Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/03/2019 21:03 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 254/400 (64%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8054
Được cảm ơn: 2114
Hạch Toán Kế Toán Cho Đầu Tư Liên Doanh Nghiệp


Nắm vững các quy tắc kế toán và phương pháp hạch toán là cái cốt của viêc phân tích tài chính. Bất kể bạn là một nhà phân tích có uy tín ở một ngân hàng đầu tư lớn, thành viên trong đội tư vấn tài chính doanh nghiệp, lính mới trong ngành phân tích tài chính hay vẫn đang học những kiến thức cơ bản ở trường, việc nắm rõ phương pháp hạch toán mà doanh nghiệp áp dụng cho các mục đầu tư, các khoản nợ và những vị thế khác là chìa khóa để xác định giá trị và triển vọng của bất kì công ty nào. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các khoản mục khác nhau dành cho đầu tư liên doanh nghiệp và cách hạch toán chúng trên các báo cáo tài chính.

 

Đầu tư liên doanh nghiệp nghĩa là công ty đầu tư vào công cụ vốn hoặc công cụ nợ của các công ty khác. Có nhiều lý do cho hành động này, có thể là muốn tiếp cận một thị trường mới, tăng cơ sở tài sản, giành lợi thế cạnh tranh hoặc đơn giản là tăng lợi nhuận thông qua việc sở hữu cổ phần (hoặc nợ) của các công ty khác. Đầu tư liên doanh nghiệp thường được phân loại dựa trên tỷ lệ sở hữu hoặc kiểm soát biểu quyết mà công ty đầu tư (hoặc nhà đầu tư) nắm giữ trong công ty được đầu tư. Theo GAAP các khoản đầu tư này thông thường được xếp thành 3 loại: Đầu tư vào tài sản tài chính (investments in financial assets), đầu tư vào công ty liên kết (investments in associates), và hợp nhất kinh doanh (business combination).

ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN TÀI CHÍNH

Một đầu tư được xếp vào nhóm đầu tư vào tài sản tài chính khi tỷ lệ sở hữu trong công ty được đầu tư là dưới 20%. Vị thế này được coi là đầu tư bị động bởi vì nhà đầu tư không có ảnh hưởng hoặc quyền kiểm soát đáng kể đến công ty được đầu tư.

Khi mua, tài sản (khoản đầu tư vào công ty được đầu tư) được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán của công ty đầu tư ở giá hợp lý (fair value). Khi thời gian trôi qua, và giá hợp lý của các tài sản đó thay đổi, việc hạch toán kế toán sẽ dựa trên phân loại của các tài sản. Những tài sản này được chia thành:

  • Giữ đến lúc đáo hạn: Các loại chứng khoán nợ này sẽ được giữ cho đến lúc đáo hạn. Chứng khoán dài hạn sẽ được báo cáo trên bảng cân đối kế toán ở giá trị đã khấu hao, và thu nhập tiền lãi được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được đầu tư
  • Giữ để giao dịch: Các chứng khoán nợ và chứng khoán vốn được giữ để bán vì mục đích lợi nhuận trong một khoảng thời gian ngắn, thường là ba tháng. Chúng được báo cáo trên bảng cân đối kế toán ở giá trị hợp lý, phần giá trị thay đổi (được ghi nhận hay không được ghi nhận) sẽ được báo cáo trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doang, cùng với các thu nhập từ tiền lãi hoặc cổ tức liên quan.
  • Sẵn sàng để bán: Chứng khoán sẵn sàng để bán giống với chứng khoán giữ để giao dịch, tuy nhiên chỉ những thay đổi đã được ghi nhận của giá hợp lý mới được báo cáo trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (cùng với thu nhập từ lãi và cổ tức), còn những thay đổi chưa được ghi nhận sẽ được báo cáo trong phần vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kê toán.

Việc phân loại là nhân tố quan trọng khi phân tích khoản đầu tư vào tài sản tài chính. Với những công ty phân chứng khoán vào nhóm chứng khoán giữ để giao dịch, nếu giá hợp lý của những chứng khoán này tăng, công ty sẽ báo cáo lợi nhuận cao hơn so với khi công ty xếp chúng vào nhóm giữ để bán. Lý do là bởi đối với chứng khoán giữ để giao dịch, thay đổi không được ghi nhận của giá hợp lý sẽ được báo báo trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty còn đối với chứng khóa giữ để bán, khoản này lại được báo cáo trong phần vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, GAAP không cho phép các công ty tái phân loại các khoản đầu tư vốn ban đầu thuộc nhóm giữ để giao dịch hoặc được chỉ định là khoản đầu tư ở giá hợp lý. Do đó, khi đầu tư vào tài sản tài chính, lựa chọn của công ty đầu tư về cách hạch toán sẽ có ảnh hưởng lớn đến các báo cáo tài chính của nó.

ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN KẾT

Một khoản đầu tư vào công ty liên kết có tỷ lệ sở hữu trong công ty được đầu tư là 20-50%. Khoản đầu tư này thường được coi là không kiểm soát, nhưng công ty đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đến đội ngũ giám đốc, kế hoạch và chính sách doanh nghiệp của công ty được đầu tư. Ngoài ra, công ty đầu tư còn có cơ hội giành được ghế trong ban quản trị của công ty được đầu tư.

Đầu tư vào công ty liên kết được hạch toán bằng phương pháp kế toán vốn góp (equity method). Giá trị của khoản đầu tư ban đầu được ghi chép trên bảng cân đối kế toán ở mức phí bỏ ra (giá trị hợp lý). Các khoản thu nhập sau này từ công ty được đầu tư sẽ được cộng vào phần vốn chủ sở hữu (tỷ lệ với phần trăm sở hữu) trong bảng cân đối kế toán của công ty đầu tư, trừ đi những khoản cổ tức mà công ty được đầu tư đã trả. Tuy nhiên, cổ tức nhận được từ công ty được đầu tư được ghi chép trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Phương pháp vốn góp cũng yêu cầu phải ghi nhận lợi thế thương mại và khoản này được công ty đầu tư trả khi mua lại. Lợi thế thương mại được định nghĩa là khoản chênh lệch cao hơn so với giá trị sổ sách của những tài sản có thể xác định thuộc công ty được đầu tư. Ngoài ra, khoản đầu tư này phải được kiểm tra định kì vì sự giảm giá tài sản sẽ xảy ra.  Nếu giá trị hợp lý của khoản đầu tư thấp hơn so với giá được ghi trong bảng cân đối kế toán (và được là lâu dài), thì tài sản đó phải ghi bút toán giảm. Công ty liên doanh (hai hoặc nhiều công ty chia quyền kiểm soát một công ty), cũng có thể được hạch toán bằng phương pháp vốn góp .

Một yếu tố quan trọng khác cần phải xem xét khi đầu tư vào công ty liên kết là giao dịch liên doanh nghiệp. Khoản đầu tư này được hạch toán bằng phương pháp vốn góp nên những giao dịch giữa công ty đầu tư với công ty được đầu tư sẽ ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo tài chính của cả hai công ty. Trong cả hai trường hợp ngược dòng (công ty được đầu tới công ty đầu tư) và xuôi dòng (công ty đầu tư tới công ty được đầu tư), công ty đầu tư phải hạch toán việc chia lợi nhuận công ty được đầu tư với tỷ lệ cân xứng từ các giao dịch liên doanh nghiệp.

Hãy nhớ rằng hạch toán thường là những hướng dẫn chung chứ không phải là các quy tắc buộc phải tuân theo. Nếu tỷ lệ sở hữu của một công ty trong công ty được đầu tư dưới 20% nhưng công ty đầu tư lại cho thấy tầm ảnh hưởng đáng kể đến công ty được đầu tư thì khoản đầu tư nên được xếp vào đầu tư vào công ty liên kết. Trong khi đó, một công ty sở hữu từ 20-50% nhưng có bất kì ảnh hưởng lớn nào nên được xếp vào dạng đầu tư vào tài sản tài chính.

HỢP NHẤT KINH DOANH

Hợp nhất kinh doanh được phân loại thành:

  • Sáp nhập (Merger) - Công ty đi mua sẽ hấp thụ công ty bị mua và công ty bị mua sẽ biến mất kể từ sau khi sáp nhập 
  • Mua lại (Acquisition) - Công ty đi mua cùng với công ty mới bị mua sẽ tiếp tục tồn tại song song, thông thường trong quan hệ công ty mẹ và công ty con. 
  • Hợp nhất (Consolidation) - Hai công ty sẽ kết hợp với nhau để cùng tạo ra một công ty hoàn toàn mới.

Công ty thành lập với mục đích đặc biệt (Special purpose entities) – Công ty được thành lập bởi công ty đỡ đầu cho một mục đích hoặc một dự án cụ thể.

Khi hạch toán cho hợp nhất kinh doanh, phương pháp kế toán mua lại (acquisition method) được áp dụng. Theo đó, cả tài sản, nợ, doanh thu và chi phí của hai công ty được hợp lại. Nếu tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ ít hơn 100%, tài khoản lợi ích cổ đông thiểu số (minority interest account) phải được ghi chép trên bảng cân đối kế toán để hạch toán phần thuộc công ty con mà không chịu sự kiểm soát của công ty đi mua.

Giá mua của công ty con được ghi nhận ở mức chi phí bỏ ra trên bảng cân đối của công ty mẹ, còn lợi thế cạnh tranh (giá mua trừ giá trị sổ sách) được báo cáo như một tài sản không xác định. Trong trường hợp giá trị hợp lý của công ty con giảm xuống thấp hơn giá trị kết chuyển (carrying value) trên bảng cân đối kế toán của công ty mẹ, thì khoản lỗ này phải được ghi chép và báo cáo trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

LỜI KẾT

Khi phân tích báo cáo tài chính của công ty có các khoản đầu tư liên doanh nghiệp, việc tìm kiếm sự sai khác giữa cách hạch toán kế toán hoặc phân loại và mối quan hệ kinh doanh thực tế của công ty đó là rất quan trọng. Những trường hợp như vậy không nên mặc định coi là “gian lận”, đồng thời khả năng hiểu cơ chế ảnh hưởng của phân loại kế toán đến báo cáo tài chính của một công ty là một phần quan trọng của phân tích tài chính.

NGUỒN : THEO SAGA.VN

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024