Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/05/2014 22:05 # 1
niphip
Cấp độ: 26 - Kỹ năng: 14

Kinh nghiệm: 109/260 (42%)
Kĩ năng: 113/140 (81%)
Ngày gia nhập: 19/12/2012
Bài gởi: 3359
Được cảm ơn: 1023
Nghệ thuật động viên nhân viên của những doanh nhân thành đạt


Gây dựng đội ngũ nhân viên làm việc hăng say, nhiệt tình để đem lại được nhiều thành công cho công ty luôn là phương châm lãnh đạo của những người đứng đầu các công ty lớn trên thế giới. Hãy xem nghệ thuật động viên nhân viên của những nhà lãnh đạo tài ba này để bạn có thể rút ra những bài học quý giá áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

 

 


Động viên nhân viên như Ritz-Carlton

Chủ tịch tập đoàn Ritz-Carlton, tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới, ông Simon Cooper, đã được tạp chí FEER bầu chọn vào danh sách “Những ông chủ tốt nhất châu Á” năm 2003 vì ông đã tạo dựng được tại Ritz-Carlton một môi trường văn hóa doanh nghiệp mà ở đó, nhân viên được tôn trọng, động viên để làm tốt công việc phục vụ khách hàng và gắn bó lâu dài với tổ chức.

Nghệ thuật tạo dựng niềm tin, sự trung thành của nhân viên đối với công ty của Ritz-Carlton đến từ nghệ thuật tạo cơ hội để nhân viên chia sẻ những câu chuyện có ý nghĩa, nghệ thuật thể hiện niềm đam mê công việc từ các nhà quản lý đã truyền cảm hứng lây lan tới từng nhân viên, nghệ thuật khen thưởng, phê bình nhân viên rất “tâm lý”...

Mỗi buổi sáng các nhân viên từ tất cả các phòng ban thuộc bất kỳ khách sạn Ritz-Carlton nào trên thế giới cũng đều họp mặt 15 phút để kể cho nhau nghe những câu chuyện có thật về những nhân viên điển hình đã có hành động khiến cho khách hàng phải ngạc nhiên, thán phục về chất lượng dịch vụ khi đến lưu trú. Câu chuyện về một người đầu bếp của khách sạn tìm ra công thức chế biến món ăn cho người bị dự ứng thức ăn về trứng và sữa hay chuỵên một quản lý khách sạn đích thân đến nhận lỗi với khách vì sai lầm nhỏ của nhân viên cấp dưới…nhanh chóng được truyền tai tới từng nhân viên làm việc tại Ritz-Carlton. Hiệu ứng của từng câu chuyện đã thôi thúc, khuyến khích các nhân viên củng cố kỹ năng phục vụ khách hàng và quan trọng hơn, là đã tạo cơ hội cho các nhân viên được trở thành người nổi tiếng trong nội bộ. Các nhân viên muốn được công nhận trước các đồng nghiệp của mình và việc công nhận họ trước tập thể đã phát huy hiệu quả không ngờ. 

Và khi đến Ritz-Carlton, bạn có thể nhận thấy các nhân viên ở đây luôn tỏ ra hạnh phúc hơn những nhân viên được trả lương cao ở các ngành nghề khác. Ở họ luôn toát lên nhiệt huyết và sự đam mê với công việc. Có được một đội ngũ nhân viên “đẹp” như thế chính là nhờ vào nghệ thuật lãnh đạo của các nhà quản lý cấp cao. Sáng sáng, các nhà quản lý của Ritz-Carlton thường đi vòng quanh khách sạn với một nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt, thể hiện niềm đam mê công việc và đã truyền cảm hứng lây lan tới từng nhân viên trong khách sạn…
Một điều đặc biệt nữa trong nghệ thuật động viên nhân viên của Ritz-Carlton chính là nghệ thuật khen ngợi nhân viên một cách hiệu quả. Các nhà quản lý của Ritz-Carlton không chú trọng vào những việc nhân viên làm sai. Thay vào đó, họ giúp các nhân viên của mình hoàn thiện nhiệm vụ được giao và thường sử dụng các cuộc họp để khen ngợi nhân viên. Việc phê bình chỉ được thực hiện một cách riêng tư. Họ cũng vận dụng công thức phê bình “bánh sandwich”, tức là “khen-chê-khen”…

Nghệ thuật khích lệ nhân viên của “vua thép” Andrew Carnegie 

Andrew Carnegie chính là ông vua thép của nền công nghiệp nước Mỹ. Từ hai bàn tay trắng, Andrew Carnegie đã trở thành một nhà triệu phú và tạo nên nhiều nhà triệu phú cho thế giới.

Sinh thời Andrew Carnegie thừa nhận ông không giỏi chuyên môn nhưng có nhiều tài chinh phục lòng nhân. Những kinh nghiệm của ông đã trở thành những bài học kinh điển cho các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới. Và một trong những kinh nghiệm mà các doanh nhân thành đạt trên thế giới “tâm phục khẩu phục” ông vua thép đấy chính là nghệ thuật dẫn dụ, động viên, khuyến khích nhân viên bằng thuật nhớ tên và không kiệm lời khen nhân viên.

Cái tài nhớ được và kính trọng tên bạn bè, đối tác, nhân viên… là một trong những bí quyết làm cho Andrew Carnegie nổi danh. Thuật gọi tên, nhớ tên người được Andrew Carnegie áp dụng ngay từ khi còn nhỏ khi chơi các trò chơi với bạn bè. Và khi bắt đầu bước vào thương trường, ông lại dùng thuật đó. Ông đã lấy tên hội trưởng một công ty xe lửa để đặt tên cho một xưởng lớn sản xuất thép của mình. Nhờ vậy mà Carnegie sinh lời rất nhanh khi công ty xe lửa đó trở thành “khách hàng thân thiết” mua đường ray xe lửa của Carnegie. Và ông từng khẳng định mình có thể nhớ được tên hàng trăm nhân công và khoe rằng ngày nào ông còn đích thân chỉ huy xí nghiệp thì ngày đó công ty không hề có cuộc đình công nào cả.

Andrew Carnegie cũng không kiệm lời khen nhân viên khi họ làm được việc. Ông chỉ có bốn năm đi học nên trong chuyên môn ngành luyện thép ông rất kém. Ông không giấu giếm chuyện này mà nhiều lần thừa nhận: “Xung quanh tôi có nhiều trợ thủ, họ hiểu biết hơn tôi nhiều. Công việc của tôi chỉ là đốc thúc họ góp nhặt thật nhiều tiền”. Carnegie biết cách ca tụng nhân viên kể cả trước mặt lẫn lúc họ vắng mặt. Ông còn ca tụng họ cả khi ông chết. Bằng chứng là trên bia mộ ông khắc rõ: “Đây là nơi an nghỉ ngàn thu của một người biết tổng hợp sức mạnh của những người thông minh hơn mình”.

John Makerte và “Câu lạc bộ các siêu sao”

“Hãy tạo ra những siêu sao trong công ty của bạn”- đó là lời khuyên của John Makerte, chủ tịch tập đoàn nước giải khát Allied Breweries, một ông chủ rất thành công với nghệ thuật khích lệ nhân viên dưới quyền.

Chương trình “Câu lạc bộ các siêu sao” được lập ra tại Allied Breweries chính là một trong những cách để John tạo nên động lực làm việc và niềm tin của nhân viên đối với công ty. Để được ghi danh vào “Câu lạc bộ các siêu sao”, các nhân viên phải nhớ tên các khách hàng thường xuyên và cả đồ uống của họ. Bất cứ nhân viên quầy rượu nào đạt được tiêu chuẩn nhớ tên 100 khách hàng và đồ uống của họ sẽ được thưởng một chiếc huy hiệu kèm theo một số tiền thưởng. Cấp độ cao nhất mà chương trình này đặt ra cho các nhân viên là gia nhập "Câu lạc bộ các siêu sao". Ban đầu, ít ai tin là có thể thực hiện được, vậy mà một số người đã được công nhận là thành viên của "Câu lạc bộ các siêu sao". Và sau đó, rất nhiều nhân viên đã nỗ lực gia nhập câu lạc bộ, bởi vì đối với họ thì chỉ riêng việc có tên trong câu lạc bộ đã là một phần thưởng cao quý. Vô hình chung, “Câu lạc bộ các siêu sao” của John đã khích lệ tinh thần làm việc của các nhân viên. John cho biết: “Tinh thần làm việc của nhân viên quyết định sự thành công của mỗi công ty. Để có được một đội ngũ nhân viên năng động, làm việc hết mình, thì mỗi công ty ngoài đòi hỏi phải có chính sách đãi ngộ hợp lý, còn cần có những biện pháp động viên khả năng của các nhân viên. Và tôi lập ra “Câu lạc bộ các siêu sao” là để hiện thực hóa mục đích đó. Có lẽ lúc đầu nhiều người chưa tin tưởng lắm vào hiệu quả của câu lạc bộ, nhưng rồi thời gian và kết quả làm việc của các nhân viên đã chứng minh cách làm của tôi là hoàn toàn đúng”.

theo bài giảng nghiên cứu.



Facebook: Ngọc Yến Phan

Email: ngocyen.phan184@gmail.com

Lớp K17PSUQTH


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024