Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/02/2024 21:02 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
BƯỚC RA KHỎI VÙNG AN TOÀN SAO CHO ĐÚNG CÁCH?


Cuộc sống ngày nay đang nâng cao mức độ áp lực và kỳ vọng về việc chúng ta phải liên tục bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Nhưng liệu việc này có phải lúc nào cũng đúng không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm góc nhìn về vấn đề này.
👉 Sự quan trọng của vùng an toàn
Mọi thứ tồn tại đều có vai trò của nó, nhất là thứ đã tồn tại rất lâu, nằm trong bản chất con người, như thứ mà chúng ta đang đề cập - vùng an toàn.
Cuộc sống có đầy sự bất định khiến bạn khó mà biết được điều gì thực sự có thể xảy ra. Hãy tưởng tượng mỗi ngày, bạn mở mắt dậy với mọi thứ mới tinh và thay đổi liên tục thì bạn có chắc bản thân vẫn giữ được sự thoải mái và bình tĩnh không?
Sự thật là bất cứ ai cũng có những mặt quen thuộc - mới lạ khác nhau quanh mình. Chúng ta cần sự quen thuộc, ổn định để có nền tảng khám phá những điều mới mẻ. Sự ổn định đó có thể là một gia đình, một kỹ năng chuyên môn được rèn luyện, một trải nghiệm tương tự trong quá khứ, một lối sống tích cực được duy trì,...
Nếu thiếu cái nền của những sự quen thuộc, chúng ta sẽ thiếu đi sự tự tin và bình tĩnh để đối diện với những điều bất như ý và học hỏi thứ mới.
👉 Hiểu giới hạn để mở rộng giới hạn
Năm 1907, một nghiên cứu trên loài chuột của nhà tâm lý học người Mỹ Robert Mearns Yerkes cho thấy “Sự lo lắng cải thiện hiệu suất cho đến khi đạt được mức độ kích thích tối ưu nhất định”.
Vào năm 2009, nhà lý thuyết quản lý nổi tiếng người Anh Alasdair White một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của sự lo lắng. Ông cho rằng “Chìa khóa để am tường và quản lý hiệu suất là quản lý mức độ stress”. Theo ông, sự lo lắng chính là một công cụ hiệu quả hỗ trợ quản lý hiệu suất. Điều này cũng giống cách đa số mọi người nghĩ - áp lực tạo nên kim cương.
Tuy nhiên, một bài báo năm 2017 của Đại học Leicester (Anh) đã phát hiện ra rằng không có bằng chứng thực nghiệm nào hỗ trợ cho ý tưởng này. Song, tác giả Alasdair White vẫn viết, “bất chấp tất cả các bằng chứng chống lại, quan điểm cho rằng sự căng thẳng góp phần làm tăng hiệu suất vẫn đang được truyền tải trong nhiều giáo trình quản lý”.
Đầu thế kỷ 20, nhà tâm lý học về sự phát triển, Lev Vygotsky, cho ra đời một định nghĩa hoàn toàn trái ngược: “vùng phát triển gần”. Nó gần với vùng an toàn, cho phép sự phát triển dần dần và lành mạnh. Vùng này cho phép trẻ em học các kỹ năng mới một cách tự nhiên.
Cụ thể hơn hành động theo lý thuyết “vùng phát triển gần” là lựa chọn thử thách bản thân nhưng chỉ sau quá trình cân nhắc kỹ lưỡng và vạch ra từng bước chinh phục thử thách đó. Nói ngắn gọn là chọn những gì giúp phát huy điểm mạnh của chúng ta như một cách thách thức bản thân dựa trên các nền tảng sẵn có.
Nói một cách dễ hiểu hơn, một khi bạn hiểu sâu sắc ranh giới của mình, bạn dễ rũ bỏ sự lo lắng để trở về nơi cảm thấy bình yên và an toàn.
👉 Ra khỏi vùng an toàn không có nghĩa là tiến vào vùng nguy hiểm
Trong một thế giới không ngừng đòi hỏi thời gian và sự chú ý của mọi người, vùng an toàn là nơi ta có được thế chủ động và nương náu khi căng thẳng. Đó là nơi ta khôi phục sự tự tin, suy nghĩ chín chắn và lấy đà để chạy tiếp trên những đường đua của riêng mình. Càng tốn ít thời gian vật lộn với sự thiếu thoải mái, ta mới có thể tập trung vào những điều thật sự quan trọng.
Đôi khi, việc ép bản thân bước ra khỏi vùng an toàn khi chưa sẵn sàng chỉ mang lại những phản ứng ngược. Ví dụ, nếu sợ phải nói trước đám đông thì việc gây áp lực để phát biểu cho bằng được sẽ chỉ khiến bạn hoang mang, căng thẳng, mất niềm tin vào bản thân. Khi đó, hãy nhớ đến “vùng phát triển gần”.
Ví dụ, một nỗi sợ của rất nhiều người là nói chuyện trước đám đông. Nếu bạn sợ, hãy chấp nhận nó chứ bạn không cần nhất thiết phải cố kiểu “dũng cảm đối diện”. Cuộc sống là của bạn và bạn có quyền chọn cách linh hoạt hơn. Bạn có thể luyện tập những chủ đề quen thuộc trước gương, sau đó là nói cho 2 - 3 người thân quen nghe để góp ý. Theo thời gian, bạn hãy tăng dần độ dài của thông tin và số lượng người nghe. Điều đó sẽ hiệu quả hơn việc cứ “cố đấm ăn xôi”, ép mình phát biểu trước nhiều người khi đầu óc trống rỗng.
👉 Lời kết
Dĩ nhiên, bước ra khỏi vùng an toàn là điều cần thiết để thử thách bản thân và phát triển. Nếu đang có một dự án mới đầy hấp dẫn, sau khi xem xét những khả năng, những rủi ro và những người hỗ trợ, bạn vẫn nên đề xuất tham gia. Hãy nhờ đến sự hỗ trợ nếu cần và vạch rõ ra những giới hạn riêng của bản thân, ví dụ như không thể làm việc quá 9 tiếng/ngày mà không rõ lý do, không giúp ích cho sự phát triển sau này. Chỉ khi bạn rõ ràng vùng an toàn, bạn mới biết cách mở rộng nó sao cho hiệu quả.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024