền trả nợ. Từ điều này, tiền tiết kiệm có thể giảm đi vì phải trả nợ trước mắt.

Nợ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mỗi người, nợ càng nhiều, áp lực càng cao, mâu thuẫn gia đình liên tục, hạnh phúc rạn nứt,… Lúc này, bạn sẽ không còn nhiều thời gian để nghĩ đến việc tiết kiệm nữa. Đây là điều không ai mong muốn. Vì thế, bạn nên hạn chế tối đa việc vay mượn.

Với cách chi tiêu tiết kiệm trên đây, Bloom tin rằng bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm tiền hiệu quả để thực hiện các dự định tương lai. Điều quan trọng là chúng ta cần kiên nhẫn và không ngừng cố gắng mỗi ngày. Đừng tự tạo áp lực cho bản thân, chỉ với một vài cách làm tưởng chừng đơn giản, bạn cũng đã có thể tiết kiệm một khoản tiền không hề nhỏ mỗi tháng. Bên cạnh đó, hãy không ngừng nỗ lực, chăm chỉ để gia tăng nguồn thu nhập cho bản thân.

Quản lý tài chính cá nhân là cần thiết ở mỗi người nhưng không phải ai cũng có kỹ năng tốt để áp dụng. Khắc phục những sai lầm của bản thân và xây dựng những kế hoạch quản lý sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát tốt sức khỏe tài chính của mình hơn.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024