Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/12/2023 23:12 # 1
Ngolamnhi
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 135/190 (71%)
Kĩ năng: 6/10 (60%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1845
Được cảm ơn: 6
Đề kiểm tra Pháp luật đại cương


   ĐỀ KIỂM TRA PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Câu 1: Nguyên nhân cốt lõi của sự ra đời nhà nước là:

a.     Kết quả của 03 lần phân công lao động trong lịch sử.

b.     Kết quả của nền sản xuất hàng hoá cùng những hoạt động thương nghiệp.

c.     Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức để dập tắt xung đột giai cấp.

d.     Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức thay thế thị tộc - bộ lạc.

Câu 2: Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ:

a.     Nhà nước là một bộ máy trấn áp giai cấp.

b.     Nhà nước là một bộ máy của giai cấp này thống trị giai cấp khác.

c.     Nhà nước ra đời là sản phẩm của xã hội có giai cấp.

d.     Cả a,b,c.

Câu 3: Chủ quyền quốc gia là:

a.     Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội.

b.     Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại.

c.     Quyền ban hành văn bản pháp luật.

d.     Cả a,b,c.

Câu 4. Chính sách nào sau đây thuộc về chức năng đối nội của nhà nước:

a.     Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

b.     Tương trợ tư pháp giữa các quốc gia.

c.     Tăng cường các mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao.

d.     Cả a,b,c.

Câu 5: Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại ...... kiểu nhà nước, bao gồm các

kiểu nhà nước là

a.     4 – chủ nô – phong kiến – tư hữu – XHCN

b.     4 – chủ nô – phong kiến – tư sản – XHCN

c.     4 – chủ nô – chiếm hữu nô lệ – tư bản - XHCN

d.     4 – địa chủ – nông nô, phong kiến – tư bản – XHCN

Câu 6: Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ

a.     Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.

b.     Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị.

c.     Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp.

d.     Cả a,b,c.

Câu 7:  Nhà nước là:

 

a.     Một tổ chức xã hội có giai cấp.

b.     Một tổ chức xã hội có chủ quyền quốc gia.

c.     Một tổ chức xã hội có luật lệ

d.     Cả a,b,c.

 

Câu 8: Hình thức nhà nước là cách tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phương pháp

thực hiện quyền lực nhà nước.

Hình thức nhà nước được thể hiện chủ yếu ở ............ khía cạnh; đó là ..................

a.     3 – hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ KT – XH

b.     3 – hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị

c.     3 – hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ KT – XH

d.     3 – hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị

Câu 9: Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì

cần phải:

a.     Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật

b.     Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật

c.     Cả hai câu trên đều đúng

d.     Cả hai câu trên đều sai

Câu 10: Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm:

 

a.     Giả định, quy định, chế tài.

b.     Chủ thể, khách thể.

c.     Mặt chủ quan, mặt khách quan.

d.     b và c.

 

Câu 11: Trong bộ máy nhà nước XHCN có sự:

 

a.Phân quyền

b.       Phân công, phân nhiệm

c.Phân công lao động

d.Tất cả đều đúng

 

Câu 12: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính ....................., do  .................. ban hành

và bảo đảm thực hiện, thể hiện ....................... của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều

kiện .................. , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”

a.     Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị

b.     Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị

c.     Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội

d.     Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội

Câu 13: Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai

cấp mình lên

thành pháp luật. Trong lịch sử loài người đã có ............ hình thức pháp luật, đó là ..................

a.     4 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, điều lệ pháp và Văn bản quy phạm pháp luật

b.     3 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật

c.     2 – tập quán pháp và văn bản quy phạm pháp luật

d.     1 – văn bản quy phạm pháp luật

Câu 14: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính ....................do ................... ban hành và

bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các ..........

a.     Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ pháp luật

b.     Bắt buộc – nhà nước – quan hệ xã hội

c.     Bắt buộc chung – quốc hội – quan hệ xã hội

d.     Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ xã hội

Câu 15: Chế tài có các loại sau:

a.     Chế tài hình sự và chế tài hành chính

b.     Chế tài hình sự, chế tài hành chính và chế tài dân sự

c.     Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự

d.     Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân sự và chế tài bắt buộc

Câu 16: Tập quán pháp là:

a.     Biến đổi những tục lệ, tập quán có sẵn thành pháp luật.

b.     Biến đổi những thói quen hành xử của con người trong lịch sử thành pháp luật.

c.     Biến đổi những quy phạm tôn giáo thành quy phạm pháp luật.

d.     Cả a,b,c.

Câu 17: Cơ quan thường trực của Quốc hội là:

 

a.     Hội đồng dân tộc

b.     Ủy ban Quốc hội

c.     Ủy ban thường vụ Quốc hội

d.     Cả a, b, c đều đúng

 

Câu 18: Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc

phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài:

 

a.       Dân sự

b.       Hình sự

c.       Hành chính

d.       Kỷ  luật




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024